Các đề thi thử địa mới 3/2014, có đáp án chi tiết, đề thi cho dân khối C
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2014 Môn: ĐỊA LÍ; Khối C Thời gian làm bài: 180 phút PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) - Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, vị trí địa lí của nước ta có những khó khăn gì? - Phân tích những hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta. Câu II (3,0 điểm) - Trình bày về những điều kiện thuận lợi, khó khăn, vai trò và tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực ở nước ta những năm gần đây. - Phân tích thế mạnh khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cà phê của Tây Nguyên và cả nước, giai đoạn 1985 – 2005 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 44,7 119,3 186,4 561,9 497,4 Tây Nguyên 7,8 38,4 147,3 468,6 445,4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước các năm từ 1985 đến 2005. b. Nhận xét về vai trò của Tây Nguyên trong việc phát triển cây cà phê đối với cả nước. Nguyên nhân. PHẦN RIÊNG Đề thi thử đại học môn địa lý 2012 (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a (2,0 điểm) Theo chương trình chuẩn Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp điện lực? Tại sao công nghiệp điện lực lại phải phát triển đi trước một bước? Câu IV.b (2,0 điểm) Theo chương trình nâng cao Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. Nguyên nhân dẫn tới tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. Hết Đề thi thử đại học môn địa lý khối C năm 2012 Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh Số báo danh HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI (Thi thử đại học lần 1- 2012) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ 2012 Câu Ý Nội dung Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8điểm) 1 Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, vị trí địa lí của nước ta có những khó khăn. - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra hàng năm. - Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa, biển Đông chung với nhiều nước. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược của nước ta. - Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong khu vực và trên thế giới 0,5đ I (2đ) 2 Phân tích những hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta. Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Gây sức ép đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề lương thực: tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng hàng năm phải đạt 3,0 – 4,0 % và lương thực phải tăng trên 4,0 %. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng tiêu dùng và tích luỹ, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. + Làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Đối với phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. + GDP bình quân đầu người thấp. + Các vấn đề phát triển văn hoá, giáo dục, y tế gặp nhiều khó khăn. + Vấn đề việc làm luôn thách thức đối với nền kinh tế. Đối với tài nguyên môi trường: + Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Ô nhiễm môi trường. + Không gian cư trú chật hẹp. 1,5đ II (3đ) 1 *Những điều kiện thuận lợi, khó khăn và vai trò: - ĐK tự nhiên, tài nguyên đất nước, khí hậu cho phép PTSX LT phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên thiên tai ( bão, lụt, hạn hán ) và sâu bệnh vẫn thường xuyên xảy ra. - Đẩy mạnh sx LT có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đảm bảo LT cho một nước hơn 80 triệu dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu. Việc đảm bảo an ninh kương thực còn là cơ sở để đa dạng hoá sx nông nghiệp. *Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực: - Dt gieo trồng tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) 6,04 triệu ha (1990) 7,5 tr ha (2002) sau đó giảm xuống còn >7,3 tr ha (2005). - Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất tăng mạnh nhất là vụ đông xuân. Năm 2005 năng suất đạt 49 tạ/ha/vụ ( 1980: 21 tạ/ha; 1990: 31,8 tạ /ha/vụ). - Sản lượng lúa tăng mạnh: 11,6 tr tấn (1990) hiện nay khoảng 36 tr tấn. - Từ chỗ sx không đảm bảo đủ nhu cầu hiện nay trở thành một trong 3 nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới (3-4 tr tấn/năm). bình quân LT có hạt: 470 kg/người/năm. - ĐBSCL vùng sx LT lớn nhất, chiếm trên 50% Dt và >50% sản lượng lúa cả nước. ĐBSH vùng sx Lt lớn thứ 2 và là vùng năng suất cao nhất cả nước. 1,5đ 2 *Phân tích thế mạnh khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, nhiều loại tài nguyên có trữ lượng lớn như: than đá, apatít, đá vôi, cao lanh, sắt, thiếc - Vùng than Quảng ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất ĐNA. Hiện nay sản lượng khai thác đã vượt mức 30 tr tấn/ năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí (Quảng Ninh) 150 MW. nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300MW. Đang xây dựng nhiệt điện Cẩm Phả 600 MW. - Các mỏ kim loại đáng kể: sắt (Yên Bái), thiếc và bô xít (Cao Bằng), chì - kẽm (Chợ Điền Bắc Cạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) sx khoảng 1000 tấn thiêc/năm. - Khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatít (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sx phân lân. 1,5đ - Khu vực Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như: đông – ni ken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). *Những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng. - Đa số các mỏ trong vùng là mỏ nhỏ, nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác đòi hỏi phải có các thiết bị hiện đại và chi phí cao, trong quá trình khai thác cần chú ý đến bảo vệ môi trường. III 3đ a Vẽ biểu đồ: - Tính cơ cấu dt gieo trồng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước ( đơn vị %) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 100 100 100 100 100 Tây Nguyên 17,4 32,2 79,02 83,4 89,5 - Vẽ biểu đồ miền: đầy đủ các bước, đúng đẹp. 1,75đ b Vai trò của Tây Nguyên trong việc Pt cây cà phê đối với cả nước - Vai trò: + Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất nước ta ( SLCM). + Đặc biệt giai đoạn 1990 – 1995 tỉ trọng DT gieo trồng tăng vọt so với cả nước. + Việc sx cà phê của Tây Nguyên góp phần tạo mặt hàng chủ lực, tăng kim ngạch xuất khẩu, phân bố lại dân cư, giải quyết vấn đề việc làm và giúp Tây Nguyên phát huy được thế mạnh để theo kịp các vùng khác trong cả nước. - Nguyên nhân: Tây nguyên có nhiều thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội để PT cà phê: + Tự nhiên: đất ba dan dt lớn gần 1,8 tr ha. Các cao nguyên xếp tầng có địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn. Có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, không có sương muối, bão phù hợp cho cây cà phê PT. + Đk kt- xh: thị trường tiêu thụ cà phê trên tgiới rất lớn, giá khá cao, sx cà phê mang lại hiệu quả kt cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp với thị hiếu của các thị trường chính nên cà phê VN đã đứng vững trên thị trường thế giới ( nhất là châu Âu). 1,25đ PHẦN RIÊNG (2đ) IVa 2đ *Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp điện lực? - Nguồn năng lượng: + Tiềm năng thuỷ điện nước ta rất lớn. Về lí thuyết công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng từ 260-270 tỉ kwh. Tiềm năng này tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng ( 37%) và hệ thống sông Đông Nai (19%). +Nguồn than khá phong phú: gồm than đá (antraxít), than nâu, than bùn có trữ lượng trên 3tỉ tấn, cho nhiệt lượng cao (7000-8000 calo/kg), dễ khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. + Dầu khí tập trung ở các bể tầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa trữ lượng 3 - 4 tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m 3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Các nguồn năng lượng khác ( gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt trời ) cũng rất lớn. - Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cho sx và sinh hoạt ngày càng tăng. - Chính sách nhà nước: được xếp là ngành CN trọng điểm, được đầu tư ưu tiên PT *Tại sao công nghiệp điện lực lại phải phát triển đi trước một bước? 2đ - Vì: Đây là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng cho sự PT của các ngành KT khác. - Nhu cầu về điện trong sx và sinh hoạt trong những năm tới của nước ta rất lớn, và ngày càng tăng. IVb Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. Nguyên nhân dẫn tới tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. - Biểu hiện: + Tính chất nhiệt đới: tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao: >20 o C (trừ vùng núi cao); nhiều nắng: tổng số giờ năng: 1400-3000giờ/năm. + Tính ẩm: những sườn đón gió biển hoặc núi cao lượng mưa trung bình: 3500- 4000mm/năm. Độ ẩm không khí cao > 80%, cân bằng ẩm luôn dương. + Gió mùa: qunah năm nước ta có hoạt động của gió mùa: gió mùa mùa đông thổi từ tháng XI đến tháng IV năm sau, làm cho miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh. Gió mùa mùa hạ thổi từ tháng V đến tháng X. Gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới đã gây mưa cho cả nước. - Nguyên nhân: + Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có MT 2 lần lên thiên đỉnh. + Nhờ tác động của biển Đông, cùng các khối khí di chuyển qua biển, kho đến nước ta gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây mưa lớn. + Nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có tín phong BBC hoạt động quanh năm. Mặt khác khí hậu VN còn chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át gió tín phong; vì vậy tín phong chỉ thổi xen kẽ gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giũa 2 mùa gió. 2đ ……………………………………………… Hết……………………………… [...]...www.GoMinhTuan.com Page 11 . t c động c a biển Đông, c ng c c khối khí di chuyển qua biển, kho đến nư c ta gặp c c địa hình chắn gió và c c nhiễu động c a khí quyển gây mưa lớn. + Nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên c . hội c a c c địa phương, c c vùng trong nư c (dẫn chứng). - C c thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn, là nơi sử dụng đông đảo l c lượng lao động c chuyên môn kỉ thuật cao, c sở vật chất. điện C m Phả 600 MW. - C c mỏ kim loại đáng kể: sắt (Yên Bái), thi c và bô xít (Cao Bằng), chì - kẽm (Chợ Điền B c Cạn), đồng – vàng (Lào Cai), thi c Tĩnh T c (Cao Bằng) sx khoảng 1000 tấn thi c/ năm. -