1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chính sách can thiệp giá của chính phủ nhằm bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam

27 5,9K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 542,41 KB

Nội dung

Phân tích chính sách can thiệp giá của chính phủ nhằm bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xăn dầu là mặt hàng thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động an ninh quốc phòng, trật tự xã hội Chính vì ý nghĩa quan trọng của nó mà hoạt động kinh doanh xăng dầu luôn được nhà nước quan tâm và quản lý chặt chẽ

Nhóm nghiên cứu đã khái quát các chính sách bình ổn giá của nhà nước nhằm quản lý thị trường xăng dầu trong 20 năm qua để trên cơ sở phân tích, đánh giá các mặt đạt được và những tồn tại yếu kém của các chính sách của chính phủ đồng thời rút

ra những bài học quan trọng cho việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, đặt ra các vấn đề cần tiếp tục đổi mới để phát triển thị trường xăng dầu trong giai đoạn tiếp theo, thích ứng với những biến động ngày càng phức tạp của nguồn năng lượng dầu mỏ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI VÀ

VIỆT NAM

Trang 2

I Mặt hàng xăng dầu

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, xăng dầu được coi là loại hàng hóa đặc biệt quan trọng, có thể coi là máu huyết của nền kinh tế quốc dân Xăng dầu là sản phẩm của quá trình lọc hóa dầu thô

1 Dầu thô

Dầu thô là thuật ngữ dùng để chỉ các loại dầu khí khai thác được từ dưới lòng đất và chưa qua các quá trình công nghệ chế biến Dầu thô được hình thành và được sinh ra từ quá trình phân hủy xác động, thực vật dưới đáy biển trong một thời gian dài Trong quá trình hình thành, chúng được tích tụ dần dưới các địa tầng, địa chất khác nhau của vỏ trái đất và tạo thành các mỏ dầu như ngày nay

2 Công nghệ chế biến dầu thô

Nền công nghiệp lọc, hóa dầu từ đầu thế kỷ 20 đã được nhiều nước xác định là ngành kinh tế và khoa học mũi nhọn Trải qua gần một thế kỷ nghiên cứu, đầu tư và phát triển, ngày nay công nghệ lọc, hóa dầu đã đạt được nhiều tiến bộ và kỹ thuật rất cao như: công nghệ chế biến sau Reforming xúc tác (RFCC) hay như Cracking xúc tác (CCR)…

Quá trình chế biến dầu thô thu được rất nhiều sản phẩm khác nhau với tỷ lệ cụ thể như sau:

- Xăng các loại (A90; A92; A95…) chiếm tỷ lệ 25%;

- Dầu hỏa chiếm tỷ lệ 12%;

- Nhiên liệu đốt lò chưng cất trực tiếp là 24%; cận nhiên liệu đốt lò là 39%

Với công nghệ hiện đại, tỷ lệ thu được từ quá trình chế biến hiện nay có thể đạt tới:

- Xăng là 48-58%; Dầu hỏa là 8%;

- Nhiên liệu đốt lò chưng cất trực tiếp 24-34%; cận nhiên liệu đốt lò 10%

Trang 3

II Thị trường xăng dầu thế giới

1 Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thế giới

Do nhu cầu phát triển kinh tế, tổng lượng tiêu thụ năng lượng ở các nước trên thế giới tăng rất nhanh Từ năm 1999 cho đến 2005, mức tiêu thụ dầu thô thế giới

đó tăng từ 67 lên đến 84 triệu thùng mỗi ngày, được sử dụng trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và phục vụ tiêu dùng

Trong 10 năm qua, tiêu dùng của các nước phát triển tăng 18% và ở các nước đang phát triển là gấp đôi Theo ước tính đến năm 2025, sức tiêu thụ của thế giới sẽ lên đến 118 triệu thùng mỗi ngày Mỹ vẫn là quốc gia sử dụng nhiều dầu mỏ nhất thế giới, khoảng 25% số lượng dầu thô sản xuất được của thế giới, nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc sử dụng 200 nghìn thùng dầu Thập niên 80, mức tiêu thụ của Trung Quốc khoảng 2 triệu thùng; năm 2000 là 6 triệu và năm 2006 là 7,5 triệu thùng/ngày Dự đoán nhu cầu của Trung Quốc sẽ gia tăng từ 6% lên 8% tổng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới và năm 2025, lên đến 20 triệu thùng ngày

Theo các báo cáo, nghiên cứu hàng năm của một số cơ quan như Bộ năng lượng Hoa kỳ, Cơ quan năng lượng quốc tế, Phòng Thống kê Liên Hiệp Quốc … về kết quả thăm dò khảo sát cho thấy trữ lượng dầu thụ thế giới đó xác định được cho đến thời điểm hiện nay khoảng 1.000 tỷ thùng Với trữ lượng này thì nhân loại chỉ có thể sử dụng dầu mỏ trong khoảng 50 năm nữa

Bảng 1: Mức tiêu thụ sản phẩm dầu mỏ tính trên đầu ngừời mỗi năm của một số

nước (Đvt: lít/người/năm)

Trang 4

STT Quốc gia GASOLINE

(LIT)

GAS (m3)

8

28 7,2 6,1 5,5 5,2 7,1

Theo bảng trên ta thấy, Mỹ tiêu thụ nhiều nhất: Mỗi người dân Hoa Kỳ tiêu thụ gấp trên 60 lần so với người dân ở cuối bảng là Ấn Độ và gần gấp 4 lần so người dân xếp ở vị trí thứ hai là Nhật Bản Bảng này cũng cho ta biết khả năng gây ô nhiễm môi trường từ các nước tiêu thụ nhiều dầu mỏ cao hơn hẳn những nước tiêu thụ ít

2 Nguồn cung xăng dầu thế giới

Trong khi nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày càng tăng (tiêu dùng hàng năm chiếm khoảng 2% của tổng số dự trữ và mức tăng hàng năm khoảng 2%) thì trữ lượng thăm

dò, sản lượng khai thác lại không như mong muốn Theo thông báo của cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA) năm 2006, với mức sản lượng khai thác như hiện nay thì với trữ lượng khoảng 1.200 tỷ thùng của các mỏ dầu trên thế giới đã phát hiện thì chỉ có thể duy trì khai thác được khoảng 50 năm nữa Để cân bằng nhu cầu, mỗi năm phải tìm ra

48 tỷ thùng dầu mới

Biểu đồ 1: Nguồn cung-cầu xăng dầu thế giới qua các đoạn

Trang 5

3 Diễn biến giá xăng dầu thế giới

Do nguồn cung bị hạn chế trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng nên giá xăng dầu có xu hướng tăng Những năm đầu thế kỷ 20, giá dầu thô trung bình là 10 USD/thùng Đến đầu thế kỷ 21, năm 2010, giá dầu thô lên mức trên 90 USD/ thùng Theo điều tra của Reuters thông qua 31 chuyên gia phân tích công nghiệp, dự báo giá dầu thô Mỹ trung bình năm 2011 sẽ là 96,73 USD/thùng

Theo khảo sát của Reuters, các chuyên gia phân tích dự báo do tình hình chính trị căng thẳng tại Bắc Phi, Trung Đông và giá dầu dự kiến sẽ ở ngưỡng trên 100$/thùng cho đến hết năm 2013 trong khi ở báo cáo kế trước họ chỉ dự báo giá dầu thô 2 năm tới ở ngưỡng xấp xỉ 100 USD/thùng

Biểu đồ 2: biều diễn biến động giá xăng dầu trung bình từ năm 2000 đến năm

2010

Trang 6

III Thị trường xăng dầu Việt Nam

1 Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước

Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam tăng theo đà tăng trưởng kinh tế Giai đoạn 2000-2020 là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nhịp độ tăng trưởng GDP tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000 Trong giai đoạn này, nhu cầu xăng dầu dự kiến tăng mạnh, mặt hàng xăng tăng nhanh, dầu lửa, mazut

xu hướng giảm; nhu cầu ở miền Nam tăng nhanh, chiếm tỷ trọng cao khoảng 54%

Bảng 2: Nhu cầu xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2000-2020 Năm

Năm Phương án cơ sở Phương án thấp Phương án cao

(Nguồn: Tạp chí Thương mại)

2 Nguồn nguyên liệu đầu vào

Hiện nay, nguồn cung ứng đầu vào của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu Việt Nam là từ nhà máy lọc dầu Dung Quất (đáp ứng 33% nhu cầu thị trường), phần còn lại là nhập khẩu mà chủ yếu là từ thị trường Singapore

Nguồn cung trong nước là từ nhà máy lọc dầu Dung Quất Sau hơn 2 năm kể

từ ngày đón dòng sản phẩm đầu tiên (ngày 22/2/2009), nhà máy lọc dầu Dung Quất cho ra những sản phẩm hữu ích và trở thành yếu tố chính trong việc bình ổn thị trường xăng dầu trong nước

Từ chỗ hoạt động ở mức 100% công suất, hiện nay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất được nâng lên ở mức 105% công suất Hiện nay, Dung Quất đang cung cấp xăng dầu cho 4 nhà tiêu thụ lớn gồm Petrolimex, Petec, PV Oil và Vinapco với tổng khối lượng mà 4 đơn vị này nhận tiêu thụ là 4,7 triệu m3 sản phẩm các loại, gồm xăng A92, A95, dầu diezel, xăng máy bay Z1 và dầu nhiên liệu FO

Nhập Khẩu:

Hàng năm, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác định nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu của năm tiếp theo Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng Trên cơ sở nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan

Trang 7

Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu quyết định khối lượng xăng dầu nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao.

Về chủng loại và thị trường nhập khẩu: Theo số liệu thống kê, nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam năm 2010 đạt 9,5 triệu tấn, giảm 25% về lượng, chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010

Singapore dẫn đầu thị trường về lượng và kim ngạch cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam năm 2010, đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch, chiếm 33,8% trong tổng kim ngạch

3 Khái quát về các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam

Các doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh xăng dầu gồm có 3 nhóm chính: Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lớn nhập khẩu; các doanh nghiệp đầu mối phân phối, các của hàng/ đại lý bán lẻ

Doanh nghiệp đầu mối lớn nhập khẩu xăng dầu: Hiện nay, có 12 doanh nghiệp Việt Nam là đầu mối nhập khẩu xăng dầu Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là nhập khẩu và phân phối xăng dầu Đây là các doanh nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu kinh doanh xăng dầu như nêu trên Bao gồm:

1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

2 Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil)

3 Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec)

4 Công ty CP Dầu khí Mê kông (Petro Mê Kông)

5 Cty TNHH MTV dầu khí Tp HCM (SaigonPetro)

6 Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex)

7 Tổng công ty xăng dầu Quân đội

8 Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam

9 Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ

10 Cty THNN điện lực Hiệp Phước

11 Công ty CP xăng dầu hàng không (Vinapco)

12 Cty CP nhiên liệu bay Petrolimex

Riêng Tổng công ty xuất nhập khẩu xăng dầu Việt Nam Petrolimex còn có đội tầu chuyên dụng đáp ứng nhu cầu vận chuyển xăng dầu không chỉ của Tổng công ty

mà còn phục vụ nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp nhập khẩu khác Đây là lợi thế riêng có của Petrolimex mà nhờ vậy Tổng công ty luôn giữ được thế mạnh số 1 của mình trên thị trường

Hoạt động của các doanh nghiệp này nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các bộ, ban ngành Các doanh nghiệp này vừa làm nhiệm vụ kinh doanh vừa làm nhiệm vụ chính trị nên áp lực đảm bảo nguồn cung đè nặng lên vai các

Trang 8

doanh nghiệp này Hoạt động của các doanh nghiệp có đặc điểm:

+ Nguồn tiền của doanh nghiệp lớn

+ Nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu lớn

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào diễn biến giá xăng dầu thế giới và biến động tỷ giá Thông thường hiệu quả từ hoạt động kinh doanh xăng dầu

là thấp

Doanh nghiệp đầu mối nhỏ: hoạt động của họ chỉ đơn thuần kinh doanh xăng dầu, lợi nhuận thu được chủ yếu là từ hưởng hoa hồng Trong bối cảnh các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn thì hoa hồng được hưởng của các doanh nghiệp ngày càng thấp và có thể không bù đắp được các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra

Đại lý, các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu: Lợi nhuận của họ chủ yếu đem lại từ việc hưởng hoa hồng Tuy nhiên, do hiện nay chi phí hoa hồng rất thấp (khoảng 100 đồng/lít), không đủ bù đắp chi phí (theo tính toán để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả thì mức hoa hồng tối thiểu 400 đồng/lít) Vì vậy, để đảm bảo có lãi, nhiều đại lý/cửa hàng bán xăng dầu đã có hành vi gian lận thương mại (pha nước, bơm thiếu ) Trường hợp bị phát hiện sẽ ảnh hưởng đến uy tín và kinh doanh (thậm chí bị tước giấy phép)

Hiện nay, hệ thống phân phối xăng dầu cả nước được tổ chức như sau: Mỗi doanh nghiệp đầu mối (DNĐM) sẽ tổ chức cho mình một kênh phân phối riêng, bao gồm:

- Các cửa hàng bán lẻ thuộc DNĐM;

- Đại lý ký hợp đồng trực tiếp với DNĐM;

- Hộ cá thể ký hợp đồng trực tiếp với DNĐM;

- Tổng đại lý ký hợp đồng trực tiếp với DNĐM;

- Đại lý ký hợp đồng qua Tổng đại lý

Theo thống kê của Bộ thương mại năm 2006, cả nước có khoảng 12.023 cửa hàng bán xăng dầu trong đó Petrolimex (4.773 cửa hàng), Saigonpetro (2.098 cửa hàng), Petec (1.623 cửa hàng) và PDC (1.355 cửa hàng) là doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối có hệ thống kênh phân phối lớn nhất chiếm đến 82% tổng các cửa hàng Bên cạnh đó, trong số 12.023 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước thì tất cả đều chịu sự quản lý của các doanh nghiệp đầu mối nhà nước, trong đó cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp đầu mối chiếm 40%

CHƯƠNG II: SỰ CAN THIỆP GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG

XĂNG DẦU

Trang 9

I Giai đoạn trước năm 2000

Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập khẩu

từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa

Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp theo Hiệp định với Liên xô (cũ), Nhà nước chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lượng ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu Vào giai đoạn này, nguồn ngoại tệ từ dầu thô do Nhà nước bảo đảm chỉ chiếm dưới 40% tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu Doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán +/- 10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động kinh doanh

Từ năm 1993, để thống nhất quản lý giá bán, Nhà nước ban hành quy định giá tối đa; doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi giá tối đa Nhà nước xác định mức độ chịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối đa; việc điều chỉnh giá tối đa ở giai đoạn này chỉ diễn ra khi tất cả các công cụ điều tiết đã sử dụng hết

Công cụ thuế nhập khẩu được sử dụng như một van điều tiết để giữ mặt bằng giá tối đa, không tạo ra siêu lợi nhuận và doanh nghiệp cũng không phát sinh lỗ sau một chu kỳ kinh doanh

Phụ thu là một công cụ bổ sung cho thuế nhập khẩu khi mức thuế nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng hết khung, được đưa vào Quỹ Bình ổn giá do Nhà nước quản lý

Lệ phí giao thông thu từ năm 1994 cũng được hình thành từ nguyên tắc tận thu cho ngân sách Nhà nước khi điều kiện cho phép, là khoản thu cố định và sau này đổi tên là phí xăng dầu

Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là:

Giai đoạn này cũng là thời kỳ giá xăng dầu thế giới ở mức đáy (dầu thô chỉ ở mức trên 10 usd/thùng) và ổn định

Trang 10

Mức giá P max được đặt cao hơn mức giá cân bằng trong nước để không xảy ra tình trạng thiếu hụt cung cầu Mức giá tối đa được xác định trên cơ sở dự đoán về sức chịu đựng về sức cầu của nền kinh tế đối với mặt hàng xăng dầu Nhà nước áp mức giá trần P max để các doanh nghiệp không tăng P0 quá mức giá P max nhằm bảo đảm sản lượng xăng dầu tiêu thụ trong nền kinh tế.

Nhờ quy định của Nhà nước về giá chuẩn, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp nên đã huy động được số ngoại tệ nhập khẩu gần 60% nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu theo Hiệp định

Chính chủ trương không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tượng sử dụng xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là điều kiện quyết định để Việt Nam

có thể tự cân đối được ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn ngoại tệ tập trung của Nhà nước từ dầu thô mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% so với tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lúc đó

Với cơ chế giá tối đa, Nhà nước đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là:

(1) Cân đối cung - cầu được đảm bảo vững chắc;

(2) Các hộ sản xuất và người tiêu dùng lẻ được hưởng mức giá tương đối ổn định; biến động giá tuy chỉ theo xu hướng tăng song mức tăng đều, không gây khó khăn nhiều cho sản xuất và tiêu dùng khi chủ động hoạch định được ngân sách cho tiêu thụ xăng dầu hàng năm;

(3) Ngân sách Nhà nước tăng thu thông qua việc tận thu thuế nhập khẩu, phụ thu, phí xăng dầu;

(4) Doanh nghiệp có tích luỹ để đầu tư phát triển, định hình hệ thống cơ sở vật chất, từ cầu cảng, kho đầu mối, kho trung chuyển, phương tiện vận tải đến mạng lưới bán lẻ

Ở cuối của giai đoạn này giá thế giới- nguồn-thị trường đã có dấu hiệu biến động mạnh, ở mức cao hơn; các cân đối cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát…đều có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng đó kéo dài; trong khi chưa tìm được cơ chế điều hành thích hợp, vì mục tiêu ổn định để phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước đã sử dụng biện pháp bình ổn giá, khởi đầu cho giai đoạn bù giá cho người tiêu dùng qua doanh nghiệp nhập khẩu trong gần 10 năm tiếp theo

II Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt

bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008)

Từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo Nhà nước thực hiện chính sách bù giá cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1000 tỷ (năm 2000) lên đến 22 nghìn tỷ đồng năm 2008

Trang 11

Cũng trong giai đoạn này, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2; giá xăng dầu đã dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trước nguy cơ không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu, với các tư tưởng cơ bản bao gồm:

- Nhà nước xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu)

- Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh nghiệp được phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không vượt quá 2%

so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu

- Chỉ thay đổi giá định hướng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn, Nhà nước không còn công cụ điều tiết, bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng - Nhà nước và doanh nghiệp

Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, sự đột phá cơ chế điều hành giá trong

QĐ 187 chưa được triển khai trên thực tế; cho đến hiện nay, Nhà nước tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm

Trong giai đoạn này, mặc dù chưa vận hành điều khoản về giá xong sự ra đời của QĐ 187 năm 2003 và NĐ 55 năm 2007 đã tạo ra một hệ thống phân phối rộng khắp với gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước, góp phần ổn định, lành mạnh hóa thị trường trước đây khá lộn xộn khi thiết lập quan hệ giữa người nhập khẩu và các đại lý, tổng đại lý khi gắn trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp đầu mối với các đại lý, tổng đại lý cũng như giúp cơ quan quản lý chức năng, người tiêu dùng cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đại lý, tổng đại lý trong việc chấp hành quy định kinh doanh xăng dầu

Đánh giá chung cho giai đoạn này, có thể thấy quyết tâm rất cao để đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu thể hiện qua 2 văn bản pháp quy là QĐ 187 và NĐ

55 song cho đến hiện nay, văn bản đã không đi vào thực tế kinh doanh (trừ hệ thống phân phối được thiết lập nhưng việc kiểm soát tính tuân thủ hầu như chưa thực hiện được) Yếu tố ổn định giá vẫn được đặt lên hàng đầu và chính nó đã làm cho các cơ

Trang 12

quan quản lý Nhà nước lúng lúng khi phải điều hành đạt các mục tiêu dường như mâu thuẫn nhau ở cùng một thời điểm.

Đánh giá về giai đoạn này:

Việc thay đổi giá bán xăng dầu dựa trên sự thay đổi của giá bán cơ sở đảm bảo

bù đắp toàn bộ chi phí và lợi nhuận định mức Việc tính toán giá bán cơ sở được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối công khai trên các trang Web của doanh nghiệp đầu mối Mặc dù Nhà nước đã có những thay đổi hoặc từng bước mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam không được tự quyết về giá bán một cách thực sự

Việc áp dụng một biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), làm cho giá nội địa thoát ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã nhiều lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; ngoài yếu tố cung cầu thì yếu tố địa chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến biến động giá; biên độ dao động giá quá mạnh sau mỗi ngày… đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ nguồn lực cho phát triển; việc kìm giá và điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chưa

kể hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu, chuyển khá nhiều nguồn lực cho đại lý; phần lớn người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ về cơ chế điều hành

và lợi ích mà Nhà nước đem lại cho nhân dân nên thường xuyên có phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm), từ đó chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày càng phức tạp, khó kiểm soát; Nhà nước thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp hơn và cao hơn nước lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua biên giới

Hệ quả rất xấu của cơ chế bù giá xăng dầu kéo dài (mà người tiêu dùng vẫn hiểu là bù lỗ cho doanh nghiệp đầu mối) là việc khó chấp nhận điều chỉnh tăng giá, kể

cả mức rất thấp và phản ứng mạnh trước thông tin doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có hiệu quả mà luôn được Nhà nước bù lỗ

Cũng cần khẳng định rằng, chỉ khi Nhà nước bảo đảm đủ cân đối ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu thì mới có thể áp dụng biện pháp bù giá Đây chính là điểm khác biệt so với giai đoạn trước, khi mà nguồn ngoại tệ từ dầu thô và các nguồn dự trữ tập trung khác của Nhà nước đã đủ lớn

III Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay

Từ tháng 9 năm 2008 đến nay, nhà nước tiến hành vận hành giá xăng dầu theo giá thị trường Nhóm nghiên cứu phân tích chính sách can thiệp vào giá xăng dầu của nhà nước hiện tại thành 2 chính sách chính sau:

Trang 13

Doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện dựa trên sự thay đổi của giá bán cơ sở đảm bảo

bù đắp toàn bộ chi phí và lợi nhuận định mức; Doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật và được bù đắp lại những chi phí hợp

lý khi tham gia bình ổn giá

Hiện nay, Giá bán lẻ xăng dầu được niêm yết tại các website của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và được xác định, điều chỉnh theo giá cơ sở

Giá cơ sở là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được

xác định bằng (=) (Giá CIF (+) Thuế nhập khẩu (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt) (x) Tỷ giá ngoại tệ (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) Quỹ Bình ổn giá (+) Lợi nhuận định mức trước thuế (+) Thuế giá trị gia tăng (+) Phí xăng dầu (+) Các loại thuế, phí

và các khoản trích nộp khác theo quy định pháp luật hiện hành; được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu thông (30 ngày)

• Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải về đến cảng Việt Nam;

• Tỷ giá ngoại tệ để tính giá cơ sở là tỷ giá bán bình quân giữa đồng đô la

Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VNĐ) mà các ngân hàng thương mại bán cho các doanh nghiệp đầu mối phù hợp với số ngày dự trữ lưu thông theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP

• Chi phí kinh doanh định mức là chi phí lưu thông xăng dầu (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ) trong nước của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí giành cho Tổng đại lý, đại lý) để tính giá cơ sở theo mức tối

Cơ cấu giá thành xăng dầu chốt vào ngày 15/03/2011

Ngày đăng: 11/04/2014, 10:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Mức tiêu thụ sản phẩm dầu mỏ tính trên đầu ngừời mỗi năm của một số - Phân tích chính sách can thiệp giá của chính phủ nhằm bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam
Bảng 1 Mức tiêu thụ sản phẩm dầu mỏ tính trên đầu ngừời mỗi năm của một số (Trang 3)
Bảng 2: Nhu cầu xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2000-2020 Năm - Phân tích chính sách can thiệp giá của chính phủ nhằm bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam
Bảng 2 Nhu cầu xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2000-2020 Năm (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w