1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

24 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 219,5 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 3

1 Sản xuất là gì? 3

1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm) 3

1.2 Hàm sản xuất 3

2 Năng suất biên và năng suất trung bình 4

2.1 Năng suất biên (MP) 4

2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần 4

2.3 Năng suất trung bình (AP) 5

2.4 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng 5

3 Đường đẳng lượng 5

3.1 Đường đẳng lượng 5

3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) 6

3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP) 6

4 Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng 6

4.1 Hàm sản xuất tuyến tính 6

4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định 7

4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS 7

5 Hiệu suất theo quy mô 7

6 Đường đẳng phí 9

7 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí 9

7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng 9

7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 10

1 Tổng quan về lao động - việc làm 10

1.1 Về dân số và lao động 10

1.2 Về chất lượng lao động 10

1.3 Về tình trạng việc làm 11

1.4 Vấn đề thất nghiệp 13

1.5 Vấn đề di cư lao động 14

Trang 2

1.6 Về xuất khẩu lao động 14

2 Thực trạng lao động ở nước ta hiện nay 14

3 Những vấn đề đặt ra về lao động, việc làm và hướng giải quyết 17

4 Tác động của WTO đối với việc làm tại Việt Nam 19

5 Những khó khăn của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động 20

KẾT LUẬN 21

Trang 3

MỞ ĐẦU

Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một đất nước cũngnhư của một địa phương, thành hay bại thường xuất phát từ một số yếu tố cơ bảnnhư: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động Trong các yếu tố cơ bảnquan trọng này thì việc quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đó chính là nhân tốcon người Nếu trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp thì tài nguyên, vốn

và công nghệ cũng sẽ trở thành lãng phí và tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi phải có đội ngũlao động kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao Ở nước ta lực lượnglao động khá dồi dào, có trình độ học vấn căn bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghềnghiệp và nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng để được tham giavào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, kể cả tham gia xuất khẩu laođộng và người lao động hầu hết họ đều cần cù, chịu khó làm việc, có ý thức họchỏi và chấp hành nội quy, chấp hành luật pháp khá nghiêm túc Đây chính là nguồnlực ban đầu cần thiết cho những quyết định đầu tư trong nước cũng như kêu gọihợp tác đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế Nhưng để nguồnnhân lực đó trở thành nội lực thực sự mạnh cho việc gọi vốn, thu hút công nghệ,khai thác tiềm năng thiên nhiên thì phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo nghềnghiệp cho người lao động Vì hiện nay trình độ qua đào tạo lành nghề ở nước tacòn thấp như vậy thì khó có thể tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng vốn, công nghệ

và khai thác tiềm năng, càng khó khăn để cạnh tranh về chất lượng hàng hóa vàcàng khó cho việc giải quyết việc làm

Mỗi năm nước ta khoảng có 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổsung vào lực lượng lao động của đất nước Thế nhưng số lượng lao động thì được

bổ sung mà chất lượng thì lại hạn chế Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn,chưa qua học nghề bài bản, thiếu tác phong công nghiệp,…, nên nhiều doanhnghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lại không tuyển được hoặc tuyển dụngrồi mà chưa hài lòng về chất lượng Mặc khác, hiện nay Việt Nam chính thức đãgia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và sẽ mở cửa thị trường rộng rãitrong nhiều lĩnh vực Đối với lao động Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 25%trong số 42 triệu lao động qua đào tạo; khoảng 80% thanh niên (18 – 23 tuổi) bướcvào thị trường lao động chưa qua đào tạo nghề; dư thừa lao động phổ thông, thiếulao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộhành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao, cán bộ khoa học và công nghệ có trình

độ cao Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với 5,78/10của Trung Quốc và 4,04/10 của Thái Lan, đây là những thách thức đối với nguồnnhân lực Việt Nam Bên cạnh đó gia nhập WTO đồng nghĩa việc Việt Nam gianhập chuỗi phân công lao động toàn cầu Do có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và giánhân công rẻ, trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi thế so sánh về việc làm ở các lĩnhvực sử dụng nhiều lao động Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ thì sẽkhông thể biến thế mạnh đó thành cơ hội Ngoài ra yếu tố lao động rẻ chỉ có lợi thếđối những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, không là lợi thế đối với nhữngngành kinh tế sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn

Trang 4

Đối với doanh nghiệp, gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Namphải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năngsuất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động Sức

ép sẽ ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh Việc phát triểnnguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu Các chủ doanhnghiệp đều cảm nhận được rằng, nền kinh tế ngày càng phát triển quá trình hộinhập quốc tế ngày càng rộng mở thì việc thu hút nhân lực có trình độ càng cạnhtranh gay gắt nhất là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO nhữngtập đoàn quốc gia với lợi thế cạnh tranh về chính sách đãi ngộ, sẽ thúc đẩy cácdoanh nghiệp trong nước vào chỗ khó khăn hơn, phải đương đầu với cuộc chiếngiành giật nhân tài

Trước những cơ hội và những khó khăn như hiện nay về nguồn nhân lực thìvấn đề đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động là tráchnhiệm không chỉ của Nhà nước, của xã hội mà còn là của chính bản thân người laođộng Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình độ khoa học kỹthuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đường tiến mạnhlên công nghiệp hóa hiện đại hóa Để giành được mục tiêu đó, có lẽ một trongnhững việc phải được ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực trong đó cầnthiết phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người laođộng, xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình pháttriển kinh tế xã hội

Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là đầu tư cho pháttriển, một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và cho lâu dài về sau

Có thể nói, trình độ lao động hay chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố quyếtđịnh nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội

Trang 5

1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm)

Yếu tố đầu vào (hay còn gọi là yếu tố sản xuất) là các loại hàng hoá - dịch vụđược dùng để sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ khác Yếu tố đầu vào bao gồm laođộng, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng hàng hoá vàdịch vụ là những yếu tố đầu ra (hay sản phẩm) của quá trình sản xuất Yếu tố đầu

ra được đo lường bởi sản lượng

Mỗi yếu tố sản xuất cụ thể sẽ cần những yếu tố đầu vào riêng Vì vậy, đểnghiên cứu một quá trình sản xuất tổng quát, các nhà kinh tế chia các yếu tố đầuvào theo tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất thành lao động và vốn.1.2 Hàm sản xuất

Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm (sảnlượng) của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất Hàm sản xuất củamột loại sản phẩm nào đó cho biết sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q)

có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau giữa vốn (K) vàlao động (L) ứng với một trình độ công nghệ nhất định trong một khoảng thời giannào đó

Hàm sản xuất thông thường được viết như sau:

là hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa là  0

Hàm sản xuất áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định Một hàm số f cụthể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ nhất định Khi công nghệ được cảitiến thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và sản lượng sẽ lớn hơn với cùng số lượng cácyếu tố như trước hay thậm chí ít hơn

* Hàm sản xuất và vấn đề học thông qua trải nghiệm

Trang 6

Hàm sản xuất chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sản lượng không chỉ phụ thuộc vào yếu tốđầu vào mà còn phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm có được thông qua quátrình sản xuất Kinh nghiệm thu thập được của một doanh nghiệp cũng là một yếu

tố quyết định sản lượng cùng với số lượng các yếu tố đầu vào

Với quan điểm trên thì hàm sản xuất được điều chỉnh để biểu thị ảnh hưởngcủa học thông qua thực hành thành: qfK,L,q, trong đó qlà sản lượngtích luỹ trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp, với   0

q

q

Đối vớihàm sản xuất này, lịch sử sản xuất của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng

2 Năng suất biên và năng suất trung bình

2.1 Năng suất biên (MP)

Năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó (vốn hay lao động) là lượngsản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất

đó, nếu các yếu tố khác là không đổi Như vậy, năng suất biên của vốn và lao độnglần lượt là đạo hàm riêng của sản lượng (q) theo số lượng vốn (K) và số lượng laođộng (L):

K

K

q K

Trong đó: MPK và MPL lần lượt là năng suất biên của vốn và lao động

Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo hàmriêng của hàm số tổng sản lượng (hay hàm sản xuất) theo số lượng yếu tố sản xuất

đó Về mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đồ thị hàm sản xuất (hay đườngtổng sản lượng) tại từng điểm của đồ thị

2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần

Quy luật năng suất biên giảm dần: Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăngdần trong khi số lượng các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ tăngnhanh dần (nghĩa là năng suất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng lớn) Tuynhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn (nghĩa là năngsuất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng nhỏ nhưng vẫn còn dương) Nếu tiếptục gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức tối đa(năng suất biên bằng không) và sau đó sẽ sút giảm (năng suất biên ngày càng nhỏ

và mang giá trị âm)

Đứng trên phương diện toán học, quy luật năng suất biên giảm dần tương ứngvới giả định là đạo hàm riêng bậc hai của hàm sản xuất là âm

0 2

MP

Trong phân tích sản xuất, ta giả định rằng chất lượng của từng đơn vị của mộtyếu tố sản xuất nào đó là như nhau Năng suất biên giảm dần là kết quả của việchạn chế sử dụng các đầu vào cố định khác Quy luật năng suất biên giảm dần tác

Trang 7

động đến hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tốsản xuất để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận.

2.3 Năng suất trung bình (AP)

Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào đó được tính bằng cách lấytổng sản lượng chia cho số lượng yếu tố sản xuất đó

Công thức tính năng suất trung bình: AP LL qAP KK q , trong đó: APL và

APK lần lượt là năng suất trung bình của lao động và của vốn

Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất giảm xuống khi năng suất biênthấp hơn năng suất trung bình và ngược lại năng suất trung tăng lên khi năng suấtbiên lớn hơn năng suất trung bình

2.4 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng

Mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng được quyết định bởicông nghệ sản xuất Hay nói cách khác, công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất

ra hàng hoá - dịch vụ Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa họcmới được áp dụng vào sản xuất Công nghệ tiến bộ sẽ giúp sử dụng tài nguyên hiệuquả hơn Điều này có nghĩa là công nghệ mới có thể giúp sản xuất ra nhiều sảnphẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn Vớicông nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạtnăng suất cao hơn Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế Vìvậy, công nghệ sản xuất thường được xem như là một yếu tố phản ánh trình độphát triển của nền kinh tế về phương diện sản xuất

K,Lq0

0, L

q g

K 

Các đặc điểm của đường đẳng lượng:

- Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đường đẳnglượng sẽ cho ra một mức sản lượng như nhau

- Tất cả những phối hợp về mặt số lượng của vốn và lao động nằm trên đườngđẳng lượng phía trên (phía dưới) mang lại mức sản lượng cao hơn (thấp hơn)

- Đường đẳng lượng dốc xuống về hướng bên phải và lồi về phía gốc toạ độ

- Những đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau

Trang 8

Trên một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đường đẳng lượng tuỳ theo sảnlượng Các nhà sản xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùngmột sản lượng nhưng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp nhất khi xét đến yếu tố giácủa các đầu vào.

3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)

Khi di chuyển dọc trên một đường đẳng lượng, ta thấy có sự thay thế giữa cácyếu tố sản xuất để tạo ra một sản lượng không đổi Để đo lường mức độ thay thếgiữa vốn và lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) Tỷ lệthay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăngthêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng

Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên:

0

q q LchoK

dL

dK L

K MRTS

Trong đó: MRTSL cho K là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn

Ký hiệu q = q0 cho ta thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế biên được thực hiện trênđường đẳng lượng q0 Dấu (-) trong đẳng thức giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ thuật biênluôn có giá trị dương Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết độ lớn của sựthay thế giữa vốn và lao động Căn cứ vào công thức này ta có thể thấy nghịch dấuvới độ dốc của đường đẳng lượng tại một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹthuật biên của lao động cho vốn tại điểm đó Đó là vì q0 = f(K, L) nên có thể suy raphương trình đường đẳng lượng là K = g(q0, L) Do đó:

dL

dK MRTS   hay chính lànghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng

3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên(MP)

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan hệ chặt chẽ với năng suất biên của laođộng và vốn

Khi giảm sử dụng yếu tố đầu vào K một số lượng dK, sản lượng giảm đi mộtlượng tương ứng là dK x MPK Để cho sản lượng không đổi, lượng giảm sút nàycủa sản lượng sẽ phải được bù đắp bằng cách sử dụng thêm yếu tố đầu vào L mộtlượng là dL thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng là dL x MPL Do đó ta có:

-dK x MPK = dL x MPL => MRTS

dL

dK MP

4 Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng

4.1 Hàm sản xuất tuyến tính

bL aK

q  a, b 0 Với hàm sản xuất này, khi vốn hay lao động tăng thêmmột đơn vị thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng tương ứng là a hay b đơn vị Do

Trang 9

vậy, năng suất biên của vốn và lao động lần lượt là các hệ số a và b Năng suất biêncủa vốn và lao động không thay đổi khi số vốn và lao động được sử dụng tăngthêm Do đó, đường biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và số lượng các đầu vào(vốn và lao động) là các đường thẳng dốc lên với độ dốc là a hay b.

Do phương trình của đường đẳng lượng ứng với hàm sản xuất tuyến tính là:

bL aK

a

b a

- Khi aK = bL thì cả hai yếu tố K và L được sử dụng một cách hợp lý nhất vìkhông có hiện tượng dư thừa vốn hay lao động Khi đó K La b Đẳng thức này xảy

ra tại các điểm ở góc của đường đẳng lượng

Với hàm sản xuất này, vốn và lao động phải được sử dụng với một tỷ lệ nhấtđịnh vì chúng không thể thay thế cho nhau Mỗi một mức sản lượng đòi hỏi mộtphương án kết hợp đặc biệt giữa vốn và lao động Trong trường hợp này, ta khôngthể tạo thêm sản lượng nếu như không đưa thêm vào cả vốn và lao động theo một

5 Hiệu suất theo quy mô

Các nhà kinh tế đo lường tác động của sự thay đổi của số lượng yếu tố đầuvào đến sản lượng thông qua khái niệm hiệu suất theo quy mô Adam Smith lưu ýrằng khi số lượng các yếu tố đầu vào cùng tăng lên, thì sẽ xuất hiện việc phân cônglao động và chuyên môn hoá Điều này làm tăng tình hiệu quả của sản xuất Kếtquả sản lượng sẽ tăng nhiều hơn gấp đôi Tuy nhiên, tăng gấp đôi số lượng yếu tố

Trang 10

đầu vào thì việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn nên hiệu quả của sản xuất sẽ giảmđi.

Sự thay đổi của sản lượng khi số lượng các yếu tố đầu vào đồng loạt tăng lênvới cùng một tỷ lệ Giả sử hàm sản xuất có dạng q = f(K,L) và số lượng hai yếu tốđầu vào được nhân với một số nguyên dương m>1 Khi đó, ta phân loại hiệu suấttheo quy mô của hàm sản xuất này như sau:

- Nếu sản lượng tăng nhiều hơn m lần, ta nói sản xuất có hiệu suất theo quy

* Mối quan hệ giữa hiệu suất quy mô và năng suất trung bình:

Xem xét sự thay đổi của năng suất lao động trung bình (APL) khi tăng sốlượng các yếu tố đầu vào của các hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô khácnhau

Ta có công thức tính năng suất trung bình:  

L

L K f L

q

AP L   , Khi tăng vốn vàlao động lên m lần, thì năng suất lao động trung bình trở thành:

mL

mL mK f

L

q

 Khi đó ta có các trường hợp sau:

- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng thì: f(mK, mL) > mf(K, L)

- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm thì: f(mK, mL) < mf(K, L)

Do đó AP/

L < APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng suấtlao động trung bình sẽ giảm xuống Điều này có thể làm tăng chi phí để sản xuất ramột đvsp

Trang 11

6 Đường đẳng phí

Giả sử một doanh nghiệp dùng một số tiền nào đó, được gọi là tổng chi phí vàđược ký hiệu là TC - để mua hay thuê vốn và lao động cho sản xuất.Nếu đơn giávốn là v và đơn giá của lao động là w thì doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu vốn

và lao động? Đường đẳng phí sẽ giúp trả lời câu hỏi này

Đường đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau của số lượng lao động (L) vàvốn (K) có thể mua được bằng một số tiền (tổng chi phí) nhất định ứng với nhữngmức giá nhất định

Phương trình đường đẳng phí có dạng: TC = vK + wL, trong đó TC là tổngchi phí, v là đơn giá vốn, w là đơn giá lao động, vK là chi phí cho vốn, wL là chiphí cho lao động Phương trình này cho biết tổng chi phí cho vốn (vK) và cho laođộng (wL) phải bằng với tổng chi phí (TC)

Sự đánh đổi giữa vốn và lao động được biểu diễn bằng độ dốc của đườngđẳng phí Nếu gọi S là độ dốc của đường đẳng phí, ta có thể viết:

v

w w TC

v TC

7 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí

7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng

Nếu người tiêu dùng muốn tối đa hoá hữu dụng trong điều kiện ràng buộc củathu nhập khả dụng thì nhà sản xuất cũng muốn tối đa hoá sản lượng trong điều kiệnràng buộc của chi phí Doanh nghiệp thường muốn đạt được sản lượng tối đa vớichi phí nhất định

Để tối đa hoá sản lượng doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp vốn và lao động màtại đó sử dụng hết số tiền TC sẳn có và tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng với tỷ giácủa lao động và vốn

7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất

Một cách khác để tối đa hoá lợi nhuận là tìm kiếm cách thức sản xuất ra mộtmức sản lượng nhất định với chi phí thấp nhất Đó là vì giảm một đồng chi phí cónghĩa là tăng một đồng lợi nhuận, nếu doanh thu không đổi Do đó, sản xuất vớichi phí thấp sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp

Để tối thiểu hoá chi phí sản xuất để sản xuất ra một sản lượng nhất định nào

đó, nhà sản xuất sẽ chọn sản xuất tại điểm mà tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (giữa laođộng và vốn) bằng với tỷ lệ đơn giá lao động và đơn giá vốn

Công thức thể hiện nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí:

v

w MP

MP MTRS

Trang 12

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Tổng quan về lao động - việc làm

1.1 Về dân số và lao động

Nước ta có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số bình quân tương đối cao.Dân số cả nước năm 2000 là 77.635,4 nghìn người, đến năm 2005 là 83.119,9nghìn người Như vậy trong 5 năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệungười Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo chiều hướngtích cực, song còn chậm Tỷ trọng dân số thành thị tăng từ 24,22% năm 2000 lên26,75% năm 2005 Dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, năm 2005 có73,25% dân số ở nông thôn Do dân số tăng nhanh nên hàng năm lực lượng laođộng đã được bổ sung với một số lượng đáng kể, nhất là ở khu vực nông thôn.Năm 2005, lực lượng lao động (LLLĐ) của cả nước là 44.382,1 nghìn người, tănggần 1,13 triệu người so với năm 2004, và chiếm 53% dân số LLLĐ dồi dào là mộtlợi thế rất lớn của nước ta, song đây cũng là một thách thức trong vấn đề giải quyếtviệc làm Hơn nữa, tỷ lệ lao động ở thành thị có tăng, song lực lượng lao động ởnông thôn còn quá lớn Năm 2005 lực lượng lao động ở nông thôn là 33.313,9nghìn người, chiếm 75,1% LLLĐ của cả nước Đây là sự bất hợp lý trong cơ cấulao động ở nước ta hiện nay và là vấn đề hết sức cấp bách về giải quyết việc làmcho lao động nông thôn

Cơ cấu dân số phân chia theo giới tính không có biến đổi lớn Trong khoảng

10 năm trở lại đây, tỷ lệ nam giới chiếm khoảng trên 49%, nữ giới chiếm khoảnggần 51% Lực lượng lao động là nam giới trong thực tế có xu hướng tăng: năm

2004 lao động nam có 22.065,2 nghìn người, chiếm 51%, lao động nữ có 21.190,1nghìn người, chiếm 49,0% Năm 2005, lao động nam có 22.573,8 nghìn người,chiếm 51,26%, lao động nữ có 21.631,2 nghìn người, chiếm 48,74% Như vậy tỷtrọng lao động nữ trong tổng lực lượng lao động đang có xu hướng giảm

1.2 Về chất lượng lao động

Ở nước ta, chất lượng lao động của LLLĐ tuy đã có bước chuyển biến đáng

kể do có sự cải cách và tăng cường đầu tư trong công tác giáo dục, đào tạo, dạynghề, song nhìn chung còn thấp, chưa thể đáp ứng tốt và kịp thời những yêu cầucủa công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập Chất lượng lao động được thể hiện ởmột số mặt sau:

+ Về trình độ học vấn: Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã

thực sự đem lại những chuyển biến về trình độ học vấn trong cộng đồng người dân,đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt độngđào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho LLLĐ ở nước ta hiện nay Xét vềtổng thể thì trình độ học vấn của LLLĐ đã được nâng cao hơn, tỷ lệ lao động tốtnghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tăng đáng kể Tỷ lệ lao động tốtnghiệp trung học phổ thông đã tăng từ 17,23% năm 2000 lên 21,2% năm 2005.Tuy nhiên, tỷ lệ lao động biết chữ nhưng mới đạt trình độ tiểu học và dưới tiểu học

Ngày đăng: 08/04/2014, 21:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 1. Số người đủ 15 tuỏi trở lên có việc làm thường xuyên - THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
BẢNG 1. Số người đủ 15 tuỏi trở lên có việc làm thường xuyên (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w