1.3 Những vấn đêề̀ trong nghiên cứu nông thôn• Con người, tương tác và mối quan hệ xã hội nông thôn • Các hình thức tổ chức cộng đồng và xã hội nông thôn • Các hoạt động sản xuất, k
Trang 1PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NÔNG THÔN
Thạc sĩ: Phạm Thị Nhung Khoa KN&PTNT, HUAF Email: nhungphamthihuaf@gmail.com
Trang 2Chương I: TỔNG QUAN VỀ NÔNG THÔN
VÀ NGHIÊN CỨU NÔNG THÔN
1.1 Khái niệm nông thôn
Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu trong lịch sử Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý, tự nhiên ưu trội, với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian Tuy nhiên, nông thôn có những đặc trưng riêng biệt của nó (Xã hội học nông thôn)
Trang 3Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã (chương trình xây dựng nông thôn mới)
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng Nông nghiệp (Wikipedia)
Trang 4Tóm lại: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân,
trong đó nông dân chiếm đa số Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt động và đời sống văn hóa - xã hội phong phú và mang đậm tính truyền thống, tín ngưỡng, luật tục Bên cạnh đó nông thôn cũng được quản lý trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các tổ chức bên
ngoài.
Trang 51.2 Đặc trưng nổi bật của xã hội nông thôn
- Con người sử dụng lãnh thổ để sản xuất những tư liệu duy trì sự sống của mình là nông nghiệp và chăn nuôi
- Mật độ dân cư thấp (trung bình mật độ dân cư chỉ từ 30 đến 40 người trên 1 km2).
- Gồm những tụ điểm quần cư thường có quy mô nhỏ về
- Cung cách ứng xử xã hội nặng về luật tục, về lễ nghi hơn
là tính pháp lý.
- Văn hoá đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền
thống dân tộc.
Trang 71.3 Những vấn đêề̀ trong nghiên cứu nông thôn
• Con người, tương tác và mối quan hệ xã hội nông thôn
• Các hình thức tổ chức cộng đồng và xã hội nông
thôn
• Các hoạt động sản xuất, kinh tế nông thôn
• Sự trao đổi bên trong và sự trao đổi với cộng đồng bên ngoài về kinh tế, văn hóa, xã hội.
• Tài nguyên và sử dụng tài nguyênthiên nhiên
• Nghiên cứu giới và mối quan hệ giới trong phát
triển
• Văn hóa -sự kiện, ràng buộc, tín ngưỡng, luật tục
Trang 81.4 Mục đích của nghiên cứu nông thôn.
• Làm cơ sở để lập kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH nông thôn, vùng và quốc gia
• Phát triển nông nghiệp, tam nông.
• Chuyển giao khoa học kỹ thuật
• Xây dựng các chương trình,dự án phát triển cộng đồng ( bình đẳng giới, giáo dục, trẻ em, y tế, cở sở
hạ tầng,quyền, tín dụng ).
• Dự báo về sự trao đổi, biến động về KT-XH.
• Mô tả thực trạng và bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng dân gian.
• Lập kế hoạch sử dụng và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng.
Trang 91.5 Tiếp cận nghiên cứu nông thôn
1.5.1 Tiếp cận truyền thống
Tiếp cận theo phương pháp truyền thống do các chuyên gia tiến hành thông qua thập các thông tin định tính và định lượng ua việc thu về con người và cộng đồng, các yếu tố tài nguyên và môi trường, các tình huống mà không có sự tham gia của cộng đồng thụ hưởng
Trang 101.5.2 Tiếp cận có sự tham gia
Tiếp cận có sự tham gia được hiểu là phương pháp tiếp cận mà cả nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chính quyền địa phương và người dân cùng tham gia cùng hành động để biến đổi hoàn cảnh Trong tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia, phương pháp thu thập dữ liệu diễn ra theo hai chiều: từ nhà nghiên cứu đến đối tượng nghiên cứu và ngược
tương đối động, dựa vào nghiên cứu của cộng đồng và có khuynh hướng linh hoạt.
Trang 11Trưởng thôn
Cán bôô
xa
T.S quản lý tài nguyên
Trang 12Sự khác biệt trong nghiên cứu
Trang 13Mức độ tham gia
Prety (1995) phân biệt bảy mức độ tham gia trong các chương trình phát triên:
• Tham gia bị động
• Tham gia bằng cách cung cấp thông tin
• Tham gia bằng cách tư vấn
• Tham gia bằng khuyến khích vật chất
• Tham gia mang tính chất chức năng
• Tham gia có tác động qua lại(tương tác)
• Tự vận động
Nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, các hình thức phương pháp nghiên cứu có sự tham gia đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, thích ứng và gia tăng sự tham gia của người dân
Trang 14CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÓ SỰ THAM
GIA (PRA)
2.1 Tiến trình hình thành và phát triển
• Trên thế giời bắt đầu từ những đầu năm 1970s.
RRA (rural rapid appraisal) =>
PRA (participatory rural appraisal) =>
PRRA (participatory rural rapid appraisal)
Trang 152.2 Tiến trình ứng dụng tại việt nam
• Bắt đầu từ những năm 1990s
• Do các tổ chức NGOs tài trợ các chương trình dự án phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên, giới
Trang 162.3 Phương pháp PRA
2.3.1 Khái niệm
• Participatory: Sự tham gia
• Rural : Nông thôn
• Appraisal/Assessment: Đánh giá
=> “ Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) là phương
pháp luận giúp người dân chia sẻ, phân tích trình bày
những kiến thức của họ về cuộc sống, điều kiện sống cũng như lập kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động” – Chambers R, 1992
Trang 172.3.2 Đặc điểm
• Bỏ qua sự tối ưu hóa
• Đa dang thông tin/tam giác đạc/kiểm tra chéo
• Linh hoạt, không ép buộc
• Sự tham gia của người dân
• Cân bằng định kiến
Trang 18Thái độ không thích hợp Thái độ thích hợp
Áp đặt Cởi mở
Đánh giá thấp hiểu biết của
người dân Đánh giá cao hiểu biết của người dân Võ đoán Cầu thị, học hỏi
Tự đại, coi thường Lắng nghe, khiêm nhường, gần gũi Coi trọng các phương pháp
hiện
Nhìn nhận mặt tích cực của
PP truyền thống Chú trọng số liệu định
lượng
Chú trọng sử dụng số liệu định tính hoặc chỉ báo
Trang 19Những yêu cầu đối với nhà nghiên cứu
nông thôn
• Hiểu và tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán.
• Hiểu đặc điểm con người ở nông thôn.
• Chấp nhận khó khăn, thiếu thốn, kiên trì.
• Có nối sống hòa đồng, thân thiện.
• Không có tư tưởng áp đặt
• Có niềm đam mê, tâm huyết.
Trang 202.4 Tiến trình thực hiện PRA
1 Chọn điểm thực hiện PRA
2 Hình thành nhóm PRA
3 Tiền trạm/liên hệ địa điểm
4 Lên kế hoạch thời gian cho từng hoạt động
5 Về thực địa ( thực hiện các công cụ PRA)
6 Tổng hợp thông tin
7 Phản hồi thông qua hội thảo, họp nhóm
8 Chỉnh sửa và hoàn thiện kết quả PRA
Trang 21Chương 3: Các công cụ PRA và cách
thức thực hiện
3.1 Các loại thông tin cần trong nghiên cứu
- Thông tin sơ cấp: là loại thông tin chỉ có được khi đi điều tra, thảo luận, hội thảo Loại thông tin này chưa qua xử lý, tổng hợp.
- Thông tin thứ cấp:nguồn thông tin liên quan đến địa
phương đó và đã có sẵn trong tài liệu, báo cáo, nghiên
cứu của các cơ quan liên quan Ví dụ, thông tin về dân số, kinh tế xã hội, về điều kiện tự nhiên
Trang 223.2 Các công cụ PRA
• Các công cụ phân tích về không gian : Xây dựng sa
bàn, Vẽ sơ đồ thôn, Ðiều tra tuyến;
• Các công cụ phân tích theo thời gian : Lập biểu đồ
hướng thời gian (biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ dạng đồ thị), Lịch sử thôn, xóm;
• Các công cụ phân tích cơ cấu : Lập các bảng biểu, biểu
đồ cơ cấu;
• Các công cụ phân tích ảnh hưởng và quan hệ: Lập
biểu đồ hình cây, Biểu đồ quan hệ, Xây dựng lịch mùa vụ, Sơ đồ VENN, phân tích SWOT;
• Các công cụ liên quan đến xã hội và con người :
Phỏng vấn, xếp hạng giàu nghèo, phân tích kinh tế
hộ, sơ đồ VENN, phân tích SWOT, Cho điểm, xếp
hạng, phát thẻ màu
Trang 233.2.1 Sơ đồ thôn
Trang 24• Đăăc điểm
- Thường là công cụ đầu tiên khi là PRA
- Những thông tin trên bản đồ sẽ dùng để
sử dụng suôt tiến trình làm PRA
- Các thông tin chính là tài nguyên, địa hình,
măôt nước, dân cư, đồng ruôông, hêô thông
cây trồng
• Mục đích: Dùng để mô phỏng môôt cách dễ
hiểu về tài nguyên, dân cư, hêô thông cây
trồng Căn cứ và đó người làm PRA dễ hình dung địa bàn và các thông tin cần biết
Trang 25• Thành phần tham gia
- Những thành viên chủ chốt của nhóm PRA,
- Cán bộ khuyến nông địa phương
- Các đại diện cộng đồng, những người am hiểu
• Các bước tiến hành
- Bước 1: giải thích mục đích và loại bản đồ cần làm
- Bước 2: Chọn địa điểm thực hiện, xác định phương
hướng, các địa điểm chính, hoàn thiện sơ đồ.
- Bước 3: Thảo luận các loại thông tin cần có cho các loại tài nguyên
- Bước 4: Khẳng đinh lại và chia sẻ bản đồ và thông tin cho người dân cùng biết
Trang 26Giá trị của các bản / biểu đồ
• Chúng đơn giản hoá các thông tin phức tạp
• Xây dựng bản/ biểu đồ là một quá trình phân tích - Chúng tạo thuận lợi cho việc thông tin, giao tiếp - Chúng khuyến khích thảo luận
• Chúng tăng được sự đồng tình của các thành viên trong nhóm công tác
• Chúng là cách tốt nhất để có sự tham gia của các thành viên cộng đồng và để phát hiện các quan điểm, kiến thức của họ.
Trang 283.2.3 Lát cắt sinh thái
Trang 29• Đặc điểm: Đây là công cụ được sử dụng để định nghĩa rõ những ranh giới của tiểu vùng sinh thái nông nghiệp ở một vùng cụ thể, thể hiện được địa hình, độ dốc.
• Mục đích
- Bổ trợ thêm về tình trạng, vấn đề cũng như tiềm năng được tóm tắt trong sơ đồ tài nguyên thôn.
- Bản đồ mặt cắt rất thông dụng trong việc mô tả
hệ sinh thái nông nghiệp cũng như các hoạt
động sản xuất chủ yếu trong vùng.
- Thảo luận và hình tượng hóa các cơ hội cũng
như giải pháp thực tiễn nhằm cải thiện tình hình quản lý và sử dụng đất.
Trang 30• Thành phần tham gia:
- Những thành viên chủ chốt của nhóm PRA,
- Cán bộ khuyến nông địa phương,
- Các đại diện cộng đồng, những người am hiểu.
• Các bước tiến hành
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, bảng biểu, nêu mục đích
- Bước 2: Đi lát cắt
- Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ
- Bước 4: Có thể ghi lại kết quả Sơ đồ lát cắt và thông tin.
Trang 313.2.4 Sơ đồ venn
Trang 32• Đặc điểm: Biểu đồ Venn giúp nhận biết các tổ chức và cá nhân chủ yếu trong một cộng đồng cùng mối quan hệ và tầm quan trọng của họ đối với việc xây dựng quyết định
và các hoạt động phát triển.
• Mục đích
- Sơ đồ Venn hay phân tích yếu tố tổ chức giúp nhóm PRA
nhận biết được các hoạt động của các nhóm người và tổ chức khác nhau trong cộng đồng/địa phương một cách nhanh chóng; đánh giá mối quan hệ giữa những tổ chức này thông qua biểu đồ.
• Thành phần tham gia:
- Nhóm PRA,
- Đại diện chính quyền địa phương, đại diện các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng
- Cuộc họp để thực hiện sơ đồ Venn có thể gồm từ 10 đến
15 thành viên, và gồm cả những người dân địa phương.
Trang 33• Các Bước thực hiện
Bước 1: Phân tích tổ chức
Bước 2: Xây dựng sơ đồ VENN
- Xác định mức độ to nhỏ của vòng tròn dựa vào phân tích bước 1.
- Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân:
+ Vòng tròn riêng rẽ là không có mối quan hệ;
+ Vòng tròn tiếp xúc nhau là thông tin được trao đổi; + Vòng tròn chồng lắp nhau là có hợp tác, quan hệ
chặt chẽ hơn.
Trang 343.2.5 Bỏ phiếu cho điểm
Trang 35• Mục đích
- Xếp hạng theo ưu tiên cho phép nhóm PRA xác định nhanh các vấn đề chủ yếu, hoặc các ưu tiên của dân làng Bỏ
phiếu hay mua cũng là một cách xếp hạng theo ưu tiên.
- Thông qua kết quả phân loại người dân có thể làm căn cứ
để xây dựng được các hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương và mong muốn của họ.
Trang 36• Các bước xếp hạng theo ưu tiên:
• Bước 1: Chuẩn bị
• Bước 2: Thực hiện
Trang 373.2.6 So sánh cặp đôi
Trang 38• Mục đích
• Xếp hạng theo cặp (đôi) có ưu điểm là dễ dàng thực hiện, người tham gia chỉ so sánh lần lượt hai vấn đề một, và không phức tạp Tuy nhiên, xếp hạng theo cặp đôi thích hợp khi các vấn đề đưa ra xếp hạng không quá nhiều,
thường ít hơn 5 hay 6 vấn đề là thích hợp.
• Xếp hạng cặp đôi được thực hiện trong thảo luận nhóm, sau khi đã xác định các vấn đề khó khăn Nó cho biết mức
độ nghiêm trọng của các khó khăn theo suy nghĩ của
người dân
Trang 39Các Bước tiến hành
• Bước 1: Lập bảng để so sánh
• Bước 2: Tiến hành so sánh
• Bước 3: Xếp hạng
Trang 403.2.7 Sơ lược lịch sử
Đặc điểm : Bản sơ lược lịch sử là sự liệt kê các sự kiện chính yếu trong lịch sử của cộng đồng, nó giúp nhận ra các xu hướng trong quá khứ, những sự kiện, những khó khăn, những thành tựu đạt được trong đời sống của họ.
Trang 41• Mục đích của sơ lược lịch sử: Bản sơ lược lịch sử giúp nhóm hiểu biết tốt hơn về những sự kiện mà cộng
đồng cho là quan trọng, và những sự kiện đó tác
động như thế nào đến tài nguyên thiên nhiên, cách đối phó, chiến lược phát triển và thành tựu của cộng đồng theo quá trình của thời gian.
• Thành phần tham gia: Thông tin được thu thập từ các cuộc phỏng vấn với một hay nhiều nhóm KIP (gồm
người già, lãnh đạo địa phương, đoàn thể, tôn giáo, thầy cô giáo, ) Cả nam và nữ nên được bao gồm
Dĩ nhiên nhóm PRA có thể bổ xung thông tin từ các
dữ liệu thứ cấp sẵn
Trang 42• Thông tin cần thu thập
• Sơ lược lịch sử có thể trở về ở nhiều thế hệ trước mà dân làng có thể nhớ lại và ghi lại chi tiết các sự kiện có ảnh hưởng đến cộng đồng, tài nguyên thiên nhiên, các chủ đề mà nhóm PRA quan tâm Nhóm PRA
chuẩn bị bản sơ lược lịch sử thông qua những cuộc thảo luận với các
nhóm nhỏ người địa phương, đặc biệt là những người già Khuyến khích trao đổi với họ những thông tin về xu hướng, sự kiện trước đó và sự
đáp ứng của cộng đồng ra sao, cũng như những cơ hội, giải pháp khả thi
để giải quyết những vấn đề hiện tại Các thông tin, sự kiện nhóm PRA quan tâm có thể là:
• Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học, kinh mương, điện lực,
• Đưa vào canh tác các loại cây trồng mới, giống gia súc mới, máy móc,
• Sự bùng phát các nạn dịch (cho người, cây trồng, vật nuôi) - Thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão, )
• Thay đổi quyền sở hữu ruộng đất
• Thay đổi về hành chính, tổ chức
• Các sự kiện chính trị chủ yếu
Trang 43Cách thực hiện
• Một đầu đường thẳng sẽ là mốc thời gian ‘bây giờ’
• Đề nghị các hộ dân thảo luận về tình hình hiện tại trong xã (bây giờ) Ghi lại thông tin này vào một thẻ hoặc sử dụng các biểu tượng hình ảnh trực quan
• Đề nghị các hộ dân suy nghĩ về thời gian hoặc sự kiện
được xem là xa xưa nhất mà họ nhớ được
+ Điều kiện lúc đó như thế nào?
+ Một số tác động của chúng đối với đời sống người dân?
• Đề nghị các hộ dân hồi tưởng lại các sự kiện chính (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong suốt tiến trình lịch sử (từ lúc xa xưa nhất đến bây giờ) cùng với năm/giai đoạn xẩy ra của
chúng
– Đặt các sự kiện cùng với thời gian tương ứng trên Trục thời gian – Cùng với các hộ dân thảo luận về những tác động ảnh hưởng của các sự kiện này (cả tích cực lẫn tiêu cực)
Trang 443.2.8 Lịch thời vu
Trang 45• Công cụ này tương đối dễ tiến hành không những đối với các cộng đồng có trình độ dân trí cao mà còn ngay cả đối với các cộng đồng mà đa số là người dân không biết chữ.
Trang 46Mục đích
• Nó giúp xác định các chu kỳ của các hoạt động xẩy ra
trong đời sống của cộng đồng, những thay đổi về môi trường, các khó khăn hay những cơ hội có tác động đến cuộc sống của người dân trong chu kỳ của một năm bình thường Thí dụ, những thông tin quan trọng cần xác định như có đủ lao động, thời gian có thể đi làm thuê mướn, thời gian có dịch bệnh, thời gian thiếu ăn, và thời gian có tiền mặt trong nông hộ.
• Lịch thời vụ giúp cung cấp khối lượng lớn và đa dạng của thông tin trong một khung thời gian chung qua đó đánh gía tiềm năng và kinh nghiệm canh tác của thôn bản để lập kế hoạch hoạt động sản xuất phát triển thôn bản Từ
đó biết được vì sao diễn ra hoạt động đó trong thời gian đó
• Là cơ sở để xác định mức độ sử dụng lao động và huy
động các nguồn lực của thôn bản với mỗi quan hệ thời gian, thời tiết trong năm cho các hoạt động sản xuất.