Thiên văn học

79 1K 0
Thiên văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ai là người đã làm thay đổi quan niệm của chúng ta về vũ trụ và sự phát triển của nó? Edwin Powell Hubble sinh năm 1889 ở Marshfield Missouri. Ông đã sống những năm đầu đời ở bang Kentucky. Sau đó gia đình ông chuyển đến sống ở Chicago, Illinois. Ông học ở Chicago ngành Toán họcThiên văn học. Hubble là một sinh viên giỏi và cũng là một nhà thể thao có tài. Ông là thành viên đội tuyển vô địch bóng rổ của trường Đại học Chicago năm 1909. Ông còn là một vận động viên đấm bốc xuất sắc. Có một số người khuyên ông nên luyện tập để tham gia giải Vô địch Thế giới hạng nặng sau khi ra trường. Thay vì làm như vậy, ông quyết định học tiếp. Ông đến trường Đại học Queen ở Oxford, nước Anh. Ở Oxford, Hubble học Luật. Ông rất quan tâm đến luật bình dân ở Anh, bởi vì gia đình ông đã rời nước Anh sang Mỹ những năm trước đó. Ông học 3 năm ở Oxford. Năm 1913, Hubble trở về nước Mỹ. Ông mở một văn phòng Luật ở Louisville, Kentucky. Tuy nhiên sau đó một thời gian ngắn ông không muốn làm luật sư nữa. Ông quay lại trường Đại học Chicago và ở đó, một lần nữa ông lại nghiên cứu thiên văn. Hubble quan sát bầu trời bằng một công cụ ở đài thiên văn của trườ ng. Việc nghiên cứu của ông đặt ra những câu hỏi mà các nhà thiên văn không trả lời được- Tinh vân là gì? Hubble giải thích: Thuật ngữ thiên văn học “Tinh vân” đã có từ nhiều thế kỉ nay. Đó là tên đặt cho những vùng cố định trên bầu trời ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Có một số nhà thiên văn học nghĩ rằng Tinh vân là một phần của dải thiên hà. Một số khác cho rằng chúng là những vũ trụ đơn độc trong khoảng không. Trong báo cáo nghiên cứu, Hubble nói rằng điều đó chỉ được xác định bằng một dụng cụ đáng tin cậy hơn và những dụng cụ như vậy chưa được tạo ra. Năm 1917, nước Mỹ tham gia cuộc đại chiến Thế giới lần thứ nhất ở châu Âu. Hubble gia nhập quân đội và phục vụ tại Pháp. Trước đó nhà thiên văn George Ellery Hale đã mời Hubble làm việc trong Đài thiên văn Mount Wilson ở miền Nam California. Sau cuộc đại chiến Hubble trở về Mỹ và chấp nhận lời đề nghị của Hale. Lúc đó ông 30 tuổi và bắt đầu công việc sẽ làm ông nổi tiếng. Edwin Hubble Trong lần quan sát đầu tiên ở Mount Wilson, Hubble sử dụng một kính viễn vọng, mắt kính có đường kính là 125 cm. Ông nghiên cứu các vật thể trong dải ngân hà của chúng ta và có một khám phá quan trọng về Tinh vân. Hubble cho rằng ánh sáng ở Tinh vân thật ra là nhờ có ánh sáng của các vì sao gần đó. Tinh vân là những đám nguyên tử và bụi. Chúng không đủ nóng như các vì sao để phát ra ánh sáng. Ngay sau đó, Hubble đã bắt đầu làm việc với một kính thiên văn lớn hơn và có khả năng quan sát tốt hơn ở Mount Wilson. Đường kính ở mắt kính là 250 cm. Đó là chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới trong vòng 25 năm. Nó có đủ khả năng giúp cho Hubble có nhiều phát hiện quan trọng. Kể từ năm 1922, Edwin Hubble bắt đầu kiểm tra các vật thể xa. Khám phá lớn đầu tiên của ông là nhận ra một vì sao thay đổi độ sáng Cepheid. Nó nằm ở phần ngoài của một tinh vân lớn tên gọi là Andromed. Sao Cepheid là những vì sao mà ánh sáng của nó thay đổi theo thời gian. Một nhà thiên văn của trường Đại học Harvard, Henrietta Leavitt đã phát hiện ra là có thể căn cứ vào những khoảng thời gian này để tính khoảng cách của chúng so với Trái đất. Hubble đã đo khoảng cách ấy. Kết quả là Tinh vân Andromeda nằm rất xa ngoài hệ thiên hà của chúng ta. Phát hiện của Hubble đã chấm dứt cuộc tranh cãi bao lâu nay. Ông đã chứng tỏ ý kiến cho rằng Tinh vân nằm trong hệ thiên hà là sai. Thực tế chúng cũng là những hệ thiên hà. Các nhà thiên văn học lúc này cũng nhất trí rằng có các thiên hà khác. Hubble bắt đầu có các nghiên cứu chi tiết hơn về các hệ thiên hà. Ông nghiên cứu hình dạng và ánh sáng của chúng. Năm 1925, ông đã quan sát đủ nhiều để nói rằng vũ trụ gồm những hệ thiên hà với đủ hình dáng và kích cỡ. Ông nói, cũng như các vì sao, các hệ thiên hà cũng không giống nhau. Một số hệ thiên hà có hình dạng xoắn ốc như dải Ngân hà của chúng ta hay Andromeda. Chúng có một trung tâm và có vật chất bao quanh như vòng tròn lấy trung tâm như pháo hoa. Những hệ khác có hình như trái bóng bầu dục hay quả trứng, một vài hệ khác không có hình dáng đặc biệt. Hubble thiết lập một hệ thống để mô tả các hệ thiên hà theo hình dáng của chúng. Hệ thống này ngày nay vẫn được sử dụng. Ông còn chứng tỏ các hệ thiên hà cũng cùng loại với vật thể phát sáng nằm trong hệ Ngân hà. Ông nói mọi hệ thiên hà đều có mối quan hệ với nhau như những thành viên trong một gia đình. Cuối thập kỉ 20, Hubble nghiên cứu sự chuyển động của các hệ thiên hà trong không gian. Việc nghiên cứu của ông đã đưa đến một khám phá quan trọng nhất của ngành thiên văn học trong thế kỉ 20 – Vũ trụ mở rộng. Những quan sát trước đây về sự phát triển của các hệ thiên hà đã được V.M.Silpher tiến hành. Ông phát hiện ra các hệ thiên hà chuyển động rời xa trái đất với vận tốc từ 300 đến 1800 km/s. Hubble hiểu được tầm quan trọng những kết quả Silpher thu được. Ông xây dựng một kế hoạch để đo cả khoảng cách lẫn tốc độ của càng nhiều hệ thiên hà càng tốt. Cùng với trợ lý của mình ở Mount Wilson là Milton Humason, Hubble đo sự chuyển động của các hệ thiên hà. Hai người làm việc bằng cách nghiên cứu cái mà Hubble gọi là “Sự phát triển màu đỏ”- Hay còn gọi là hiệu ứng Doppler. Hiệu ứng Doppler giải thích sự thay đổi về độ dài của sóng ánh sáng hay âm thanh khi chúng chuyển tới phía bạn hay ra khỏi bạn. Sóng ánh sáng từ một vật chuyển động rời khỏi bạn sẽ kéo dài thành một sóng dài hơn. Chúng có màu đỏ. Sóng ánh sáng từ một vật thể chuyển động về phía bạn sẽ có độ dài ngắn hơn. Chúng có màu xanh da trời. Quan sát 46 hệ thiên hà cho Hubble thấy các hệ thiên hà là chuyển động rời xa trái đất. Kết quả quan sát cho thấy tốc độ chuyển động liên hệ trực tiếp với khoảng cách trực tiếp với khoảng cách hệ thiên hà so với trái đất. Hubble phát hiện ra là hệ thiên hà càng ở xa trái đất, tốc độ nó càng lớn. Quy luật khoa học này được gọi là Luật Hubble. Khám phá của Hubble là một thay đổi lớn trong khái niệm của chúng ta về vũ trụ. Không phải vũ trụ yên lặng và bất biến kể từ khi bắt đầu hình thành như những ý tưởng. Nó vẫn phát triển và điều đó có nghĩa như Hubble nói: có thể bắt đầu bằng một vụ nổ lớn của một sức mạnh không thể tưởng tượng được. Vụ nổ thường được gọi là “big bang”(vụ nổ lớn). Công trình của Hubble không chỉ dừng lại ở khám phá này. Ông vẫn còn tiếp tục theo dõi các hệ thiên hà và bổ sung thêm những kiến thức về chúng. Các nhà thiên văn từ khắp nơi trên thế giới đến làm việc với ông. Hubble rời đài quan sát Mount Wilson trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau chiến tranh ông quay trở lại, dành phần lớn thời gian để tạo ra một chiếc kính Viễn vọng mới lớn hơn ở miền Nam California. Chiếc kính được hoàn thành năm 1949. Nó có đường kính 500 cm và được gọi theo tên nhà thiên văn George Hale. Edwin Hubble là người đầu tiên sử dụng kính thiên văn Hale. Ông mất năm 1953 khi đang chuẩn bị tiến hành một cuộc quan sát bầu trời 4 ngày qua kính Viễn vọng. Công trình của Hubble đã dẫn đến sự ra đời của công trình nghiên cứu mới về sự ra đời của Vũ trụ. Một nhà thiên văn đã nói rằng: “Kể từ đó đến nay các nhà khoa học vẫn đang bổ sung thêm chi tiết cho những nghiên cứu của Hubble. Vẫn còn nhiều việc cần phải làm”. (Theo Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ) Kế hoạch trở lại mặt trăng của Nasa sẽ diễn ra như thế nào? Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ Nasa đã lên kế hoạch trở lại mặt trăng…một phần trong dự định mà tổng thống Bush đã đặt ra vào tháng 1 năm 2004. Ông đã nói rằng “Chúng ta sẽ chế tạo những chiếc phi thuyền mới đưa người vào vũ trụ. Chúng ta sẽ có được một vị trí mới, vững chắc trên mặt trăng và chuẩn bị cho một chuyến du hành mới tới những thế giới bên ngoài chúng ta”. Neil Armstrong là người đầu tiên trong số 12 nhà du hành để lại dấu vết trên mặt trăng. “Đó là một bước nhỏ của con người nhưng là một bước tiến vĩ đại của nhân loại”. Nhà du hành Eugene Cernan là người cuối cùng trên mặt trăng cách đây hơn ba thập kỉ “…trong một tháng vui vẻ …tháng 12”. Đó là tháng 12 năm 1972. Phi hành gia Eugene Cernan nói rằng “Tôi thật sự không muốn tin rằng tôi sẽ ngồi ở đây ba thập kỉ sau và vẫn là người cuối cùng để lại dấu vết trên mặt trăng. Nói một cách thật lòng, tôi hơi thất vọng”. Nhưng một quan chức NASA tin rằng, sau một loạt những chuyến thám hiểm không phải của con người mà là bằng robot lên mặt trăng, Mỹ sẽ đưa các phi hành gia trở lại trước năm 2020. Các nhà bác học ở Nasa đang cố gắng để đạt được mục tiêu đầy triển vọng ấy. Trợ lý Giám đốc của Nasa Scott Horowitz nói về kế hoạch trở lại mặt trăng như sau: “Để trở lại mặt trăng, chúng tôi phải đảm bảo được sự liên lạc thông suốt, chúng tôi phải tìm đường, chúng tôi cần những tấm bản đồ tốt về địa hình của mặt trăng. Một trong những nguồn tài nguyên chính mà chúng tôi đang tìm kiếm ở mặt trăng là hydrogen tại những vùng địa cực.” Daniel Andrews là Giám đốc Dự án Quan sát miệng núi lửa trên mặt trăng và vệ tinh do thám. Ông cùng nhóm của mình đang lên kế hoạch khai quật một miệng núi lửa ở cực nam của mặt trăng, một nơi mà họ tin là có hydrogen và có thể có cả nước. Ông ấy nói rằng “Công việc mà chúng tôi đang tiến hành là tạo ra những phương tiện tốt hơn và nhiều tính năng hơn. Những con tàu này có thể đưa những tàu vũ trụ như LRO (tàu vũ trụ do thám mặt trăng) và LCROS (vệ tinh quan sát và thăm dò miệng núi lửa trên mặt trăng) tới mặt trăng. Khi những con tàu và vệ tinh này hoàn thành nhiệm vụ của chúng, một giai đoạn cao hơn sẽ tiếp tục. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc SUV tới cực nam của mặt trăng để xem liệu trong ấy có những vật chất gì… Mặt trăng kì diệu Một loạt những robot tiền trạm đã được lên kế hoạch đưa tới mặt trăng bắt đầu từ năm 2008 đến 2016 để thám hiểm và vẽ bản đồ bề mặt mặt trăng, mở đường cho sự trở lại của con người sau 30 năm rời bỏ mặt trăng. Như Nguyễn Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng? Neil Armstrong, sinh năm 1930, là nhà du hành vũ trụ và cũng là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Armstrong là chủ nhiệm chương trình phóng tàu con tàu Apollo đầu tiên lên mặt trăng-Apollo 11-vào tháng 7 năm 1969. Ông cũng tham gia trong chương trình bay của tàu Gemini vào năm 1966 và là một phi công chiến đấu của Không quân Mỹ, rồi làm phi công thử nghiệm, giáo sư, thương nhân và là cố vấn của tổng thống. Ông đã nhận được Huân chương Tự do đích thân Tổng thống trao tặng và một loạt những giải thưởng quốc tế khác vì những đóng góp cho con tàu Apollo 11. Armstrong sinh ra ở Wapakoneta, Ohio. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu chuyến bay đầu tiên với vị trí là một phi công tập sự. Ông đã dành được một suất học bổng của Không quân và bắt đầu học tập tại trường Purdue vào năm 1947. Vào năm 1950 Armstrong bắt đầu tham gia lực lượng không quân trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ông lái máy bay chiến đấu ở Hàn Quốc cho đến năm 1952 rồi trở lại Purdue. Armstrong tham gia vào Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng không vũ trụ (NACA) tại Trung tâm nghiên cứu Lewis ở Cleveland, Ohio năm 1955, sau đó chuyển sang Trung tâm nghiên cứu bay NACA tại Doanh trại Lực lượng không quân Edwards ở California. Ông là công trên nhiều máy bay diễn tập thử nghiệm ý tưởng. Armstrong rời Trung tâm nghiên cứu bay vào năm 1962 để tham gia vào NASA với tư cách là phi hành gia thực tập. Trong nhóm thực tập ở NASA này có hai người đặt chân lên mặt tră ng trong chuyến bay đầu tiên là Armstrong và Elliot See (See không may đã qua đời trong một tai nạn máy bay trong khi đang diễn tập làm chỉ huy con tàu Gemini 9). Sau khi hoàn thành việc thực tập tại NASA, Armstrong trở lại đội bay của Gemini 5, sau đó trở thành đội trưởng của Gemini 8. Chuyến tàu này được phóng đi vào ngày 16 tháng 3 năm 1966. Sau đó 3 năm, Armstrong xuất hiện trong đội bay của con tàu Apollo 11. Đây là con tàu lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn. Con tàu đã mang thông điệp của người Mỹ cũng như của loài người lên mặt trăng “Chúng tôi từ hành tinh trái đất lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7 năm 1969 sau công nguyên. Chúng tôi tới đây với mong muốn hoà bình cho tất cả nhân loại”. Apollo được phóng đi từ Mũi Canaveral, Florida vào ngày 16 tháng 7 năm 1969 và đến quỹ đạo của mặt trăng vào ngày 20 tháng 7. Vào hồi 10:56 phút tối theo múi giờ miền đông, Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và phát bi ểu của ông đã trở thành một trong nhưng câu nói nổi tiếng nhất của thế kỉ 20 “ Đây là một bước nhỏ của con người nhưng là một bước tiến vĩ đại của nhân loại”. Ông cùng với đội bay đã thu nhặt những mẩu đất đá và kim loại từ mặt trăng. Và chính những vật thể này đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học có những phán đoán chính xác v ề vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất này. Tàu Apollo 11 đã đáp xuống Trái đất vào ngày 24 tháng 7 ở biển Thái Bình Dương, cách Hawaii khoảng 1300 km về phía đông nam. Sau đó đoàn phi hành gia đã dành nhiều tháng để xuất hiện trước công luận trình bày về chuyến bay của họ. Trở về từ mặt trăng, Armstrong rời NASA năm 1971 và bắt đầu tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Ông đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này. Ông là khách mời danh dự trong bộ phim tài liệu được công chiếu trên truyền hình Mỹ vào năm 1991 với tiêu đề “Chuyến bay đầu tiên”. Hiểm họa lớn nhất với nhân loại sẽ xảy ra khi nào? Theo các nhà khoa học dự đoán, có khả năng ngày 13.3.2029, Apophis sẽ đâm vào trái đất và tạo ra một vụ nổ khủng khiếp có sức công phá gấp 100 lần sức công phá của quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945. Thiên thạch Apophis được nhà thiên văn Steve Chesley phát hiện vào tháng 6.2004. Các đồng nghiệp của ông tại NASA đã phải hốt hoảng khi Chesley cho rằng thiên thạch trên sẽ đâm vào trái đất trong tương lai. Để kiểm tra thông tin mà Chesley công bố, các nhà thiên văn học của NASA đã sử dụng kính viễn vọng để quan sát Apophis và họ đã nhìn thấy thiên thạch này. Đường kính ban đầu của Apophis theo dự tính là vào khoảng 500m, tuy nhiên sau đó các nhà khoa học đã tính lại và kết quả cho thấy thiên thạch này có đường kính khoảng 320m. Thiên thạch này tự quay quanh nó hết 323 ngày và đi ngang qua quỹ đạo của trái đất 2 lần trong một năm. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là một hiểm họa thực sự cho trái đất, tuy nhiên nó sẽ không nguy hiểm như những đánh giá ban đầu. Nó có thể đi ngang qua quỹ đạo trái đất nhưng sẽ không đâm thẳng vào trái đất và có thể phá hủy một số vệ tinh đang bay quanh trái đất mà thôi. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng sẽ không thể biết được điều gì chắc chắn một khi quỹ đạo của thiên thạch này cắt ngang quỹ đạo trái đất, một số khác hy vọng rằng sức hút của trái đất sẽ làm lệch quỹ đạo của thiên thạch. Nhiều chuyên gia đang tìm cách để tính toán xem khi nào sẽ là thời điểm xảy ra thảm họa trên với nhân loại: năm 2035, 2036 hay là 2037. Họ còn dự đoán rằng khu vực Bắc Hemisphere sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, phần còn lại của thế giới sẽ chìm trong khói bụi và ô nhiễm và khu vự c nơi thiên thạch đâm xuống (khoảng 40 km2) sẽ hoàn toàn biến thành cát bụi. Các nhà khoa học đang điên đầu nghĩ ra cách cứu trái đất khỏi thảm họa có thể này. Đến nay, có 2 cách được coi là có thể sử dụng để giúp trái đất thoát được tai họa khủng khiếp này. Cách thứ nhất là dùng vệ tinh để đưa một khối thuốc nổ vào bên trong thiên thạch và kích nổ, phá hủy thiên thạch trước khi nó đâm vào trái đất. Cách thứ hai là tìm cách để làm chệch quỹ đạo của nó. Theo thanhnien.com.vn Thiên thạch Apophis Dải ngân hà là gì? Khi các nhà thiên văn học hỏi nhau rằng điều gì đẹp nhất trên bầu trời thì phần lớn trong số họ sẽ trả lời đó là những dải ngân hà. Dạng xoáy với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, dải ngân hà là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp các vì tinh tú. Nó là tập hợp nhóm khổng lồ gồm hàng trăm triệu ngôi sao, tất cả hoạt động cùng nhau và chia sẻ chung một điểm trung tâm. Những ngôi sao mà chúng ta có thể nhìn thấy từ trái đất bằng mắt thường là một phần của dải ngân hà. Dải ngân hà của trái đất được gọi là "Milky Way", và mặt trời chỉ là một trong những ngôi sao thuộc dải ngân hà này. Các dải ngân hà cũng chứa những hợp chất hóa học sau : khí hyđrô nguyên tử, hyđrô phân tử, hyđrô phân tử hỗn hợp, nitơ, cácbon, silic Dải ngân hà có bốn hình dạng: hình hạt đậu, hình elip, hình xoắn ốc và hình không đều. Hình xoắn ốc Các dải ngân hà hình xoắn ốc thường gồm hai thành phần hợp thành: 1. Dạng quần hợp trong một chiếc đĩa phẳng khổng lồ bao gồm rất nhiều điểm chiết trung giữa các vì sao (đôi khi nhìn thấy dưới dạng tinh vân khuyếch tán ánh sáng màu đỏ, hoặc dưới dạng những đám mây bụi sẫm màu), các cụm và quần hợp sao non. Các cụm sao này được sắp xếp dưới dạng khung xoắn ốc dễ nhận dạng hoặc theo kết cấu dạng khung dọc. 2. Thành phần thứ hai là quần thể sao trong dạng hình lồi Elipxoit bao gồm quần thể các tinh tú già không có điểm chiết trung giữa các vì sao, thường liên kết với các cụm sao hình cầu. Những ngôi sao non trong quần thể hình đĩa được phân loại là quần hợp sao I, những ngôi sao già trong quần thể hình lồi được gọi là quần hợp sao II. Mối quan hệ về khối lượng và ánh sáng của các thành phần này khác nhau trên diện rộng, tạo gia tăng tới một phân loại phối hợp. Spiral Galaxy Dạng cấu trúc khung trong quần thể đĩa hầu như chỉ là hiện tượng tạm thời mà thôi, nó được tạo ra do sự tương tác trọng lực với các dải ngân hà xung quanh. Mặt trời là một trong hàng trăm tỷ ngôi sao nằm trong dải ngân hà hình xoáy Milky Way. Hình hạt đậu (S0) Nói một cách ngắn gọn, đó là “những dải ngân hà hình xoắn nhưng không có khung xoắn ốc”, ví dụ như các dải ngân hà hình chiếc đĩa phẳng nơ i sự cấu tạo nên các vì tinh tú đã dừng lại từ rất lâu do điểm chiết trung giữa các vì sao tăng. Do vậy, nó chỉ bao gồm hoặc chủ yếu là quần hợp sao già II mà thôi. Nhìn vẻ bề ngoài và các ngôi sao bên trong, dải ngân hà hạt đậu nếu quan sát rất khó phân biệt với hình elip. Hình Elip Các dải ngân hà hình elip theo quan sát thì khá chắc chắn với ba trục. Nó có ít hoặc không có động lượng góc tổng thể và không xoay (dĩ nhiên, những ngôi sao vẫn bay xung quanh tâm của dải ngân hà, như ng đường bay được định hướng để chỉ có rất ít động lượng góc thuộc quỹ đạo được tổng hợp lại). Thông thường, các dải ngân hà hình elip thường có rất ít hoặc dường như không có điểm chiết trung giữa các vì sao, và chỉ bao gồm quần hợp sao già II: chúng xuất hiện giống dạng xoắn ốc chỉ có dạng hình lồi phát quang mà không có thành phần kết cấu dạng đĩa. Tuy nhiên, đối với các dạng hình elip, các thành phần kết cấu hình đĩa nhỏ đã được khám phá nên nó có thể là những thay thế cho sự kết thúc của một hệ thống chung trong các dạng dải ngân hà trong đó bao gồm các dải ngân hà hình đĩa. Hình không đều Lenticular Galaxy Eliptical Galaxy [...]... Bretagne, bạn có thể tìm thấy dấu vết của các nền văn hóa ngàn năm, những nền văn hóa sùng bái quả bóng khí khổng lồ cách xa chúng ta 150 triệu kilômét mà chúng ta thường gọi là mặt trời Đối với các cư dân của những nền văn hóa cổ xưa này, khối kết Hyđrô và Heli hình chiếc bát này là: nhà cung cấp cho cuộc sống Cho đến ngày hôm nay, đối với các nhà vật lý học thiên thể, nó vẫn còn nguyên giá trị như thế... các dải ngân hà Mặt trời của chúng ta cũng là một ngôi sao Sao băng có tên khoa học là meteor, chúng thực tế là những vệt sáng trên bầu trời Vệt sáng được tạo ra từ những đốm bụi nhỏ bị đốt cháy khi nó xâm nhập vào bầu khí quyển của trái đất Đốm bụi đến từ sao chổi Các nhà thiên văn gọi những đốm bụi sao chổi là những mẩu thiên thạch (hay meteoriods, là những mảnh vở nhỏ trong hệ mặt trời - có kích thước... luôn chuyển động, xoáy tít của các khối khí đỏ, vàng, da cam là một trong những điều bí ẩn thú vị nhất của vũ trụ Tuy nhiên, điểm thú vị nhất trên sao Mộc, thú hút nhiều nhất sự chú ý của các nhà thiên văn học lại là Đốm Đỏ Lớn với một lý do hoàn toàn đối ngược, một ngoại lệ đối với môi trường chuyển động thường xuyên trên hành tinh này, Đốm Đỏ Lớn không thay đổi hình dạng và vị trí của nó Đốm Đỏ Lớn... giống như một hệ mặt trời thu nhỏ Hành tinh khổng lồ này có ít nhất sáu vệ tinh và có thể là nhiều hơn Bốn vệ tinh lớn nhất của hành tinh này (còn được gọi là các vệ tinh Ga-li-lê - vì nó được nhà thiên văn học này phát hiện đầu tiên vào năm 1610) là Io, Europa, Ganymede và Callisto Vệ tinh lớn nhất trong số các vệ tinh này có kích thước gần bằng sao Hoả và có đến hai trong số bốn vệ tinh đó lớn hơn... ngân hà? Hay vũ trụ trước tiên đã thiết lập nên các khoảng mênh mông sau đó chia nhỏ thành các dải ngân hà? Trạm thiên văn vũ trụ James Webb và Herschel sẽ đưa chúng ta sẽ tiến đến gần câu trả lời hơn Họ sẽ có những thiết bị cực nhạy để quan sát vũ trụ như nó chính thế khi các nhà khoa học tin rằng những dải ngân hà đầu tiên đã được hình thành Vì sao các ngôi sao lại sáng? Ngôi sao là cái gì? Các... li ti bám trên sao chổi có lẽ đến 4,5 tỉ năm bay vào không trung để gia nhập vào luồng thiên thạch dài đang bay Những ngôi sao băng có vẻ như rơi xuống từ chòm sao Leo, chính vì vậy, nó được gọi là Leonids Leonids nổi tiếng là những trận mưa sao băng với khoảng 1.000 sao băng rơi mỗi giờ Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, mưa sao băng Leonids 33 năm mới xảy ra một lần Hãy đặt chiếc đồng hồ của bạn báo... sao Thiên Lang (Sirius), ngôi sao có chỉ số dưới dòng a_m với v_ bằng -1.5 (số tỷ lệ độ sáng biểu kiến của tinh tú là một số trong đó số âm biểu thị độ sáng cao hơn số dương) Độ sáng biểu kiến hữu hình tuyệt đối, thiết lập bởi “M gạch dưới v” sẽ cho độ sáng chân thực: Deneb (chòm sao anpha Cygnus) có Mv = -6,9 và Rigel (chòm sao bêta Orion) có độ sáng với Mv = -6,8 Trên số tỷ lệ tuyệt đối, sao Thiên. .. yếu, những cũng có lúc nó lại phát triển và trở nên rất mạnh Đốm Đỏ Lớn Chúng ta có thể nhìn thấy sao Mộc không? Câu trả lời là «Có», và thậm chí là bạn không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ chiếc kính thiên văn nào Khi xuất hiện, sao Mộc thường là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm Chỉ có hai vật thể sáng hơn nó là Mặt trăng và sao Kim Đôi khi, chúng ta có thể quan sát sao Mộc vào cả sáng sớm lẫn về... hòn đá cuội Khi xâm nhập vào bầu khí quyển của một hành tinh nào đó, nó nóng lên và bốc hơi một phần hoặc bốc hơi hoàn toàn) Những mẩu thiên thạch va chạm vào bầu khí quyển của trái đất ở tốc độ siêu tốc, đôi lúc vượt hơn 144.000 kilômét một giờ Sự va chạm giữa mẩu thiên thạch rất nhỏ này và bầu khí quyển tạo ra những vệt sáng mà chúng ta gọi là sao băng (hay meteor) Sao băng thường diễn ra trong khoảng... xem những màn sao băng trên bầu trời đêm Theo quan sát của các nhà khoa học về số lượng, độ sáng, và hành trình của những trận pháo hóa của tự nhiên này, trong một trận sao băng, phần lớn chúng cùng rơi trên cùng một vùng của bầu trời Vì sao lại xảy ra sao băng? Sao băng xảy ra khi Trái đất quay gần tới quỹ đạo của sao chổi Luồng thiên thạch di chuyển dọc theo trục sao chổi xuyên qua hệ mặt trời Một . trên hành tinh này, Đốm Đỏ Lớn không thay đổi hình dạng và vị trí của nó. Đốm Đỏ Lớn có hình ô -van xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17, bản thân nó lớn hơn hai lần kích thước của trái đất-

Ngày đăng: 07/04/2014, 15:24

Mục lục

  • Ai là người đã làm thay đổi quan niệm của chúng ta về vũ trụ và sựphát triển của nó?

  • Kế hoạch trở lại mặt trăng của Nasa sẽ diễn ra như thế nào?

  • Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?

  • Hiểm họa lớn nhất với nhân loại sẽ xảy ra khi nào?

  • Dải ngân hà là gì?

  • Vì sao các ngôi sao lại sáng?

  • Sao băng là gì?

  • Vũ trụ bắt đầu từ đâu?

  • Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ mặt trời?

  • Vì sao ngôi sao có 5 cánh?

  • Mặt trời có cấu tạo như thế nào?

  • Vì sao có hiện tượng mưa đá?

  • Trái Đất quay như thế nào?

  • Ngôi sao được sinh ra và mất đi như thế nào?

  • 12 Cung Hoàng đạo toả sáng như thế nào?

  • Đâu là điểm tận cùng của trái đất?

  • Làm thế nào để tìm thấy sao Bắc cực?

  • Các hành tinh được đặt tên như thế nào?

  • Bão từ là gì?

  • Đến nay đã có bao nhiêu khách du lịch bay vào vũ trụ?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan