Mục tiêu chủ yếu về phát triển xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020 pot (Trang 37 - 40)

- Nhóm III – Nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu

2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển xuất nhập khẩu

a) Về xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá

Phát triển xuất khẩu hàng hoá với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng

GDP, đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm và thu nhập, cải

thiện cán cân thanh toán. Gắn phát triển xuất khẩu với bảo vệ môi trường, tiết

kiệm năng lượng và tài nguyên, bảo vệ các di sảnvăn hoá, phát triển thương hiệu.

Gắn kết chặt chẽ phát triển xuất khẩu hàng hoá với phát triển xuất khẩu dịch vụ,

37

xuất khẩu để bảo đảm sự phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở

rộng qui mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu.

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao,

các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Cơ cấu thị trường xuất khẩu được điều chỉnh vừa có trọng điểm vừa phân tán đề phòng tránh được rủi ro, vừa

mở rộng và đa dạng hóa thị trường vừa phát triển được thị trường theo chiều sâu trên các đảm bảo chiến lược. Đa dạng hoá phương thức xuất khẩu, phương thức

kinh doanh, chú trọng xuất khẩu trực tiếp gắn với phát triển dịch vụ logistics, nhất

là dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Nâng cao sức cạnh tranh

và tham gia ngày càng sâu vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển các hệ thống phân phối trực tiếp hàng Việt Nam trên các thị trường trọng điểm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Hội nhập quốc tế, hội nhập các FTA ngày càng sâu rộng, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường và các ưu đãi theo các cam kết quốc tế để gia tăng xuất khẩu, bảo đảm hội nhập thắng lợi.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá bình quân 13,5 – 145/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, nhanh hơn 1,7 – 1,9 lần tốc độ tăng trưởng GDP; trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 12 – 13%/năm, giai đoạn

2016 – 2020 tăng bình quân 15,5 – 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ

khoảng 71 tỷ USD năm 2010 lên 125 – 131 tỷ USD vào đầu năm 2015 và 253 – 263 tỷ USD vào năm 2020.

Xuất khẩu dịch vụ (không bao gồm phần giá trị xuất khẩu hàng hoá tại chỗ

thông qua du lịch)

Phát triển nhanh xuất khẩu dịch vụ gắn với phát triển xuất khẩu hàng hoá, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng hiện đại, cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Tạo ra sự đột phá trong tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch

vụ xuất khẩu và phương thức xuất khẩu, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ theo phương thức hiện diện thương mại và di chuyển thế nhân để mở rộng kinh doanh

ngoài biên giới quốc gia. Chú trọng phát triển xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ mà ta đang có lợi thế để tăng nhanh qui mô xuất khẩu dịch vụ trong ngắn hạn và trung hạn. Nâng dần được tỷ lệ nhóm sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng cao, dịch vụ có

38

hàm lượng trí tuệ cao trong cơ cấu dịch vụ xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất

khẩu dịch vụ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ, tiến tới cân bằng được cán cân xuất – nhập khẩu dịch vụ ở những năm cuối thời kỳ chiến lược.

Phấn đấuđạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ bình quân 18 – 19%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, nhanh gấp 1,8 lần so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010; trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 16 – 17%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 21 – 22%/năm. Giá trị xuất khẩu dịch vụ tăng từ khoảng 7 tỷ USD năm 2010 lên 15 – 15,5 tỷ

USD vào năm 2015 và 40 – 42 tỷ USD vào năm 2020.

Xuất khẩu tại chỗ:

Phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua phát triển du lịch, gắn với phát triển

thị trường trong nước, trở thành một mũi nhọn phát triển xuất khẩu của nước ta

thời kỳ tới. Phát triển nhanh loại hình dịch vụ mua sắm gắn với hệ thống phân

phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước, gắn với các ngành nghề thủ công và các làng nghề truyền thống. Khai thác các giá trị văn hoá truyền thống để phát triển sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, đặc sắcđáp ứng nhu cầu mua sắm của

khách du lịch quốc tế. Phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng cho khách du lịch quốc tế. Kết nối các chuỗiđiểm du lịch

quốc gia và khu vực với chuỗi mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi của khách du lịch

quốc tế. Tăng thực thu từ du lịch thông qua tăng nhanh tỷ lệ chỉ tiêu cho mua sắm

và ăn uống trong tổng chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tăng thu ngoại tệ. Cùng với việc kích thích tăng mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cần nâng tỷ

lệ chi tiêu cho mua sắm từ khoảng 16% hiện nay lên 27% (bằng Thái Lan năm 2008), tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống từ 7% hiện nay lên 12% trong tổng chi tiêu bình quân của khách quốc tế đến Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông qua mua sắm và ăn uống chiếm khoảng 39% tổng chi tiêu của khách du lịch quốc

tế đến Việt Nam sẽ nâng nhanh giá trị thực thu ngoại tệ của đất nước trong cơ cấu

tổng doanh thu của ngành du lịch, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của ngành du lịch. Đây phải là khâu đột phá trong phát triển

xuất khẩu tại chỗ thời kỳ tớiđểđạt giá trị xuất khẩu tại chỗ khoảng 3,5 – 4 tỷ USD

39

Phấn đấuđạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tại chỗ bình quân 22 – 23%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, nhanh gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

tại chỗ thời kỳ 2001 – 2010; trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 20 – 21%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 26 – 27%/năm. Giá trị

xuất khẩu tại chỗ tăng từ khoảng 0,5 tỷ USD năm 2010 lên 1,2 – 1,3 tỷ USD vào năm 2015 và 3,5 – 4 tỷ USD vào năm 2020, chiếm khoảng 35 – 365 tổng doanh thu từ du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Tổng xuất khẩu:

Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hoá (bao gồm cả xuất khẩu tại

chỗ) và dịch vụ đạt bình quân khoảng 14,5%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020;

trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 12,5 – 13,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 16 – 17%/năm. Tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 78,5 tỷ USD

năm 2010 lên 141 – 148 tỷ USD vào năm 2015 và 297 – 309 tỷ USD vào năm 2020, gấp khoảng 3,9 lần so với năm 2010.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020 pot (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)