Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

31 9.1K 124
Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài khóa luận về thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây.

Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt………………………………………………………………… … 2 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp…………………………………3 1.1.2. Các hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp……………………………… 4 1.2. Các vấn đề pháp lý cơ bản trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam: 1.2.1. Trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp 7 1.2.2. Một số vấn đề pháp lý mà nhà ĐTNN gặp phải khi thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tại VN………………………………………………………… 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. Tình hình về hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ở VN hiện nay: 2.1.1. Tình hình chung……………………………………………………………………12 2.1.2. Xu hướng chung trong giai đoạn 2011-2015………………………………………15 2.2 Một số lĩnh vực trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp 2.2.1 Sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng…………………………………….18 2.2.2. Sáp nhập, hợp nhất trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán:…………………22 CHƯƠNG III: LỢI ÍCH – RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 3.1 Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp……25 3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật……………………………………………………….29 KẾT LUẬN…………………………………………………………………… ……….30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 1 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT M&A Merge & Acquisition LDN Luật Doanh nghiệp LCT Luật cạnh tranh LCK Luật Chứng khoán LĐT Luật Đầu tư ĐTNN Đầu tư nước ngoài DNNN Doanh nghiệp Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TTCK Thị trường chứng khoán CTCK Công ty chứng khoán VN Việt Nam CHƯƠNG I 2 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SÁP NHẬP VÀ HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp Khi nói đến vấn đề sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, người ta hay đề cập đến hoạt động M&A. Đây là từ viết tắt của “Merge and Acquisition”, nghĩa là “mua bán và sáp nhập” hay “thâu tóm hợp nhất” công ty, để chỉ hoạt động kinh doanh và quản trị rất phổ biến ở các nền kinh tế phát triển . Tuy nhiên, M&A mới chỉ được biết đến ở Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây (từ sau năm 2000, thông qua việc thực thi Luật Doanh nghiệp 1999). Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm chung về M&A mà chỉ có những quy định được ban hành rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Khái niệm “sáp nhập” và “mua lại" doanh nghiệp chỉ được quy định như hai quy trình độc lập trong các giao dịch kinh tế liên quan. Tựu chung, hoạt động M&A được pháp luật Việt Nam điều chỉnh bởi hai nhóm chính: Nhóm quy định về thủ tục (quy trình thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền giải quyết) và nhóm quy định về nội dung (các điều kiện, hạn chế, các nghiệp vụ trong việc tiến hàng M&A). 1 Trong bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 chỉ quy định thế nào là “hợp nhất pháp nhân”, “sáp nhập pháp nhân” (Điều 94 BLDS 2005). Bên cạnh đó, trong Luật doanh nghiệp 2005 – dưới góc độ là đạo luật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động của doanh nghiệp, cũng chỉ có những quy định liên quan đến M&A như một phương thức tổ chức lại doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến các hoạt động như “hợp nhất” (Điều 152); “sáp nhập” (Điều 153); “mua lại cổ phần” (Điều 89,90);…. Các quy định liên quan đến M&A cũng được nêu ra trong một số Luật chuyên ngành khác như Luật cạnh tranh, Luật đầu tư … Nói như vậy để thấy sáp nhập và hợp nhất thực ra là một trong những hình thức của M&A mà pháp luật Việt Nam đã cố gắng quy định để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới và hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý của mình. 1 Vũ Bá Phú (2011), Tập Trung kinh tế và môi trường cạnh tranh, Đặc san báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vietnam M&A Outlook 2011), tr.6. 3 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Trong Luật Doanh nghiệp 2005, thuật ngữ “sáp nhập” và “hợp nhất” được quy định khá cụ thể, chúng được xem là một trong những hình thức cơ bản của việc tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó,: • Sáp nhập là việc một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 2 • Hợp nhất là việc hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. 3 1.1.2. Các hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: a. Sáp nhập: Việc phân loại các hình thức sáp nhập sẽ được căn cứ theo các tiêu chí sau đây: • Dựa theo mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên, có 3 hình thức sáp nhập: sáp nhập ngang, sáp nhập dọc và sáp nhập tổ hợp 4 : - Sáp nhập theo chiều ngang là sự sáp nhập hay hợp nhất giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường. Kết quả từ những vụ sáp nhập kiểu này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. - Sáp nhập theo chiều dọc là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó. Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh. - Sáp nhập tổ hợp bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác (thường hiếm khi có hình thức hợp nhất). Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3 nhóm: 2 Khoản 1, điều 153, Luật Doanh nghiệp 2005 3 Khoản 1, điều 152 Luật doanh nghiệp 2005 4 Nguyễn Đình Cung – Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhật nhìn từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8) 4 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp + Sáp nhập tổ hợp thuần túy: hai bên không hề có mối quan hệ nào với nhau, như một công ty thực phẩm mua công ty thời trang. + Sáp nhập bành trướng về địa lý là hai công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý. + Sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm: hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hay tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một công ty sản xuất bột giặt mua lại một công ty sản xuất chất tẩy rửa vệ sinh. Sáp nhập tổ hợp không phổ biến bằng hai loại hình trước. • Dựa vào cấu trúc doanh nghiệp thì có khá nhiều hình thức sáp nhập khác nhau. Tuy nhiên, nếu dựa vào mối quan hệ giữa hai công ty tiến hành sáp nhập 5 thì có những hình thức chủ yếu sau: - Sáp nhập cùng ngành (hay sáp nhập theo chiều ngang): diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. - Sáp nhập dọc: diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. - Sáp nhập mở rộng thị trường: diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm, nhưng ở những thị trường khác nhau. - Sáp nhập mở rộng sản phẩm: diễn ra với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau, nhưng có liên quan với nhau trong cùng một thị trường. - Sáp nhập kiểu tập đoàn: diễn ra khi hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt đọng kinh doanh đa ngành đa nghề. • Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính, có hai hình thức sáp nhập là 6 : - Sáp nhập mua: loại hình này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác. Việc mua công ty được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số công cụ tài chính. - Sáp nhập hợp nhất: cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới và một thương hiệu công ty mới được hình thành. Tài chính của hai công ty sẽ được hợp nhất trong công ty mới. b. Hợp nhất: Dựa vào quan hệ cạnh tranh giữa các bên liên quan thì hợp nhất gồm 3 loại: 5 Nguyễn Thường Lạng – Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tr.15 6 Nguyễn Thường Lạng – Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tr.15 5 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp - Hợp nhất doanh nghiệp theo chiều ngang: là sự hợp nhất giữa hai doanh nghiệp kinh doanh và cùng cạnh tranh trực tiếp, chia sẻ cùng dòng sản phẩm, cùng thị trường. Kết quả từ việc hợp theo hình thức này sẽ mang lại cho bên hợp nhất cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tang cường hiệu quả hệ thống phân phối. - Hợp nhất doanh nghiệp theo chiều dọc: là sự hợp nhất giữa hai chuỗi doanh nghiệp nằm trên cùng giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của doanh nghiệp hợp nhất trên một chuỗi giá trị đó. Hình thức hợp nhất này được chia thành hai nhóm nhỏ: + Hợp nhất tiến: trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp của khách hàng mình, ví dụ doanh nghiệp may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán quần áo lẻ. + Hợp nhất lùi: trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại nhà cung cấp của mình, ví dụ doanh nghiệp sữa mua lại doanh nghiệp sản xuất bao bì, đóng chai hoặc doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa…Hợp nhất theo chiều dọc đem lại cho doanh nghiệp tiến hành hợp nhất lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh… - Hợp nhất doanh nghiệp tổ hợp: bao gồm tất cả các loại hợp nhất khác (thường hiếm khi có hợp nhất). Mục đích của hợp nhất theo hình thức này nhằm giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, cắt giảm chi phí và cải tiến hiệu quả…Hợp nhất tổ hợp dược chia làm ba nhóm: • Hợp nhất tổ hợp thuần túy: trường hợp này khi hai doanh nghiệp không có mối quan hệ nào với nhau, như một công ty thiết bị y tế mua một công ty thời trang. • Hợp nhất bành trướng về địa lý: hai doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý, ví dụ một tiệm ăn ở Hà Nội mua một tiệm ăn ở Thái Lan. • Hợp nhất đa dạng hóa sản phẩm: hai doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một doanh nghiệp sản xuất bột giặt mua một doanh nghiệp sản xuất thuốc tẩy vệ sinh. Tuy nhiên, hình thức hợp nhất tổ hợp không phổ biến bằng hai hình thức trên. 1.2. Các vấn đề pháp lý cơ bản trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam: 6 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp 1.2.1. Trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp a. Sáp nhập doanh nghiệp: • Chủ thể áp dụng đối với việc sáp nhập doanh nghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. • Thủ tục sáp nhập 7 : Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập. Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Bước 3: Các công ty chuẩn bị sáp nhập phải gửi hợp đồng sáp nhập đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Việc sáp nhập công ty cũng phải tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế quy định tại Luật cạnh tranh. b. Hợp nhất doanh nghiệp: • Chủ thể áp dụng đối với việc hợp nhất doanh nghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. • Thủ tục hợp nhất 8 : Bước 1: Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa 7 Khoản 2, điều 153, Luật doanh nghiệp 8 Khoản 2, điều 152, Luật doanh nghiệp 7 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Bước 3: Các công ty bị hợp nhất phải gửi hợp đồng hợp nhất đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua. Sau khi đăng kí kinh doanh công ty hợp nhất, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Các công ty hợp nhát được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất. Ngoài ra, vì việc hợp nhất sẽ dẫn đến việc giảm số lượng công ty trên thị trường và có thể có khả năng dẫn đến hạn chế cạnh tranh nên trước khi tiến hành thủ tục hợp nhất như đã trình bày ở trên còn phải tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế quy định tại Luật cạnh tranh nếu các công ty dự định hợp nhất kinh doanh trên cùng thị trường liên quan. 1.2.2. Một số vấn đề pháp lý mà nhà ĐTNN gặp phải khi thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tại VN: Nhằm chuẩn bị cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhằm thu hút hơn nữa nguồn Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) từ các tập đoàn xuyên quốc gia đến từ các nước phát triển phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể hơn để các NĐTNN có thể tham gia vào các hoạt động đầu tư, mua bán doanh nghiệp và các hoạt động dịch vụ kèm theo. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 như chia, tách doanh 8 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp nghiệp; sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; chuyển đổi doanh nghiệp…đã tạo ra nền tảng pháp lý cho hoạt động này. Tuy nhiên, việc áp dụng các hình thức này trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam gia nhập còn nhiều khó khăn vì một số nguyên nhân. Một trong số đó là do khái niệm doanh nghiệp có vốn ĐTNN và khái niệm dự án đầu tư FDI còn chưa rõ ràng. Thủ tục góp vốn và mua cổ phần cũng như việc quản lý cạnh tranh cũng tồn tại nhiều bất cập. Điều này dẫn đến việc thực thi pháp luật còn yếu. - Những vấn đề pháp lý cơ bản mà nhà ĐTNN đối mặt và quan tâm khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam: - Hạn chế về chủ sở hữu và rào cản theo cam kết WTO Theo quy định, nhà ĐTNN chỉ có thể nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Mức trần là 49% cho sở hữu nước ngoài với công ty niêm yết/công ty đại chúng, trừ một số lĩnh vực cụ thể với tỷ lệ sở hữu nước ngoài dưới 49% (ví dụ với doanh nghiệp là ngân hàng, tỷ lệ này là 30%). Về nguyên tắc, sau khi gia nhập WTO, đã có nhiều cam kết liên quan đến việc nới lỏng hoặc xóa bỏ hạn chế sự tham gia của nước ngoài. Tuy nhiên, tiến trình này vẫn còn chậm và vướng phải nhiều rào cản khác. Một minh chứng cụ thể là trong ngành bán lẻ của Việt Nam, mặc dù thực tế Việt Nam đã cam kết xóa bỏ giới hạn sở hữu kể từ năm 2009, thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều quy định được xem là giới hạn sự tham gia của khối nước ngoài. - Giấy phép kinh doanh Trong khuôn khổ hệ thống pháp luật Việt Nam, nhiều ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh đặc thù như: Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép khai thác khoáng sản… Do đó, khi có dự định mua cổ phần hoặc mua lại doanh nghiệp, nhà đầu tư phải biết doanh nghiệp đó có đủ các giấy phép kinh doanh và giấy phép đó có khả năng gia hạn khi thời gian kinh doanh kết thúc hay không. - Thủ tục và hồ sơ đăng ký 9 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Nhà ĐTNN lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải nộp dự án đầu tư trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là một điều khoản gây nhiều tranh cãi, đặc biệt đối với trường hợp nhà ĐTNN gia nhập thị trường thông qua sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất rõ ràng là hành vi đầu tư nhưng nếu đòi hỏi lập dự án đầu tư cho một vụ sáp nhập, hợp nhất quả thực là một điều rất khó. Trong trường hợp nhà ĐTNN mua lại bằng hoặc lớn hơn 49% cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp mục tiêu, công ty đó phải điều chỉnh đăng ký lại như một công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Trường hợp, nhà ĐTNN mua lại cổ phần/ phần vốn góp nhỏ hơn 49%, họ sẽ nhận Giấy chứng nhận đầu tư cho phần đầu tư của họ, nhưng không thể gọi là “đồng thời là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh” vì họ không tạo ra một doanh nghiệp mới 9 . - Quy định của pháp luật cạnh tranh Các giao dịch sáp nhập, hợp nhất cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Đối với các giao dịch sáp nhập, hợp nhất tại các doanh nghiệp có vị trí trên thị trường, theo quy định của luật cạnh tranh, việc sáp nhập, hợp nhất nếu dẫn đến thị phần từ 30% đến 50% thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý cạnh tranh 10 . Nếu sáp nhập, hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trong thị trường liên quan thì khả năng sẽ không được chấp nhận, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Điều quan trọng là làm sao chính doanh nghiệp có thể xác định thị phần của mình trên thị trường liên quan để chủ động thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh nếu thuộc trường hợp pháp luật quy định? Cơ chế xác định này hiện nay chưa được luật hóa để doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện 11 . Trong khi đó Luật Doanh Nghiệp (2005) và Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp cũng 9 Nguyễn Đình Cung - Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (Số 7+8). 10 Khoản 3 Điều 152 và khoản 3 Điều 153 Luật doanh nghiệp; Điều 18, Điều 20 Luật cạnh tranh. 11 Nguyễn Hưng Quang (2011), Pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A, Đặc san báo Đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư, tr.12-14 10 [...]... TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình về hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ở VN hiện nay: a Tình hình chung: 12 Khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 11 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Như đã phân tích ở chương I, sáp nhập và hợp nhất thực ra là một trong những hình thức của M&A mà pháp luật Việt Nam đã cố gắng quy định để phù hợp với xu thế... tranh vẫn chưa có sự thống nhất về các khái niệm Ba là, cần có thêm quy định M&A theo dạng tổ hợp 24 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp CHƯƠNG III LỢI ÍCH - RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1 Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp 3.1.1 Những lợi ích của hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: - Giảm bớt đối thủ... tin trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất Trong các hoạt động này, thông tin là rất quan trọng và cần thiết - cho cả bên mua, bên bán Phát triển nguồn nhân lực thị trường sáp nhập, hợp nhất bởi nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính trong 27 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp đó có thị trường sáp nhập, hợp nhất Thị trường này... cũng như thực tiễn phù hợp để điều chỉnh hoạt động này nhằm tăng cường hơn nữa những lợi ích của nó và giảm thiểu được những bất lợi trong hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp 3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động sáp nhập và hợp nhất Doanh nghiệp ở VN hiện nay - Xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về việc sáp nhập và hợp nhất Khung pháp lý về sap nhập, hợp nhất cần... Hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tạo ra một môi trường không công bằng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thông qua đó, các công ty lớn, đa quốc gia có thể dễ dàng thao túng một thị trường, làm gia tăng tính độc quyền, đặc biệt là hình thức thao túng cổ phần sẽ là mối lo âu đối với các doanh nghiệp vốn cổ phần còn thấp + Sáp nhập, hợp nhất thường dẫn đến tình trạng cắt... 17/5/3013 28 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp xây dựng các chính sách cạnh tranh và cơ cấu cạnh tranh hợp lý 'chắc sẽ gặp nhiều khó khăn do những vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực kinh tế đang diễn ra mua bán, sáp nhập như độc quyền nhà nước, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, kinh nghiệm quản lý hạn chế Do vậy, nội dung của pháp luật cạnh tranh về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. .. trường hợp các công ty tự tuyên bố hoặc quảng bá về thị phần lớn đối với sản phẩm của mình Đây là những điều các doanh nghiệp hết sức lưu ý vì trong thời gian tới Cục QLCT sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt đối với các trường hợp có thị phần 16 Phân tích xu hướng sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 17 Thực trạng sáp nhập,. .. 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2005 30 Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp SÁCH VÀ LUẬN VĂN - Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt nam – hướng dẫn cơ bản dành cho Bên Bán”, Phạm Trí Hùng – Đặng Thế Đức, Nxb Lao động (2011) - “Cách dễ thương hay dễ giận, doanh nhân và vấn đề quản trị doanh nghiệp , Nguyễn Ngọc Bích, Nxb Trẻ, (2008) - “Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – Hướng đi mới... trình cơ cấu lại doanh nghiệp, từ đó gây ra các hệ lụy tiêu cực cho xã hội + Ngoài ra, hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp còn tiềm ẩn một nguy cơ nguy hiểm, đó là một nền kinh tế có động lực tăng trưởng và phát triển không phải chỉ nhờ vào sự đóng góp của những doanh nghiệp, tổ chức lớn, mà một phần là nhờ vào sự năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sáp nhập, hợp nhất sẽ làm triệt... nhân lực có thể thực hiện tốt các - thương vụ Thống nhất và làm rõ các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp: Những quan niệm không đầy đủ trong pháp luật đầu tư, doanh nghiệp cần được sửa đổi cho phù hợp với nội dung tương ứng trong Luật cạnh tranh Chẳng hạn, theo điều 20 Luật cạnh tranh, nếu doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày đăng: 10/04/2014, 13:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan