1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội

26 970 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 668,34 KB

Nội dung

Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội

Trang 1

#29 eS av ee ere Sa ^ THỦ Vie H HẠ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYEN THI HAI

DANH GIA TAI NGUYEN DU LICH TU NHIEN

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA HÀ NỘI

1

| Chuyên nganh: Bao vé, sử dụng hợp lý và tái tạo

Trang 2

Người hướng dân khoa học:

PGS TSKH NGUYEN QUANG MY

TS NGUYEN QUANG LAN

Phan biện 1: PGS.TS LÊ VĂN THÔNG

Phân biện 2: PGS.TS PHAM TRUNG LƯƠNG Phần biện 3: PGS.TS NGUYÊN VĂN ĐÍNH

Luận án sẽ dược bảo vệ tại hội dồng chăm luận án cấp nhà nước họp tai Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội vào hồi

hOU.ngàv thang nam 2002

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng

đối với việc phát triển kinh tế xã hội Dù là tài nguyên tấi tạo được

hay không tái tạo được, nếu không có chiến lược khai thác hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái và cạn kiệt Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải phấp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo phát triển một cách bền vững

Cùng với quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố, hoạt động dụ lich cuéi mdn (DLCT) khong ngừng gia tăng Đây là xu thế chung

trên thể giới cũng như ở Việt Nam hiện nay Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu vẻ cơ sở nghỉ cuối tuần ở khu vực phụ cận đã trở nên cấp thiết, nhiều cơ sở cũ đã

quá tải, cố nguy cơ ảnh hưởng tới tài nguyên và môi trường địa

phương

Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Nội và phụ

cận, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân cần nhanh chóng Xây dựng mội chiến lược khai thác tài nguyên theo hướng phát triển

bền vững Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, dánh giá tổng hợp tài nguyên trong khu vực, phục vụ cho việc phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Đánh gid tài

nguyên ấu lịch tự nhiên, phục vụ phát triển du lịch cuối tuẩn cud

Hà Nội” với mong muốn góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết 45 CP của Chính phủ là: "đáp ứng nhu cầu ngày cảng tăng của nhân dân,

Trang 4

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tống hợp tài nguyên du lịch ur

nhiên CTNDLTN) mục tiêu của để tài là xáy dựng luận cứ khoa học

cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đu lịch tự nhiên trong

khu vực, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần (DLCT)

Để thực hiện được mục tiêu trên, để tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứn nhụ cầu, sở thích của người đân Hà Nội đối với

hoạt động du lịch cuối tuần

- Kiểm kê tài nguyên của khu vực Hà Nội và phụ cận cho việc

đáp ứng nhu cầu du lịch cuối tuần

- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên trong khu vực, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu, đánh giá một số điểm tài nguyên du lịch trong khu vực

- Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên du

lịch tr nhiên cho việc phát triển du lịch cuối tuần trong khu vực nghiền cứu

3 GIO! HAN NOI DUNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở khu vực Hà Nội

và phụ cận Song, khái niệm "phụ cận” ở đây là một khái niệm mang

tính chất tương đối Trong điểu kiện hiện tai, dé tài giới hạn khu vực

phụ cận ở bán kính khoảng 150km kể từ trung tâm Hà Nội theo các tục giao thông chính

Hoạt động DLCT bao gỏm nhiều loại hình hoại động khác nhau,

Trang 5

thích nhất, đó là loại hình nghỉ ngơi và vui chơi giải trí Để tài chỉ

đánh giá TNDLTN cho loại hình này

Để minh hoạ cho cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển DLCT đã được xây dựng, đề tài chỉ chọn một số điểm đặc trưng

trong khu vực để đánh giá vì địa bàn quá rộng, tài nguyên trong khu vực lại rất đa dạng và phong phú

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đề tài đã xác định được nhu cầu, sở thích của người dân Hà Nội đối với hoạt động du lịch cuối tuần và khả năng đáp ứng về mật tài nguyên cho các hoạt động đó ở khu vực Hà Nội và phụ cận

- Xây dựng cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển

DLCT cho khu vực nghiên cứu, từ đó tiến hành đánh giá tổng hợp tám điểm tài nguyên trong khu vực

~ Lần đầu tiên, đề tài đã tiến hành xây dựng một hệ thống bản đồ du lịch cho từng điểm nghiên cứu và bản đồ đánh giá chung tài nguyên du lịch

- Luan án đã để xuất định hướng sử dụng và bảo vệ TNDLTN phục vụ phát triển du lịch cuối tuần trong khu vực một cách hiệu quả và bền vững

5 CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

- Du lịch cuối tuần là nhu cầu tất yếu của người dân Hà Nội Nhu cầu này đang ngày càng tăng, nó gắn với hoạt động nghỉ ngơi và

vui chơi giải trí ngoài trời và hoàn toàn có thể đáp ứng được bởi

nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng ở khu vực

Hà Nội và phụ cân

Trang 6

thành Hà Nội) và các điểm đến Kết quả đánh giá tám điểm tài nguyên ở phụ cận Hà Nội cho thấy các điểm du lịch có hồ nước, nằm

ở khoảng cách phù hợp, rất thuận lợi đối với việc phát triển du lịch

cuối tuần của Hà Nội; các điểm du lịch đồi núi - thuận lợi; còn các

điểm du lịch biển - ít thuận lợi Vì vậy, cần đầu tư khai thác các hồ

nước và đổi núi, nằm ở những khoảng cách phù hợp kể từ trung tâm

Hà Nội, phục vụ phát triển DLCT

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VA THUC TIEN

- Luận án đã xác định được nhu cầu và sở thích của người dân Hà Nội đối với hoạt động du lịch cuối tuần, làm cơ sở cho việc đánh

giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du ]ịch cuối tuần của Hà Nội, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp luận chung về đánh giá tài nguyên du lịch

- Cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN được xây dựng cho khu vực nghiên cứu có thể vận dụng để đánh giá cho khu vực phụ cận các

thành phố khác phục vụ phát triển DLCT

- Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tin cậy và cần thiết cho việc xây dựng qui hoạch phát triển du lịch cuối tuần của Hà

Nội và phụ cận

7 CƠ SỞ TÀI LIỆU

- Tài hệu khảo sát thực địa do tác giả thu thập trong suốt quá

trình nghiên cứu rừ năm 1996 đến 2001 tại các điểm du lịch

- Tài liệu điều tra xã hội học theo các bảng hỏi

- Tài liệu từ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cấp Đại học Quốc gia và cấp Thành phố, trên địa bàn Hà Nội và phụ cận đo NCS chủ trì hoặc tham gia

Trang 7

5

- Các bản đồ địa hình, bản đổ hiện trạng sử dung đất tỷ lệ

1:10.000, các sơ đồ du lịch của các điểm nghiên cứu

8 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng kết hợp các phương

pháp nghiên cứu chủ yếu như: khảo sát thực địa, thu thập và xử lý các số liệu thống kê, phương pháp đánh giá kỹ thuật, phương pháp bản đồ, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia

9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Nội dung của luận án được trình bày trong 150 trang với 38 biểu

bảng, 7 hình vẽ, 10 bản đồ và sơ đồ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án

được kết cấu thành bốn chương

NỘI DUNG LUẬN ÁN

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LICH CUOI TUAN

1.1 TỔNG QUAN CAC VAN DE VE TAI NGUYEN DU LICH, NHU

CẦU DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CUỐI TUẦN

1.1.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là các thành phần và các tổng thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả

mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các

sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để hình thành các loại hình du

lịch và đóng vai trò quan trong trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch

1.1.2 Nhu cầu và cầu du lịch

Trang 8

du lịch là một bộ phận nhu cầu của có khả năng thanh toán về hàng

hoá vật chất và địch vụ du lịch Cầu du lịch bao gồm hai nhóm, đó là cầu về dịch vụ du lịch và cầu về hàng hoá vật chất

1.1.3 Du lịch cuối tuần

Loại hình du lịch ngắn ngày, thường tổ chức vào cuối tuần được

gọi là du lịch cuối tuần Theo phân loại của Lozato Giotard 1987, du

lịch cuối tuần là một khái niệm chuyển tiếp giữa du lịch và giải trí Du lịch cuối tuần còn được gọi là “đi trốn những điểm tập trung dân cư và những trung tâm công nghiệp” hoặc "du lịch phụ cận” do

những đặc thù về địa điểm và thời gian của loại hoạt động này

Phụ thuộc vào sức ép đô thị, sự càng thẳng trong lao động, 6 nhiễm tại nơi ở thường xuyên và số ngày nghỉ cuối tuần, nhu cầu DLCT không ngừng tăng lên

Hoạt động DLCT rất đa dạng tuy nhiên chủ yếu là các hoạt động ngoài trời: nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao,

tâm linh-tón giáo

1.2 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI

NGUYÊN DU LỊCH 1.2.1 Trên thế giới

Ở Nga và các nước Đông Âu, từ những năm 60-70 đã tiến hành

nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch Điển hình là các công trình của: V.Xtauxkatl969;, lu.A.Vedenhin và N.N.Mirôsnhitrencô, 1972; L.I.Mukhina, 1973; E.A.Kôtliarốp, 1978; P.G.Tsarophis 1979; Piréjnik, 1985

Các nhà nghiên cứu địa lý và du lịch thuộc các nước phương Tây

nhu Baud Bovy & Fred Lauson, 1982: Edward Inskeep, 1991:

Trang 9

7

cứu và đánh giá tài nguyên du lịch là một bước cơ bản trong quá trinh

qui hoạch phát triển du lịch

1.2.2 Ở Việt Nam

Từ những nám 80 đã có một số đề tài khoa học, dự án nghiên cứu vẻ vấn để này như Tuy nhiên do hầu hết các công trình được tiến hành đánh giá ở tỷ lệ nhỏ, trên phạm vi lãnh thổ lớn nẻn mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, định tính

Cho đến nay, các công trình đánh giá tài nguyên du lịch theo kiểu đánh siá kỹ thuật mới chỉ dược tiến hành trong các luận án tiến

sỹ

1.2.3 Ở khu vực Hà Nội và phụ cận

Tài nguyên du lịch của Hà Nội và phụ cận đã được một số tác giá tiến hành nghiên cứu như; Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn

Minh Tué,1993; Dang Duy Loi, 1993; Pham Van Du, 1996 và gần

dây nhất là “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch

Hà Nội và phụ cận" của Tổng cục Du lịch, 2001 Tuy nhiên, cho đến

nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên cho việc phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội

1.2.4 Một số vấn để quan trọng trong đánh giá tài nguyên du lịch Trong các công trình đánh giá tài nguyên du lịch hiện nay của

Các tác giả trong và ngoài nước (theo hướng đánh giá kỹ thuật) nổi

lên một số vấn để quan trọng nhưng chưa có những giải pháp chung, thống nhất như: xác định các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá; xây dựng các thang đánh giá; kết hợp các đánh giá thành phần vào đánh giá

Trang 10

1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN

1.3.1 Phương pháp luận đánh giá

Đánh giá TNDLTN phục vụ DLCT chính là đánh giá mối tương

quan giữa các tổng thể tự nhiên (được coi là khách thể) với hoạt động

du lịch cuối tuân của con người hay chính là những nhu cầu, sở thích của bản thân con người khi đi DLCT (được coi là chủ thể)

Đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển DLCT phải tuân theo các nguyên tắc và phương pháp chung của đánh giá kỹ thuật hay đánh

giá mức độ thuận lợi

1.3.2 Phương pháp đánh giá

Muốn xác định được đối tượng đánh giá cần nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu và tài nguyên phục vụ DLCT

Muốn xác định được các yếu tố và chi tiêu đánh giá cần phân tích đối tượng đánh giá trong một hệ thống du lịch bao gồm ba thành phần cơ bản: điểm phát sinh khách du lịch, điểm du lịch và các tuyến du lịch liên kết chúng Từ ba thành phản này sẽ xác định được sức hút

du lịch giữa chúng Sức hút du lịch phụ thuộc vào độ hấp dẫn của tài

nguyên ở điểm du lịch (M,), vào sở thích của du khách ở điểm cấp

khách (M;) và khoảng cách giữa chúng (R) Như vậy F=M,.M¿.R Các thành phân này lại được xác định bằng nhiều yếu tố và chỉ

tiêu đánh giá

Thang đánh giá được xây dựng theo đặc điểm và yêu cầu đối với hoạt động du lịch cho từng khu vực cụ thể

Sản phẩm đánh giá bao gồm các bảng kết quả đánh giá và bản

Trang 11

CHƯƠNG 2 NHỤ CẬU VÀ TIỂM NĂNG PHAT TRIEN DU

LỊCH CUỐI TUẦN Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN

2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHỦ VỰC NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Khu vực nghiên cứu bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng và một phần rìa của đồng bằng ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam Địa hình của khu vực vừa có đồng bằng, vừa có đổi núi, lại nằm giáp biển Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa nóng, mưa và mùa lạnh,

khô Khí hậu trong vùng có sự phân hoá phụ thuộc vào địa hình

Mạng lưới sông ngòi khá day đặc, lại có rất nhiều hồ, tiểm nãng nước mặt và nước ngầm phong phú Sinh vật hoang đã chỉ còn lại ở các Vườn quốc gia và khu bảo tổn tự nhiên vì hầu hết điện tích đều da bị khai thác từ lâu đời để phục vụ nông nghiệp

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

Khu vực nghiên cứu là nơi tập trung dân cư đông nhất trong cả

nước Trong những năm gần đây, nẻn kinh tế khu vực phát triển

nhanh và ổn định, công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch đáng kể Đời sống của người dân

được cải thiện từng bước, trình độ dân trí được nâng cao Các yếu tố

này ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch cuối tuần

2.2 NHU CẦU DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA HÀ NỘI

2.2.1 Nguồn khách và đặc điểm

Nguồn khách có nhu cầu tham gia DLCT bao gém chủ yếu

người dân sống ở khu vực nội thành Hà Nội Vì vậy, việc nghiên cứu

được thực hiện chủ yếu ở các quận nội thành, trên cơ sở phân tích các

đặc diểm về dân cư, kinh tế, xã hội như: độ tuổi, thu nhập, nghề

Trang 12

2.2.2 Số lượng và cơ cấu

Kết quả của hai đợt điều tra (vào năm 1996 và 2000) cho thấy số

lượng người tham gia DLCT tâng khá nhanh (năm 2000 gấp 3 lần so

với năm 1996) Về cơ cấu khách tham gia không có gì thay đổi

2.2.3 Nhu câu đối với địch vụ đặc trưng

Dịch vụ đặc trưng là những dịch vụ mà vì nó con người tiếp

nhận chuyến du lịch Trong các hoạt động DLCT hiện nay, tý lệ khách ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi giải trí ngoài trời

trong một điềm đu lịch (gọi chung là nghỉ ngơi-giải trí) chiếm 70.0% Mục đích của chuyến du lịch cuối tuần là được vui chơi thoải mái (chiếm 69,5%), còn đến một nơi mới lạ hoặc xem phong cảnh đẹp chỉ chiếm tý lệ nhỏ (ứng với 16,5% và 14%)

Để thoả mãn nhu cầu này, khách thường chọn những điểm có hồ nước (chiếm 34.7%): bãi biển (chiếm 37,8%) và đổi-núi (chiếm

27,5%)

Người đi du lịch cuối ruân còn quan tâm tới khoảng cách của điểm du lịch so với nơi thường trú cuả họ Số người thích khoảng cách đi đường từ 1 đến dưới 2 giờ đi chiếm tý lệ cao nhất (46,9%): Khoảng cách gần hơn hoặc xa hơn ít được tra thích

2.2.4 Nhu cầu đối với các dịch vụ chính

Địch vụ chính bao gồm dịch vụ vận chuyển và địch vụ đảm bảo việc lưu trú, ăn uống

Hiện tại, phương tiện giao thông trong hoạt động DLCT của Hà Nội vẫn chủ yếu là các phương tiện cá nhân như xe máy (20,4%), xe 6 tô các loại thuê theo dạng hợp đồng (61,2% lượng khách) Xe buýt

tuyến chỉ phục vụ một số rất ít tuyến vào mùa có lượng khách lớn

(chiếm 6,1%) Tuy nhiên, loại phương tiện rẻ tiền và phù hợp hơn cả

Trang 13

ll

Về ăn uống, hiện nay do giá cả chưa hợp lý, không hợp khẩu vi

và chủ yếu là không đảm bảo vệ sinh an roàn thực phẩm nẻn phản lớn (72% số khách) déu dem theo đồ ăn thức uống từ nhà đi

Nhu cầu về dịch vụ lưu trú khá da dang Phụ thuộc vào khả năng

chi tra, vào lứa tuổi, các dịch vụ này có thể từ bình dân đến cao cấp:

nhà nghỉ, khách sạn có tiện nghi tương đối dầy đủ (chiếm 51%); lều

trại (chiếm 38,8%); nhà trọ rẻ tiền (L0%)

2.2.5 Nhu cầu về dịch vụ bổ sung

Dịch vụ bổ sung bao gồm thông tin, liên lạc, đặt phòng, giặt là,

chăm sóc sức khoẻ, sửa chữa đổ đạc, xe cỏ Tuy không phải là

những dịch vụ chính song cũng không thể thiếu vì có nhiều trường

hợp đột xuất cần lưu tâm tổ chức

2.3 TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN PHỤC VỤ DU LỊCH CUỐI TUẦN 2.3.1 Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và khả năng khai thác phục vụ du lịch cuối thần Trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại tài nguyên có thể khai thác phục vụ DLCT:

Tài nguyên du lịch biển: phục vụ cho hoạt động tham quan, vui

chơi giải trí, nghỉ ngơi, đặc biệt là các bãi biển đẹp phục vụ tắm biển

Tài nguyên du lịch đồi-núi: Khai thác cho tham quan, ngắm cảnh

Những nơi nằm từ độ cao 400 m trở lên nếu có mặt bằng rộng rãi và đường lên thuận lợi có thể xây dựng các khu nghỉ mát vẻ mùa hè có giá trị

Trang 15

14

Tài nguyên du lịch sơng, hồ nước khống: có nhiều khả năng

phát triển các hoạt động vưi chơi giải trí như bơi lội, tắm bơi thuyền,

câu cá, ngắm cảnh Nguồn nước khoảng có thể khai thác, tổ chức chữa bệnh nghỉ dưỡng

Tài nguyên du lịch của các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia: đây là nơi thích hợp cho các hoạt động tham quan, nghiên

cứu, tìm hiểu thiên nhiên

2.3.2 Tổng quan các điểm du lịch chính trong khu vực

Đề tài đã tiến hành kiểm kê các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên

trong khu vực theo các trục giao thông chính: quốc lộ 1A quốc lộ 2, 3, 5, 6, 18 và đường cao tốc Láng-Hoà Lạc

CHUONG 3 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

PHUC VU PHAT TRIEN DU LICH CUOI TUAN TAI MOT SO

DIEM NGHIEN CUU

3.1 MUC TIEU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ

3.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu đánh giá tài nguyên du lịch là phục vụ quy hoạch

phát triển du lịch cuối tuần ở khu vực Hà Nội và phụ cận, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhàn dân

3.1.2 Đối tượng đánh giá

Chủ thể đánh giá là nghỉ ngơi và vui chơi giải trí ngoài trời trong phạm vi một điểm du lịch

Khách thể đánh giá phù hợp với chủ thể đã chọn phải là những

điểm tài nguyên du lịch tự nhiên như sông, hồ, biển, rừng cây, núi đổi, suối, thác

3.2 LỰA CHỌN VÀ KHÁI QUÁT CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Trang 16

Các điểm được lựa chọn cho việc đánh giá thuộc các loại tài nguyên phổ biến trong khu vực, phù hợp với việc tổ chức các hoạt

động nghỉ ngơi-giải trí cuối tuần như: các bãi biến; các hồ nước và

đồi-núi Tám điểm được lựa chọn cho việc đánh giá gồm: - Các bãi biển: Đồ Sơn, Thịnh Long, Sảm Sơn,

- Các điểm có hồ nước: Quan Sơn, Đồng Quan, Đảo Cò - Các điểm ở đồi-núi: Tam Đảo, Khoang Xanh,

3.2.2 Khái quát các điểm nghiên cứu

Tám điểm đã lựa chọn lần lượt được khảo sát nghiên cứu và mô ta theo các yếu tố cần đánh giá như: vị trí, khả năng tiếp cận: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, sức chứa thời gian tiến hành tốt các hoạt động du lịch, lượng khách và quá trình khai thác

3.3 CÁC YẾU TỐ, CHỈ TIÊU VẢ THANG ĐÁNH GIÁ

3.3.1 Độ hấp dân của điểm tài nguyên

Độ hấp dẫn của tài nguyên được đánh giá tổng hợp từ nhiều yếu tố như: sự phù hợp; tính đa dạng, tương phản, độc đáo: thời gian hoạt động; sức chứa; cơ sở hạ tầng: khả năng phát triển Mỗi yếu tố này lại là kết quả đánh giá tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu (xem bảng 3.19)

Thang đánh giá được xây dựng theo 3 bậc và cho điểm tương ứng: rất thuận lợi - 3 điểm: thuận lợi - 2 điểm; ít thuận lợi - 1 điểm

3.3.2 Sở thích của du khách

Sở thích của du khách được xác định theo tỷ lệ khách ưa thích

loại tài nguyên đó: bãi biển - 3 điểm; hồ - 3 điểm, còn đổi núi - 2 điểm

3.3.3 Khoảng cách

Khoảng cách từ trung tâm Hà Nội tới các điểm nghiên cứu được

Trang 17

điểm đánh giá 16 Bảng 3.19 Toàn bộ các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá

nên Yếu tố Chỉ tiêu

I.Biên độ ddo đông mục nước

._ 12.Thời gian có mực nước không hoat déng được

xước 5 bién fich bai tam tụ nhiên

Chat lượng khu vực cởu cớ B.Chốt lượng nước

ị 1,Tổn suốt thay đổi hướng dốc

Sự phù 2.Độ chênh cao địa hình

hop | Đồi núi.Độ che phú rng

A.Ma&t độ đường mòn b.Diện Tích bởi có

1.Độ rộng củo bởi biến

Ðộ hốp| P-Trổm tích đáy

In ti Biển 8.86 thang có nhiệt đô thuôn lợi cho tôm Điển nguwên| AT6c đồ gió

My 5160 dé dong chay

en dadang, |LSudadang

lộc dao va kh@2.Tuong phan

The on mm

quan 4 Cac déi tuang tham quan

1.Diện tích nốt bằng cho xêy dựng

Cơ sở hg tổng Éhè năng cốp nước

J3 Khổ nóng cếp điện

(4 Chốt tượng đường sở

Suc chuia\ ngay Muc dé khai thac [Thdi gian hoat déng

Trang 18

436 3.4 KẾT QUÁ ĐÁNH GIÁ 3.4.1 Đánh giá riêng các thành phần - Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của các điểm tài nguyên được trình bày trong bảng 3.25 Bảng 3.25 Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của tài nguyên

Độ hấp dân của tài nguyên (m1

STT |Điểm du lịch | sựphù |Cơ sờ hạ] Sức | Khả nàng | da dang, | Tho gian | Banh giá chung

hop tang | cnửa| phátiển | độ đáo | hoat động (m1) 1 |Đảo Cỏ 2 3 1 3 2 3 2,30 2 |Quan Son 2,2 2 2 3 3 J 2.60 3 |Đồng Quan 2 233 | 2 3 1,75 3 2.23 4_ |Khoang Xanh | 22 2 1 2 é 3 2,15 §_|Tam Dao 28 | 233 | 2 2 2,25 2 250 6 _|Sam Son 26 | 267 | 3 2 2/75 2 2,56 7_|Bé Son 2 2 3 2 25 2 2,23 8_ [Thinh Long 217 | 233 | 3 3 15 2 242 - Sở thích của khách du lịch Hà Nội đối với các điểm du lịch được đánh giá như sau:

Đô Sơn, Sầm Sơn Thịnh Long - 3 điểm; Đồng Quan, Quan Sơn, Đảo Cò - 3 điểm: Tam Đảo, Khoang Xanh - 2 điểm

- Kết quả đánh giá khoảng cách được trình bày trong bảng 3.26

Bảng 3.26 Kết quả đánh giá khoảng cách

“ám ao sec | Khoảng cách |Khoảng cách thời|_ Khoản Danh giá

Trang 19

18

3.4.2 Kết quả đánh giá tổng hợp

Đánh giá tổng hợp, được tiến hành bằng cách cần kết hợp các diém đánh giá thành phần Đây cũng chính là kết quả xác định sức hút du lịch (xem bảng 3.27) Bảng 3.27 Kết quả đánh giá sức hút du lịch

sở Khoang| Sở thích của [ Độ hấp dan của [Sức hút du

SIT| Điểm du Ích | BỘ] khách (m2) | tài nguyên (m2) lich(F) 1 {Bao Co 2.67 3 2.3 18.50 2_ {Quan Son 2.67 3 2.6 20.83 3_ |Đồng Quan 3 3 2.23 20.07 4_ |Khoang Xanh 2.67 2 2.15 11.48 5 |Tam Dao 2.33 2 2.5 11.65 6 _|Sam Son L 3 2.56 7.68 7_|D6 Son 1.13 3 2.23 8.70 8_ Thịnh Long L 3 2.12 6.36 3.4.3 Phân hạng các điểm du lịch

Để phân hạng mức độ thuận lợi của 8 điểm du lịch đã dược đánh

giá, để tài đã áp dụng công thức của Ð.L Armand (1975) Kết quả gồm 3 hạng như sau:

- Hạng I - rat thuận lợi: từ 18,5 đến 27 điểm;

- Hạng II - thuận lợi : từ 9,7 đến 18,4 điểm; - Hang III - ít thuận lợi: dưới 9,7 điểm

Như vậy, các điểm có hồ nước như Quan Sơn, Đồng Quan, Đảo

Cod thuộc hạng [ - rất thuận lợi; các điểm đổi núi như Tam Đảo, Khoang Xanh thuộc hạng ïI, còn các bãi biển thuộc hạng II - ít thuận

lợi đối với hoạt động du lịch cuối tuần của Hà Nội

Kết quả đánh giá cho thấy rằng trong giai đoạn hiện nay, ở Hà

Trang 20

triển du lịch nói chung, du lịch cuối tuần nói riêng Vì vậy, các bãi

biển mặc đù được ưa thích và có độ hấp dân lớn, nhưng sức hút đối

với hoạt động du lịch cuối tuần của Hà Nội lại nhỏ do khoảng cách không phù hợp

CHƯƠNG 4, PHAN TICH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THAC TAI NGUYEN PHUC VU PHAT TRIEN DU

LICH CUOI TUAN G HA NOI VA PHU CAN

4.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ DU LỊCH

TRONG KHU VỰC

4.1.1 Tình hình phát triển hoạt động du Jịch cuối tuần

Do những nguyên nhân về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian gần đây thúc đẩy du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch cuối tuần Điểu này biểu hiện rõ rệt ở sự tăng trưởng số lượng khách ở diễn biến số lượng khách theo các ngày trong tuần và sự xuất hiện của nhiều điểm du lịch mới

4.1.2 Các hình thức du lịch cuối tuần hiện nay của người dân Hà

Nội

Người dân Hà Nói đi du lịch cuối tuần thường tham gia nhiều hình thức hoạt động khác nhau: du lịch tâm linh - lễ hội vào mùa

xuân: tắm biển, vui chơi ở các nơi có nguồn nước như sông, hồ, nước

khoáng hoặc đi nghỉ ở trên núi vào mùa hè; tham quan tìm hiểu thiên

nhiên hay văn hoá, kết hợp với mua sắm có thể diễn ra quanh năm Ngoài ra còn các hoạt động du lịch thể thao hoặc du lịch mạo hiểm

4.1.3 Tình hình khai thác tài nguyên du lịch

Du lịch phát triển cường độ khai thác tài nguyên tăng lên Việc

khai thác tài nguyên phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng

Trang 21

20

xứng với tiềm nang của nó, trong khi nhiều nơi lại khai thác quá mức

mà chưa có chế độ quản lý phù hợp, làm cho tài nguyên du lịch bị

huỷ hoại, xuống cấp

Việc khai thác tài nguyên một cách tự phát, không theo qui hoạch của các ngành kinh tế khác nhau trên cùng một địa bàn, dẫn

đến chồng chéo, tranh chấp và làm ảnh hưởng lẫn nhau 4.1.4 Phát triển du lịch và vấn đề tài nguyên, môi trường

Hoạt động du lịch cuối tuần, do có đặc điểm là sự tập trung một

lượng khách lớn, gấp hàng chục lần so với ngày thường vào một số ngày nghỉ cuối tuần, dẫn đến hiện tượng quá tải, gây sức ép nặng nề tới môi trường, nhiều thành phần tự nhiên không hoặc khó có khả năng phục hồi lại được Tài nguyên và mời trường suy thoái sẽ ảnh hưởng trở lại đối với việc phát triển du lịch trong khu vực

4.2 ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN PHÁT

TRIEN DU LICH CUỐI TUẦN Ở KHU VỰC HÀ NỘI VẢ PHỤ CẬN

4.2.1 Mục tiêu định hướng

- Góp phần phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội và các tỉnh trong khu vực Nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu, nàng cao dân trí

- Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu du lịch của người lao động,

nhằm phục hỏi và phát triển thể chất và tinh thần của người dân

- Tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở

các khu vực phụ cân Hà Nội

- Khuyến khích bảo vệ và cải tạo tài nguyên, môi trường

4.2.2 Những cơ sở để định hướng

Trang 22

- Dư báo nhu cầu DLCT xã hội, trong đó phải quan tâm tới cả những nhu cầu vê dịch vụ đặc trưng, địch vụ chính và địch vụ bổ

sung

- Đạc điểm và sự phân bố của các loại tài nguyên du lịch

4.2.3 Định hướng khai thác tài nguyên cho việc phát triển du lịch

cuối tuần

Mỗi loại tài nguyên có những ưu thế khác nhau đối với việc phát

triển DLCT, vì vậy cần có những định hướng khai thác riêng đối với

từng loại Cần đành các hồ nước cho việc ưu tiên phát triển DLCT trong thời gian trước mắt Tuy vùng núi và trung du nằm ở những khoảng cách lớn hơn, song đây là khu vực có nhiều phong cảnh đẹp lại không phải cạnh tranh trong vấn đẻ sử dụng đất nên cũng cần được

chú ý đầu tư phát triển du lịch Riêng các bãi biển, hiện nay chưa phù

hợp cho DLCT của Hà Nội, song hoạt động tám biển được nhiều người ưa thích, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của người dân về nghỉ biển

vào mùa hè, nên tiến hành khai thác thêm các điểm mới

4.2.4 Định hướng khai thác không gian

Phù hợp với định hướng phát triển không gian kinh tế-xã hội của khu vực, định hướng phát triển khóng gian du lịch được xác định theo

các trục đường chính toả đi từ Hà Nội như: quốc lộ 1A, quốc lộ 2; 3;

5:6; 18 và đường cao tốc Láng-Hoà Lạc

Định hướng phát triển không gian du lịch trên đây chính là cơ sở

cho việc định hướng khai thác khóng gian du lịch cuối tuần của Hà Nội, bao gồm:

- Khóng gian ưu tiên đầu tư phát triển du lịch cuối tuần Không

gian này bao gồm khu vực phụ cận Hà Nội trong bán kính khoảng 20- 30km Trong đó có 2 khu vực hạt nhân cần ưu tiên phát triển là Có

Trang 23

22

- Không gian thuận lợi phát triển du lịch cuối tuần: trong điều

kiện hiện nay đó là khu vực phụ cận Hà Nội, giới hạn trong bán kính

khoảng 60-70km kể từ trung tâm Hà Nội

-Không gian mở rộng phát triển du lịch cuối tuần đến năm 2010:

bao gồm khu vực phụ cận Hà Nội với bán kính khoảng 100km theo

các trục đường chính

4.2.5 Định hướng quản lý, bảo vệ và cải tạo tài nguyên, phát

triển du lịch bền vững

Để phát triển du lịch lâu bền, cần có những định hướng quản lý,

bảo vệ và cải tạo tài nguyên:

~Quản lý lượng khách phù hợp với sức chứa tại các điểm du lịch

-Đa dạng hoá sản phẩm, làm giảm tính thời vụ của hoạt động du

lịch

- Có các chế độ bảo vệ, phục hồi tài nguyên du lịch

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường

- Xây dựng cơ sở kỹ thuật phù hợp với cảnh quan môi trường và đảm bảo sử dụng hiệu quả

4.3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC PHÁT TRIEN DU LICH CUỐI TUẦN

Dé thực hiện được định hướng phát triển du lịch trên đây, cần thực hiện một số các giải pháp cơ bản

Trang 24

KẾT LUẬN

Đánh giá là một hướng quan trọng trong nghiên cứu địa lý vì nó là cơ sở cho việc qui hoạch lãnh thổ, sử đụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo

tài nguyên thiên nhiên của đất nước Thực hiện để tài về đánh giá

TNDLTN phục vụ phát triển DLCT, luận án đã rút ra một số kết luận

Sau:

1 Nghiên cứu đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển DLCT là

nghiên cứu, đánh giá trực tiếp mối quan hệ giữa tài nguyên và hoạt

động du lịch cuối tuần của con người hay chính là mối quan hệ đa

dạng và phức tạp giữa tài nguyên và con người Vì vậy cần phải nghiên cứu nhu cầu sở thích của con người ở tại điểm cấp khách đối

Với tài nguyên và các hoạt động du lịch trên cơ sở tài nguyên đó 2 Kết quả điểu tra xã hội học được tiến hành vào những thời gian khác nhau cho thấy nhu cầu DLCT của người dân Hà Nội theo

thời gian ngày càng tang Sở thích của họ về các loại dịch vụ đặc

trưng, các dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung rất phong phú, đa dạng

Song, loại hình nghỉ ngơi và vui chơi giải trí được tra thích hơn cả

3 Khu vực phụ cận Hà Nội là khu vực có nguồn TNDLTN đa

dạng, phong phú cho phát triển các hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi giải trí ngoài trời Điển hình là các bãi biển, hồ, đổi núi và rừng Để xây dựng luận cứ khoa học cho việc khai thác hợp lý, nhằm phát triển du lịch, can tiến hành nghiên cứu đánh giá chúng

4 Đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển DLCT là phải xác định

được sức hút du lịch giữa điểm tài nguyên và điểm cấp khách Sức hút

này tỷ phụ thuộc vào độ hấp dẫn của tài nguyên, vào nhu cầu của du khách ở điểm cấp khách và khoảng cách giữa chúng Như vậy, sức hút du lịch thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa ba thành phần cơ

Trang 25

24

du lịch nối điểm đi và điểm đến Do đó, khi nghiên cứu, đánh giá

TNDL là phải nghiên cứu cả ba thành phản này, không chỉ là bản

than TNDL

3 Kết quả đánh giá TNDL tại tấm điểm đã chọn ở Ha Nội và

phụ cận, đại diện cho các loại TNDL khác nhau, nằm ở những vị trí

khác nhau, có những đặc điểm khác nhau cho thấy: các hồ nước như

Quan Sơn, Đồng Quan, Dao Cd do vị trí gần Hà Nội, hệ thống đường

sá và phương tiện giao thông thuận lợi, lại có thể tổ chức nhiều loại

hoạt động du lich trong suốt năm nên được đánh giá là rất thuận lợi

đối với việc phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội Các điểm đổi núi

như Tam Đảo, Khoang Xanh được đánh giá là thuận lợi Còn những

bãi biển đẹp nổi tiếng như Đồ Sơn Sầm Sơn thì do khoảng cách lớn,

việc di lại mất nhiều thời gian, chỉ phí cao lại mang tính mùa vụ rõ rệt

nên được đánh giá là ít thuận lợi

6 Trước nhu cầu phát triển DLCT của Hà Nội cần ưu tiên khai thác các hồ nước và đổi núi nằm ở những khoảng cách phù hợp để

đáp ứng nhu cầu hiện tại

Tổ chức khai thác từng bước không gian lãnh thổ phụ cận Hà

Nội theo những khoảng cách lớn dần để thoả mãn nhu cầu du lịch cho

tới năm 2010

Tiến hành các biện pháp quản lý, bảo vệ và cải tạo tài nguyên và

môi trường du lịch trong khu vực

7 Do đối tượng nghiên cứu của đề tài hết sức đa dạng và phức tạp, luận án không tránh khỏi những hạn chế Sức chứa là một vấn dé

cần phải tính toán riêng cho từng khu vực, từng điểm du lịch Hơn

nữa, sức chứa thực tế không chỉ là sức chứa sinh thái, nó còn phải kết

hợp cả với sức chứa tâm lý, sức chứa xã hội Đây là bước nghiên cứu

Trang 26

1 Trần Đức Thanh, Nguyễn Thị Hải (1995), Bản về quan điểm hệ thong

trong cóng tác qui hoạch phát triển du lịch Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1 tr 60-63

to - Nguyễn Thị Hải (1997/ Nghiên cửu các diéu kién ur nhién kinh tế xã

hội phục vụ phái triển du lịch cuối tuần của Hà Nội Luận vàn

thạc sỹ khoa học Địa lý, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

we

3 Nguyễn Thị Hải (1998), Các điều kiện phái triển du lịch cuối tuần của

Hà Nội Tuyền tập các công trình khoa học ngành Địa lý 4/1998 tr.181-185, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội

4 Nguyen THỊ Hai, Tran Duc Thanh (1999, Using the travel cost method to evaluate the tourism benefits of Cuc Phuong national Park Economy & Environment Case studies in Viemam PP

121-150, EEPSEA Manila, Philipinnes

th - Nguyén Thi Hai (2000) Nghiên cứu nhụ cầu du lịch cuối tuần của

người dân Hà Nói, Tuyến tap các công trình khoa học ngành Địa

lý - Địa chính 11/2000, tr 234-240, Tạp chí khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội

6 Nguyễn Thị Hải (2000) Hệ thống lãnh thổ du lịch Hà Nội và phụ cần

Tuyển tập các công trình khoa học ngành Địa lý - Địa chính 11/2060, tr 182-188, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà

Nội

7 Nguyễn Thị Hải, Trần Đức Thanh (2001), Ảnh hưởng mới trưởng của hoại động lẻ hội Chủa Hương Kỷ vếu Hội nghị khoa hạc kỷ niệm 5Š nàm thành lập khoa Du lịch học (1995-2000) tr 71-82 § Tran Duc Thanh, Nguyen Thi Hai (2001) Financing environnenial

protection activities in Quang Ninh province: The role of the

laurisui sector, Technical report No.1, Environmental issues in investment planning MPI, UNDP, SDC

9 Nguvén Thi Hai, Tran Dite Thanh (2002), Hé thong lãnh thổ du lịch

Yà gui hoạch du lịch, Địa lÝ nhân vàn, số 3/2002 tr.3-11, Trung

Ngày đăng: 06/04/2014, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN