báo cáo thực tập tổng hợp công ty BIOFOCUS

19 525 1
báo cáo thực tập tổng hợp công ty BIOFOCUS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên kinh tế, đặc biệt là sinh viên năm cuối

1 Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Ban kiểm soát PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - CÔNG NGHỆ SINH HỌC BIOFOCUS 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Dược – công nghệ sinh học BIOFOCUS • Địa chỉ: Số 54 Tây Hồ - Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội, Việt Nam. • Số điện thoại: 0437186362 • Số đăng kí kinh doanh: 0104580965 • Ngày thành lập: 10/4/2010 • Người đại diện: BÙI QUỐC TOẢN • Ngành nghề kinh doanh: Dược phẩm, thực phẩm chức năng, công nghệ sinh học. Các mốc phát triển chính: • Năm 2011, Công ty CP dược – công nghệ sinh học Biofocus là hội viên chính thức của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, có hơn 20 nhà phân phối chính thức. • Năm 2012, gia tăng số lượng lên 45 nhà phân phối chính. • Năm 2013, Smart Canxi Nano đạt danh hiệu Sản phẩm – Dịch vụ uy tín chất lượng do người tiêu dùng bình chọn 2013. 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, với tổng số cán bộ, công nhân viên là hơn 400 người. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức chung. (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) 2 Phòng kinh doanh Giám đốc kinh doanh Bộ phận bán hàng Bộ phận nghiên cứu thị trường Bộ phận PR Phòng kinh doanh: phụ trách kinh doanh, phân phối sản phẩm của công ty, quan hệ khách hàng, mở rộng thị trường, lên kế hoạch thực hiện các chương trình quảng cáo, sự kiện, chính sách giá, xúc tiến, marketing online Chiếm số lượng lớn về cán bộ công nhân viên là gần 200 người: số nhân lực có trình độ đại học là 65 người, số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh là 17 người. • Đứng đầu là giám đốc kinh doanh trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của phòng kinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, có kinh nghiệm trong ngành 7 năm, kinh nghiệm quản lý nhân sự, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và Hội đồng quản trị về hoạt động và hiệu quả của phòng kinh doanh. • Tiếp đến là giám đốc và giám sát kinh doanh khu vực (gồm: miền Bắc, miền Trung và miền Nam). Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm chuyên môn, 2 năm kinh nghiệm quản lý nhân sự, phụ trách hoạt động kinh doanh tại các khu vực riêng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc kinh doanh và Ban giám đốc về hoạt động và hiệu quả tại khu vực mình quản lý. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh. (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) • Bộ phận bán hàng: chịu trách nhiệm quản lý việc đặt hàng, thiết lập quan hệ với kênh phân phối, mở rộng thị trường khách hàng trực tiếp mua sản phẩm. • Bộ phận nghiên cứu thị trường: chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, đối thủ, tìm kiếm khách hàng mới. 3 • Bộ phận PR: chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thực hiện các chương trình, sự kiện, quảng cáo phù hợp với từng khu vực, nhằm năng cao vị thế thương hiệu sản phảm và công ty. 1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty: Công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng với chất lượng tốt nhất. Các sản phẩm chủ yếu như: Sữa Non Smart PLUS1, Sữa non Smart Colostrum New, Cốm bổ não Tuệ Tĩnh, Cốm Smart Canxi NaNo, Vạn Xuân Bio, Tima Bio, Betes Bio, Bổ gan Bolimax, Cốm vi sinh Bio Focus, Cốm Smart For Old, Cốm Smart For Mama. Đây là những sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty, đặc biệt là sản phẩm sữa non Smart. 1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua: Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Doanh thu 301.46 357.55 446.04 18.61% 56.09 24.74% 88.49 Chi phí 297.5 351.67 437.89 18.21% 54.17 24.51% 86.22 LNTT 3.96 5.88 8.15 48.48% 1.92 38.61% 2.27 LNST 2.85 4.23 5.87 48.42% 1.38 38.77% 1.64 Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của công ty. (Đơn vị tính: tỷ VNĐ) (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây, ta thấy năm 2012 là năm công ty mở rộng thị trường hoạt động và tăng cường mối quan hệ với các đối tác, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ nhờ đó mà doanh thu tăng 18.61% tương ứng với 56.09 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy nhiên chi phí tăng nhiều hơn chiếm 18.21% tương ứng 54.17 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 1.92 tỷ đồng. Năm 2013 doanh thu tăng nhanh do doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh khâu bán hàng và chính sách tín dụng. Doanh thu của năm 2013 so với năm 2012 tăng 24.7% tương ứng lượng doanh thu là 88.49 tỷ đồng. Kèm theo doanh thu là chi phí tăng 24.51% tương ứng 86.22 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng tăng 1.64 tỷ đồng nhưng mức tăng không bằng năm 2012. Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế …đều tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ công ty có trình độ quản lý tốt, hoạt động doanh nghiệp ngày càng phát triển. 4 PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 2.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty: 2.1.1 Đặc điểm ngành công nghiệp thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng là các loại thực phẩm nhằm cung cấp cho con người những lượng vi chất để hoàn thiện và tăng cường sức khỏe với các chức năng khác nhau. Về cơ bản, các loại thực phẩm này có thể không mang nhiều về giá trị dinh dưỡng mà mang các yếu tố bổ sung. Loại sản phẩm này có một bước phát triển vượt bậc; và ngày nay đã tạo thành một ngành công nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Theo nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, ước tính thị trường toàn cầu của ngành công nghiệp thực phẩm chức năng sẽ đạt 176,7 tỷ USD vào năm 2013. Dưới sự phát triển mạnh mẽ này, thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với xu thế quay về với các hợp chất thiên nhiên, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền phương Đông, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các loại Thực phẩm chức năng - một lĩnh vực có nhiều triển vọng. Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây, thực phẩm chức năng ở Việt Nam phát triển với số lượng nhiều, mức tiêu thụ tăng lên nhanh chóng. Từ chỗ chỉ có khoảng trên 30 loại sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu vào thị trường, đến nay đã có gần 10.000 sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, trong đó nhập khẩu chiếm gần 40%. Số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng đang tăng mạnh mẽ. Cả nước hiện có khoảng gần 1.800 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, mỗi năm tăng nhiều hơn, với các kênh phân phối rất đa dạng. Do đó ngành công nghiệp thực phẩm chức năng đang dần trở thành ngành kinh doanh mang tính cạnh tranh cao. 2.1.2 Đặc điểm thị trường Hà Nội: Hà Nội là một trong hai thị trường thực phẩm chức năng sôi động và có đất sống mạnh mẽ nhất tại Việt Nam ( ngoài ra còn TP. Hồ Chí Minh). Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, mức thu nhập của người dân khá và ổn định, xu hướng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe là điều tất yếu tại thị trường này. Sức cạnh tranh tại thị trường này rất lớn, 5 gần 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng được kinh doanh tại đây, với khoảng 40% là hàng ngoại nhập. Tại thị trường này, thực phẩm chức năng đa phần được những người lớn tuổi sử dụng để hỗ trợ các bệnh như mỡ máu, tiểu đường, loãng xương, mệt mỏi…các sản phẩm thường là hàng nội địa. Bên cạnh đó, có không ít phụ nữ tìm đến thực phẩm chức năng với những sản phẩm giảm béo để làm đẹp và các thực phẩm hỗ trợ sức đề kháng và dinh dưỡng cho con em mình thường là sản phẩm ngoại nhập. 2.1.3 Đặc điểm khách hàng trọng điểm: Dựa vào đặc điểm của sản phẩm kinh doanh mà BIOFOCUS xác định được tập khách hàng trọng điểm của mình là khách hàng tổ chức, chủ yếu là các trung gian thương mại bán buôn, bán lẻ, các hiệu thuốc tư nhân, siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm sữa cho trẻ em Họ thường đặt hàng với số lượng lớn, quan tâm nhiều đến giá, các chương trình khuyến mãi và mức chiết khấu của công ty. Ngoài ra còn có khách hàng cá nhân là các bà mẹ - người quan tâm nhiều nhất đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Tập khách hàng này thường mua với số lượng ít nhưng khá khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm, yêu cầu cao về chất lượng và thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm. Công ty tập trung vào sự quan tâm của các bà mẹ về sức khỏe của con mình trong độ tuổi từ 0-12 tuổi, là thời kỳ phát triển của trẻ em, yêu cầu lớn về chất dinh dưỡng. Do đó công ty luôn đề cao phương châm: “ Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi gia đình Việt Nam một cách tốt nhất bằng cách cung cấp các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin và kháng thể thiết yếu cho cơ thể ”. 2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty: 2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing của công ty: 2.2.1.1 Môi trường Kinh tế - Dân cư: Kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá ổn định, mức thu nhập của người dân tăng lên theo đó vấn đề chăm sóc sức khỏe càng được quan tâm. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực thực phẩm chức năng mới mẻ này. Theo nhiều kết quả điều tra, phần lớn những người sử dụng TPCN đều nhận biết được nguồn gốc của thành phần trong TPCN đang sử dụng. Nhưng người tiêu dùng vẫn có 6 nhiều băn khoăn khi lựa chọn mua TPCN, đó là về chất lượng sản phẩm và tính trung thực của các quảng cáo về tác dụng của loại sản phẩm này. Hiện nay dư luận đang rất quan tâm tới TPCN theo nhiều ý kiến khác nhau và câu hỏi đặt ra là có thực sự cần TPCN hay không. Điều này ảnh hưởng lớn tới hoạt động quảng cáo cũng như nghiên cứu sản phẩm của công ty. Tùy thuộc vào đặc điểm khách hàng mục tiêu mà công ty cần có các chính sách về sản phẩm và quảng cáo hợp lý để khác hàng biết tới và sử dụng, giúp họ hiểu TPCN là một giải pháp, không phải tối ưu nhưng đảm bảo sự cân bằng giữa sức khoẻ và công việc. 2.2.1.2 Môi trường Chính trị - Pháp luật: Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ TPCN, Chính Phủ đã cho ban hành các Nghị định, Bộ Y Tế đã đưa ra các thông tư yêu cầu các cơ sở kinh doanh đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh TPCN như: • Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm. • Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Đối với việc dán poster quảng cáo tại cơ sở: • Cơ sở phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định (theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật liên quan đến quảng cáo như: Luật quảng cáo ngày 21/6/2012; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo). Điều này là sự thách thức về đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty, nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện này và xúc tiến hợp lý thì công ty dễ dàng có được lòng tin và uy tín trên thị trường. 2.2.1.3 Môi trường Văn hóa - Xã hội: 7 Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã mở xu hướng hội nhập với thế giới của người Việt. Ngày nay các chất dinh dưỡng chính (đạm, đường, béo) lại trở thành vai trò phụ, còn các hoạt chất sinh học đưa vào thực phẩm lại trở thành chính yếu. Thế giới hiện đại đang quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật và cây cỏ, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc đưa các hoá chất vào cơ thể. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Cùng với việc nâng cao sự hiểu biết của người dân về TPCN và việc sử dụng chúng. Ngành công nghệ TPCN đang trở thành một lĩnh vực có nhiều triển vọng. Lợi thế này giúp việc xâm nhập vào thị trường của công ty dễ dàng hơn, không tốn quá nhiều thời gian trong việc nâng cao hiểu biết của khách hàng về TPCN. 2.2.1.4 Môi trường Tự nhiên - Công nghệ: Nhờ sự hội nhập mà Việt Nam nhanh chóng được tiếp thu các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực TPCN, cộng thêm lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng, vốn kinh nghiệm y học cổ truyền lâu đời sẽ giúp các công ty nhanh chóng đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các loại thực phẩm chức năng. Điều này giúp hạ nhiệt giá cả trên thị trường TPCN, cũng giúp công ty mở rộng thêm sang tập khách hàng có thu nhập thấp hơn. Và xúc tiến phù hợp sẽ tạo sự quan tâm đến sản phẩm Việt của công ty. 2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động marketing của công ty: 2.2.2.1 Về công ty: Là một công ty còn non trẻ trong ngành Dược phẩm Việt Nam, công ty cổ phần Dược - công nghệ sinh học BIOFOCUS còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, công nghệ sinh học. Công ty chủ yếu tập trung vào việc phân phối sản phẩm nên sự nghiên cứu để sản xuất còn yếu kém. Sự thiếu vắng của phòng Marketing làm nên việc thực hiện các chương trình về marketing-mix bị hạn chế do quá tải trong phòng kinh doanh. 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh: Với gần 1.800 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là hàng nhập khẩu, có thể nói chưa bao giờ thị trường thực phẩm chức năng bùng nổ dữ dội như hiện nay. 8 Các công ty lớn trong ngành Dược Việt Nam cũng mở rộng thêm vào lĩnh vực này như: Công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương 2, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm,… Ngoài ra còn có các công ty phân phối dược phẩm lớn như: Công ty cổ phần dược phẩm và trang thiết bị y tế Hiển Minh, công ty IN DI CO, công ty TNHH dược phẩm Ánh Dương,…và các công ty phân phối sản phẩm nhập khẩu: Công ty TNHH Hiểu Phong, công ty TNHH 1 thành viên dược phẩm trung ương 2 – CODUPHA,… 2.2.2.3 Khách hàng: Khách hàng là người tạo ra doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty BIOFOCUS thì khách hàng chủ yếu là các trung gian thương mại, bao gồm: bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng, hiệu thuốc tư nhân, cá nhân tự kinh doanh… 2.2.2.4 Trung gian marketing: Các trung gian marketing như các công ty bán buôn, bán lẻ, hệ thông của hàng, hiệu thuốc tư nhân có tính chuyên nghiệp ngày càng cao, quy mô kinh doanh ngày càng lớn, do đó sức mạnh của họ rất lớn trên thị trường. Nếu thiết lập được quan hệ tốt với các tổ chức này thì công ty có thể dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh đồng thời phân phối hàng hóa tốt hơn trên thị trường. Các công ty quảng cáo cũng đóng vai trò quan trọng giúp công ty định vị trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dùng. 2.2.2.5 Công chúng trực tiếp: Là lực lượng có thể hỗ trợ, tạo thuận lợi và khó khăn cho công ty trong việc triển khai các nỗ lực marketing đáp ứng thị trường. Các công chúng trực tiếp tác động đến hoạt động marketing của công ty thường có: • Giới tài chính: các ngân hàng, công ty đầu tư tài chính, cổ đông…trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng đảm bảo nguồn vốn của công ty. • Các phương tiện truyền thông đại chúng: sẽ đưa thông tin có lợi hoặc bất lợi cho công ty. • Các cơ quan Nhà Nước: tùy theo chức năng mà ảnh hưởng tới các khía cạnh khác nhau của hoạt động marketing như: Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Y Tế,… 9 • Các tổ chức quần chúng: là những lực lượng thường xuyên tác động đến hoạt động marketing của công ty, gồm: tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ khách hàng,… 2.3 Thực trạng marketing-mix của công ty 2.3.1 Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty: 2.3.1.1 Danh mục chủng loại và cơ cấu sản phẩm (tuyến sản phẩm) của công ty: Là một trong những công ty hàng đầu về phân phối các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, công ty cổ phần dược – công nghệ sinh học BIOFOCUS hiện đang kinh doanh 11 sản phẩm, được chia nhóm theo chức năng. STT Chủng loại, loại hàng Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) 1. Dòng sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh: • Vạn Xuân Bio, • Tima Bio, • Betes Bio, • Bổ gan Bolimax. 35.68 8% 2. Dòng sản phẩm sữa non: • Sữa non Smart Colostrum New, • Sữa Non Smart PLUS1. 169.5 35% 3. Dòng sản phẩm cốm bổ dưỡng: • Cốm smart for mama, • Cốm Smart For Old, • Cốm Smart Canxi NaNo, • Cốm vi sinh Bio Focus, • Cốm bổ não Tuệ Tĩnh. 240.86 57% Bảng 4: Bảng danh mục sản phẩm và tỷ trọng năm 2013. (Nguồn: phòng kế toán) Từ bảng trên ta thấy, chủng loại hàng hóa của công ty khá đa dạng, mức độ bao phủ thị trường lớn đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu. Sản phẩm chủ lực của công ty là dòng sản phẩm cốm bổ dưỡng chiếm 57% doanh thu, mang lại cho công ty thị phần khá lớn trên thị trường. Tuy nhiên trong dòng sản phẩm này, doanh thu chủ yếu là từ 2 loại sản phẩm là: Cốm Smart Canxi NaNo (24% tổng doanh thu) và Cốm bổ não Tuệ Tĩnh (21% tổng doanh thu). Công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển chất lượng cho hai loại sản phẩm này. 2.3.1.2 Các hoạt động biến thể chủng loại, hạn chế chủng loại của công ty: 10 [...]... trường Kênh này tiêu thụ cho công ty 25-30% tổng doanh thu • Kênh cấp 2: Công ty Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Doanh số của công ty thu được chủ yếu từ việc phân phối trong kênh này Các nhà bán buôn trên khắp các tỉnh thành cả nước tiêu thụ cho công ty từ 20-25% doanh thu Công ty đã thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn với các công ty dược tại các tỉnh thành Các công ty này thường có mạng lưới... thấy công ty đang đầu tư nhiều hơn cho lực lượng bán – lực lượng liên kết trực tiếp người tiêu dùng với công ty - Quảng cáo: hoạt động quảng cáo của công ty được thực hiện chủ yếu trên TV, qua các kênh truyền hình như: TodayTV, VTV1, VTV3 vào thời gian quảng các giữa các bộ phim buổi tối Đối tượng công ty nhắm tới là các bà mẹ trong thời gian nghỉ ngơi buổi tối Ngoài ra, công ty còn thực hiện quảng cáo. .. hiện quảng cáo qua - website của công ty, tạp chí mẹ và bé,… Marketing trực tiếp: Các hình thức công ty thực hiện là: bán hàng qua điện thoại và qua website của công ty, tập trung vào tập khách hàng cá nhân Công ty đang tăng dần ngân sách cho hoạt động này nhưng tại thời điểm hiện tại - marketing trực tiếp chưa mang lại hiệu quả cho công ty Xúc tiến bán: Một năm công ty thường tổ chức 2 lần chương trình... năng bán lẻ của công ty còn chưa cao Quan hệ công chúng: Trong những năm qua, công ty thực hiện tài trợ các hoạt động cộng đồng mang tính xã hội với phương châm “ Vì sức khỏe người Việt” Công ty xây dựng bộ phận PR riêng biệt để thực hiện hiệu quả hoạt động này Công ty có quan hệ khá tốt với giới truyền thông và là thành viên hiệp hội thực 15 phẩm chức năng Việt Nam Điều này giúp công ty nhanh chóng... chuyển từ nhà cung cấp đến công ty hầu hết do công ty đảm nhận Hàng hóa tại kho của công ty sẽ được tập hợp theo lô hàng để phân phối Công ty có nhóm vận chuyển riêng cho các nhà phân phối ở gần và hỗ trợ chi phí vận chuyển cho nhà phân phối ở xa khu vực chứa hàng Những nhà phân phối không sử dụng nhóm vận chuyển của công ty thường được chiết khấu giá để hỗ trợ đi lại 2.3.4 Thực trạng về biến số xúc tiến... quảng cáo sản phẩm cũng như thiết lập quan hệ mua bán với các cơ sở này Đối với nhà bán buôn và các công ty dược, công ty rất chú trọng vào việc khuyến khích, thúc đẩy các hợp đồng có ưu đãi lớn, hỗ trợ về mặt quảng cáo, huấn luyện đội ngũ bán hàng 2.3.3.3 Hoạt động mua hàng, dự trữ, bảo quản, vận chuyển hàng hóa của công ty: - Hoạt động mua hàng: Công ty là nhà phân phối chủ yếu các sản phẩm thực phẩm... từ phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán của công ty CP Dược – công nghệ sinh học BIOFOCUS 5 Báo cáo tổng hợp khoa Marketing trên thư viện trường 6 Các trang báo mạng như vietnamnet.vn, vids.vn,… cung cấp thông tin về ngành dược phẩm, thực phẩm chức năng 7 Luật An toàn thực phẩm, Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế, quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP... khách hàng 2.3.3 Thực trạng về biến số phân phối của công ty: 2.3.3.1 Thực trạng các kiểu kênh phân phối: Công ty cổ phần Dược - công nghệ sinh học BIOFOCUS đã từng bước xây dựng một hệ thống phân phối khá hoàn chỉnh Hiện nay công ty đang áp dụng chủ yếu là kênh trực tiếp, kênh cấp 1 và kênh cấp 2, bao gồm 54 nhà phân phối chính • 12 Kênh trực tiếp: Công ty Người tiêu dùng Trong kênh này, khách hàng cá... sách đối với hoạt động xúc tiến của công ty qua 3 năm Nhận xét: Hàng năm công ty sử dụng 3% từ doanh thu dành cho hoạt động xúc tiến thương mại Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ ngân sách cho từng công cụ xúc tiến của công ty là không giống nhau Quảng cáo luôn chiếm ngân sách lớn nhất (36.92% - năm 2013), có thể thấy điều này là hoàn toàn hợp lý với mục tiêu xúc tiến của công ty Ngân sách cho hoạt động bán hàng... lẻ, công ty yêu cầu khá cao về chất lượng lực lượng bán, đồng thời nhà bán lẻ phải cung cấp cho công ty đặc điểm mặt hàng họ bán và điều kiện kinh doanh Đối với các nhà bán buôn và công ty dược phẩm, công ty thường yêu cầu cao về quy mô, khả năng phát triển mạng lưới, khả năng chi trả cũng như uy tín của họ trên thị trường • Các biện pháp khuyến khích thành viên kênh: Đối với nhà bán lẻ, công ty sử . kinh doanh TPCN như: • Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm. • Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. công ty đang kinh doanh. - Hoạt động hạn chế: Các sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh của công ty thì hoạt động trì trệ hơn, theo báo cáo kết quả kinh doanh thì trong năm 201 1-2 012, doanh thu của mặt hàng. BIOFOCUS. 5. Báo cáo tổng hợp khoa Marketing trên thư viện trường. 6. Các trang báo mạng như vietnamnet.vn, vids.vn,… cung cấp thông tin về ngành dược phẩm, thực phẩm chức năng. 7. Luật An toàn thực

Ngày đăng: 08/04/2014, 11:15

Mục lục

  • Phần 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Dược - công nghệ sinh học BIOFOCUS

  • 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty:

  • 1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:

  • Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, với tổng số cán bộ, công nhân viên là hơn 400 người.

  • 1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:

  • 1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua:

  • 2.1 Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty:

  • 2.1.1 Đặc điểm ngành công nghiệp thực phẩm chức năng:

  • 2.1.2 Đặc điểm thị trường Hà Nội:

  • 2.1.3 Đặc điểm khách hàng trọng điểm:

  • 2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động marketing của công ty:

  • 2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing của công ty:

  • 2.2.1.1 Môi trường Kinh tế - Dân cư:

  • 2.2.1.2 Môi trường Chính trị - Pháp luật:

  • 2.2.1.3 Môi trường Văn hóa - Xã hội:

  • 2.2.1.4 Môi trường Tự nhiên - Công nghệ:

  • 2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động marketing của công ty:

  • 2.2.2.1 Về công ty:

  • 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh:

  • 2.2.2.3 Khách hàng:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan