1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện đại (Phân tích triết học xã hội).

27 4,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 249,25 KB

Nội dung

Công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện đại (Phân tích triết học xã hội).

Trang 1

Bé gi¸o dôc - ®μo t¹o ViÖn khoa häc x∙ héi ViÖt Nam

Trang 2

LuËn ¸n ®−îc hoμn thμnh t¹i viÖn triÕt häc thuéc viÖn khoa häc x∙ héi ViÖt Nam

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i:

-Th− viÖn Quèc gia

-Th− viÖn ViÖn TriÕt häc

Trang 3

Bộ giáo dục - đμo tạo Viện khoa học x∙ hội Việt Nam

Viện triết học

********

Nguyễn Thị Lan Hương

công nghệ thông tin vμ tác động của nó đối với xã hội hiện đại

Trang 4

mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghệ thông tin là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn của xã hội

hiện đại Sự phát triển của công nghệ thông tin trong mấy thập niên gần đây đã làm biến

đổi sâu sắc bộ mặt của thế giới Cùng với các ngành công nghệ khác như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ thông tin đã, đang và

sẽ làm thay đổi toàn diện, mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Với xu thế toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế và xây dựng những nền tảng của kinh tế tri thức, công nghệ thông tin càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc liên kết các nước, các dân tộc; liên kết các thị trường quốc gia, khu vực thành một thị trường chung toàn cầu Nền kinh tế thế giới, thị trường toàn cầu có phát triển được hay không phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghệ cao, hiện đại, trong đó công nghệ thông tin giữ vai trò chủ đạo

Bên cạnh những thành tựu kỳ diệu mà công nghệ thông tin mang lại cho con người, bản thân công nghệ thông tin và những hệ quả của việc ứng dụng nó cũng đang đặt nhân loại trước những thách thức to lớn, mà để vượt qua được những thách thức đó, trước tiên cần phải có nhận thức đúng đắn về công nghệ này Nhận định về xã hội hiện đại, nơi mà thông tin và những sản phẩm của công nghệ thông tin đang bùng nổ, John Naisbitt – nhà kinh tế học và tương lai học người Mỹ - đã phát biểu: “chúng ta chìm ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri thức” Nhận định trên không chỉ nói về mối quan hệ giữa thông tin và tri thức, mà còn hàm ý rằng, liệu chúng ta đã hình dung và tiên lượng được những triển vọng và cả những gì tồi tệ mà công nghệ thông tin sẽ đưa lại cho chúng ta?

Đối với Việt Nam, công nghệ thông tin mới đi vào đời sống kinh tế, xã hội khoảng hơn hai chục năm nay Nó đã được người Việt nam đón nhận rất nhiệt thành Nó đã và

đang tỏ rõ vai trò quan trọng của mình, đặc biệt trong một số lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội Công nghệ thông tin ngày càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong

điều kiện nước ta tiến hành hội nhập kinh tế toàn cầu và đang bước vào thời kỳ “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” như

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ

Những nghiên cứu về công nghệ thông tin và tác động của nó tới nước ta cho đến nay phần nhiều chỉ mới được đề cập tới dưới các góc độ kỹ thuật và kinh tế, mà chưa có những công trình bàn đến công nghệ thông tin và ảnh hưởng của nó tới mọi mặt của đời sống xã hội một cách có hệ thống và toàn diện Bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ thông tin đem lại thì những mặt tiêu cực của nó trên bình diện xã hội không phải là

ít Những bài học về tổn thất do công nghệ thông tin mang lại cho nền kinh tế, quân

sự, chính trị, xã hội ở nhiều nước trên thế giới là không nhỏ và đang là một trong những thách thức đối với sự phát triển bền vững của các xã hội đương đại, trong đó có Việt Nam

Bởi vậy, cùng với sự phát triển công nghệ thông tin với tư cách là một trong những

động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế và xã hội, thì việc nghiên cứu công nghệ

Trang 5

thông tin dưới góc độ triết học xã hội là điều cần thiết Việc nghiên cứu này cho phép chúng ta có được cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện đồng thời có thể đánh giá đúng

đắn ý nghĩa của những tiến bộ trong công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội Việt Nam nói chung

Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy chúng tôi chọn đề tài “Công nghệ thông tin và

tác động của nó đối với xã hội hiện đại – phân tích triết học xã hội” làm đề tài luận án

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Công nghệ thông tin đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Trong phạm vi triết học, trên thế giới, những nghiên cứu về công nghệ thông tin và tác

động của nó đến xã hội đã bắt đầu cách đây khoảng vài thập niên và hiện tại đang là lĩnh vực thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà triết học

Liên quan đến công nghệ thông tin, trước hết không thể không nhắc tới những

nghiên cứu về thông tin Trong phạm vi của triết học, những nghiên cứu về bản chất của

thông tin đã được đặt ra khá lâu và đặc biệt sôi nổi trong giới triết học Liênxô và Bungari

Nổi bật trong số đó là các công trình: "Vấn đề thông tin trong khoa học hiện đại" của A.D Ursul, Matxcơva 1975; "Phản ánh, thông tin, điều khiển" của TôđoPáplốp, Xôphia

1973 Đây là những công trình đã đi sâu luận giải những vấn đề như bản chất triết học của thông tin, mối quan hệ giữa thông tin và tri thức khoa học, thông tin và các quá trình

điều khiển… dựa trên nền tảng của lý luận phản ánh

Bên cạnh những nghiên cứu về bản chất của thông tin là những nghiên cứu về bản

chất của công nghệ thông tin Các công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là

“Triết học và công nghệ” (Philosophy and Technology), Roger Fellows, Cambridge University Press, 1995; “Triết học và điện toán” (Philosophy and Computing), Luciano Floridi, Routledge 1999; “Internet - Một nghiên cứu triết học” (Internet - A philosophical

inquiry), Gordon Graham, Routledge 1999 Điểm chung của các công trình trên là lý giải bản chất của công nghệ thông tin từ góc độ triết học của nó Khi khẳng định rằng công nghệ thông tin đang biến đổi cơ bản cách thức các nhà triết học tiến hành các nghiên cứu của mình, họ cho rằng việc sử dụng những thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại như máy tính, Internet…đã thôi thúc những khả năng sáng tạo triết học của con người,

đặt ra những câu hỏi về giới hạn nhận thức Chẳng hạn như,:liệu con người có phải là một loại máy tính hay không? Trí tuệ con người có thể so sánh được với phần mềm hay không? Con người sẽ qui định các hành vi của máy móc hay máy móc sẽ quyết định hành vi của con người? Để trả lời những vấn đề đó, các tác giả của những công trình trên

đã vận dụng lý luận của các trường phái triết học trong lịch sử triết học như những tư tưởng của Platôn, Arixtốt hay chủ nghĩa vị lợi để phân tích, đánh giá những vấn đề cụ thể nảy sinh do quá trình ra đời và tác động của công nghệ thông tin đưa lại

Đồng thời với những nghiên cứu về bản chất của thông tin và công nghệ thông tin là

những nghiên cứu bàn về tác động của công nghệ thông tin đến xã hội hiện đại Sự tác

động của công nghệ thông tin đến xã hội hiện đại được nghiên cứu dưới nhiều chiều cạnh Theo chúng tôi, có thể phân ra một số chiều cạnh sau:

Trang 6

Thứ nhất là nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin dưới chiều cạnh kinh tế và quản lý Trong hướng nghiên cứu này nổi bật là các công trình của Peter Drucker như:

“Xã hội hậu tư bản”, đã được Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW dịch ra tiếng Việt năm

1995, và “Bên kia cuộc cách mạng thông tin” (Beyond the Information Revolution), xuất

bản tháng 10/1999 Trong các công trình này tác giả đã luận giải sơ bộ sự tác động của công nghệ thông tin với tư cách một nhân tố mới của nền sản xuất hiện đại, một nhân tố hình thành nên nền kinh tế của xã hội hậu tư bản Là một trong những người được phương Tây coi là đại biểu của “triết học quản lý”, dưới góc độ của một nhà khoa học quản lý và kinh tế P.Drucker đã phân tích những biến đổi nảy sinh trong kinh tế và quản

lý hiện đại dưới tác động của cuộc cách mạng thông tin như: cách mạng thông tin đã làm thay đổi căn bản thị trường, cấu trúc các ngành công nghiệp, thay đổi nhu cầu về sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng Nó đã tạo ra những nghề nghiệp mới mà trước đó con người khó có thể hình dung được Không dừng ở những phân tích về kinh tế và quản

lý đơn thuần, tác giả đi đến những phân tích và kết luận sâu hơn về sự phát triển của kinh

tế và quản lý hiện đại Qua đó cho thấy sự tác động của công nghệ thông tin đã tạo nên cuộc cách mạng làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế-xã hội, tạo nên một tầng lớp “công nhân công nghệ” (technological worker) với tư cách là sản phẩm của xã hội thông tin Tác giả cho rằng, có thể so sánh cuộc cách mạng thông tin hiện nay với cuộc cách mạng cách đây 10.000 năm khi con người chuyển từ nền kinh tế săn bắt, hái lượm sang chăn nuôi và trồng trọt Cuộc cách mạng thông tin hiện đại đang đưa con người bước sang một

kỷ nguyên mới mà ông gọi là “biến những con người chỉ biết đánh bắt trên biển thành những con người chăn thả trên biển” Những đánh giá của ông về ảnh hưởng của công nghệ thông tin hiện đại đến kinh tế và quản lý là rất sâu sắc Tuy nhiên, hạn chế của ông

là ở chỗ ông đã cường điệu quá mức vai trò của tầng lớp những người nắm giữ tri thức và công nghệ; lạc quan quá mức về những mặt tốt đẹp của xã hội hậu tư bản mà không phân tích nhiều những mặt trái của nó Ông cũng đã phê phán và phủ nhận chủ nghĩa xã hội bằng những lập luận cực đoan, duy kinh tế, dẫn đến chống cộng trên một lập trường phi giai cấp Ông không thấy được sự phát triển của xã hội không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế mà là một sự phát triển toàn diện, nhiều mặt từ kinh tế đến chính trị và tư tưởng Hướng nghiên cứu thứ hai có tính chất tổng thể hơn là hướng nghiên cứu của các

nhà tương lai học (xã hội học dự báo) Trong số đó điển hình là nghiên cứu của các nhà tương lai học Alvin Toffler và Heidi Toffler với các tác phẩm nổi tiếng như: “Cú sốc

tương lai”, "Thăng trầm quyền lực", "Đợt sóng thứ ba", “Tạo dựng một nền văn minh mới, chính trị của làn sóng thứ ba” đã được dịch và tái bản nhiều lần bằng tiếng Việt

trong những năm qua (1991-2002) Các công trình này đã đi vào phân tích tác động của công nghệ thông tin đến xã hội dưới các khía cạnh như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội

Điểm chung của những nghiên cứu này là đã tập trung sự chú ý vào cuộc cách mạng công nghệ hiện đại – nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến số phận nền văn minh nhân loại

Đóng góp của những công trình này là ở chỗ chúng đã bổ sung thêm cho việc nghiên cứu những ảnh hưởng của công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, đến nền sản xuất xã hội và khảo sát xem những công nghệ ấy tác động đến xã hội như thế nào Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các tác giả trên là ở chỗ họ đã chuyển trực tiếp từ những tiến bộ

Trang 7

công nghệ sang sự chuyển đổi mô hình xã hội với tư cách là bước chuyển giữa các nền văn minh, do vậy, quan điểm của họ, về cơ bản, vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của thuyết

kỹ trị (duy công nghệ)

Bên cạnh các nghiên cứu của Alvin và Heidi Tofler trên đây còn phải kể đến một tác giả khá nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu những tác động xã hội của công nghệ thông tin và truyền thông khác là Manuel Castell Ông đã có nhiều bài viết bàn về vấn đề

này dưới khía cạnh xã hội học Trong công trình Những tác động xã hội của công nghệ

thông tin và truyền thông, đã được dịch ra tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia 2007, ông

đã chứng minh các khó khăn mang tính xã hội của các công nghệ thông tin liên lạc mới, dưới góc độ tương tác của nó với các cơ cấu kinh tế-xã hội và những hình thức chính trị, văn hóa qua việc phân tích vai trò của Internet, của cơ sở dữ liệu và của công nghệ thông tin nói chung đến tổ chức xã hội, cấu trúc nghề nghiệp

Gần đây, đáng chú ý có hai tác phẩm của nhà báo Thomas Friedman đã được dịch

ra tiếng Việt là “Chiếc Lexus và cây Ôliu-Toàn cầu hóa là gì?” (NXB KHXH, 2005) và

“Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI” (NXB Trẻ, 2006) Trong các tác

phẩm này, ngoài việc bàn về những tác động của công nghệ thông tin đến kinh tế, tác giả còn đề cập đến sự tương tác, biến đổi văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa dưới tác động của công nghệ thông tin

Đi sâu nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến xã hội dưới góc độ triết

học có các công trình đáng kể sau: “Sống trong văn hoá công nghệ” (Living in a

Technological Culture), Mary Tiles và Hans Oberdiek, Routledge 1999; “Đạo đức máy

tính” (Computer ethics), Tạp chí đạo đức ứng dụng và đạo đức nghề nghiệp của australia

(tiếng Anh), nhiều tác giả, vol 1, No 1, 1999; “Khoa học và đạo đức công nghệ”; Seumas Miller (chủ biên), Raymond E Spier, Routledge 2002; “Giới, Công nghệ và sự phát

triển” (Gender Technology and Development), Swasti Mitter and Cecilia Ng, Sage

Publications NewDelhi/ Thousand Oaks/London, 2004; “Văn hóa, điều khiển học và đạo

đức thông tin” của Queau Philippe trong cuốn Thách đố của thế kỷ XXI, do Edgar Morin

chủ biên, NXB Đại học quốc gia năm 2005 Có thể nói, đây là những khảo cứu quan trọng về các lĩnh vực tác động cụ thể của công nghệ thông tin như: cách mạng số, máy tính, internet, web, CDRom, truyền thông đa phương tiện, cơ sở dữ liệu, cơ sở văn bản, siêu văn bản, trí tuệ nhân tạo và tương lai của máy tính Qua đó tranh luận về mối quan

hệ giữa triết học và điện toán, mối quan hệ giữa điện toán và văn hoá, đạo đức; công nghệ thông tin và vấn đề giới; giới hạn, khả năng “trí tuệ” của máy tính và cả những vấn

đề triết học liên quan đến Internet Điểm chung của các nghiên cứu này là đã tập trung lý

giải những tác động của công nghệ thông tin đến xã hội dưới chiều cạnh triết học Đặc biệt, các công trình này đã đi sâu phân tích sự tác động của công nghệ thông tin đến đạo

đức trên cơ sở các lý thuyết triết học và đạo đức học trong lịch sử như những luận thuyết

về đạo đức học của Platôn, Arixtốt, thuyết Bổn phận luận (Deontology) Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng thể về tác động của công nghệ thông tin đến xã hội dưới góc độ triết học với những ảnh hưởng từ kinh tế-xã hội đến chính trị, tư tưởng lại chưa được bàn đến Trong số những nghiên cứu về tác động của công nghệ thông tin đến xã hội hiện đại

còn phải kể đến tác giả N.N Moiseev với công trình quan trọng là "Chủ nghĩa xã hội và

Trang 8

tin học" đã được dịch ra tiếng Việt năm 1989 Trong tác phẩm này N.N Moiseev đã khảo

cứu vai trò, vị trí, ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến các lĩnh vực như: nghiên cứu khoa học, các quá trình kinh tế- xã hội, ông cũng bàn về tin học và lý thuyết ra quyết

định, từ đó đánh giá những vấn đề xã hội cần phải đổi mới như vấn đề tổ chức khoa học, cơ chế kế hoạch, vai trò của con người trong việc ra quyết định, quan hệ giữa tin học và chủ nghĩa xã hội

Tình hình nghiên cứu trên đây của thế giới cho thấy rõ ràng là thông tin, công nghệ thông tin và những tác động của công nghệ thông tin đến xã hội hiện đại đã và đang được nghiên cứu dưới nhiều góc độ Trong lĩnh vực này công nghệ thông tin đã làm nảy sinh những vấn đề mà ở đó cần có sự lý giải của triết học

ở nước ta, những nghiên cứu về công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã

hội, nhìn chung, mới chỉ tập trung vào sự tác động của công nghệ thông tin đến lĩnh vực

kinh tế như: các báo cáo trong "Hội thảo kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt nam" 6/2000 tại Hà Nội do Ban tư tưởng văn hoá T.Ư, Bộ Khoa học Công nghệ Môi

trường và Bộ Ngoại giao tổ chức; “Kinh tế tri thức- Những khái niệm và vấn đề cơ bản”,

Đặng Mộng Lân, NXB Thanh Niên, 2001; Đặng Hữu, “Kinh tế tri thức: thời cơ và thách

thức đối với nước ta”, T/C Cộng sản số 8 (4-2000); “Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức”,Vũ Đình Cự chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia 2006.v.v… Phần lớn các công trình

này đều cho rằng công nghệ thông tin là một trong những nhân tố không thể thiếu trong

hệ thống các công nghệ cao làm thành cột trụ của nền kinh tế tri thức và đi vào luận giải vai trò của công nghệ thông tin trong nền kinh tế đó Nhưng trong khi thừa nhận tri thức

là loại hàng hóa đặc biệt thì những nghiên cứu này lại chưa lý giải được bản chất của nó, càng chưa đi vào luận giải sâu xem, với tư cách là nhân tố quan trọng làm thay đổi căn bản lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại thì vai trò của công nghệ thông tin trong việc biến tri thức thành một loại hàng hóa đặc biệt là ở chỗ nào?

Về các nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến xã hội dưới góc độ triết học, trước tiên phải kể đến các công trình của tác giả Phan Đình Diệu, điển hình là tập

bài giảng về Những vấn đề triết học của toán học tại Viện Triết học Việt Nam và bài

Khoa học thông tin và vài nhận thức về các vấn đề tổ chức và quản lý kinh tế trên tạp

chí Tia sáng của ông Đây là một trong số những nghiên cứu tiêu biểu của tác giả bàn về thông tin, bản chất của thông tin, về tác động và ý nghĩa của cuộc cách mạng tin học đến xã hội Trên nền tảng nghiên cứu mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ thống tác giả còn bàn về vấn đề quản lý kinh tế của xã hội hiện

đại Trong các công trình của mình, tác giả cũng đánh giá ngắn gọn về sự ra đời, bản chất của máy tính điện tử (thành tựu mang tính bước ngoặt của công nghệ thông tin) dưới con mắt của một nhà toán học nghiên cứu triết học Theo đó thì, máy tính điện tử thực chất chỉ là công cụ thực hiện tự động hóa các quá trình tính toán Tác giả cũng bàn về mối quan hệ giữa trí tuệ của con người và trí tuệ của máy móc, gợi mở về vai trò của nhận thức khoa học trong đời sống của con người và rộng hơn là vị trí của nó trong văn hóa của con người

Mặc dù đã bắt đầu có những nghiên cứu về thông tin và tác động của công nghệ thông tin từ góc nhìn triết học trên đây song, về cơ bản, những nghiên cứu tác động của

Trang 9

công nghệ thông tin đến xã hội hiện đại trên bình diện triết học tại Việt Nam cho đến nay mới chỉ được đề cập đến trong các công trình bàn về những vấn đề của cuộc cách mạng

khoa học công nghệ hiện đại như: "Cách mạng khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp xây

dựng CHXH ở Việt nam", NXB Khoa học xã hội 1982; Kim Yến “Một số vấn đề triết học của tin học”, T/C triết học số 4/1987; Hoàng Đình Phu, “Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1998; Lương Việt Hải (2001),

“Hiện đại hoá xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội; Phạm Thị Ngọc Trầm "Cách mạng thông tin - công nghệ và nền văn minh" T/C Triết học số 6/1999 và bài "Về hậu quả tiêu cực và những thách thức của cuộc cách

mạng khoa học và công nghệ hiện đại", T/C Triết học số 6/2000; Phạm Thị Ngọc Trầm

(2003), “Khoa học, Công nghệ với sự nhận thức, biến đổi thế giới và con người - Mấy

vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB KHXH, Hà Nội Những nghiên cứu trên đã bước đầu

đề cập đến tác động của công nghệ thông tin đối với xã hội, cụ thể là tác động của công nghệ thông tin trong phạm vi mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ với văn hóa và văn minh; vị trí của công nghệ thông tin trong tiến trình phát triển của xã hội hiện đại nói chung; quan hệ giữa thông tin, công nghệ và văn minh…Tuy vậy, những nghiên cứu trên chưa thực sự đi sâu nghiên cứu bản chất của công nghệ thông tin, về tác động nhiều mặt của nó tới xã hội và đặc biệt, chưa bàn về tác động của công nghệ thông tin đến trường hợp Việt Nam

Từ tình hình nghiên cứu trên đây, có thể thấy, trên thế giới việc nghiên cứu thông tin, công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện đại đang được khai thác

từ nhiều chiều cạnh như kỹ thuật học, xã hội học, kinh tế học… trong đó triết học đã góp một phần tiếng nói của mình Trong khi đó, những nghiên cứu trong nước mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu bàn đến một số khía cạnh tác động của công nghệ thông tin

mà chưa có được những chuyên luận, chuyên khảo triết học bàn về thực chất của công nghệ thông tin cũng như những tác động nhiều mặt của nó đến xã hội trên bình diện triết học, đặc biệt là những nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến Việt Nam Đây cũng là một trong những lý do thôi thúc chúng tôi đi sâu nghiên cứu hiện tượng công nghệ mới mẻ và đặc biệt trên, nhằm góp phần lý giải những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin trên bình diện triết học xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ khía cạnh triết học xã hội của công nghệ thông tin

và sự tác động của nó đến đời sống xã hội hiện đại, nói chung, cũng như đến đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, nói riêng, từ đó chỉ ra các cơ hội, thách thức và các giải pháp phát triển công nghệ thông tin nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa ở Việt Nam

Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Xác định nội dung các khái niệm thông tin, tri thức, công nghệ thông tin,

nêu lên đặc điểm, vai trò, thực chất và ý nghĩa triết học của công nghệ thông tin hiện đại

Trang 10

Thứ hai, phân tích khía cạnh triết học xã hội những hệ quả tác động của công nghệ

thông tin lên các lĩnh vực hoạt động cơ bản của xã hội hiện đại như kinh tế, chính trị và văn hóa

Thứ ba, nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin lên xã hội Việt Nam: thực

trạng, nguyên nhân, cơ hội, thách thức, từ đó nêu lên phương hướng và giải pháp nhằm

phát triển công nghệ thông tin ở nước ta

4 Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Luận án nghiên cứu công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện

đại dưới góc độ triết học xã hội, tức là tiếp cận công nghệ thông tin và sự tác động của nó một cách chỉnh thể và khái quát, nhằm làm rõ thực chất của công nghệ thông tin cũng như ý nghĩa triết học của nó, từ đó xem xét sự tác động của công nghệ thông tin đến xã hội hiện đại trên các lĩnh vực cơ bản của xã hội là kinh tế, chính trị và văn hóa mà không

đi sâu giải quyết những vấn đề cụ thể khác liên quan đến công nghệ thông tin

5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác- Lênin Luận án còn

căn cứ theo quan điểm của Đảng ta về vai trò của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển đất nước Đồng thời luận án còn tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài này

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Luận án dựa trên cơ sở phương

pháp luận biện chứng duy vật và sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, lôgíc và lịch sử, trừu tượng hoá, khái quát hoá

6 Đóng góp mới của luận án

- Làm rõ khía cạnh lý luận như các khái niệm cơ bản, thực chất, đặc điểm và ý nghĩa triết học của công nghệ thông tin, từ đó thấy được vai trò đặc biệt của nó đối với sự phát triển của xã hội nói chung và công nghệ nói riêng

- Chỉ ra sự tác động của công nghệ thông tin và những hệ quả của sự tác động đó

đến các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị và văn hoá cả trên bình diện tích cực lẫn tiêu cực

- Phân tích những cơ hội và thách thức mà công nghệ thông tin đang đặt ra cho Việt Nam; Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và kiến nghị giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực để phát triển công nghệ thông tin trong

điều kiện cụ thể của Việt Nam

7.ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, luận án góp phần xác định và luận giải những tác động của công

nghệ thông tin đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, dưới góc độ triết học xã hội

Trang 11

Về mặt thực tiễn, trong một chừng mực nhất định, luận án có thể được dùng làm tài

liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề triết học xã hội của khoa học và công nghệ

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương, tám tiết

nội dung chương I

được hiểu theo những cách khác nhau

Trên cơ sở khái quát các định nghĩa thông tin của các khoa học cụ thể và đi sâu nghiên cứu bản chất của thông tin, triết học mácxit đã phân định khái niệm thông tin

ở hai cấp độ: thứ nhất, thông tin theo nghĩa thông thường là những tin tức, thông báo, tri thức được sử dụng trong quá trình giao tiếp của con người; thứ hai, thông tin là một

thuộc tính cơ bản của thế giới khách quan, là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất

Cũng theo triết học macxit, thông tin cần được phân biệt ở hai mặt: thông tin

cấu trúc, tức là mức độ cấu trúc của hệ thống, nó vốn có ở bên trong hệ thống, và thông tin tương đối còn gọi là thông tin tiềm năng, tức là thông tin bên ngoài, gắn liền

với mối quan hệ của hai hệ thống, hai quá trình Trong quá trình phát triển của thế giới vật chất, khi xuất hiện sự sống thì quá trình phản ánh gắn liền với quá trình cải biến thông tin Đỉnh cao của quá trình cải biến thông tin là sự ra đời vật chất có tổ chức cao, tức là bộ óc con người - một hệ thống điều khiển cực kỳ phức tạp

1.1.2.Tri thức

Theo nghĩa rộng thì tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người

về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những qui luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới những hình thức ngôn ngữ hoặc hệ thống ký hiệu khác

Tri thức và thông tin giống nhau ở chỗ, chúng đều gắn bó chặt chẽ với quá trình phản ánh Nhưng, nếu tri thức tồn tại với tư cách là kết quả của quá trình phản

ánh, thì thông tin lại biểu hiện một mặt, một bộ phận trong quá trình phản ánh Trong quá trình phát triển thông tin và tri thức luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có

Trang 12

thể chuyển hóa cho nhau Sự ra đời của công nghệ thông tin hiện đại đã đẩy nhanh quá trình chuyển hóa giữa thông tin và tri thức, nhờ đó giá của tri thức ngày càng rẻ, nhưng giá trị của tri thức lại ngày càng tăng

1.1.3.Công nghệ

Công nghệ được hiểu một cách chung nhất là tập hợp những hiểu biết của con

người hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu của con người Các công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phương pháp, các qui tắc, các kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một dạng sản phẩm nào đó Sự tác động này thường trải qua các phương tiện vật chất (máy móc, trang thiết bị, công cụ)

Ngày nay, người ta thường xem xét công nghệ về phương diện cấu trúc của nó Theo đó thì bất kỳ một công nghệ nào cũng gồm hai thành phần, đó là "phần cứng" và

"phần mềm" với bốn yếu tố Phần cứng của công nghệ chính là yếu tố kỹ thuật (T=technoware) Phần mềm bao gồm các yếu tố còn lại như con người (H=humanware); thông tin (I=inforware), và tổ chức (O=orgaware) Đây là cách phân

tích công nghệ của Hội đồng Kinh tế châu á và Thái bình Dương (ESCAP) Cách phân tích này chú ý nhiều hơn đến khía cạnh kinh tế-xã hội mà công nghệ có tác động quyết định

1.1.4.Công nghệ thông tin

Thuật ngữ công nghệ thông tin trong tiếng Anh là information technology (IT) song cũng có khi được dùng là công nghệ thông tin và truyền thông (information and

communication technology =ICT) Tuy nhiên, nội hàm của hai thuật ngữ này không

có sự khác biệt Dưới góc độ kỹ thuật, công nghệ thông tin được chia thành ba thành

phần nhỏ hơn là: máy tính (computer), mạng truyền thông (com- net) và bí quyết (know-how)

Theo định nghĩa trong Từ điển bách khoa Việt Nam thì, công nghệ thông tin

theo nghĩa chung nhất là thuật ngữ chỉ chung cho các ngành khoa học và công nghệ

có liên quan đến thông tin và xử lý thông tin Theo nghĩa đó, công nghệ thông tin cung cấp cho chúng ta những quan điểm, phương pháp khoa học (H), các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là các máy tính và phương tiện truyền thông (T) nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng (O) có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin (I) trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của con người

Định nghĩa này không dừng ở chỗ giới hạn công nghệ thông tin trong phạm vi kỹ thuật mà đã mở rộng khái niệm thông tin sang tất cả các ngành khoa học nghiên cứu

và xử lý thông tin, kể cả các lĩnh vực hoạt động xã hội

1.2 Tiền đề khoa học-kỹ thuật và kinh tế-xã hội của sự xuất hiện công nghệ thông tin hiện đại

Trang 13

1.2.1 Tiền đề khoa học-kỹ thuật

Sự ra đời của công nghệ thông tin hiện đại gắn liền với những tiến bộ trong các ngành khoa học có liên quan, như vật lý học hiện đại, toán học hiện đại, vật liệu hoá học và một số ngành khác như sinh lý học thần kinh cấp cao (sinh lý học não), tâm lý học….Sự phát triển của các ngành khoa học này là nền tảng cho sự ra đời và phát

triển của ba công nghệ mới: công nghệ vi điện tử; công nghệ máy tính; công nghệ

truyền thông

Nội dung thứ nhất của tiền đề khoa học-kỹ thuật là những phát minh của vật lý học hiện đại như chất bán dẫn, điện tử, lượng tử…Những phát minh đó là cơ sở cho sự

sáng tạo ra công nghệ vi điện tử với các bước phát triển từ công nghệ điện tử- chân

không, công nghệ điện tử chất rắn và ngày nay là công nghệ vi điện tử

Nội dung thứ hai của tiền đề khoa học - kỹ thuật là những thành tựu của toán

học, lôgic học hiện đại (lý thuyết ôtômát hữu hạn, đại số Boole), điều khiển học (với

lý thuyết hệ thống), sinh lý thần kinh cao cấp (với lý thuyết mạng nơ ron) đã dẫn đến

sự ra đời của công nghệ máy tính- thành phần then chốt của công nghệ thông tin hiện

đại

1.2.2 Tiền đề kinh tế-xã hội

Sự ra đời của công nghệ thông tin hiện đại còn dựa trên tiền đề kinh tế - xã hội cơ bản sau đây:

Thứ nhất là nhu cầu của cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh thế giới thứ

I và thứ II Nhu cầu chạy đua vũ trang trong chiến tranh đòi hỏi các cường quốc phải chế tạo ra những thiết bị mới, đáp ứng yêu cầu tính toán ngày càng phức tạp trong chế tạo, phóng tên lửa và kỹ thuật ra đa Bên cạnh đó, áp lực phải xử lý những số liệu phức tạp,

đòi hỏi độ chính xác cao ngày càng tăng trong các ngành hàng không vũ trụ, kỹ thuật quân sự cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc phải sáng chế ra những loại máy móc

có tốc độ tính toán nhanh và chính xác đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của việc xử lý các thông tin thu được

Thứ hai, sự phát triển của sản xuất vật chất ngày càng mạnh đã làm nảy sinh

yêu cầu cần phải xử lý một lượng thông tin lớn trong các lĩnh vực như tài chính và

quản lý sản xuất, quản lý xã hội Yêu cầu này buộc con người phải sáng chế ra các

thiết bị tính toán mới đủ sức mạnh xử lý lượng thông tin ngày càng lớn trong các lĩnh vực này để phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định

1.3 Thực chất của công nghệ thông tin hiện đại

1.3.1 Xu thế phát triển của công nghệ thông tin hiện đại

Xu thế phát triển của công nghệ thông tin hiện đại biểu hiện ở xu thế phát triển

của máy tính điện tử và truyền thông Xu thế phát triển này phản ánh những biến đổi

về mặt công nghệ và mục tiêu sử dụng của công nghệ thông tin

Ngày đăng: 06/04/2014, 00:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w