1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phương án phòng chống cháy rừng cho đơn vị chủ rừng

11 4,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG Phương án PCCCR là loại văn bản chuyên môn nghiệp vụ chỉ ra mục tiêu, phương hướng, nội dung các giải pháp và kế hoạch thực hiện công t

Trang 1

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH ĐẮK NÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHI CỤC KIỂM LÂM

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

(Ban hành kèm theo Công văn số: 425 ngày 22/07/2010 của

Chi cục Kiểm lâm Đăk Nông)

I KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

Phương án PCCCR là loại văn bản chuyên môn nghiệp vụ chỉ ra mục tiêu, phương hướng, nội dung các giải pháp và kế hoạch thực hiện công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn cụ thể trong thời gian xác định

II NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU

Điều 20 Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 quy định về Phòng cháy, chữa cháy rừng nêu rõ: Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng phải đảm bảo các yêu cầu

và nội dung cơ bản sau:

- Đề ra chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng và các điều kiện an toàn về phòng cháy rừng

- Đề ra các tình huống cụ thể có thể xảy ra, khả năng cháy lan, phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau và tình huống cháy lớn, phức tạp nhất

- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy

- Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, các thay đổi về điều kiện tự nhiên nếu

có và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy

III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Trong suốt quá trình xây dựng phương án phải sử dụng 1 hoặc các phương pháp sau:

- Phương pháp cùng tham gia của chủ rừng và người dân

- Kế thừa các tài liệu đã được công bố

- Phân tích, thống kê có sử dụng phần mềm và sự hỗ trợ của máy vi tính

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mô hình được lựa chọn để đề ra các giải pháp tối ưu

- Phương pháp chuyên gia để tổng hợp và phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm,

Trang 2

IV CÁC BƯỚC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Bước 1: Chuẩn bị xây dựng phương án

- Lập tờ trình xin kinh phí xây dựng phương án Trên cơ sở đó, hàng năm UBND tỉnh sẽ ban hành quyết định giao chỉ tiêu vốn thực hiện kế hoạch

- Chuẩn bị phương tiện, vật tư tài chính, hậu cần

- Thống nhất và phân công công việc cần làm cho từng người trong tổ xây dựng phương

án

Bước 2: Ngoại nghiệp

Thu thập các thông tin cần thiết về:

- Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội

- Các loại bản đồ: hành chính, địa hình, hiện trạng rừng, quy hoạch sử dụng đất

- Các văn bản pháp quy về công tác PCCCR

- Các tài liệu, số liệu có liên quan đến công tác PCCCR

Bước 3: Nội nghiệp

- Tổng hợp phân tích đánh giá thông tin thu thập được, đặt ra mục tiêu, nội dung, giải pháp, kế hoạch thực hiện công tác PCCCR

- Viết và hoàn thiện phương án theo mẫu

Bước 4: Trình duyệt

V MẪU PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

Nội dung, kết cấu của một phương án PCCCR thể hiện như sau:

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

MÙA KHÔ NĂM 20… – 20 …

Quy mô diện tích:

Đơn vị thực hiện:

Địa chỉ:

…………., tháng … năm 2010

Trang 4

Đặt vấn đề

- Nêu khái quát về thực trạng công tác PCCCR, tình hình cháy rừng, đặc điểm tài nguyên rừng (Diện tích, loại rừng có nguy cơ cháy cao)

- Những tồn tại về mặt thể chế, chính sách, quản lý, đầu tư cho công tác PCCCR

- Đưa ra lý do cần thiết xây dựng phương án

Phần I: Cơ sở để lập phương án

1 Cơ sở pháp lý

- Nhóm văn bản liên quan đến công tác quản lý, thực hiện PCCCR như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP; các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, quy trình, quy phạm, …

- Nhóm văn bản liên quan đến vấn đề về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng; nguồn vốn để thực hiện công tác PCCCR

- Nhóm văn bản liên quan đến các định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế các công trình phòng cháy, …

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Địa hình

- Khí hậu, thủy văn

- Đất đai

- Tình hình tài nguyên rừng hiện:

Tổng diện tích được giao quản lý, sử dụng Trong đó Đất có rừng

Rừng tự nhiên (tổng diện tích, diện tích phân theo từng kiểu trạng thái rừng)

Rừng trồng (tổng diện tích, diện tích phân theo từng loài cây trồng)

Đất không có rừng

Đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp Đất khác

Diện tích phân theo chức năng quản lý, sử dụng (Rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất)

- Đặc điểm tự nhiên khác có liên quan

Kết thúc phần này có nhận xét, đánh giá chung về các điều kiện tự nhiên

có liên quan và ảnh hưởng đến công tác PCCCR của đơn vị

2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

- Dân số, lao động, thành phần dân tộc, phân bố dân cư

- Trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức của người dân về PCCCR

Trang 5

- Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp có tác động đến nguy cơ cháy rừng

- Cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, …)

- Các hoạt động xã hội có nguy cơ gây cháy rừng: sự lãnh đạo, chỉ đạo; thể chế chính sách, hoạt động của chính quyền, đoàn thể đối với cộng đồng trong công tác PCCCR

Nhận xét, đánh giá chung về các đặc điểm Kinh tế - xã hội liên quan và ảnh hưởng đến công tác PCCCR

2.3 Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

- Lực lượng PCCCR hiện có: bao gồm lực lượng của đơn vị, các lực lượng phối hợp tham gia Thống kê theo bảng sau:

Thời gian có thể tham gia chữa cháy

TT Tên

Đơn vị

Số người tham gia

Chỉ huy chữa cháy Trong giờ HC Ngoài giờ HC

- Thể chế, chính sách

- Tình hình cháy rừng (số vụ, diện tích; đặc điểm cháy, khu vực xảy ra cháy, thời điểm cháy thống kê trong thời gian 5 năm trở lại đây)

Thời gian

cháy (năm)

Số

vụ

Diện tích

Địa điểm cháy

Nguyên nhân cháy

Lực lượng chữa cháy

Chỉ huy

Xử lý sau khi cháy

Ghi chú

- Phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR hiện có

TT Chủng loại Số lượng Đơn vị (người) quản lý Người vận hành

- Các giải pháp PCCCR đang áp dụng

Đánh giá những tồn tại và thách thức trong công tác PCCCR

Phần II: Nội dung của phương án

1 Mục tiêu của phương án

1.1 Mục tiêu chung

Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra

1.2 Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức, nhận thức và năng lực PCCCR;

Trang 6

- Về lực lượng PCCCR;

- Các công trình PCCCR; Phương tiện, trang thiết bị, công cụ phục vụ cho các hoạt động PCCCR;

- Về xây dựng và vận hành các hoạt động dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, chữa cháy rừng thuộc vùng trọng điểm cháy trên địa bàn của đơn vị quản lý

2 Các giải pháp của phương án

2.1 Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng

2.1.1 Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR của đơn vị

- Xác định số lượng, thành phần để ra quyết định thành lập Ban chỉ huy PCCCR của đơn vị

- Tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng; theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR

- Xây dựng quy chế hoạt động, phối hợp, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy PCCCR

2.1.2 Tổ chức lực lượng PCCCR

- Xác định số lượng, thành phần, quyết định thành lập tổ đội BVR và PCCCR của đơn vị (kể cả các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR); kế hoạch đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết cho lực lượng này

- Xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm của tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR

2.1.3 Xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng (gồm chủ rừng, chính quyền

các cấp, nhân dân) tham gia công tác PCCCR, ngăn chặn và xử lý các vi phạm các quy định về PCCCR , chính sách chế độ khi tham gia

2.2 Các biện pháp PCCCR

2.2.1 Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng

a) Xác định mùa cháy rừng

- Đặc điểm mùa cháy rừng: nêu khái quát chung về đặc điểm mùa cháy rừng

- Thời gian và thời điểm dễ xảy ra cháy rừng: Dựa vào các yếu tố lượng mưa bình quân tháng, yếu tố nhiệt độ bình quân tháng để xác định theo công thức tính chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng: X = S ; A ; D Từ công thức này xác định được mùa cháy rừng, số tháng khô, hạn, kiệt để tập trung thực hiện công tác PCCCR

b) Xác định cấp dự báo cháy rừng

- Cấp dự báo cháy rừng được xác định thông qua các tiêu chí sau

Ba yếu tố khí tượng thu thập lúc 13 giờ trong ngày gồm nhiệt độ,

độ ẩm và lượng mưa Kiểu rừng và lập địa

- Cấp dự báo cháy rừng thường được phân thành 5 cấp (từ cấp 1 - 5)

Trang 7

Việc chuyển tải thông tin cấp dự báo cháy được thực hiện theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của từng đơn vị, gồm các hình thức sau: bảng báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, loa, đài phát thanh, truyền hình, …

Trích dẫn các quy định về PCCCR theo quy định tại quyết đính số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000

Ghi chú: Để biết thêm thông tin về nội dung này đề nghị các đơn vị cung

cấp địa chỉ Email để Chi cục Kiểm lâm hàng ngày gửi bản tin hoặc trực tiếp truy cập trang Web http://www.kiemlamdaknong.org.vn để lấy thông tin

2.2.2 Xác định vùng trọng điểm rừng dễ cháy và lập bản đồ phòng cháy

a) Quy hoạch vùng trọng điểm rừng dễ cháy: được xác định thông qua

các tiêu chí sau

- Số vụ cháy rừng qua các năm, tần suất xuất hiện các vụ cháy

- Kiểu trạng thái rừng thường xảy ra cháy

- Điều kiện khí hậu (3 yếu tố khí tượng đã đề cập ở trên), các hoạt động kinh tế xã hội

Từ kết quả phân tích trên xác định được đối tượng rừng thuộc vùng trọng điểm dễ cháy và được thống kê theo bảng dưới đây

Đặc điểm nơi cháy

Vật liệu cháy

Vị trí

mặt đất

Dưới mặt đất

Xã Tiểu

khu Khoảnh

Vị trí

Trữ lượng

Cự li xa nhất

Kiểu rừng

Loại VLC

Khối lượng

Loại VLC

Độ dày

b) Bản đồ phòng cháy

Từ kết quả quy hoạch vùng trọng điểm rừng dễ cháy đã xác định, tiến hành xây dựng bản đồ phòng cháy Bản đồ cần thể hiện các đặc điểm sau

- Tỷ lệ bản đồ 1/25.000; hệ quy chiếu VN 2000; chú giải cụ thể

- Thể hiện toàn bộ diện tích các kiểu trạng thái rừng thuộc vùng trọng điểm cháy, thể hiện theo cấp dự báo cháy (cấp 1 – 5)

- Màu sắc thể hiện theo 5 cấp cháy: Cấp 1 và 2 thể màu trắng, cấp 3 màu vàng, cấp 4 màu đỏ thẫm và cấp 5 là màu đỏ tươi

- Thể hiện rõ vị trí các hồ đập chứa nước, hệ thống đường giao thông, đường mòn, các công trình phòng cháy như đương băng trắng, chòi canh lửa rừng, bảng biển, …

- Thể hiện vùng phân bố dân cư trong và ven rừng

- Các diện tích canh tác nương rẫy, …

2.2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Trang 8

- Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR, biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng;

- Xây dựng chương trình về bảo vệ rừng và PCCCR thông tin trên các phương tiện truyền thông;

- Ký cam kết hoặc quy ước bảo vệ và phát triển rừng đối với các hộ dân sống gần rừng, cộng đồng thôn bản;

- Phát hành các tài liệu tuyên truyền công tác PCCCR;

- Các hình thức tuyên truyền khác như diễn kịch, chiếu phim

Ghi chú: Khi triển khai các nội dung trên cần xác định rõ: mục đích yêu

cầu của từng nội dung, đối tượng, số lượng, vị trí cần thực hiện

2.2.4 Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và diễn tập chữa cháy rừng

- Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý lửa rừng;

- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật PCCCR;

- Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng cho cộng đồng;

- Tổ chức diễn tập phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ

và hậu cần tại chỗ)

Ghi chú: nêu rõ mục đích của việc tập huấn và diễn tập; xác định rõ số

lớp tập huấn, số lần diễn tập; tập huấn cho đối nào? ai là người tham gia diễn; tập huấn, diễn tập ở đâu? vào thời gian nào?

2.2.5 Các công trình phòng cháy

a) Quy hoạch và xác định rõ hệ thống đường xá, hồ đập, … sẵn có để

phục vụ công tác PCCCR và sản xuất lâm nghiệp (làm cơ sở để thể hiện lên bản

đồ phòng cháy)

b) Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa (gồm băng trắng và băng

xanh): phần này chỉ hướng dẫn cụ thể cho đối tượng đường băng trắng (về đường băng xanh tham khảo các tài liệu đã hướng dẫn trước đó), nội dung cần thể hiện như sau

- Xác định rõ mục đích của việc xây dựng đường băng

- Xác định vị trí, quy mô diện tích và đối tượng rừng cần xây dựng đường băng cản lửa (tập trung cho các đối tượng rừng trồng các loại)

- Xác định rõ quy cách đường băng: do quy mô diện tích rừng trồng của các đơn vị nhỏ, phân tán nên chỉ cần áp dụng đường băng phụ có chiều rộng từ 5

- 6m là đảm bảo yêu cầu cho công tác phòng cháy Những diện tích đã làm

đường băng thì không thực hiện biện pháp giảm vật liệu cháy và ngược lại, thường các diện tích có thảm thực bì ít nên sử dụng đường băng trắng và ngược lại

- Xác định rõ nhóm thực bì, cấp đất, cự ly đi làm để từ đó xác định các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở lập dự toán

Lập bảng thống kê chi tiết xây dựng đường băng theo bảng sau

Trang 9

Vị trí Quy cách băng phụ

Loài cây trồng

Năm trồng

Diện

Phân loại thực bì, cấp đất, cư ly đi làm

Ghi chú: thường diện tích đường băng chiếm từ 10 - 15% diện tích của lô

rừng trồng

- Lập bản đồ thiết kế đường băng tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000

- Xây dựng biện pháp kỹ thuật xử lý đường băng, biện pháp an toàn khi đốt vật liệu cháy trên đường băng

c) Xây dựng biện pháp giảm vật liệu cháy

Tùy theo quy mô, tích chất mà áp dụng các biện pháp giảm vật liệu cháy cho phù hợp Có nhiều biện pháp giảm vật liệu cháy như thực hiện vệ sinh rừng; đốt trước có điều khiển (kiểm soát); mang vật liệu cháy ra khỏi rừng; chăn thả gia súc; nông lâm kết hợp trong những năm đầu đối với rừng trồng khi chưa khép tán để làm giảm nguồn vật liệu cháy

Trong phần này chỉ hướng dẫn biện pháp giảm vật liệu cháy bằng cách xử

lý thực bì và gom vật liệu cháy để đốt có kiểm soát Các nội dung cần thực hiện như sau:

- Xác định rõ mục đích của việc giảm vật liệu cháy

- Xác định vị trí, quy mô diện tích và đối tượng rừng cần thực hiện biện pháp giảm vật liệu cháy (tập trung cho các đối tượng rừng trồng các loại)

- Xác định rõ nhóm thực bì, cấp đất, cự ly đi làm để từ đó xác định các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở lập dự toán

Lập bảng thống kê diện tích cần giảm vật theo cháy theo bảng sau

Vị trí

(ha)

Phân loại thực bì, cấp đất, cư ly đi làm

- Lập bản đồ thiết kế diện tích áp dụng biện pháp giảm vật liệu cháy, tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000

- Xây dựng biện pháp kỹ thuật giảm vật liệu cháy, biện pháp an toàn khi đốt vật liệu cháy

Ghi chú: Các biện pháp giảm vật liệu cháy có liên quan đến đốt vật liệu

cháy, trước khi thực hiện phải báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan Kiểm lâm sở tại

d) Xây dựng hệ thống chòi canh lửa rừng

- Xác định rõ mục đích của việc xây dựng chòi canh

- Xác định rõ đối tượng rừng, vị trí, số lượng chòi canh cần xây dựng;

Trang 10

- Xác định và thể hiện rõ các yêu cầu kỹ thuật của một chòi canh lửa rừng, như: tầm bao quát của chòi canh, kết cấu vật liệu xây dựng chòi, …

2.2.6 Các biện pháp khác, bao gồm

- Quy vùng sản xuất nương rẫy để phòng cháy lan vào rừng

- Cập nhật và duy trì mạng lưới thông tin xác định các điểm báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh do Chi cục Kiểm lâm cung cấp

- Tuần tra, kiểm soát lửa rừng; …

2.3 Các biện pháp chữa cháy rừng

Phương châm của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là “phòng là chính, chữa cháy phải khẩn trương, tích cực với hiệu quả cao” Đồng thời phải thực hiện có hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ

2.3.1 Xây dựng, vận hành quy trình chỉ đạo điều hành và chữa cháy rừng

- Xây dựng lực lượng tại chỗ, lực lượng phối hợp và tổ chức đội hình chữa cháy rừng;

- Xây dựng quy trình Chữa cháy rừng;

- Xây dựng phương án chỉ huy và phối hợp tác chiến giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng

2.3.2 Xây dựng các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng cụ thể

- Biện pháp chữa cháy trực tiếp;

- Biện pháp chữa cháy gián tiếp;

- Kỹ thuật an toàn trong khi chữa cháy rừng

2.4 Trang bị phương tiện và thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng

Trên cơ sở các trang thiết bị hiện có, xem xét cần bổ sung thêm các trang thiết bị nào thì đề xuất để trạng bị thêm cho phù hợp với yều cầu

2.5 Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin diến biến tình hình cháy rừng và báo cáo về Ban chỉ huy PCCCR cấp trên

2.6 Xử lý và khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra

- Xây dựng phương pháp điều tra, xác định nguyên nhân gây cháy

- Xây dựng phương pháp xác định thiệt hại (diện tích, loại rừng, địa điểm ) do cháy rừng gây ra

- Xây dựng phương án và lập kế hoạch chỉ đạo, giám sát phục hồi rừng

3 Kế hoạch và nhu cầu đầu tư

3.1 Tiến độ thực hiện

- Phân chia cụ thể tiến độ thời gian thực hiện phương án;

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên trong từng thời gian cụ thể;

2.2 Khái toán vốn đầu tư

- Khái quát nhu cầu tài chính và kế hoạch vốn đầu tư nhằm thực hiện các giải pháp, các chương trình theo từng thời gian cụ thể;

- Dự toán chi tiết theo nội dung công việc và khoản mục đầu tư;

- Dự kiến các nguồn vốn đầu tư: Phân ra

Ngày đăng: 10/04/2014, 10:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w