1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện đông hải tỉnh bạc liêu

81 429 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 18,82 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC CAN THO

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH

LUAN VAN TOT NGHIEP

GIAI PHAP NANG CAO TOC DO PHAT TRIEN NGANH DIEM NGHIEP

HUYEN DONG HAI TINH BAC LIEU

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện

Trang 2

> 8 BR

Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tôi chân thành cảm ơn Quy thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian học tập và viết Luận văn này

Tôi cũng cảm ơn sâu sắc Cô La Nguyễn Thùy Dung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn tốt nghiệp

Đồng cảm ơn tất cả các anh chị phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ số liệu cho tôi trong thời gian viết Luận văn

Tơi kính chúc Q thây cô, cùng tất cả các anh chị phịng Nơng nghiệp và

phát triển nông thôn huyện Đông Hải dồi đào sức khỏe và công tác tốt

Trân trọng

Ngày 15 tháng I1 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Hồ Ngọc Quyến

Trang 3

LOI CAM DOAN

> @ RR

Toi cam doan rang dé tai này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và

kết quả phân tích trong để tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ để tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 15 tháng I1 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Hồ Ngọc Quyến

Trang 5

BAN NHAN XET LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC

Họ và tên người huéng dan: LA NGUYEN THUY DUNG

Hoc vi: Thac si

Chuyén nganh: Marketing

Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Tên học vién: HO NGQC QUYEN

Mã số sinh viên: 4073527

Chuyên ngành: Kinh Tế Học

Tên đề tài: Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

NOI DUNG NHAN XET

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 6

CHUONG 1: GIOI THIEU

1.1 DAT VAN DE NGHIEN CUU 1.2 MUC TIEU NGHIEN CUU

1.2.1 Muc tiéu chung

1.2.2 Muc tiéu cu thé

1.3 PHAM VI NGHIEN CUU

1.3.1 Không ØÏ4I: - << 5 5 9.0004 000004.05008004.050008004995088004 06.08 2 1.3.2 Thời gian

1.4 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIEN QUAN DEN DE TAI NGHIÊN CỨU

2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

CHUONG 3: GIOI THIEU VE HUYEN DONG HAI

3.1 Lịch sử hình thành huyện Đông Hải 5-55 S555 5e 21

3.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.2 Điều kiện xã hội

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH DIÊM NGHIỆP

HUYEN DONG HAI TINH BAC LIEU

4.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất diêm nghiệp huyện Đơng Hải 41

4.1.1.Phân tích tình hình biến động diện tích sản xuất muối từ 2007-2010 26

4.1.2 Phân tích tình hình biến động sản lượng muối từ 2007 - 2010

Trang 7

4.1.3 Phan tích thực trạng lao động tham gia vào hoạt động diêm nghiệp 35 4.1.4 Phần tích tỷ trọng ngành diêm nghiệp so với ngành nông nghiệp và thủy sản huyện Đơng Hải

4.1.5 Phân tích thực trạng đầu tư của tỉnh phục vụ cho hoạt động sản xuất điêm

4.2.3 Khách hàng tiêu thụ

4.3 Tốc độ phát triển của ngành diêm nghiệp của huyện Đông Hải so với ngành diêm nghiệp tỉnh Bạc Liêu

a Tý trọng về diện tích sản xuất muối của huyện Đông Hải so với diện tích sản

xuất muối của tỉnh Bạc Liêu

b Tỷ trọng về sản lượng muối của huyện Đông Hải so với sản lượng muối của

tỉnh Bạc Liêu

CHUONG 5: MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN NGANH DIEM NGIEP

HUYEN DONG HAI TINH BAC LIEU

5.1 TON TAI VA NGUYEN NHAN

5.1.1 Tôn tại

5.1.2 Nguyên nhân

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÓC ĐỘ PHÁT TRIÊN NGANH DIEM NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG HẢI TÍNH BAC LIEU

5.2.1 Tăng diện tích canh tác muối

5.2.2 Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến 5.2.3 Nâng cao trình độ tay nghề người lao động 5.2.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ

CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN 6.2 KIÊN NGHỊ

Trang 8

6.2.2 Vé phia Tinh Bac Liéu

6.2.3 Về phía Nha Nước TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MUC BIEU BANG

ma @ eR

Bảng 1.Tỷ lệ diện tích các 6 chat va 6 kết tỉnh muối ăn

Bảng 2 Diện tích sản xuất muối tỉnh Bạc Liêu năm 2006 — 2010

Bảng 3 Diện tích sản xuất muối huyện Đông Hải và Bạc Liêu năm 2007 — 06/ 2010

Bảng 5 Biến động sản lượng theo thời vụ qua các năm 2007 — 2010

Bảng 6 Lực lượng lao dộng tham gia hoạt động Diêm nghiệp 2007- 06/2010

Bảng 7 Sản lượng muối tiêu thụ muối của huyện Đông Hải từ 2007 -

Trang 10

ma @ eR

Hình 1: Sơ đồ hệ thống “Quy trình sản xuất muối” theo phương pháp truyền thống T19 111111 SH KH TH TH 9T 0 1 1 E0 0 01101 15150 0501005158075: 10 Hình 2: Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống 10

Hình 3 Kho chứa muối hột

Hình 4 Dụng cụ đo độ mặn của nước

Hình 5 Diêm dân chuẩn bị sân trước khi cho nước biển vào bờ 13 Hình 6 Nước được đưa vào ô chạt

Hình 7.Muối được kết tinh trên sân

Hình 8 Sơ đồ quy trình sản xuất theo phương pháp trải bạt

Hình 9.Sơ đồ tông thể mặt bằng quy trình sản xuất muối chất lượng cao theo công

nghệ kết tỉnh muối trên sân trải bạt Ă- 2t Sex SESESEEE+EEESESEEErererererrerees 18

Hinh 10: Vi tri dia ly tinh Bac Liéu

Hình 11 Biểu đỗ phân bồ diện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu

Hình 12: Biểu đồ biểu hiện tỷ trọng về diện tích của ngành Diêm nghiệp so với Nông nghiệp và Thủy sản năm 2007

Hình 13 Biểu đồ biểu hiện tỷ trọng về diện tích của ngành Diêm nghiệp so với Nông nghiệp và Thủy sản năm 2008

Hình 14: Biểu đồ biểu hiện tỷ trọng về diện tích của ngành Diêm nghiệp so với Nông nghiệp và Thủy sản năm 2009

Hình 15: Biểu đồ xu hướng biến động giá trăng theo từng tháng muối qua các

Trang 11

Hình 17: Biêu đô ty trọng về diện tích sản xt mi của huyện Đông Hải đôi với

điện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu từ 2007- 2010

Hình 18: Biểu đồ tỷ trọng về sản lượng muối của huyện Đông Hải đối với diện tích

sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu từ 2007- 2010

Trang 12

“Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải

tỉnh Bạc Liêu” là đề tài nghiên cứu khoa học xuất phát từ tình hình hoạt động sản

xuất và tiêu thụ muối tại huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu Hiện nay, huyện Đơng Hải

chưa có những đề tài nghiên cứu cho hoạt động diêm nghiệp, vẫn chưa có đề tài nào

tập trung nghiên cứu các phương pháp và giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành

diêm nghiệp Đề tài này đã thực hiện phân tích và đánh giá việc thay đơi diện tích,

sản lượng và tỷ trọng của ngành diêm nghiệp qua các năm Trên cơ sở đó xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất hay tiêu thụ mà ngành điêm nghiệp huyện Đông Hải ứng với tình hình biến động của thị trường hiện nay.Từ kết quả phân tích và đánh giá tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu Đề tài nghiên cứu có bố cục gồm 6 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Giới thiệu về huyện Đông Hải

Chương 4: Đánh giá tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp tỉnh Bạc Liêu

Chương 5: Một số giải pháp phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Chương 6: Kết luận và kiến nghị

Qua việc nghiên cứu tìm hiêu thực trạng sản xuât và tiêu thụ muôi của ngành

diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu, tác giả mong rằng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý kiến từ phía Quý thầy cô, Quý công ty cùng những người quan tâm đến vấn đề này, để giúp cho bài viết được hồn thiện hơn và có tính ứng dụng cao trong thực tế

Trang 13

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VÂN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Hiện nay Việt Nam có khoảng 120 xã ven biển sản xuất muối với gần 70.000 lao động, liên quan đến đời sống của 250.000 diêm dân Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000km, Theo báo cáo “Quy hoạch ngành sản xuất lưu thông muối từ 2000 - 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thì nước ta có 20

tỉnh thành làm nghề làm muối Nghề muối nước ta có từ lâu đời, quy mô nhỏ, sản

xuất thủ công phân tán, chất lượng muối thấp chưa đáp ứng được cho công nghiệp và xuất khẩu Sản lượng muối biến động theo thời tiết theo từng năm Hiện nay nước ta tồn tại song song 2 phương pháp sản xuất muối từ nước biển đó là muối phơi cát ở miền bắc (từ Huế trở ra) và muối phơi nước ở miền nam Nước ta chia ra 3 khu vực sản xuất muối ven biển đó là: Từ Huế trở ra Bắc, từ

Quảng Nam đến Ba Rịa — Vũng Tàu, từ TP Hồ Chí Minh đến Bạc Liêu có nhiều

tiềm năng về sản suất muối, đáp ứng nhu cầu trong nước và nuôi sống người làm

muối Nhưng nhiều năm qua nước ta vẫn nhập khâu muối, trong khi tài nguyên

trong nước là chưa khai thác hết và đời sống diêm dân ngày một khó khăn

Đặc thù của nghề muốỗi là phụ thuộc vào thời tiết, mức độ rủi ro cao Diện tích và sản lượng muối qua mỗi năm đều biến động Từ cuối năm 2007 trở về trước, giá muối luôn ở mức thấp dưới 500 đồng/kg với mức giá trên thu nhập của

người làm muối rất thấp, khoảng 1 triệu đồng/người/năm Từ năm 2008 trở lại

đây có rất nhiều biến động về sản lượng và giá muối Nhất là trong năm nay thời tiết nắng nóng sản lượng muối cả nước tăng mạnh, dẫn đến khó khăn trong việc tìm đầu ra cho ngành diêm nghiệp

Bạc Liêu là nơi có đồng muối lớn thứ hai ở phía Nam, chỉ sau đồng muối

Ninh Thuận, là địa phương có diện tích sản xuất muối lớn nhất đồng bằng sông

Cửu Long Huyện Đông Hải là vùng trọng điểm sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu,

năm 2010 do thời tiết thuận lợi toàn huyện có hơn 2.249 ha diện tích sản xuất muối lên đến hơn 183.809 tấn (số liệu thu thập từ phòng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn huyện Đông Hải) tập trung ở 3 xã Long Điền Đông, Long Điền

Trang 14

Tây và Điền Hải Sản lượng muối năm 2010 gấp 3 lần so với năm 2009 và cao nhất từ trước đến nay Mức cung quá lớn dẫn đến giá muối thấp, muối đen chỉ 250 đồng/kg và muối trắng chỉ 600 - 650 đồng/kg dẫn đến tình trạng tồn đọng muối

Nhìn chung ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải chưa có sự phát triển ôn định Nhận thấy được sự quan trọng trên nên tôi chọn đề tài “Giới pháp nâng

cao tốc độ phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu” làm

luận văn tốt nghiệp nhằm đạt được sự hiểu biết một cách đầy đủ hơn về vẫn đề và từ đó đề ra giải pháp để ngành diêm nghiệp của huyện được phát triển ôn định

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình hoạt động sản xuất điêm nghiệp từ đó đánh giá tốc độ tăng trưởng và đưa ra giải pháp để phát triển ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải

tỉnh Bạc Liêu

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ muối của huyện Đông Hải từ năm

2008 đến 6 tháng đầu năm 2010

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển ngành diêm nghiệp huyện

Đông Hải

- Đề ra giải pháp đề phát triển ngành điêm nghiệp huyện Đông Hải

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian

Đề tài nghiên cứu thực tế trên địa bàn huyện và phịng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

1.3.2 Thời gian

Số liệu được thu thập trên địa bàn huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu bắt đầu từ năm 2007 đến sáu tháng đầu năm 2010

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 09/09/2010 đến ngày 15/11/2010

Trang 15

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

1.4 ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Dé tai tập trung nghiên cứu và đánh giá hoạt động sản xuất, tiêu thụ của ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải tiêu biểu như sản lượng, giá, tỷ trọng của

ngành diêm nghiệp so với các ngành khác trong toàn huyện

1.5 LƯỢC KHAO TAI LIEU CO LIEN QUAN DEN DE TAI NGHIEN

CỨU

Hoạt động diêm nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu Trong khi việc đánh giá và rút ra giải pháp nhằm nâng cao tốc độ

phát triển ngành diêm nghiệp là công việc vơ cùng quan trọng, góp phần nâng

cao chất lượng cuộc sống của diêm dân, từ đó góp phần làm tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên tính đến nay, vẫn chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào thực hiện nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng củng như phát triển nhằm

định hướng và đưa ra giải pháp phát triển ôn định ngành điêm nghiệp được áp

dụng tại huyện Đông Hải

Đề tài: “Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và môi trường theo hướng phát triển bên vững trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ” (năm 2008)

của Th§ Nguyễn Văn Quang Đề tài nhằm đánh giá thực trạng phát triển công

nghiệp và mơi trường của vùng phía Nam Phân tích nguyên nhân và hệ quả của

vẫn đề mơi trường từ đó để xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp

bền vững

Bài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp tăng trưởng bên vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của PGS.TS Nguyễn Văn Trình, tạp chí phát triển kinh tế số 217, tháng 11 năm 2008 Bài nghiên cứu mô tả về tăng trưởng phát triển của các vùng kinh tế mũi nhọn

Vì vậy, qua đề tài này tác giả mong muốn có thể đào sâu phân tích, đánh giá tốc độ phát triển ngành điêm nghiệp của huyện Đông hải, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần làm nâng cao sự phát triển ngành diêm nghiệp của huyện

được ôn định

Trang 16

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tốc độ phát triển 2.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển

Khái niệm về tăng trưởng

Tăng trưởng là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng trong một thời kỳ nhất định

Sự tăng trưởng được so sánh với các năm góc kê tiêp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản

lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định

Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế tạo ra

Khái niệm tốc độ phát triển

Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm góc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khái niệm phát triển

Phát triển là một quá trình tăng tiến về mọi mặt bao hàm cả về sự tăng trưởng về quy mô sản lượng và chất lượng

Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế

trong thời gian nhất định

Phát triển kinh tế bao hàm cả sự tăng trưởng về kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng, sự tiến bộ cơ cầu kinh tế và tiến bộ xã hội

Khái niệm về diêm dân : Diêm dân được để cập trong bài được hiểu là tên gọi của những hộ có diện tích trực tiêp tham gia vào hoạt động sản xuât muôi

Trang 17

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Số tuyệt đối

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng

hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thê Số

tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính tốn các mặt cân đối, nghiên cứu

các mối quan hệ kinh tế - xã hội, là cơ sở để tính tốn các chỉ tiêu tương đối và

bình qn

- Có hai loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời

điểm

+ Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng

trong một thời kỳ nhất định

+ Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng ở một thời điểm nhất định

Số tương đối

Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu

thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai

chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau Trong hai chỉ tiêu để so sánh của

sơ tương đơi, sẽ có một con sô được chọn làm chuân đê so sánh

Số tương đối sủ dụng rộng rãi để phán ánh những đặc điểm về kết cấu,

quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phố biến của hiện tượng kinh tế - xã hội được nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định

Số tương đối gồm các loại như: Số tương đối động thái, số tương đối

kế hoạch, số tương đối kết câu, số tương đối cường độ và số tương đối không gian

Trang 18

2.1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng đầu tiên cần thiết cho công cuộc phát

triển kinh tế Muốn đây mạnh phát triển kinh tế đầu tiên phải có vốn đầu tư Đối

với một quốc gia tông số vốn vật chất tích lũy được gọi là tài sản quốc gia Tài sản quôc gia bao gôm hai bộ phận:

Bộ phận được sử dụng trực tiêp vào quá trình sản xuât được gọi là vôn

san xuat

Bộ phận không được sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất được gọi là tài sản quôc gia phi sản xuât

Vôn sản xuât bao gôm vôn cô định và vôn tôn kho

+ Vôn cô định bao gôm: Các nhà máy, công xưởng, các máy móc trang thiệt bị, các phương tiện vận tải, nhà cửa, trụ sở cơ quan, trang bị văn phòng, co

sở hạ tầng

+ Vốn tồn kho bao gồm: Nguyên vật liệu, hàng sơ chế, hàng thành phẩm chờ tiêu thụ

Lao động

Lao động là một hàng hóa đặc biệt, dịch vụ lao động cũng như những hàng hóa và dịch vụ khác được mua bắn trên thị trường lao động

Số lao động phụ thuộc vào dân số, quy mô và cơ cầu dân số quyết định Lực lượng lao động là khái niệm để đánh giá nguồn lao động ở các nước đang phát triển Lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm hoặc đang tìm việc làm Những người đang tích cực tìm việc làm được gọi là những

người thất nghiệp, đó là nguồn lao động chưa sử dụng hết

Lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội Để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội cần số lượng lao động và chất lượng lao động Số lượng lao động

phản ánh sự đóng góp của lao động vào phát triên kinh tế Chất lượng lao động là

yếu tô làm cho làm cho lao động có năng suất hơn

Trang 19

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Khoa hoc công nghệ Khoa học

Khoa học là hệ thống tri thức của con người về thế giới khách quan, là

tong hop nhận thức của con người về bản chất và quy luật vận động của thế giới khách quan đó

Khoa học được thê hiện bằng những phát minh dưới các dạng lý thuyết, định luật, định lý, nguyên tắc Đặc điểm cơ bản của khoa học là tất cả các thể hiện của nó tồn tại khách quan, việc phát hiện ra nó làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng nó đề phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người

Khoa học được chia làm hai loại cơ bản đó là: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Khoa học tự nhiên nghiên cứu nhũng quy luật tự nhiên bao quanh môi trường sống của con người

Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật của xã hội con người để phục vụ cho sự phát triển đi lên của con nguoi

Công nghệ

Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật

Công nghệ được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng

Theo nghĩa hẹp công nghệ là phương pháp, là quy trình sản xuất, là

cách mà theo đó con người tiễn hành các hoạt động nhằm lợi dụng thế giới khách quan vào đáp ứng cho nhu cầu của con người

Theo nghĩa rộng công nghệ được hiểu như một tông hợp lực lượng mà con người có được để khai thác, lợi dụng tự nhiên để làm chủ, buộc chúng phục vụ cho cuộc sống Con người và tồn tại dưới dạng tri thức, trí tuệ

e_ Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Khoa học và cơng nghệ ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển Có những lĩnh vực công nghệ đi trước khoa học và cũng có lĩnh vực công nghệ đi sau khoa học

Trang 20

Khi trình độ khoa học và công nghệ phát triển ngày cảng cao thì khoa học công nghệ ngày càng tiếp cận với nhau Khoa học được nghiên cứu để áp dụng cho thực hiện sản xuất phục vụ cho công nghệ ngày càng phát triển Mặt khác trong quá trình phát triển, những vướng mắc của công nghệ là đề tài cho khoa học nghiên cứu giúp hồn thiện cho cơng nghệ

e_ Vai trò của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển kinh tế Khoa học công nghệ là một quá trình thúc đây sự phát triển kinh tế Khoa học và công nghệ giúp con người thực hiện công cuộc cải cách và chinh phục thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống con nguoi

Khoa học và công nghệ là giải pháp thực hiện tăng năng suât lao động và tiêt kiệm lao động trong quá trình sản xuât vật chât xã hội

Tài nguyên và môi trường

Tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên là những yêu tô tự nhiên mà con người có thê sử dụng, khai thác và chê biên tạo ra sản phâm vật chât phục vụ cho cuộc sông của con người Tài nguyên được hiêu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: Tài nguyên là tồn bộ các u tơ tự nhiên có giá trị,

là nguôn vật chât đê con người có thê sử dụng phục vụ cho cuộc sơng và phát

triên của mình Ví dụ như: Đât đa1, rừng, các loại khoáng sản

Theo nghĩa hẹp: Tài nguyên là các nguôn vật chât tự nhiên mà con người dùng nó làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuât của mình đê có những sản phẩm sử dụng

Đặc điểm cơ bản của tài nguyên là được hình thành do những quy luật tự nhiên của thiên nhiên và phải trải qua một quá trình lâu dai

Tài nguyên gồm tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo

Môi trường

Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một

vật thể hay một sự kiện, Bất cứ một vật thể nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường

Trang 21

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Môi trường sông của con người là tông hợp các điêu kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh có ảnh hưởng đên sự sông, sự phát triên từng cá nhân và của từng cộng đông xã hội con người

Môi trường gôm 3 loại: - Môi trường thiên nhiên

- Môi trường xã hội

- Môi trường nhân tạo

e _ Môi quan hệ giữa tài nguyên và môi trường

Tài nguyên là thành phân của môi trường, là yêu tô tạo thành môi trường

nên việc khai thác sử dụng tài nguyên có ảnh hưởng rât lớn đên môi trường Sự biên đối của tài nguyên dẫn đến sự biển đôi của môi trường và ngược lại

s ` + ue aA ` Ae ` A ° vie y s A

đâ Vi trũ của tài nguyên và môi trường đổi với phát triền kinh tê Tài nguyên là yêu tô quan trọng quyêt định đên cơ cầu sản xt, mức độ chun mơn hóa và sự phân bô lại lực lượng sản xuât

Môi trường là tông hợp các điêu kiện sông của con người hay một vật thê nào đó Phát triên là quá trình cải tạo và cải thiện điêu kiện đó

Trang 22

2.1.1.3 Các quy trình sản xuất muối

Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống

a Các thông số kỹ thuật trong sản xuất muối bằng phương pháp phơi nước

Khu bay hơi chế

chat 2,5 — 14° Bé

Khu kết tỉnh

thạch cao 14- 25° Cống lấy, giữ nước

vào mương dẫn nước

vr e A Nước biên A wr wv y | Hồ chứa nước ốt

trên 30 Bé | Khu kết tỉnh muối ăn | 25 —30° Bé

Kho chứa

muối hột

Hình 1: Sơ đồ hệ thống “Quy trình sản xuất muối” theo phương pháp truyền thông

i

` TW = a”

Nước chuyến được chuyển từ Các ô bay hơi chế chạt và khu

mương dần nước về các ô chạt két tỉnh mi

Hình 2 : Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống

Trang 23

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Hình 3: Kho chứa muối hột

Hình 4: Dụng cụ đo độ mặn của nước

Tỉ lệ và diện tích các ơ trong hệ thống

Quy trình sản xuất muối bằng phương pháp phơi nước, tỷ lệ các ô trong hệ thống như sau:

- Diện tích các ơ chạt chiếm tỷ lệ 92%

- Diện tích các ơ kết tỉnh chiếm 8% Cụ thể tỷ lệ diện tích các 6 như sau:

Trang 24

Bảng 1: TỶ LỆ DIỆN TICH CAC O CHAT VA O KET TINH MUOI AN

O san xuat mudi Tỷ lệ %

O chat 1 18 O chat 2 16 O chat 3 15 O chat 4 14 O chat 5 11 Ô chạt 6 10 Ô chạt 7 8 O két tinh 8 Tong 100

(Sớ Nông nghiệp và phát triển nông thơn tính Bạc Liêu 2009)

Tuy nhiên, tỷ lệ các ô cấp nước va ô kết tinh có thể thay đổi tùy theo

điều kiện thực tế sản xuất và kinh nghiệm thực tiễn địa phương

b Các cơng đoạn chính trong sản xuất muối

Trong sản xuất muối có 4 cơng đoạn chính: cung cấp nước biến, bay hơi chế chạt, kết tinh thạch cao và kết tinh muối ăn Ngoài ra trong quá trình sản xuất muối còn tạo ra một lượng nước ót khá đổi đảo

* Công đoạn cung cấp nước biến

e Lay đủ nước biển chất lượng cao cho sản xuất (nước biển ban đầu có

nồng độ từ 1,5 — 2° Bé, kết thúc thường đạt 2” Bé)

e Cống phải đảm bảo kiên cố, muong dẫn đầm nén kỹ không lỗ mọt, đảm bảo giữ được nước và phục vụ cho khu bay hơi chế chạt

e - Bố trí cống ở ví thích hợp để dễ lẫy nhanh nước biển nông độ cao khi triều cường ở mùa khơ và đễ thốt nước trong mùa mưa (/hường cuối tháng 10, dau thang 11)

Trang 25

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Chú ÿ: Ư cơng đoạn này, nêu cung câp nước biên ban đâu có nơng độ cao day du cho san xuât thì càng thu được sản lượng muôi nhiêu, năng xuât cao và giảm công, giảm chi phí sản xuât

af a ee

Hình 5: Diêm dân chuẩn bị sân trước khi cho nước biến

* Công đoạn bay hoi ché chat

Công đoạn này làm cho nước bay hơi để tăng dần chữ muối của nước từ

2,5°Bé, có các yêu cầu kỹ thuật như sau:

Khu vực này có diện tích càng lớn, chứa được nhiều nước cảng tốt, thường chiếm khoảng 82% trên tổng diện tích ruộng muối và được chia ra nhiều ô phơi chuyên tiêp đê chuyên nước nhắm nâng

œ›

cao dân nông độ nước chạt (qua mỗi

o>

nước được nâng lên từ 2 — 4? Bé) các

được bơ trí nhỏ dân theo sự biên đơi vê Hình 6: Nước được đưa vào ơ

thê tích của nước chạt chạt

Độ sâu phơi nước phụ thuộc vào quy trình các ơ về lượng nước trong khu chế

chạt (thường có độ sâu 0,2 — 0,5m)

* Công đoạn kết tỉnh thạch cao

Nồng độ kết tinh thạch cao (chữ muối) được khống chế từ 14 — 25° Bé

Đảm bảo đưa nước vào chính xác ở 14” Bé và chuyển sang sân phơi với 25” Bé

Trang 26

vì như vậy sẽ xảy ra hiện tượng muối rớt hột (kết tinh) trên khu thạch cao Ngược

lại nếu chuyển khi nước chưa đủ nồng độ 25” Bé sẽ làm chất lượng muối bị giảm

do còn lượng thạch cao tiếp tục kết tinh trong sân muối

% Công đoạn kết tỉnh muối

Công đoạn kết tinh muối có nồng độ 25 - 30° Bé Cho nên nước kết tinh

khi chuyền từ khu kết tinh khu kết tinh thạch cao và phải đảm bảo 25” Bé và khi

đưa ra (nước ớt) không quá 30 Bé, đồng thời khi đưa nước vào sân kết tinh muối ăn phải đảm bảo độ trong, tránh lẫn tạp chất bùn đất Việc chuyền giữa các ô nhất

là ô kết tỉnh thạch cao và kết tỉnh —————————~

muối nên làm bằng ống nhựa đặt : TỔ

ngang bờ mương (thay muong

chuyên) kích cở ®60 trở lên, để khi

cân chuyên thì mở van

Sân kết tinh phải đảm bảo bền chắc,

độ chỊu tải cao, mặt sân phẳng có độ : >

hấp thụ nhiệt tốt, không nứt nẽ để giữ “

nước Hình 7: Muối kết tỉnh trên sân

Độ sâu nước đưa vào sân kết tỉnh muối từ 20 — 25 cm Kết tỉnh muối tốt nhất là kết tinh từ nước chạt Không khuấy

trộn mạnh dễ tạo tinh thể muối không đều

Đầu vụ thường rải muối môi để kết tỉnh % Thu hồi nước ót

Trong quá trình sản xuất muối ln tạo ra một lượng nước ót khá nhiều có nồng độ 30” Bé trở lên (theo lý thuyết khoảng 0,96 mỉ/ tấn muối thu hoạch; thực tế thu hồi được khoảng 50 — 80% lượng nước ót cuối vụ) Đây là nguồn thu nhập thêm sau muối và phục vụ cho nuôi trồng thủy sắn trên ruộng muối Tuy nhiên, lượng nước ót này hiện nay bà con diêm dân tái sử dụng chủ yếu trong việc sản xuất muối Vì vậy, hiệu quả cũng như chất lượng muối đem lại không cao (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, 2009)

Trang 27

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

- Nước chạt là dung dịch có được do cô đặc nước biến, trong đó NaCl

chiếm trên 50% các chất hòa tan, nếu dùng Bôme kế để xác định thì ở 25°C

nước chạt có nồng độ từ 15°C dén 30°C Bé

- Nước ớt là dung dịch có được do cơ đặc nước biển, trong đó NaCl chiếm dưới 50% các chất hòa tan, và ở nhiệt độ 25°C nồng độ của nó phải từ

30°Bé trở lên

Một số nhận xét về phương pháp sản xuất muối truyền thống:

Áp dụng quy trình sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán đã mang lại nhiều thuận lợi cho diêm dân trong sản xuất muối, về cơ sở hạ tầng nội đồng của đồng muối phơi nước không phức tạp, đầu tư ít tốn kém, dễ thi công Bên cạnh đó áp dụng theo phương pháp truyền thống thì kỹ thuật sản xuất muối và thao tác đơn giản, sử dụng Ít lao động , năng suất lao động khá cao

Tuy nhiên, phương pháp sản xuất truyền thống có những nhược điểm

sau:

- Năng suất muối không cao, nguyên nhân chủ yếu do đồng muối xây dựng cơ bản trên nền đất phù sa yếu Hơn nữa chất lượng sân kết tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu tuyệt đối của quá trình kết tỉnh của muối (dễ mất nước, hấp thu nhiệt độ để bốc hơi nước chưa cao )

- Sản lượng muối trắng không cao (chiếm khoảng 15% đến 20% sản

lượng), do kết tỉnh trên nề đất Giá bán muối không cao do chất lượng thấp

Để khắc phục những nhược điểm trên, cần phải cải thiện kỹ thuật làm sân kết tỉnh, với yêu cầu:

- Phải bền chắc, bằng phắng, không bị nứt nẻ, có khả năng lưu nước - Hấp thụ nhiệt độ cao để bốc hơi nước nhanh Do đó, cần áp dụng quy trình sản xuất muối sạch, năng suất cao theo phương pháp trải bạt trên sân kết

tỉnh nhằm khắc phục bước đầu những nhược điểm trên Quy trình sản xuất muối theo phương pháp trải bạt

a Mô tả quy trình cơng nghệ

Khi thủy triêu lên, nước biên dâng cao, trước tiên láy nước biên vào hô chứa qua công đầu môi và hệ thông mương dẫn câp nước, hoặc tới trạm bơm đê

Trang 28

bơm vào hơ chứa Sau đó, đưa nước biên vào hệ thông các ô bôc hơi Qua quá trình phơi năng, tỷ trọng nước biên tăng dân lên, cuôi cùng nước biên đạt trình độ bảo hịa NaC] (nước chạt)

Nước chạt sau đó được đưa qua hệ thống lắng lọc tự nhiên bằng phương

pháp vật lý đề loại tạp chất không tan trong trước khi đưa đến hệ thống các ô kết

tinh (các công đoạn này giống nhue phương pháp sản xuất muối truyền thống)

Trên nền mặt sân ô kết tinh, dùng tắm bạt nhựa trải đều hai lớp để phơi

nước chạt và kết tỉnh muối Lưu ý, mặt tối (màu đen) của bạt phải được đặt lên

trên để hấp thụ nhiệt độ của mặt trời tốt nhất Căn cứ vào điều kiện khí hậu, khống chế độ sâu của mực nước chạt đưa vào ô kết tinh và khống chế thời điểm

dừng thu muối để thu hoạch muối có chất lượng cao

Muối sau khi kết tính đạt tiêu chuẩn muối sạch sẽ được thu gom, đánh đồng, vận chuyển vào kho dự trữ, bảo quản Lưu ý, khi cào muối cần phải có lớp đệm cao su ở phần lưỡi cào để tránh hư hỏng bạt nhựa

Trang 29

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu b Sơ đồ quy trình: vr oK& | Nước biên | A vr vr | Hồ chứa nước | Vv

| Hé thong 6 chat | O chat 4

Vv

O két tinh trai Nước ót

bat

Vv

| Thu hoach san |

phẩm | Kho chứa |

Hình 8: Sơ đồ quy trình sản xuất theo phương pháp trải bạt

Trang 30

Sơ đồ tổng thể mặt bằng quy trình sản xuất muối chất lượng cao theo công nghệ kết tỉnh muối trên sân trải bạt

Nước biến Hồ chứa nước Ô chạt 1 Ô chạt 2 Ô chạt 3 Ô chạt 4 A O chat 5 O chat 6 O chat 7 Hệ thống ô| kết tỉnh trải bạt

(thia thành các ô nhỏ, mỗi ô khoảng 40 m^)

Hình 9: Sơ đồ tổng thể mặt bằng quy trình sản xuất muối chất lượng cao

theo công nghệ kết tỉnh muối trên sân trải bạt

c Quy trình sản xuất

Bước 1: Từ nguồn nước biển cung cấp theo kênh cấp 1 vào hồ chứa Nguyên liệu đầu vào: Nước biển (NaCI có nồng độ khoảng 1”Bé)

Bước 2: Nước biển được bom từ hồ chứa vào ô số 1 bằng máy bơm

- Độ cao mực nước: 0.5 m

- Nồng độ sau khi phơi nắng 1 ngày khoảng 3°Bé

Trang 31

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

Bước 3: Nước biên được dân vào từ ô sô 1 đên ô sô 2 băng 2 ơng dân nước ® 150 có van đóng mở

- Độ cao mực nước: 0,2 m

- Nồng độ sau khi phơi nắng 1 ngày khoảng 6°Bé

Bước 4: Nước biên được dân vào từ ô sô 2 sang ô sô 3 băng 2 ông dân nước ® 150 có van đóng mở

- Độ cao mực nước: 0,1 m

- Nồng độ sau khi phơi nắng 1 ngày khoảng 9°Bé

Bước 5: Nước biển được dẫn vào từ ô số 3 sang ô số 4 bằng 2 ống dẫn nước Œ® 150 có van đóng mở

- Độ cao mực nước: 0,07 m

- Nồng độ sau khi phơi nắng 1 ngày khoảng 13°Bé

Bước 6: Nước biển được dẫn vào từ ô số 4 sang ô số 5 bằng 2 ống dẫn nước Œ® 150 có van đóng mở

- Độ cao mực nước: 0,05 m

- Nồng độ sau khi phơi nắng 1 ngày khoảng 18°Bé

Bước 7: Nước biển được dẫn vào từ ô số 5sang ô số 6 bằng 2 ống dẫn nước Œ® 150 có van đóng mở

- Độ cao mực nước: 0,05 m

- Nồng độ sau khi phơi nắng 1 ngày khoảng 23°Bé

Bước 8: Nước biến được dẫn vào từ ô số 6 sang ô số 7 bằng 2 ống dẫn nước ® 150 có van đóng mở

- Độ cao mực nước: 0,05 m

- Nồng độ sau khi phơi nắng 1 ngày khoảng 25°Bé

Bước 9: Nước biển được dẫn vào từ ô số 7 dẫn qua 2 thùng phi nhựa dé

lắng lọc tạp chất khi được dẫn vào hệ thống ô kết tinh trải bạt nhựa nylon bằng 2 ông dân nước Œœ 150 có van đóng mở

Trang 32

- Hệ thống ô kết tinh trải bạt nhựa nylon 2 lớp - Thời gian kết tinh 3 ngày

- Chế độ kết tinh tĩnh

Bước 10: Thu hoạch sản phẩm, chuyến vào kho bảo quản

Lưu ý: Nước ót có thể dẫn trở lại ô cấp nước đề tận dụng thu sản phẩm

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập trong đề tài được thu thập trực tiếp từ:

- Các báo cáo tông kêt của các cơ quan, ban ngành diêm nghiệp, nông

nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải

- Một số nhận định đánh giá của các nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực diêm nghiệp

- Các thông tin khác trên sách báo, tạp chi, internet

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với từng mục tiêu cụ thể sẽ có những phương pháp phân tích số liệu cụ

thể như sau:

- Đối với mục tiêu 1: Dùng phương pháp đánh giá chỉ tiêu hiệu quả, phương pháp so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối và phương pháp biểu đồ

- Đối với mục tiêu 2: Dùng phương pháp thống kê mô tả

- Đối với mục tiêu 3:

+ Dùng phương pháp tham khảo và tổng hợp ý kiến từ các nhà chuyên môn qua sách báo và tạp chí chun ngành

+ Thơng qua kết quả nghiên cứu từ các nhân tố ánh hưởng đến hoạt

động và sản xuất và tiêu thụ của ngành diêm nghiệp để đề ra giải pháp đạt hiệu quả hơn

Trang 33

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

CHƯƠNG 3

GIOI THIEU VE HUYEN DONG HAI

3.1 LICH SU HINH THANH HUYEN DONG HAI

Huyện Đông Hải được thành lập theo Nghị định số 98/2001/NĐ-CP ngày 24-12-2001 của Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở chia huyện Giá Rai thành hai huyện Đông Hải và Giá Rali Huyện Đơng Hải có 52.786,36 ha diện tích tự nhiên và 123.440 nhân khẩu, gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: An Trạch, An Phúc, Định Thành, Long Điền, Long Điền Tây, Long Điền Đông, Long Điền

Dong A va thi tran Gành Hào

Ngày 24-12-2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

66/2003/NĐ-CP, về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Theo đó, thành lập xã Định Thành A thuộc huyện Đông Hải trên cơ sở 2.986,50 ha diện

tích tự nhiên và 9.410 nhân khẩu của xã Định Thành Sau khi điều chỉnh địa giới

hành chính thành lập xã Định Thành A, xã Định Thành còn lại 3.010,20 ha diện

tích tự nhiên và 9.510 nhân khẩu

Ngày 01-08-2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

85/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc

huyện Đông Hải, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Theo đó, thành lập xã An

Trach A thuộc huyện Đông Hải trên cơ sở điều chỉnh 4.807,48 ha diện tích tự nhiên và 11.238 nhân khẩu của xã An Trạch, thành lập xã Điền Hải thuộc huyện

Đông Hải trên cơ sở điều chỉnh 3.400,04 ha diện tích tự nhiên và 9.408 nhân khẩu của xã Long Điền Tây Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã An Trạch

còn lại 5.210,78 ha diện tích tự nhiên và 12.319 nhân khẩu, xã Long Điền Tây

còn lại 7.687,07 ha diện tích tự nhiên và 11.023 nhân khâu Lúc này, huyện Đơng Hải có 56.160,17 ha điện tích tự nhiên và 138.983 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thi tran Ganh Hào và các xã: Long Điền, Long Điền Đông, Long Điền Đông A, Long Điền Tây, Điền Hải, An Phúc, An Trạch, An Trạch A, Định Thành và Định Thành A

Trang 34

3.2 DIEU KIEN TU NHIEN 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

a Vi tri dia ly

Đặc điểm các vùng sinh thai ven bién tinh Bac Liêu thích hợp với việc canh tác muối

Bạc Liêu tiếp giáp với Cà Mau phía Tây: 75 km, với Kiên Giang ở phía

Tây Bắc: 55 km, với Cần Thơ ở Phía Bắc: 28 km, và Sóc Trăng ở phía Đơng Bắc: 70 km, phía Đơng Nam với đường bờ biến đài 56 km từ Bạc liêu đến Gò

Cát (huyện Đông Hải) đang diễn ra quá trình bồi tụ, vùng bờ biển chủ quyền của Bạc Liêu là 20.000 km (N guon: Sở Giáo dục — Đào tạo tỉnh Bạc Liêu (Địa ly tỉnh Bạc Liêu Tuyển tập cơng trình khoa học công nghệ 1997 — 2001.)

To eS ww ea , er met har „mm Ỉ - Sn NE \ eer | ‘| š Í l —¬ Sy aaa Por | r1 } |

AN MINH SIENGI weft Rr Oe orp coe SHC TRAC : a hao N : Oe peo

m mm sa TSE ane be ae ct

2 i gee | ee ped SAE geen Bat ie ZF N: cờ km ALysn 5 “gt |

Về | a MƠ N í TẢẠIHH M 4A “ ái

Ai Z e \ Sie SCCTRSM a

Ly Z MÀ Ay aT Fe SA L LA SECIS LENG RL aed ` ve

b AN i ` le, h eat Mi | v \ „1 sp se se r cà: 2 “— CÁ b GIÁ 3A a, ~t «<< 1 3 1 Rac et ở, Hình 10: Vị trí địa lí tỉnh Bạc Liêu

Đơng Hải là huyện phía Nam của tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp; tây giáp huyện

Dam Doi, tỉnh Cà Mau va biển đông, ranh giới là sông Gành Hào; Đông giáp huyện Hồ Bình và biển đông, Nam giáp với huyện Hịa Bình và biển đơng Về hành chánh, huyện bao gồm Thị trấn Gành Hào và 10 xã là: Long Điền, Long Điền A, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải, An Trạch, An Trạch A, An

Phúc, Định Thành, Định Thành A

Trang 35

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

b Địa hình địa mạo

Địa hình địa mạo của huyện Đông Hải chịu sự ảnh hưởng va mang tinh chất của địa hình địa mạo của tỉnh Bạc Liêu

Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 0,8 m đến 1,0 m Hướng nghiêng chính của địa hình là từ Đơng Bắc xuống Tây Nam Độ nghiêng trung bình là từ 1 — 1,5 Ngoài hướng nghiêng chính trên, hệ thống đê quốc phòng hay những giòng cát ven biển không liên tục tạo hướng nghiêng từ biển và nội địa

Những dãy đất cao tụ nhiên kết hợp với bờ đê tạo nên vùng trũng ven biến Với

chế độ thủy triều của Bạc Liêu, địa hình trên toàn tuyến bờ biến rất thuận lợi cho việc lây nước biển vào các kênh mương, trảng chứa làm muối

c Khí hậu

Huyện Đơng Hải thuộc tỉnh Bạc Liêu nên khí hậu của huyện Đơng hải

mang tính chất của khí hậu tỉnh Bạc Liêu

¢ Khí hậu vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu mang tính chất nhiệt đới cận xích

đạo với các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Ơn định và tính chất phân

vùng rất rõ rệt Bạc Liêu có lượng mưa ít và thời lượng giờ nắng cao; do đó, sự bốc thoát hơi nước sẽ là yếu tố tác động đến tính chất đất nhất là độ mặn của tầng đất mặn vào mùa khơ

© Nắng: Tổng số giờ nắng có thể tới 4383 giờ năm, song số giờ năng thực tế khoảng 2000 đến 2500 giờ, mùa khô nắng trung bình tháng khơng q

200 giờ

® Nhiệt độ: Nhiệt độ tối cao trung bình là 32,3°C, tối thấp trung bình là 21,8°C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên đến 36,3°C

¢ Tổng nhiệt: Tổng nhiệt của tỉnh Bạc Liêu vào loại trung bình thấp so

với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

e Chế độ gió: Vụ mùa canh tác muối kéo dài khoảng từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió đơng, hướng gió là hướng đơng

(Nguồn: Sở Giáo dục — Dao tao tinh Bạc Liêu Địø jý tính Bạc Liêu Tuyển tập cơng trình khoa học công nghệ 1997 — 2001.)

d Thủy văn

Trang 36

® Sơng, rạch ở Bạc Liêu: Bạc Liêu có 9 con sông lớn với tổng chiều đải

là 235km, 167 con kênh (cấp 1 — 2) với tổng chiều dài là 680km

Bạc Liêu, với đặc điểm có đường bờ biến dài và hệ thống sông rạch dày là

điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất muối

Về huyện Đông Hải thì Sơng Gành Hào, kênh Cà Mau - Bạc Liêu là những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện Huyện Đơng Hải có 23 km bờ biển, 2 cửa sông lớn: cửa Cống Cái Cùng, cửa Gành Hào, có nhiều tiềm năng trong

phát triển du lịch và kinh tế biển, đặc biệt là nghề làm muối và nuôi trồng thủy

sản

3.2.2 DIEU KIEN KINH TE - XA HOI

Năm 2009 tăng trưởng kinh tế của huyện là 9,6% Về cơ câu kinh tế gồm: - _ Nông—- Lâm —- Ngư nghiệp: 643%

- - Công nghiệp và xây dựng: 15% - Thuong mai va Dich vu: 21%

Huyện có thu nhập bình quân trên đầu người là 14.800.000 đồng/năm (theo

giá hiện hành), đạt 108% kế hoạch

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện là 51 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch

Tý lệ hộ dùng điện là 92,4% đạt 99,4% kế hoạch

Xây dựng đường giao thông nông thôn ấp liền ấp đạt 82/84 ấp, đạt 96,6% kế hoạch

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%

Toản huyện có xã đạt chuẩn quốc gia về y tế /11 xã, thị trấn (đạt 54,5%), 8/11 trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực có bác sĩ (đạt 72,72%)

Toàn huyện đào tạo nghề được 700 người (đạt 14092), giải quyết việc làm 4.327 lao động (đạt 144% kế hoạch)

Tỷ lệ hộ nghèo 13,9%, đạt 107,9% kế hoạch

Tồn huyện cơng nhận 1.991 hộ gia đình văn hóa, đạt 99,6% kế hoạch, 05 ấp văn hóa, đạt 83,3% kế hoạch, 04 cơ quan đạt chuẩn văn hóa, đạt 133% kế

hoạch

Trang 37

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

và giáo dục, tồn huyện có 48 trường học với 22.722 hoc sinh Vận động trẻ trong độ tuôi vào học lớp 1 đạt 98%, trẻ em Š tuổi vào học mẫu giáo đạt 80% kế hoạch

Về quốc phòng, đưa quân đạt 100% kế hoạch, huấn luyện dân quân tự vệ đạt ty lệ theo quy định của Bộ quốc phòng, xây dựng lực lượng dự bị động viên dat 100%

Trang 38

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ TOC BO PHAT TRIEN NGANH DIEM NGHIEP HUYEN DONG HAI TINH BAC LIEU

4.1 PHAN TICH TINH HINH HOAT DONG SAN XUAT DIEM NGHIEP

HUYEN DONG HAL

4.1.1 Phân tích tình hình biến động diện tích sản xuất muối từ 01/2007 —

06/2010

a Phân tích biến động diện tích sản xuất muối từ 01/2007 đến 01/2009

Tinh Bạc Liêu có nghề sản xuất muối rất lâu đời và trở thành nghè truyền thống của địa phương Theo Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bạc Liêu (2001), từ

khi hình thành nghề muối đến nay, trải qua trên 100 năm với các hình thức tổ

chức quản lý khác nhau, nghề muối Bạc Liêu có nhiều thăng tram Nguyên nhân

là do đặc thù của ngành muối phụ thuộc nhiều vào thời tiết và các yếu tố khách

quan biến động theo thị trường trong nước và quốc tế cụ thể như sau:

¢ Trước năm 1975, Bạc Liêu có điện tích làm muối khoảng 3401 ha, sản lượng muối đủ phục vụ cho nhu cầu trong khu vực và xuất khẩu sang Campuchia, đặc biệt là cung cấp muối chế biến các sản phẩm cá của vùng biển

hồ

® Năm 1985: Ngành muối Bạc Liêu đạt huy chương bạc về muối công

nghiệp và huy chương đồng về thạch cao sản xuất ở đồng muối Thời kỳ này việc tiêu thụ muối đang trên đà mở rộng từ thị trường muối ở Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang Campuchia theo đường tiêu ngạch với khối lượng khá ơn định và duy trì thường xuyên

® Năm 1987 — 1988: Tổng diện tích đất sử dụng làm muối Bạc Liêu đạt 9.067ha, tập trung tại thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và Giá Rai Sản lượng

muối lúc đó đạt 90.000 — 100.000 tan/ nam

¢ Nam 1988 — 1989: Do sire ép cua phong trao nudi tém phát triển, muối

khó tiêu thụ trên thị trường do giá thấp, thị trường muối công nghiệp chưa phát

triển, thị tường muối cung cấp cho Campuchia bị gián đoạn Hàng loạt diện tích đất sản xuất muối ở Bạc Liêu được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, kéo theo sự phá hủy thảm rừng phòng hộ ngập mặn ven biên và các ruộng muôi cũng chuyên

Trang 39

Giải pháp nâng cao tốc độ phát triển ngành Diêm nghiệp huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu

sang nuôi tôm với quy mô lớn Đây là thời kì thăng trầm lớn nhất, để lại dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử phát triển ngàng muối Bạc Liêu và cũng từ đó ngành muối Bạc Liêu tiến dần vào con đường suy thoái

$ Năm 1989 — 1990: UBND tỉnh giao cho UBND thị xã Bạc Liêu quản

lý ngành muối và chỉ hình thành một đơn vị quản lý là Công ty muối Bạc Liêu

với hầu hết diện tích muối đã chuyển sang chuyên canh nuôi tôm, từ đó điện tích và sản lượng muối không ngừng suy giảm và dẫn đến sự tan rã của ngành Công nghiệp muối Bạc Liêu Từ đó đến nay nghề muối Bạc Liêu chỉ còn sản xuất tự phát của tư nhân phục vụ nhu cầu thiết yếu về muối trong tỉnh và khu vực lân

cận

¢ Từ năm 1997 đến nay diện tích làm muối đang tăng lên do giá muối

đang tăng và đã có một số vùng muối đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang

thị trường Nhật Bán (Đồng muối Gành Hào — Giá Rai) với giá 113 USD/ tấn

Tuy nhiên, năm 1999 theo báo cáo của Sở Cơng nghiệp tồn tỉnh Bạc Liêu còn

tồn đọng khoảng từ 15 — 20.000 tấn muối khơ

¢ Tinh dén thang 6 nim 2000, toàn tỉnh chỉ sản xuất muối trên diện tích

2.200 ha Năng xuất trung bình tồn tỉnh chỉ đạt 19,09 tẫn/ha và sản lượng muối

toàn tỉnh vụ muối năm 1999 — 2000 là 42.000 tấn (Nguồn: Báo cáo quy hoạch

phát triển của Phòng Quản lý các ngành nghề thuộc sở công nghiệp năm 1999) Trong những năm tiếp theo, do lợi nhuận thu được từ nuôi tôm khá cao, người dân đã tự phát chuyển đất làm muối sang nuôi trồng thủy hải sản nước mặn đã gầy một số tiêu cực cho diện tích sản xuất muối

$ Giai đoạn từ năm 2007 đến 2010, do đặc thù của ngành muối và các điều kiện khách quan mà diện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu luôn có những thay đổi Cụ thể ta có tình hình diện tích sản xuất muối tồn tỉnh qua các

năm 2007 — 2010 như sau: Năm 2007 diện tích sản xuất muối của tỉnh là 1.952

ha tăng 8,74% so với cùng kỳ năm 2006 Năm 2008 tỉnh có điên tích sản xuất muối là 2.090 ha tăng 7,06% so với cùng kỳ năm 2007 Năm 2009 diện tích sản

xuất muối của tỉnh là 3.206 ha tăng 53,39% so với cùng kỳ năm 2008 và đến năm

2010 diện tích sản xuất muối của tỉnh có tăng nhưng không tăng mạnh như năm 2009 với diện tích sản xuất là 3.487 ha tăng 15,23 % so với cùng kỳ năm 2009

Trang 40

Bang 2: DIEN TICH SAN XUAT MUOI TINH BAC LIEU NAM 2006 — 2010

Nam Dién tich dat canh tac (ha)

2006 1.795 2007 1.952 2008 2.090 2009 3.206 2010 3.487

(nguén: Chi cuc phat trién néng thén tinh Bac Liéu)

Nhìn chung diện tích sản xuất muối của tỉnh qua mỗi năm tăng Điều đó chứng tỏ Bạc Liêu có tiềm năng trong hoạt động sản xuất diêm nghiệp

Đông hải là vùng sản xuất muối trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu Năm 2009 -

2010 diện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu được phân bổ như sau: Toàn tỉnh

Bạc Liêu có 3.206 ha sản xuất muối trong đó diện tích sản xuất muối của huyện

đông hải là 2.079 ha chiếm 65%, Thị xã Bạc Liêu là 106 ha chiếm 3%, huyện

hịa Bình là 1.021 ha chiếm 32%

Biểu đồ phân bỗ diện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu 3% HTX Bạc Liêu EH Hòa Bình HH Đơng Hải

Hình 11: Biểu đồ phân bỗ diện tích sản xuất muối của tỉnh Bạc Liêu

(Nguồn: SỐ liệu được sử lý từ số liệu thu thập được của sở Nông nghiệp và phát triển nông

thôn tính Bạc liêu)

Qua thống kê trên ta thấy Đông hải là vùng sản xuất muối trọng điểm của

tỉnh do đó biến động diện tích canh tác muối của huyện Đông Hải ảnh hưởng

trực tiêp đên diện tích canh tác muôi của tỉnh Bạc Liêu

Ngày đăng: 08/04/2014, 08:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w