DOANH NGHIỆP. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1. Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp nghiệp
3.1.1. Những lợi ích của hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp:
- Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Một điều chắc chắn là số lượng “người chơi” sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương trường. Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của Earsnt & Young nhằm giảm bớt một đối thủ “nặng ký” trong lĩnh vực “săn đầu người”22 . Đó cũng là mục tiêu đầu tiên nhắm đến khi doanh nghiệp tiến hành M&A.
- Trang bị công nghệ mới
Để duy trì lợi thế cạnh tranh, bản thân các doanh nghiệp luôn cần sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ để vượt qua các đối thủ khác. Thông qua M&A, các doanh nghiệp có thể chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho nhau, từ đó, doanh nghiệp mới có thể tận dụng công nghệ được chuyển giao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
- Tăng cường hiệu quả nhờ quy mô
Quy mô lớn hơn sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các chi phí phát sinh không cần thiết cũng như tạo ra được lợi thế khi tiến hành giao dịch hay đàm phán với đối tác.
- Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành
Một trong những mục tiêu hàng đầu của M&A là mở rộng thì trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối, cũng như nâng cao vị thế cho công ty mới sau khi sáp nhập trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Giảm thiểu số lượng nhân viên làm việc không hiệu quả và tăng cường chiếm hữu tri thức, tài sản con người
Khi các doanh nghiệp tiến hành sáp nhập, nhu cầu đầu tiên là giảm số lượng nhân công, đặc biệt trong các khâu văn phòng, tài chính kế toán,… việc này giúp doanh nghiệp giảm
được các chi phí không cần thiết cũng như tạo động lực để tăng cường năng suất lao động. Bên cạnh đó, chính việc giảm thiểu các vị trí kém hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ và tiếp cận được một nguồn nhân lực trình độ cao, những sáng chế, bản quyền của các doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Giảm chi phí gia nhập thị trường
Việc gia nhập vào một thị trường có sự điều tiết mạnh của Chính phủ luôn tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đến sau. Vì thế, việc thâu tóm các doanh nghiệp khác thông qua M&A là một giải pháp hữu hiệu để tiếp cận được với các thị trường này, đặc biệt là trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,… - Thực hiện chiến lược đa dạng hóa
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn M&A nhằm hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hoặc mở rộng thị trường, qua đó, xây dựng được một danh mục đầu tư cân bằng, tránh được những rủi ro phi hệ thống.
3.1.2. Những rủi ro trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất23
• Tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế:
+ Mặc dù sáp nhập, hợp nhất xuyên quốc gia cũng là hình thức đầu tư FDI, nhưng không phải là đầu tư mới, không tạo ra thêm việc làm, trái lại còn tinh giản bộ máy hoạt động, nhân công, qua đó là tăng thêm gánh nặng quản lý của Nhà nước.
+ Hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tạo ra một môi trường không công bằng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua đó, các công ty lớn, đa quốc gia có thể dễ dàng thao túng một thị trường, làm gia tăng tính độc quyền, đặc biệt là hình thức thao túng cổ phần sẽ là mối lo âu đối với các doanh nghiệp vốn cổ phần còn thấp.
+ Sáp nhập, hợp nhất thường dẫn đến tình trạng cắt giảm nhân công do quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp, từ đó gây ra các hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
+ Ngoài ra, hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp còn tiềm ẩn một nguy cơ nguy hiểm, đó là một nền kinh tế có động lực tăng trưởng và phát triển không phải chỉ nhờ vào sự đóng góp của những doanh nghiệp, tổ chức lớn, mà một phần là nhờ vào sự năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sáp nhập, hợp nhất sẽ làm triệt tiêu những doanh nghiệp đó, đồng thời làm mất đi động lực, sức sáng tạo của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, M&A sẽ
làm giảm đi nội lực phát triển của đất nước, khiến các doanh nghiệp nội địa (thường là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ) bị thâu tóm vào tay các tập đoàn đa quốc gia, khiến nền kinh tế bị rơi vào sự quản lý và chi phối của những quốc gia phát triển.
• Các rủi ro của sáp nhập, hợp nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp
+ Khiến cho số lượng các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực giảm đi , làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Từ đó sẽ gây ra nhiều hệ quả bất lợi như tình trạng độc quyền, nâng giá,…
+ Sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp cũng như cách thức vận hành công việc tạo ra những mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
+ Việc định giá công ty được mua quá cao có thể gây bất lợi cho công ty tiến hành sáp nhập và hợp nhất, đặc biệt trong trường hợp môi trường và tình hình kinh doanh có những chuyển biến bất ngờ, không thuận lợi.
Qua các phân tích trên, ta nhận thấy rằng hoạt động sáp nhập và hợp nhất mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cho cả nền kinh tế quốc gia, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng ngại. Mặc dù vậy, sáp nhập và hợp nhất hiện nay là một xu thế đang ngày càng phổ biến mà chúng ta không thể phủ nhận. Việc cần làm hiện nay chính là tạo ra một cơ chế pháp lý cũng như thực tiễn phù hợp để điều chỉnh hoạt động này nhằm tăng cường hơn nữa những lợi ích của nó và giảm thiểu được những bất lợi trong hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp.
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động sáp nhập và hợp nhất Doanh nghiệp ở VN hiện nay nhất Doanh nghiệp ở VN hiện nay
- Xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý về việc sáp nhập và hợp nhất. Khung pháp lý về sap nhập, hợp nhất cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
- Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Trong các hoạt động này, thông tin là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán.
- Phát triển nguồn nhân lực thị trường sáp nhập, hợp nhất bởi nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và của các thị trường tài chính trong
đó có thị trường sáp nhập, hợp nhất. Thị trường này là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... cũng như cần nhiều nhân lực có thể thực hiện tốt các thương vụ.
- Thống nhất và làm rõ các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp:
Những quan niệm không đầy đủ trong pháp luật đầu tư, doanh nghiệp… cần được sửa đổi cho phù hợp với nội dung tương ứng trong Luật cạnh tranh. Chẳng hạn, theo điều 20 Luật cạnh tranh, nếu doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế. Tuy nhiên định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa tại điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ áp dụng cho doanh nghiệp trong nước mà không áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn đến việc khó xác định trường hợp nào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan trên 50%. Để giải quyết thực trạng này, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Dự thảo Nghị định quản lý các hoạt động mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công việc Dự thảo này cần được thúc đẩy để hoàn thiện và ban hành Nghị định trong năm 2009.24
- Pháp luật cạnh tranh về sáp nhập, hợp nhất, mua lại phải phù hợp với chính sách cạnh tranh nói chung và định hướng phát triển trong từng ngành, lĩnh vực kinh tế:
Ảnh hưởng của các hoạt động sáp nhập, hợp nhất và doanh nghiệp có tác động gián tiếp đến nền kinh tế, làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường. Trong khi đó, các chính sách kinh tế- xã hội của quốc gia có vai trò quyết định mô hình, cấu trúc của thị trường cạnh tranh cho tương lại. Thế nên, đánh giá về khả năng gây hạn chế cạnh tranh đối với các hiện tượng này phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu và định hướng phát triển cạnh tranh trên thị trường. Trong điều kiện của thị trường non trẻ như Việt Nam, việc
xây dựng các chính sách cạnh tranh và cơ cấu cạnh tranh hợp lý 'chắc sẽ gặp nhiều khó khăn do những vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực kinh tế đang diễn ra mua bán, sáp nhập như độc quyền nhà nước, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, kinh nghiệm quản lý hạn chế. . . Do vậy, nội dung của pháp luật cạnh tranh về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp không chỉ thống nhất với các quy định pháp luật chung mà cần tính đến định hướng phát triển từng vùng, lĩnh vực kinh tế.
KẾT LUẬN
Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp là một mô hình kinh doanh tiên tiến, khoa học và hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới. Phương thức này tuy chỉ mới thực sự phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng đã cho thấy những bước phát triển thật khởi sắc, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc phát triển hoạt độn g sáp nhập, hợp nhất đã góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng vốn đầu tư, có khả năng mở rộng kinh doanh, giảm khả năng bị triệt tiêu trên thị trường, mang lại cơ hội quảng bá, nâng cao sức mạnh thương hiệu cho các doanh nghiệp và là một công cụ hiệu quả khi tiến hành thâm nhập vào những thị trường mới ở nước ngoài, với ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, thực hiện hoạt động M&A cũng không tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp, gây thiệt hại đối với nền kinh tế như độc quyền, cạnh trạnh không lành mạnh, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các doanh nghiệp hợp nhất, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hoá doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập, làm sao cho giá trị doanh nghiệp ngày càng tăng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Dù có những khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực nhưng M&A hiện nay vẫn là một xu hướng mới đang ngày càng phát triển mỗi ngày mỗi mạnh mẽ hơn.