Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường.pdf

12 4 0
Kinh Nghiệm Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Xây Dựng Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyên đề KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2013 MỤC LỤC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VIỆN NGH[.]

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP Chuyên đề: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2013 MỤC LỤC STT Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU I KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Pháp luật bảo vệ mơi trường Trung Quốc 1.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc 1.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc Pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc 2.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc 2.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc Pháp luật bảo vệ môi trường Thái Lan 10 3.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Thái Lan 10 3.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Thái Lan 12 Pháp luật bảo vệ môi trường Liên Bang Nga 14 4.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Liên bang Nga 14 4.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Liên bang Nga 15 Pháp luật bảo vệ môi trường Singapore 17 5.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Singapore 17 5.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Singapore 17 II MỘT SỐ KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THAM KHẢO CHO VIỆT NAM 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 LỜI MỞ ĐẦU Tại kỳ họp thứ Quốc hội khoá XIII, theo dự kiến, Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) Trong phạm vi Chuyên đề này, xin trình bày số nét kinh nghiệm số nước giới việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo vệ mơi trường, qua cung cấp thêm thơng tin tham khảo nhằm góp phần vào việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước ta Trong Chuyên đề này, 05 quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga Singapore) lựa chọn để nghiên cứu đánh giá, tham khảo Việc lựa chọn dựa tiêu chí vị trí địa lý, hệ thống pháp luật, điều kiện tự nhiên trình độ phát triển… Nghiên cứu khơng xem xét pháp luật quốc gia thời điểm mà lưu ý lịch sử phát triển hệ thống pháp luật đó, đặc biệt kinh nghiệm mà quốc gia có q trình phát triển; từ đó, cố gắng số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu tham khảo thêm trình hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường bảo đảm hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam I KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc 1.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc 1.1.1 Q trình xây dựng Luật Bảo vệ mơi trường - Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979 Trung Quốc lần ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 1979 Ngoài việc khẳng định mục tiêu việc bảo vệ môi trường, Luật đưa bốn sách cụ thể bảo vệ mơi trường (bao gồm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên) là: (i) thành lập quan nhà nước bảo vệ môi trường; (ii) quy định trách nhiệm phí bảo vệ mơi trường; (iii) quy định chung đánh giá tác động môi trường; (iv) việc xử lý ô nhiễm công nghiệp Với đời Luật này, công tác bảo vệ quản lý môi trường, ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm Trung Quốc có bước đầu tiên, đặc biệt thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường trực thuộc Chính phủ - Luật Bảo vệ mơi trường nước năm 1984 Năm 1984, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường nước Các nhà lập pháp Trung Quốc xem nước thành phần môi trường quan trọng cần pháp luật bảo vệ quy định riêng Điều bắt nguồn từ quan điểm trình đầu tư cơng nghiệp hóa, mơi trường nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, từ môi trường nước dẫn đến ô nhiễm thành phần môi trường khác đất, sinh vật… gây nhiều tác động xã hội - Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 Năm 1989, Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ môi trường hồn chỉnh hình thức “luật bản” có hiệu lực ngày Điều đáng ý Luật không làm hiệu lực Luật Bảo vệ môi trường nước xây dựng trước - Dự án Luật sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 1989 Hiện nay, Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường (1989) sau 24 năm thi hành Trong tiến trình này, nhiều chuyên gia đưa kiến nghị việc pháp điển hóa pháp luật bảo vệ mơi trường Tuy nhiên, đề xuất chưa nhận đồng thuận đa số, đặc biệt từ phía quan nhà nước Trung Quốc Những ý kiến cho việc pháp điển hóa chưa cần thiết, quan hệ xã hội, đặc biệt sách bảo vệ môi trường Trung Quốc chưa ổn định, dự báo nhiều đổi thay tương lai Hơn nữa, vấn đề môi trường thực tiễn chưa ổn định điều chỉnh chúng thông qua đạo luật nhỏ tạo điều kiện thuận lợi linh hoạt cho công tác quản lý môi trường 1.1.2 Một số đạo luật chuyên ngành bảo vệ thành phần môi trường đánh giá tác động môi trường Vào nửa cuối thập niên 90 kỷ trước, Trung Quốc liên tiếp ban hành nhiều đạo luật bảo vệ môi trường, bao gồm: Luật Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm khơng khí (1995); Luật Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm chất thải rắn (1995); Luật Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm nước (1996); Luật Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm tiếng ồn môi trường (1996); Luật Bảo vệ môi trường biển (1999); Luật Đánh giá tác động môi trường (2002) 1.1.3 Một số đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường Ngoài đạo luật trực tiếp điều chỉnh bảo vệ mơi trường, Trung Quốc cịn có số đạo luật liên quan như: Luật Khuyến khích sản xuất sạch; Luật Bảo vệ động vật hoang dã; Luật Bảo tồn lượng; Luật Chống sa mạc hóa… Luật Hình Trung Quốc dành chương tội phạm liên quan đến gây ô nhiễm môi trường bảo vệ tài nguyên Dưới văn luật, văn quy định chi tiết Chính phủ ban hành hình thức văn khác 1.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc Nghiên cứu hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc rút số vấn đề sau đây: 1.2.1 Pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc điều chỉnh nhiều đạo luật Pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc điều chỉnh nhiều đạo luật đó, Luật Bảo vệ môi trường coi “luật khung” quy định vấn đề chung, bản, khái quát Còn việc bảo vệ, quản lý thành phần quan trọng mơi trường gồm nước, khơng khí, chất thải rắn tiếng ồn quy định đạo luật mang tính chuyên sâu Luật Bảo vệ mơi trường (1989) Trung Quốc ngắn, có 47 điều chia thành chương bao gồm: 1) Quy định chung; 2) Giám sát quản lý môi trường; 3) Bảo vệ nâng cao chất lượng môi trường; 4) Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm mơi trường chất nguy hại; 5) Trách nhiệm pháp lý; 6) Điều khoản thực thi Chương giám sát quản lý môi trường đưa số công cụ BVMT gồm tiêu chuẩn môi trường (cả môi trường xung quanh tiêu chuẩn chất thải), quan trắc môi trường, điều tra đánh giá trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường tra môi trường Như vậy, kết cấu Luật Bảo vệ môi trường khung Trung Quốc phân chia theo ba nhóm hoạt động là: giám sát, quản lý; bảo vệ, nâng cao chất lượng; ngăn ngừa, kiểm sốt nhiễm 1.2.2 Các đạo luật điều chỉnh thành phần môi trường kết cấu khoa học theo tiêu chí khác để phù hợp với đặc tính nhu cầu quản lý thành phần - Luật Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm nước (1984) kết cấu điều chỉnh theo hướng phân loại thành phần môi trường nước gồm nước mặt nước ngầm - Luật Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm chất thải rắn(1995) kết cấu điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ nguy hại chất thải nguồn phát thải Trong chất thải thông thường lại chia thành chất thải bản, chất thải công nghiệp chất thải thị - Luật Ngăn ngừa kiểm sốt ô nhiễm không khí (1995) kết cấu điều chỉnh theo nguồn gây ô nhiễm ô nhiễm không khí gây hoạt động đốt than, phương tiện giao thơng chất thải khí, bụi, mùi - Luật Ngăn ngừa kiểm sốt nhiễm tiếng ồn (1996) kết cấu điều chỉnh theo hoạt động kinh tế - xã hội nguồn gây nhiễm nhiễm tiếng ồn nói chung, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn xây dựng, tiếng ồn giao thông, tiếng ồn hoạt động khác - Luật Bảo vệ môi trường biển (1999) kết cấu thành chương bảo tồn mảng xanh biển, ô nhiễm biển hoạt động từ đất liền, từ dự án xây dựng ven biển, dự án xây dựng biển, việc xả thải biển, ô nhiễm tàu chở dầu 1.2.3 Hiệu lực đạo luật BVMT quy định rộng Theo pháp luật Trung Quốc, hiệu lực không gian đạo luật xác định bao gồm toàn lãnh thổ Trung Quốc vùng biển mà Trung Quốc có quyền tài phán Tuy nhiên, đạo luật điều chỉnh bốn thành phần mơi trường có hiệu lực lãnh thổ đất liền Trung Quốc; vấn đề môi trường biển quản lý Luật Bảo vệ môi trường biển (1999) 1.2.4 Trong kết cấu hệ thống pháp luật Trung Quốc, biện pháp chế tài hành chính, hình kỷ luật ln thể văn với quy định quyền nghĩa vụ Luật BVMT đạo luật khác ln có chương quy định hành vi vi phạm chế tài cụ thể Phương pháp thể đảm bảo thống hệ thống tiện cho việc tra cứu pháp luật Đặc biệt, phương pháp làm tăng khả áp dụng trực tiếp văn luật mà chờ văn hướng dẫn thi hành Pháp luật bảo vệ môi trường của Hàn Quốc 2.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc Pháp luật bảo vệ mơi trường Hàn Quốc có trình phát triển tương đối lâu dài đầy đủ Điều 35 Hiến pháp Hàn Quốc quy định “Mọi người dân có quyền sống mơi trường lành thoải mái Nhà nước người dân phải cố gắng bảo vệ môi trường” Lịch sử xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc chia làm giai đoạn gồm: 1961 - 1990, 1990 - 2008 từ 2008 đến nay: 2.1.1 Trong giai đoạn 1961-1990: Trong giai đoạn 1961-1990 Hàn Quốc ban hành 15 đạo luật có liên quan đến vấn đề mơi trường Có thể kể số đạo luật quan trọng như: Luật Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật Bảo tồn môi trường (1977) sửa đổi Luật Ngăn chặn ô nhiễm môi trường (1963); Luật quản lý vật chất độc hại nguy hiểm (1963); Luật làm chất thải (1961); Luật Kiểm soát chất thải (1986) thay Luật làm chất thải (1961) Năm 1990 đánh dấu bước chuyển lớn việc xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc Luật Bảo tồn môi trường (1977) tách thành luật khác vào năm 1990, bao gồm: Luật khung Chính sách mơi trường; Luật Bảo tồn khơng khí sạch; Luật Kiểm sốt tiếng ồn độ rung; Luật Bảo tồn Chất lượng nước Hệ sinh thái nước; Luật giải tranh chấp môi trường Điều không đơn giản thay đổi kỹ thuật lập pháp hình thức văn pháp luật mà sâu xa vấn đề BVMT đặc biệt quan trọng Với việc từ bỏ mơ hình luật lớn mà chuyển sang mơ hình nhiều luật nhỏ, Quốc hội Hàn Quốc tạo điều kiện tốt cho Chính phủ muốn sửa đổi quy định phải đối phó với vấn đề môi trường phát sinh 2.1.2 Giai đoạn 1990 – 2008: Sau năm 1990, Quốc hội Hàn Quốc tiếp tục ban hành nhiều đạo luật khác để giải vấn đề môi trường cụ thể, kể đến như: Luật Bảo tồn mơi trường tự nhiên (1991); Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trường (1991); Luật nâng cao chất lượng không khí thị (2003); Luật Khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường (2004); Luật Quan trắc phân tích mơi trường (2006); Luật khung Phát triển bền vững (2007); Luật Sức khỏe môi trường (2008) Lưu ý rằng, Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải lĩnh vực quản lý vật chất độc hại nguy hiểm tách riêng không nằm phạm vi điều chỉnh đạo luật khung sách mơi trường Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lượng đạo luật liên quan đến môi trường Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến năm 2008 có 46 luật liên quan đến bảo vệ môi trường quản lý tài nguyên 2.1.3 Giai đoạn 2008 đến nay: Bắt đầu từ năm 2008 đến nay, Hàn Quốc tiến hành sửa đổi loạt luật bảo vệ môi trường Nhưng thay đổi nhằm siết chặt quy định bảo vệ môi trường mà không làm thay đổi cấu trúc hệ thống pháp luật bảo vệ mội trường nước 2.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc 2.2.1 Ở Hàn Quốc có nhiều đạo luật quy định BVMT có đạo luật khung quy định vấn đề mang tính chung nhất, cịn vấn đề cụ thể điều chỉnh đạo luật khác (tương đồng với Trung Quốc) Luật khung Chính sách mơi trường Hàn Quốc không đưa quyền nghĩa vụ cụ thể BVMT chủ thể, mà liệt kê sách, cơng cụ BVMT nhà nước áp dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc đánh giá môi trường, tuyên truyền giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp đầu tư, thông báo mức phát thải phép, kiểm soát đặc biệt hóa chất độc hại, phóng xạ, khu vực bị ô nhiễm, thiệt hại, đánh giá tác động môi trường, giải tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, thuế Mỗi loại công cụ kể tên đưa số nguyên tắc áp dụng, cịn nội dung chi tiết cơng cụ thể đạo luật vệ tinh 2.2.2 Việc bảo vệ nguồn nước đặc biệt coi trọng quản lý theo hướng phân loại thành hai nguồn gồm nguồn ô nhiễm tập trung (như nước thải từ sở công nghiệp từ thiết bị xử lý nước) nguồn ô nhiễm không tập trung (như nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông) Luật Bảo tồn chất lượng nước hệ sinh thái nước đạo luật quan trọng hệ thống pháp luật BVMT Hàn Quốc Luật bao gồm chương quản lý mơi trường nước nói chung phân loại thành lưu vực sông, hồ chứa, đầm lầy; quản lý nguồn gây ô nhiễm kinh doanh dịch vụ xử lý nước Việc đưa hai quy chế quản lý khác hai loại nguồn gây ô nhiễm kinh nghiệm nghiên cứu tham khảo 2.2.3 Hoạt động quản lý chất thải quản lý chất nguy hiểm, độc hại tách riêng để quy định hai đạo luật khác có gắn kết chặt chẽ với trình sản xuất kinh doanh Điều cho thấy, Hàn Quốc coi trọng vấn đề để BVMT trước q trình cơng nghiệp hóa phát triển kinh tế; đồng thời, tạo chế để gắn liền trách nhiệm BVMT với doanh nghiệp 2.2.4 Nhìn chung đạo luật Hàn Quốc có chương quy định biện pháp chế tài hình hành áp dụng hành vi vi phạm (tương tự Trung Quốc) Đạo luật khung Chính sách mơi trường quy định cụ thể hành vi vi phạm điều 27 mức hình phạt tối đa năm tù phạt 50 triệu Won Luật Bảo tồn chất lượng nước hệ sinh thái đưa hình phạt nhiều hành vi vi phạm hình thức xử phạt lỗi vơ ý Ví dụ: hành vi xả thải vượt hạn ngạch mà không phép quan nhà nước bị xử phạt tù đến năm phạt tiền không 15 triệu Won Các đạo luật Hàn Quốc khơng có quy định đối tượng tác động hay hiệu lực không gian Tuy nhiên, hiệu lực không gian áp dụng chung cho đạo luật Hàn Quốc bao gồm toàn lãnh thổ vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia Điều tương tự quy định pháp luật Trung Quốc Pháp luật bảo vệ mơi trường Thái Lan 3.1 Q trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Thái Lan 10 Thái Lan quốc gia khu vực châu Á ban hành đạo luật BVMT Vào năm 1967, quốc gia ban hành Luật Vật chất độc hại năm 1967 để quản lý chất thải Đến Hiến pháp năm 1974, có quy định BVMT đưa vào nguyên tắc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Năm 1975, Thái Lan ban hành Luật Tăng cường Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1975 để cụ thể hóa quy định Hiến pháp Đây đạo luật quan trọng, quy định tập trung vấn đề BVMT Thành lập Ban Môi trường Quốc gia (NEB) đưa cơng cụ cơng tác BVMT bao gồm: - Các tiêu chuẩn môi trường phương pháp quan trắc Bộ Khoa học, Công nghệ Năng lượng ban hành; - Công cụ đánh giá tác động môi trường dự án trước lập kế hoạch; Tải FULL (25 trang): https://bit.ly/3UaaSdR Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net - Trao quyền cho Thủ tướng hành động trường hợp khẩn cấp ô nhiễm cố môi trường Tuy nhiên, hệ thống văn pháp luật giai đoạn thiếu chế phối hợp ngành mâu thuẫn với lợi ích kinh tế nên việc thực thi gặp nhiều khó khăn chưa đạt kết mong muốn Hệ điển hình số lượng dự án Thái Lan thực lập báo cáo ĐTM có chất lượng báo cáo thấp Chính vậy, vào năm 1992, Thái Lan tiến hành sửa đổi, bổ sung đạo luật có liên quan Luật Tăng cường Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia Luật Vật chất độc hại năm 1967 (sửa thành Luật Vật chất Nguy hại) Luật Tăng cường Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia năm 1992 có thay đổi lớn quan trọng thực phân cấp mạnh cho quyền địa phương việc tự lập kế hoạch môi trường để tạo chủ động cho quyền địa phương việc đưa giải pháp phù hợp với điều kiện tự 11 nhiên, kinh tế, xã hội khu vực; đồng thời, giảm áp lực quản lý hành nhà nước cho quan BVMT trung ương Tiếp đó, lần sửa đổi Hiến pháp năm 1997, nhiều quy định có liên quan đến BVMT bổ sung quyền công dân việc tiếp cận thông tin, tiếp cận công lý; quyền tham gia vào hoạt động chung Ví dụ: Điều 59 Hiến pháp quy định quyền tiếp cận thông tin người dân việc định quyền liên quan đến khai thác tài nguyên 3.2 Một số vấn đề pháp luật BVMT Thái Lan 3.2.1 Các quy định BVMT Thái Lan quy định tập trung cụ thể, chi tiết đạo luật Luật Tăng cường Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1992 Với chương, 115 điều, Luật điều chỉnh hầu hết vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường Phần quy định định quyền nghĩa vụ người dân việc BVMT khuyến khích việc tham gia người dân vào công tác BVMT cách trực tiếp thơng qua tổ chức phi phủ Các nội dung quy định công cụ bảo vệ môi trường; việc tổ chức thực nguồn tài cho hoạt động qua việc thành lập Ban Môi trường Quốc gia Quỹ Môi trường Quốc gia Quy định công cụ BVMT Luật Tăng cường Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia (1992) bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đánh giá tác động môi trường Các quy định chi tiết, không liệt kê công cụ BVMT vấn đề môi trường mà cịn xác định thẩm quyền, điều kiện, trình tự thủ tục để áp dụng cơng cụ Các tiêu chuẩn môi trường ban hành Ban Môi trường quốc gia Trên sở đó, Bộ Khoa học, Cơng nghệ Năng lượng (KH,CN&NL) ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nhằm quản lý việc tuân thủ tiêu chuẩn Ban Môi trường quốc gia có quyền ban hành tiêu chuẩn mơi trường cao khu vực cần bảo vệ đặc biệt khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng Tiêu chuẩn môi trường địa phương phải Ban Môi trường quốc gia phê duyệt Quy định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) quy định chi 12 4092831 ... MỞ ĐẦU I KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc 1.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường... Việt Nam I KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Pháp luật bảo vệ mơi trường Trung Quốc 1.1 Q trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường... 1.2 Một số vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường Trung Quốc Pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc 2.1 Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường Hàn Quốc 2.2 Một số vấn đề pháp luật bảo

Ngày đăng: 19/03/2023, 15:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan