1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng xuất khẩu cao su tại Việt Nam

24 863 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Một trong những chiến lược phát triển nềnkinh tế Việt Nam đó là hoạt động xuất nhập khẩu, là kết quả tất yếu của quá trình tự do hóa thương mại, phân công lao động, quá trình nâng cao va

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP.HCM,Tháng 02 năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

***)o(***

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

Môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu

Đề tài : Thực trạng xuất khẩu cao su tại

TP.HCM,Tháng 02 năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Điều đầu tiên em xin cảm ơn đến ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể côngnhân viên trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em có mộtmôi trường học tập để rèn luyện bản thân quý ích cho cuộc sông và làm việc của

em sau này Và em xin cảm ơn đến giảng viên là Cô Lê Bảo Hân đã hướng dẫn

em làm chuyên đề môn học này vì cô đã giúp cho em rất nhiều về mọi thứ cũngnhư khắc phục những điểm còn thiếu sót của em Giúp em hiểu được một cáchlogic khi trình bày một chuyên đề Bên cạnh đó, cô còn đưa ra những điều thực tế

để em có thể viết một chuyên đề tốt và hoàn hảo hơn Và em muốn cảm ơn đếnngười thầy đã giảng dạy em môn Quản trị xuất nhập khẩu là Th.s Trần HoàngGiang Thầy đã truyền đạt kiến thức của mình để sinh viên có thể hiểu bài mọtcách nhanh nhất, Thầy luôn tâm huyết với môn học, cho em biết được tầm quantrong của môn học, luôn vui khi sinh viên hiểu bài, đó cũng là điều mà Thầymong giản nhưng rất ý nghĩa

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan Kinh tế thịtrường là kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ thị trường vớithế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể pháttriển nền kinh tế của mình Trong điều kiến tiến bộ khoa học công nghệ khoa học

và phân công lao động quốc tế hiện nay, không thể có một bươc phát triển màkhông có sự giao lưu, hợp tác quốc tế Một trong những chiến lược phát triển nềnkinh tế Việt Nam đó là hoạt động xuất nhập khẩu, là kết quả tất yếu của quá trình

tự do hóa thương mại, phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ củadoanh nghiệp Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chủ yếucủa kinh tế đối ngoại, là chiếc cầu nối giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc

tế Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, năng suất lao động tăng lên, tăng thunhập cho người lao động, đăch biệt giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

tế của đất nước Qua môn xuất nhập khẩu cho chúng ta thêm sự hiểu biết về tầmquan trọng của xuất nhập khẩu trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước

2.Mục tiêu nghiên cứu

-Tìm hiểu, bổ sung thêm kiến thức chuyên sâu về ngành xuất nhập khẩu để saukhi ra trường có thể áp dụng vào công việc thực tế một cách hiệu quả nhất

3.Đối tượng nghiên cứu

-Xuất nhập khẩu cao su tại Việt Nam

4.Phạm vi nghiên cứu

-Xuất nhập khẩu cao su tại Việt Nam với mốc thời gian năm 2011-2013

5.Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê; Phương pháp suy luận

Trang 7

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất nhập khẩu

1.1.1.Khái niệm

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Nókhông phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ muabán phức tạp có tổ chức cả bên tron và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúcđẩy sản xuất hàng hóa phát triển

1.1.2.Đặc điểm

-Xuất nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương.-Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát, xuất nhập khẩu phức tạp hơn so với kinhdoanh trong nước

-Xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia.-Chịu sự ảnh hưởng khác nhau từ nhiểu yếu tố như: chính tri, luật pháp của cácquốc gia khác

1.1.3.Vai trò của xuất nhập khẩu

1.1.3.1.Vai trò của nhập khẩu

Thông qua nhập khẩu các thiết bị máy móc được trang bị hiện đại, bổ sungnguyên vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người laođộng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân

Nhập khẩu thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy móc để sản xuấthàng xuất khẩu Từ đó, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật

Nhập khẩu cho phép bổ sung những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảomột sự phát triển cân bằng và ổn định

Trang 8

1.1.3.2.Vai trò của xuất khẩu

a.Đối với nền kinh tế Quốc Dân

Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại nâng cao uy tín nước ta trên thịtrường thế giới Xuất khẩu phát triển thì sẽ giúp cho sự thúc đẩy giao lưu văn hóagiữa nước ta với các nước khác phát triển hơn

Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong qúa trình phát triển nền kinh tế đấtnước Hiện nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy cácngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộngxuất khẩu để giải quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước

Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và nângcao mức sống của người dân

b.Đối với Doanh Nghiệp

Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việcquản trị sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với thời đại

Xuất khẩu khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất,Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới thìxuất khẩu càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia ViệtNam là những nước đang trên đà phát triển Vì vậy, xuất khẩu rất quan trọng đểthực hiện mục tiêu hiện đại hóa đất nước

1.2.Các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu

1.2.1.Nhân tố tác động đến nhập khẩu

1.2.1.1.Nhân tố về vốn hay sức mạnh về tài chính

Trang 9

Vốn là yếu tố tác động lớn nhất đến hoạt động nhập khẩu của nước ta, nếukhông có vốn thì hoạt động nhập khẩu không thể diễn ra được Nguồn sức mạnhtài chính sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra dễ dàng hơn.

1.2.1.2.Các chính sách của Chính phủ

Có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của nhập khẩu Tạo công ănviệc làm cho người lao động và khuyến khích các nhà sản xuất trong nước pháthuy khả năng của mình

1.2.1.3.Thuế nhập khẩu

Là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa Thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ

và phát triển sảm xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồnthu cho ngân sách nhà nước

1.2.1.4.Nhân tố văn hóa, thị hiếu của mỗi quốc gia

Mỗi quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hóa đề bổ sung cho việc tiêu dùng hoặc nhậpkhẩu để tiếp tục sản xuất các loại hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngườitiêu dùng Việc nghiên cứu văn hóa, thị hiếu sẽ quyết định kết quả hiệu quả củahoạt động xuất nhập khẩu của từng quốc gia

1.2.2.Nhân tố tác động đến xuất khẩu

1.2.2.1.Nhân tố kinh tế

Các yếu tố đối tác trong nhân tố kinh tế là một nhân tố quan trọng, nó làm đầumối để lưu thông sản phẩm hàng hóa trên thị trường Hàng hóa xuất khẩu củanước ta chịu rất nhiều sức ép từ nhiều phía Để tồn tại và phát triển ở nước ngoàithì các sản phẩm xuất khẩu của nước ta phải được người tiêu dùng chấp nhận vàcạnh tranh cao trên thị trường quốc tế

Trang 10

1.2.2.2.Nhân tố khoa học công nghệ

Việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài đòi hỏi các sản phẩm củanước ta phải có tính riêng biệt và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùngloại trên thị trường nước bạn và các nước khác nhập vào Do vậy, nhân tố khoahọc công nghệ ảnh hưởng quyết định đến mức tiên thụ sản phẩm và việc đáp ứngnhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng

1.2.2.3.Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự

Hệ thống chính trị, các quan điểm chính trị, xã hội đều tác động trực tiếp đếnphạm vi lĩnh vực và đối tác kinh doanh Mặt khác xung đột giữa các quốc gia dẫnđến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự Từ đó, tạo nênrào cản hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu

1.3.Incoterms 2000

1.3.1.Vai trò của incoterms

Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mạiđược áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên thế giới

Incoterms là ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc

tế Incoterms giúp đẩy nhanh đàm phán ký hợp đồng ngoại thương, là cơ sở xácđịnh giá cả hàng hóa mua bán

Incoterms là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại vaftranhchấp(nếu có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồngthương mại

1.3.2.Các điều kiện Incoterms 2000

Gồm 13 điền kiện giao hàng mẫu, chia thành 4 nhóm: C,D,E,F

-Nhóm E (nơi đi): EXW(nơi đi) – giao tại xưởng

Trang 11

DAF(biên giới) – Giao tại biên giới

DES(cảng đến) – Giao tại tàu

DEQ(cảng đến) – Giao tại cầu cảng

DDU(điểm đế) – Giao hàng chưa nộp thuếDDP(điểm đến) – Giao hàng đã nộp thu

Trang 12

CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH CAO SU TẠI VIỆT

NAM 2.1.Thực trang xuất khẩu cao su của Việt Nam

2.1.1.Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011

Năm 2011 xuất khẩu 816,5 nghìn tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lênđến 3,2 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 35,4% về trị giá so với năm 2010,đạt 102,1% kế hoạch năm đề ra Với kết quả đó, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo Theo dự báotrước đó của Hiệp hội Cao su Việt Nam, mức giá trị này có thể sẽ đạt tới 3,7 tỷUSD, nếu giá xuất khẩu cao su không giảm sâu trong những tháng cuối năm2011

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu cao su sang 25 thị trường trên thế giới TrungQuốc, Ấn Độ, Malaixia, Đài Loan, Đức… là những thị trường chính nhập khẩucao su của Việt Nam trong năm Trong đó,Trung quốc là thị trường chính, chiếm61,4% thị phần, với 501,5 nghìn tấn, trị giá 1,9 tỷ USD Kế đến là Ấn Độ, với29,6 nghìn tấn, trị giá 109,1 triệu USD

2.1.2.Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2012

Riêng tháng 6, xuất khẩu cao su đạt 70 ngàn tấn, giá trị đạt 220 triệu USD.Cũng theo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình tiêu thụ cao su 6tháng đầu năm rất khả quan So với cùng kỳ năm 2011 lượng cao su xuất khẩu ởnhiều thị trường lớn tăng mạnh

Cụ thể, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc 5 tháng đầu năm đạt 188,9 nghìntấn, tăng 31,2% so với cùng kỳ Xuất khẩu vào Malaysia đạt 50,49 nghìn tấn, gấp3,2 lần so với cùng kỳ Ấn Độ đạt 13,27 nghìn tấn, gấp 6,5 lần, theo Hải quanViệt Nam

Trang 13

Tuy nhiên, do giá cao su thế giới đang xuống thấp nên dù lượng xuất khẩutăng mạnh nhưng giá trị xuất khẩu cao su lại giảm Giá xuất khẩu cao su trungbình 5 tháng đầu năm đạt 3.037 USD/tấn, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong tháng cuối của năm 2012 xuất khẩu cao su đã tăng tới 29,6% về lượng

và 25,6% về trị giá so với tháng 11/2012; tương ứng đạt 117.406 tấn và trị giá308,18 triệu USD

Tính chung trong năm 2012, xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt 1,02 triệu tấn và trịgiá 2,85 tỷ USD, tăng 25,3% về lượng nhưng giảm 11,6% về giá trị so với năm

2011 Với lượng xuất khẩu này, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cao su tựnhiên lớn thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Indonesia Tuy nhiên, do giá xuất khẩucao su giảm khá mạnh trong năm nên kim ngạch xuất khẩu thấp hơn mức 3,23 tỷUSD của năm 2011 nhưng vẫn cao hơn mức 2,4 tỷ USD của năm 2010

Giá cao su xuất khẩu trung bình năm 2012 đạt 2.794 USD/tấn, giảm 29,44%

so với cùng kỳ năm 2011 Từ đầu năm 2012 đến nay giá cao su biến động mạnh,tăng lên trong mùa khô khi cây cao su được ngưng cạo mủ và giảm dần khinguồn cung dồi dào do cao su được khai thác trở lại trong mùa mưa

Bên cạnh ảnh hưởng của thời vụ hàng năm, giá cao su còn chịu tác động khinhu cầu tăng chậm hơn so với nguồn cung Năm 2012, nhiều nước trên thế giới

đã đưa ra các chính sách nhằm kích cầu Qua đó, lượng cao su tiêu thụ toàn cầu

đã tăng lên nhưng do những nền kinh tế chính như Châu Âu, Mỹ, Nhật và TrungQuốc vẫn gặp nhiều khó khăn nên lượng tiêu thụ không tăng cao Trong khi đó,sản lượng cung cấp lại tăng nhanh đã tạo áp lực làm giảm giá Ngoài ra, giá dầuthô giảm tác động đến giá cao su tổng hợp từ dầu thô cũng ảnh hưởng đến giácao su thiên nhiên vì khả năng thay thế nhau của hai loại cao su này

Trong năm 2012, Trung Quốc, Malaixia và Ấn Độ là ba thị trường nhập khẩucao su chính từ Việt Nam; trong đó xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tuy vẫnchiếm vị trí dẫn đầu nhưng giảm 1,76% về lượng và 31,54% về trị giá so với năm2011; ngược lại xuất khẩu sang Malaixia tăng 246,28% về lượng và 145,89% vềtrị giá, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 166,32% về lượng và 93,83% về trị giá

Trang 14

Do giá xuất khẩu giảm nên đa số xuất khẩu cao su sang các thị trường còn lạiđều tăng về lượng nhưng giảm về trị giá so với năm 2011, như xuất khẩu sangHàn Quốc tăng 20,96% về lượng, giảm 13,68% về trị giá; xuất khẩu sang ĐàiLoan tăng 13,29% về lượng, giảm 18,68% về trị giá.(Xem phụ lục 1)

2.1.3.Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2013

Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng lượng cao su xuấtkhẩu của Việt Nam đạt 726.453 tấn, trị giá 1.722.716.672 USD.Trung Quốc vẫn

là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, đạt 324.545 tấn, trị giá741.152.626 USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳnăm trước, chiếm 43% tổng trị giá xuất khẩu;

Tiếp đến là thị trường Malaysia chiếm 21,3%, tăng 14,2% về lượng, nhưnggiảm 7% về trị giá; đứng thứ ba là thị trường Ấn Độ, chiếm 9%, tăng 48,9% vềlượng và tăng 21% về trị giá so so với cùng kỳ năm trước Ba thị trường trênchiếm 73,7% tổng trị giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm2013

Hiện cao su Việt Nam đứng thứ 12 trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhấtcủa Việt Nam sau điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện; giày dép các loại; hàng dệt may; dầu thô; hàng thủy sản; gỗ và sảnphẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; gạo; cà phê Trong 9 tháng đầu năm,sản phẩm từ cao su do các doanh nghiệp nước ta xuất khẩu đạt trị giá 280,6 triệuUSD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước

(Xem thêm phụ lục 2)

2.1.4.Dự báo về xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2014

Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm sẽ giảm43,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 215 triệu USD, Bộ cho biết trongmột báo cáo hàng tháng

Giá cao su kỳ hạn hợp đồng benchmark giảm xuống mức thấp 18 tháng vàođầu tháng này

Trang 15

Thái Lan, Indonesia và Malaysia chiếm hơn 70% trong tổng sản lượng cao su tựnhiên toàn cầu, ba nước này đang được xem xét có nên hạn chế xuất khẩu, giảmkhai thác hoặc mua từ những người nông dân trong một nỗ lực hỗ trợ giá.

Trong năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam tăng khoảng 8% so với cùng

kỳ năm trước đó, lên 950.000 tấn, và là nước sản xuất cao su lớn thứ ba thế giớisau Thái Lan và Indonesia

Giữa năm 2011 và năm 2013, sản lượng cao su Việt Nam tăng 20%, dựa vào

số liệu của chính phủ, một phần do những người trồng sử dụng các loại giống cao

su cho năng suất cao

Trung Quốc đã mua khoảng 60% xuất khẩu cao su của Việt Nam Các kháchmua chủ yếu khác bao gồm Malaysia, Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc, Bộ nông nghiệpcho biết

2.1.5.Đối thủ cạnh tranh xuất khẩu cao su với Việt Nam

Đối thủ cạnh tranh chính của cao su Việt Nam là các nước trong khu vực như:Thái Lan, Indonexia đều là những nước xuất khẩu cao su vượt bậc Chủng loạicao su của những nước này phủ hợp với nhu cầu thế giới do các nước này đầu tưrất mạnh vào công nghiệp chế biến cao su

Sản phẩm cao su của Thái Lan, Indonexia hầu hết đã có mặt ở các thị trường.Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ là những nước có nhu cầu về cao surất lớn nên ngành cao su của các nước trên đã được nhà nước chú trọng và quantâm rất lâu nên lộ trình mở rộng thị trường rất hiệu quả bởi có sự phối hợp chặtchẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và các nhà sản xuất

Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình quản lý, phối hợp giữa nhà nước vớicác nhà sản xuất để nâng cao về vấn đề sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nướcngoài

Ngày đăng: 09/04/2014, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w