1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu và phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu vực kênh ngòi ở tphcm

22 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động..  Khô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

-ω -BÀI LÀM

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI KHU VỰC KÊNH NGÒI Ở TPHCM

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Xuân Minh Thư

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ CHỌN ĐỀ TÀI:

a) Đặt vấn đề:

Ngày nay, ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở ViệtNam Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động Ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễmmôi trường không khí đã diễn ra song hành với nhau gây hậu quả to lớn cho cuộc sống con người

 Đi dọc bất cứ con đường nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi gây ra mất mĩ quan và không khí xung quanh Bên cạnh đó trong nông nghiệp, việc sử dụng các chất hóa học một cách quá mức đã gây ra

sự ô nhiễm môi trường đất trầm trọng

 Không chỉ môi trường đất, nguồn nước hiện nay cũng đang xuất hiện những ô nhiễm nghiêm trọng do việc các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải công nghiệp chưa được xử lí trực tiếp ra nguồn nước

 Ngoài ra hiện nay môi trường không khí cũng không còn trong lành như trướcnữa bởi khí thải công nghiệp, khói từ các phương tiện giao thông, đốt rác Đặcbiệt việc khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, quá mức hay hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy đã làm mất đi hệ cân bằng sinh thái

Những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đều bắt nguồn từ ý thức của con người Đó có thể là do sự vô tình, không nhận thức rõ được hậu quả của vấn đề gây

ra Thế nhưng cũng có một bộ phận những con người vì lợi ích trước mắt, cho dù biết những việc mình làm sẽ gây hại cho môi trường nhưng vẫn cố tình làm Từ sự vô tìnhhay cố ý đó đã gây nên hậu quả khôn lường Việc môi trường bị ô nhiễm trước hết ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người

=== > Ví dụ như các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn nó còn

Trang 3

ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người (ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, thủng tầng ozon) Ô nhiễm môi trường còn gây ra mất đi mĩ quan chung Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới khí hậu, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạnhán, sạt lở, xói mòn đất, tạo ra những thiệt hại nghiêm trọng về con người và của cải.

Và cũng trong những năm gần đây “ô nhiễm môi trường nước” là cụm từ thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông như báo chí, tivi, mạng xã hội,… hay trong các hội nghị thế giới Thiên tai xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn, bệnh hiểm nghèo gia tang, đất trồng ngày càng cằn cỗi, nguồn nước mang theo số chất độc

Tất cả đã cho thấy hậu quả môi trường gây ra bởi những hành động của con người đang ngày càng rõ rệt và đè nặng lên mỗi quốc gia, mỗi địa phương thậm chí là mỗi

cá nhân Để tránh khỏi sự diệt vong, công tác bảo vệ môi trường trở nên bức thiết hơnbao giờ hết

b) Lý do chọn đề tài:

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận Mặc dù lượng nước chiếm 97% bề mặt Trái Đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sảnxuất rất ít chỉ chiếm khoảng 3% Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất vật chất của con người

Vì khan hiếm nguồn nước ngọt đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái, các loài sinh vật, trong đó có con người, tiềm ẩn nguy cơ lanrộng sự ô nhiễm nguồn nước trên toàn bộ đất nước

1) Giới thiệu đề tài: “Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ

Chí Minh hiện nay”

a) Địa điểm nghiên cứu: Thành Phố Hồ Chí Minh

b) Đối tượng nghiên cứu: Kênh Nhiêu Lộc và Thị Nghè

Trang 4

c) Thời gian nghiên cứu: 5 ngày từ ngày 25/03/2022-29/03/2022

II THỰC TRẠNG TỪ NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC:

Là trung tâm kinh tế, xã hội, chinh trị lớn nhất nước ta, TP HCM là thành phố có sức mạnh phát triển mạnh mẽ không ngừng phát triển và đổi mới luôn từng ngày lớn mạnh Bên cạnh sự phát triển TPHCM cũng đối mặt không ít thách thức Vấn đề luôn luôn hiện hữu với thanh phố đông dân cùng với những cơ sở hạ tầng hiện đại tình trạng môi trường luôn báo động Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội

và con người

Hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành TP.HCM có chiều dài khoảng 76km với 5 tiểu lưu vực chính gồm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi, Kênh Tẻ - Bến Nghé, Bến Cát - Vàm Thuật Theo tính toán, mật độ kênh rạch khu vực các quận nội thành hiện đang ở mức rất thấp và không có lợi cho việc thoát nước đáng lưu ý một số kênh do nạo vét quá sâu nhưng bề rộng mặt cắt bị thu hẹp đến 50%

Theo thống kê hiện nay có đến 60%-70% chiều dài của các tuyến kênh trong nội thành bị

ô nhiễm nặng, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và coliform

Trang 5

Theo CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

“ Thực trạng tinh hình ô nhiễm nước ở TPHCM hiện nay”

Ngày 07 tháng 07 năm 2022 :

Theo số liệu từ cuộc khảo sát của Sở Tài Nguyên và Môi trường TPHCM, hiện nay mỗi ngày hệ thống kênh rạch, sông ngòi trên đại bàn thành phố phải hứng chịu:

+ 40 tấn rác thải sinh hoạt

+ 70.000m3 nước thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất

 Chất lượng nước ở các đoạn sông chinh có nồng độ vượt qua tiêu chuẩn cho phép 1.5-3 lần ( Theo kết quả quan trắc của Tổng cục Mội Trường thuộc bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2020 )

 chỉ khoảng 13% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý, nhưng phí bảo vệ môi trường

đã bị thu đều trên toàn bộ người dân suốt 17 năm qua Nói đơn giản, nhà nước đã thu phí trên 100 người dân, dù thực tế chỉ mới cung cấp dịch vụ cho 13 người

- Không những các kênh trong nội thanh thanh phố bị ô nhiễm, các con sông lớn – nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả thành phố cũng đang ở tinh trạng báo động

- Các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp tác động đến nguồn nước mặt sông Sài Gòn Không khó để bắt gặp hình ảnh rác thải trên sông Kênh rạch đang chết dần chết mòn vì rác

- Bên cạnh đó còn có nguồn nước thải công nghiệp Cơ quan điều tra các nguồn nước cho biết, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải

ra môi trường, các nguồn thải còn lại thì chỉ xử lý qua hệ thống sơ bộ, thậm chí là đổ thải trực tiếp ra môi trường Chính điều này đã đóng góp đến 80% làm cho tình trạng

ô nhiễm nguồn nước ngày càng xấu đi

Trang 6

- Trong khi đó, nguồn thải từ cácss khu dân cư cũng không được xử lý triệt để, từ đó góp thêm tải lượng ô nhiễm nước ngày càng tăng cao.

III MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU:

- Nếu không có những động thái thay đổi thì một ngày gần đây, nước sạch trở thànhmột thứ gì đó xa xỉ với tôi và bạn Trong những phần tiếp theo của series “Ô nhiễm môi trường nước” Vì thế mục tiêu của nguyên cứu muốn nhắm đến là:+ Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, nhận xét của vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM trước tháng 7/2022 và 3 tháng gần đây

+ Giải phảp phù hợp để giảm chất thải và ô nhiễm của môi trường nước

IV NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU:

 Làm rõ sự việc và vấn đề ô nhiễm nguồn nước đáng báo động Và chưa có biện pháp xử lí hiệu quả nhất

 Làm rõ nguyên nhân dẫn đến vấn đề, đưa ra các số liệu chứng minh về tinh trạng cấp báo, kết quả đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới ngày căng phát triển

Trang 7

V NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC:

a Ô nhiễm đến từ chất thải sinh hoạt:

Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có dân số đông nhất cả nước Theo số liệu

cập nhật mới nhất, dân số hiện tại của thành phố đạt hơn 9 triệu người Tuy nhiên nếu tính thêm những người cư trú không đăng kí hộ khẩu thì con số này lên đến khoảng hơn 14 triệu người đang sinh sống và làm việc Con số khổng lồ này đi

Trang 8

kèm với lượng nước thải – rác thải khổng lồ mà người dân đã thải ra trong quá trình sinh hoạt, buôn bán,…Theo nguồn của Bộ Xây dựng, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải được vận hành, xử lý được khoảng 13,2% tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn thành phố

b Ô nhiễm đến từ chất thải công nghiệp:

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh Trong đó có khoảng 70% chất thải công nghiệp không được xử lý màthải thẳng ra môi trường tự nhiên (Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộngđồng) Không thể không kể đến rác thải từ các cơ sở kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ như: quán nhậu, quán ăn,…Bên cạnh đó, chất thải từ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm

c Ô nhiễm đến từ chất thải y tế:

Thành phố Hồ Chí Minh tập trung khoảng 107 bệnh viện đang hoạt động, phục vụnhu cầu khám chữa bệnh cho người dân ở hơn 20 tỉnh thành Trung bình mỗi ngày, mỗi bệnh viện thải ra khoảng từ 17.000-20.000 m3 chất thải mà phần lớn là chưa qua xử lí Đáng chú ý, chất thải y tế chứa nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, đây là một trong những chất thải nguy hại nhất

Câu hỏi về các nhìn chung về thực trạng:

Stt Câu hỏi

Trang 9

1 Chị ơi cho con hỏi là 3

tháng gần đây cô thấy

Trả lời

1 Ở VN mình thì ý thức

của người dân đã được

nâng cao, nhưng vẫn còn

rất nhiều rác, do các chất

thải công nghiệp được

thải ra tới 90% là không

an toàn

Hồi đó thì cô không biết nhưng bây giờ thì sạch sẽ hơn rồi, có nhân viên vệ sinh nhặt rác, cắt cỏ thứ 2 sẽ có người lại nhặt rác

buổi sinh hoạt để nâng

Hông, nói chung người dân sinh sống gần đó ít ý kiến về vấn đề rácthải trên bề mặt kênh

Trang 10

cao ý thức người dân về

bảo vệ môi trường

*video buổi quan sát thực trạng rác thải trên bề mặt kênh

Trang 11

VI NGHIÊN CỨU:

Hầu hết các con kênh ở Sài Gòn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm trầm trọng Ngườidân cũng đã không còn xa lạ với việc con kênh bị đen ngòm chứa đầy rác thải và hôi thối Trong

số 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước thải sinh hoạt của thành phố vẫn còn nhiều kênh hở và cửa xả quá cũ, thậm chí bị hư hại nặng và năng lực thoát chỉ đạt 50% nhu cầu Hơn thế nữa, trên nhiều đoạn kênh rạch còn có khoảng 18.000 hộ dân làm nhà lấn chiếm ra kênh rạch và xả rác xuống kênh khiến dòng chảy vốn nhỏ lại càng ách tắc

So sánh thực trạng của nghiên cứu trước và hiện tại

Theo thống kê của nghiên cứu trước

có đến 60%-70% chiều dài của các

tuyến kênh trong nội thành bị ô

nhiễm nặng, vấn đề ô nhiễm chủ yếu

là ô nhiễm chất hữu cơ và coliform

Hiện tại các công tác xử lí rác thải sinh hoạt đang được triển khai với nhiều hình thức chính quyền họ có

sự can thiệp vào công tác xã hội, bêncạnh đó có công trình vớt rác trên bềmặt kênh

7/2022, người dân vẫn đang đối mặt

với lượng rác khủng lên tới 40 tấn

Thu phí bảo vệ môi trường nhưng

chưa cung cấp dịch vụ đủ cho các hộ

dân cư

Người dân họ có sự đầu tư vào kinh doanh, nơi điểm du khách có thể tham quan bằng ghe, tàu nhỏ thì được dọn rác sạch sẽ, nhưng chỉ khu vực đó thôi

Ngoài các chất thải sinh hoạt còn có

chất thải công nghiệp chỉ được xử lí

rác thải 60% còn lại sẽ xử lí sơ bộ và

thậm chí còn thải trực tiếp ra môi

trường nước

Trang 12

VII TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN:

a Của các Cơ quan Nhà nước:

Các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường có thể phân chia thành 02 nhóm: Nhóm thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền chung về kiểm soát ô nhiễm bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân; Nhóm thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong kiểm soát ô nhiễm gồm có Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Sở Tài nguyên và Môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp phường Các Cơ quan các cấp này có trách nhiệm cập nhật tình hình, xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp để có thể xử lý ô nhiễm nguồn nước

b Của các Doanh nghiệp:

Ô nhiễm môi trường nước trong công nghiệp còn phụ thuộc vào ý thức cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, chủ doanh

nghiệp.Theo Iso26000, môi trường là 1 trong 7 vấn đề cốt lõi liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Vì vậy một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, không ngừng nâng cao trách nhiệm xã hội nói chung và đặc biệt là trách nhiệm đối với môi trường nói riêng Luônluôn tập trung vào công tác bảo vệ môi trường, mà trong trường hợp này là môi trường nước Các doanh nghiệp cần thiết phải lắp đặt hệ thống xử lí rác thải, nước thải, giảm việc tiêu thụ nước, áp dụng các “nguyên tắc xanh” trong chuỗi cung ứng đểhạn chế xả ra môi trường rác khó phân huỷ

c Của người dân:

Với thực trạng lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ thải ra môi trường mỗi ngày như trênthì trách nhiệm của người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền mà trên hết mỗi người dân phải có ý thức tự giác nâng cao nhận thức của mình, không vứt rác bừa bãi xuống những con sông, kênh, rạch,… Đối với những hoạt động kinh doanh buôn bán tự phát, cần đầu tư vào biện pháp thu gom xử

lý rác thải theo đúng quy định của nhà nước Chủ động báo ngay cơ quan chức năng gần nhất khi phát hiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại nơi sinh sống để có những biện pháp xử lý kịp thời

Trang 13

1 Đánh giá hiệu quả của các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước:

a Những biện pháp đã thực hiện:

- Để hạn chế tác động ô nhiễm môi trường trên sông Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh đã tiến hành các hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm Đến nay, tất cả 37 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng thành phố đã hoàn tất việc xử lý ô nhiễm triệt để hoặc đã di dời, ngưng hoạt động (đạt 100%), trong đó có 21 cơ sở đã ngưng hoạt động sản xuất, di dời và 16 cơ sở đã hoàn tất việc xử lý ô nhiễm

- Đã nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo chỉ số WQI và đánh giá khả năng

sử dụng các nguồn nước sông, kênh, rạch trên địa bàn

- Thành phố cũng đã tổ chức điều tra, thống kê các điểm xả thải trực tiếp ra các kênh, rạch thuộc lưu vực sông Sài Gòn; tính toán tải lượng ô nhiễm của các chất thải đổ vào các kênh, rạch thuộc lưu vực sông Sài Gòn; lập bản đồ GIS quản lý, giám sát điểm xả thải trực tiếp ra các kênh, rạch thuộc lưu vực sông Sài Gòn

- Bên cạnh phí bảo vệ môi trường, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thu thêm phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải đối với người dân

- Triển khai các Dự án Vệ sinh môi trường, tổ chức các chương trình thu gom rác trên sông, kênh, rạch

- Tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong vấn

đề bảo vệ môi trường nước tại địa phương

- Tăng cường kiểm soát công tác xử lý nước thải của các doanh nghiệp

- Tăng cường công tác dọn vệ sinh, thu gom rác tại các khu vực bờ kênh, bờ sông, những dân cư gần sông, kênh, rạch,…

- Các Dự án Vệ sinh môi trường dậm chân tại chỗ vì thiếu vốn đầu tư, quy hoạch

và đầu tư thiếu đồng bộ dẫn đến kéo dài, không thể hoàn thành và đưa vào hoạt

Trang 14

- Thu nhiều khoảng phí bảo vệ môi trường những vẫn chưa giải quyết triệt để vấn

đề ô nhiễm cho người dân

- Chưa thể kiểm soát chặt chẽ cũng như có những biện pháp răn đe đối với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệm trong vấn đề môi trường

-2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:

d Ô nhiễm đến từ chất thải sinh hoạt:

Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có dân số đông nhất cả nước Theo số liệu cập nhật mới nhất, dân số hiện tại của thành phố đạt hơn 9 triệu người Tuy nhiên nếu tính thêm những người cư trú không đăng kí hộ khẩu thì con số này lên đến khoảng hơn 14 triệu người đang sinh sống và làm việc Con số khổng lồ này đi kèm với lượng nước thải – rác thải khổng lồ mà người dân đã thải ra trong quá trình sinh hoạt, buôn bán,…Theo nguồn của Bộ Xây dựng, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải được vận hành, xử lý được khoảng 13,2% tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn thành phố

e Ô nhiễm đến từ chất thải công nghiệp:

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh Trong đó có khoảng 70% chất thải công nghiệp không được xử lý màthải thẳng ra môi trường tự nhiên (Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộngđồng) Không thể không kể đến rác thải từ các cơ sở kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ như: quán nhậu, quán ăn,…Bên cạnh đó, chất thải từ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm

f Ô nhiễm đến từ chất thải y tế:

Thành phố Hồ Chí Minh tập trung khoảng 107 bệnh viện đang hoạt động, phục vụnhu cầu khám chữa bệnh cho người dân ở hơn 20 tỉnh thành Trung bình mỗi ngày, mỗi bệnh viện thải ra khoảng từ 17.000-20.000 m3 chất thải mà phần lớn là chưa qua xử lí Đáng chú ý, chất thải y tế chứa nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, đây là một trong những chất thải nguy hại nhất

Ngày đăng: 16/03/2023, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w