1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt.

25 385 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 170,85 KB

Nội dung

Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt.

1 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lịch sự là một phạm trù có vị trí quan trọng trong nghiên cứu giao tiếp và ngữ dụng học. Khái niệm lịch sự đã đợc đề cập, bàn luận và phân tích từ xa xa trong nhiều công trình nghiên cứu thuộc nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau, ở các góc độ khác nhau và với các thuật ngữ khác nhau nh: "phép xã giao", "nhã ngôn dụng thuật", "ê-ti-ket", "phép lịch sự" Trong nghiên cứu giao tiếp, đặc biệt là nghiên cứu về văn hoá trong giao tiếp, lịch sự là một trong những phạm trù đợc quan tâm hàng đầu. Tầm quan trọng của nó là không thể chối bỏ. Nhìn về lịch sử nghiên cứu ngữ dụng chúng tôi thấy, vấn đề lịch sự đằng sau một hành vi ngôn ngữ đã xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học, văn hoá học và đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học. ở nớc ta, trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và vấn đề tìm hiểu văn hoá giao tiếp nói riêng, lịch sự là một vấn đề còn rất mới. Tuy nhiên, nó cũng đang đợc quan tâm một cách đúng mực. Cụ thể là sự xuất hiện các công trình nghiên cứu lịch sự (trực tiếp hoặc gián tiếp) mang tính định hớng của các tác giả Nguyễn Đức Dân(1998), Vũ Thị Thanh Hơng(1999), Đỗ Hữu Châu(2000), Nguyễn Thiện Giáp(2000), Trần Ngọc Thêm(2001), Nguyễn Quang(2002) v.v 1.2. Nhìn vào thực tế trên, chúng tôi thấy: việc nghiên cứu lịch sự nói chung và nghiên cứu lịch sự trên cơ sở một hành vi ngôn ngữ cụ thể (khen, chê, xin, xin phép, cầu khiến, thỉnh cầu ) nói riêng hiện nay còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Xuất phát từ tình hình này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu lịch sự theo hớng gắn liền với vấn đề hành chức của một hành vi ngôn ngữ tiếng Việt cụ thể: hành vi ngôn ngữ xin phép. Đây là một trong những hành vi ngôn ngữ đợc sử dụng phổ biến trong đời sống giao tiếp cộng đồng ngời Việt. Xét theo lịch sử nghiên cứu ngữ dụng trong nớc cho thấy, loại hành vi này cha đợc tác giả nào tìm hiểu một cách cụ thể và hệ thống ngoài luận văn thạc sĩ với đầu đề Sự kiện lời nói xin phép do chúng tôi thực hiện tại trờng Đại học S phạm Hà Nội năm 2002. Trong luận án này, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này trên các phơng diện: khảo sát cấu trúc đoạn thoại có chứa hành vi ngôn ngữ (HVNN) trung tâm là hành vi xin phép, hệ thống các chiến lợc giao tiếp có bản chất lịch sự của ngời nói (Sp1) và ngời nghe (Sp2) khi tham gia vào cuộc thoạisử dụng HVNN xin phép. 2 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu Thông qua kết quả khảo sát và phân tích t liệu thực tế hội thoại Việt ngữ có sử dụng HVNN xin phép, luận án làm sáng tỏ đợc đặc điểm cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói chung và đặc điểm của các thành tố trong cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói riêng. Trên cơ sở áp dụng các thành tựu lý thuyết ngôn ngữ về lịch sự trong nớc và trên thế giới, luận án tiến hành khảo sát, tìm hiểu các chiến lợc lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng HVNN xin phép, góp phần vào việc nghiên cứu về văn hoá và giao tiếp ngôn ngữ, hớng tới giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ những mục đích nghiên cứu này, luận án sẽ đi vào giải quyết những nội dung chủ yếu sau: + Khảo sát cấu trúc của đoạn thoại xin phép. + Tìm hiểu và phân tích hệ thống các chiến lợc lịch sự trong hành vi xin phép của Sp1. + Tìm hiểu và phân tích hệ thống các chiến lợc lịch sự trong hành vi hồi đáp của Sp2. 3. Đối tợng nghiên cứu Đối tợng nghiên cứu của chúng tôi là các đoạn thoại có ý nghĩa "xin phép" trong giao tiếp của ngời Việt. 4. Ngữ liệu và phơng pháp nghiên cứu 4.1. Ngữ liệu của luận án: là những đoạn thoại đơn, đoạn thoại phức có chứa hành vi ngôn ngữ "xin phép "(trực tiếp hoặc gián tiếp) và đợc trích dẫn từ những nguồn nh: tác phẩm văn học, các phơng tiện thông tin đại chúng và các cuộc hội thoại hàng ngày với những bối cảnh giao tiếp khác nhau. 4.2. Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phơng pháp nghiên cứu: phơng pháp hệ thống, phơng pháp phân tích(phân tích định tính, phân tích định lợng), phơng pháp so sánh, đối chiếu và một số thủ pháp chuyên ngành nh: phân tích ngữ nghĩa, phân tích ngữ cảnh, phân tích ngữ dụng. 5. Đóng góp của luận án Có thể xem đề tài của chúng tôi là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu vấn đề lịch sự của hành vi xin phép trong tiếng Việt. Về lý luận, luận án đã đa ra đợc hệ thống các thành tố dùng để cấu trúc nên đoạn thoại xin phép gồm: tham thoại tiền dẫn nhập, tham thoại dẫn nhập trung tâm, tham thoại hồi đáp, tham thoại kết thúc và từ đó định ra đợc hệ thống các cấu trúc đoạn thoại xin phép trong những tình huống hội thoại khác nhau nh: đoạn thoại có cấu trúc đơn, đoạn thoại có cấu trúc phức. Luận án cũng đã hệ thống hóa đợc các chiến lợc giao tiếp có bản chất lịch sự gồm: chiến lợc lịch sự trong hành vi xin 3 phép của ngời nói nh: Bày tỏ sự tôn trọng, Giảm thiểu sự áp đặt trong HVNN xin phép, Nêu lý do, Xin lỗi, Sử dụng lời ớm trớc, Nói tránh; chiến lợc lịch sự trong hành vi hồi đáp của ngời nghe nh: Quan tâm chia sẻ, Bày tỏ sự thân thiện, Hớng tới sự tôn trọng, Động viên khích lệ, Giảm thiểu sự mắc nợ của Sp1 với Sp2, Tìm kiếm sự thông cảm, Tỏ ra lạc quan, Xin lỗi, Định hớng, Làm mờ nghĩa sự bất đồng, Nêu lý do, Bày tỏ tình hình bi quan và chiến lợc lịch sự trong hành vi phản hồi của ngời nói nh: Xin lỗi, Xoa dịu, Hạ tầm quan trọng, Bày tỏ sự biết ơn, Tạo niềm tin, Xin lỗi. Trên cơ sở hệ thống các chiến lợc lịch sự, luận án đã chứng minh đợc sự thể hiện đa diện, đa chiều của hành vi ngôn ngữ xin phép trong hội thoại tiếng Việt. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để nhận thức về một hệ thống các chiến lợc lịch sự trong hội thoại xin phép và các nhân tố chủ yếu chi phối tới việc áp dụng các chiến lợc này nh: quyền lực quan hệ, khoảng cách xã hội và mức độ áp đặt. Đồng thời kết quả nghiên cứu về những chiến lợc lịch sự trong hội thoại Việt ngữ có sử dụng HVNN xin phép là những định hớng cho ngời đọc về vấn đề giao tiếp có văn hoá và có thể đợc sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt, hớng đến mục đích giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Th mục tham khảo, luận án gồm 4 chơng: Chơng 1: Cơ sở lý thuyết. Chơng 2: Khảo sát đặc điểm của hành vi xin phép, hành vi hồi đáp và đoạn thoại xin phép. Chơng 3: Lịch sự trong hành vi xin phép. Chơng 4: Lịch sự trong hành vi hồi đáp. Chơng 1 Cơ sở lý thuyết 1.1. Lý thuyết lịch sự và tình hình nghiên cứu lịch sự trong đoạn thoại xin phép 1.1.1. Các lý thuyết về lịch sự a. Lý thuyết của R. Lakoff Khi bàn về lịch sự, Lakoff đã đa ra ba loại quy tắc lịch sự: Thứ nhất, quy tắc lịch sự quy thức (formal politeness rule). Đó là quy tắc: không đợc áp đặt. 4 Thứ hai, quy tắc lịch sự có tính phi quy thức (informal politeness rule): dành cho ngời đối thoại sự lựa chọn. Thứ ba, quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình. Quy tắc này khuyến khích tình cảm bạn bè nên nó thích hợp tình huống hội thoại mà ở đó các đối ngôn là những bạn bè gầ gũi hay thân mật. b. Lý thuyết của G. N. Leech Đặc trng cơ bản trong hệ thống lý thuyết về lịch sự của G.N. Leech là không xây dựng lịch sự trên nền nhân tố thể diện mà dựa trên hai nhân tố khác đó là: tổn thất và lợi ích, gồm một siêu nguyên tắc và các phơng châm, các tiểu phơng châm. c. Lý thuyết của Brown và Levinson Brown và Levinson xây dựng lý thuyết của mình trên cơ sở khái niệm thể diện (face) của Goffman (1967) . Thể diện đợc chia làm hai loại: thể diện tiêu cực và thể diện tích cực. Trong giao tiếp, nhân tố đe doạ trực tiếp tới hai loại thể diện trên trong một cuộc tơng tác đó là các hành động ở lời. Vậy cần có giải pháp gì để giữ gìn hoặc cứu vãn của đôi bên tham gia hội thoại?. Brown và Levinson đã đề xuất ra những chiến lợc lịch sự để áp dụng vào những cuộc giao tiếp nhằm mục đích giải quyết vấn đề thể diện của ngời nói và ngời nghe. Tơng ứng với hai loại thể diện Brown và Levinson đã đề xuất ra hai loại chiến lợc lịch sự là: chiến lợc lịch sự tích cực và chiến lựơc lịch sự tiêu cực. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lịch sự ở Việt Nam a. Trong số các nhà nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt, ngời đầu tiên phải đợc kể đến là Nguyễn Đình Hoà (1956) với công trình Các mô hình ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của ứng xử lễ độ. b. Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong cuốn Dụng học việt ngữ khẳng định lịch sự nh một chuẩn mực xã hội, tác giả viết: Các nhà văn hoá thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay là phép xã giao trong hành vi văn hoá [tr. 100]. c. Trần Ngọc Thêm (2001) trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Namgiả thuyết rằng trong tiếng Việt lịch sự gắn với nghi thức lời nói, nghĩa là lịch sự gắn với chuẩn mực xã hội mà ít gắn với chiến lợc cá nhân. d. Đỗ Hữu Châu (2001) trong cuốn Đại cơng ngôn ngữ học - tập 2 - Ngữ dụng học, ở phần giới thiệu các lý thuyết lịch sự của Lakoff, của Brown và Levinson đã đa ra một số nhận xét gắn với lịch sự trong tiếng Việt dới góc nhìn văn hoá rất đáng chú ý. 5 e. Cho đến nay, có lẽ tác giả Vũ Thị Thanh Hơng là ngời quan tâm nhiều nhất đến lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Trong bài viết "Lịch sự và phơng thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt (2000)", tác giả đã trình bày khái niệm lịch sự trong tiếng Việt. Theo tác giả, khái niệm lịch sự trong tiếng Việt bao hàm cả hai bình diện: lịch sự chiến lợc theo kiểu phơng Tây và lịch sự chuẩn mực theo kiểu Trung Quốc. Lịch sự chiến lợc là cách ứng xử ngôn ngữ khéo léo tế nhị, nhằm tránh xúc phạm hay áp đặt, làm tăng sự vừa lòng đối với ngời đối thoại để đạt đợc hiệu quả giao tiếp cao nhất. Lịch sự chuẩn mực là cách ứng xử ngôn ngữ phù hợp với những chuẩn mực giao tiếp xã hội thể hiện sự tôn trọng về thứ bậc cạnh tranh, tôn ti, địa vị, tuổi tác, giới tính của ngời đối thoại. Cả hai bình diện lịch sự chiến lợc và lịch sự chuẩn mực kết hợp hài hoà với nhau hình thành nên nội dung khái niệm lịch sự trong tiếng Việt. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu lịch sự trong đoạn thoại xin phép Xét về phạm vi tìm hiểu bản chất lịch sự và nét văn hoá truyền thống tiềm ẩn trong các HVNN tiếng Việt nh: xin, xin phép, cho, tặng, điều khiển, cầu khiến lịch sự thờng chỉ đợc nói một cách khái quát ở chơng cuối của công trình hoặc chỉ đợc đề cập có giới hạn trong các bài viết mà cha đợc đặt thành một vấn đề lớn để hình thành nên một công trình nghiên cứu về lịch sự của HVNN cụ thể nào đó một cách hoàn chỉnh. Điều quan trọng cần đề cập ra đây đó là việc nghiên cứu những vấn đề liên quan tới phép lịch sự của một hành vi ngôn ngữ cụ thể ở thế hành chức trong hội thoại Việt ngữ nh HVNN xin phép thì cha có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong luận án nghiên cứu dụng học lần này chúng tôi đã đa ra việc nghiên cứu, khám phá tính chất lịch sự của HVNN xin phép thành một vấn đề trọng tâm, bao trùm lên toàn bộ nội dung công trình. 1.2. Hành vi ngôn ngữ và hành vi xin phép 1.2.1. Hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ là loại hành vi đợc thực hiện ngay khi các đối ngôn tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong cuộc thoại giao tiếp. Theo Austin, trong một cuộc thoại, một phát ngôn đợc tạo ra thờng do ba loại hành vi ngôn ngữ: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi ở lời (illocutionary act) và hành vi mợn lời (perlocutionary act). 1.2.2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ và vấn đề nghiên cứu hành vi xin phép Nằm trong hệ thống các loại HVNN nói chung, HVNN xin phép cũng mang những đặc trng chung nh các loại HVNN khác khi tham gia vào đời sống giao tiếp của con ngời. 6 Tuy nhiên, giữa các HVNN vẫn luôn có một sự phân biệt nhất định. Do vậy, lý thuyết về HVNN nói chung sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để phân tích và làm sáng tỏ những nét khái quát cũng nh những đặc thù của HVNN này trên nhiều phơng diện khác nhau nh: tính chất hành động tại lời, công thức nói năng của HVNN xin phép, những điều kiện để động từ xin phép đợc coi là một động từ có chức năng ngữ vi v.v Chơng 2 Khảo sát đặc điểm của hnh vi xin phép, hnh vi hồi đáp v đoạn thoại xin phép 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Hành vi xin phép Hành vi xin phép là một HVNN trong đó ngời nói (chủ thể của hành vi xin phép) là ngời trực tiếp đề xuất hành vi xin phép hớng đến ngời nghe (ngời tiếp nhận hành vi xin phép) để nhằm đạt tới hai mục đích cụ thể: 1. Thực hiện một hành động A nào đó trong tơng lai (hành động A có thể đợc thực hiện trực tiếp bởi ngời nói hoặc đợc thực hiện bởi ngời thứ ba - Sp3) và 2. Thể hiện phép lịch sự hoặc phản lịch sự (mỉa mai, châm chọc ) trong giao tiếp. 2.1.2. Hành vi hồi đáp cho hành vi xin phép Hành vi hồi đáp của Sp2 là một hành vi phản hồi lại HVNN xin phép của Sp1 thể hiện quan điểm đồng tình hay phản đối của Sp2 với sở nguyện mà Sp1 đề xuất sau hành vi xin phép. 2.1.3. Đoạn thoại xin phép Đoạn thoại xin phép là một đơn vị hội thoại quan trọng đợc cấu tạo bởi sự hợp nhất của những tham thoại xin phép có tính lôgic chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức. Đoạn thoại xin phép đóng vai trò chức năng dùng để cấu tạo nên một đơn vị hội thoại ở bậc lớn hơn là cuộc thoại xin phép. 2.2. Đặc điểm cấu trúc của hành vi ngôn ngữ xin phép 2.2.1. Biểu thức ngữ vi (BTNV) của hành vi xin phép 2.2.1.1. Các dạng thức của biểu thức ngữ vi xin phép a. Biểu thức ngữ vi xin phép tờng minh Biểu thức ngữ vi xin phép tờng minh là công thức nói năng đặc trng của hành vi xin phép. Trong đó động từ nói năng biểu thị hành vi xin phép đợc dùng theo hiệu lực ngữ vi. 7 ĐTNV + Sp2 + A ĐTNV + Sp2 + Sp1 + A Sp1 + ĐTNV + A Sp1 + ĐTNV + Sp2 Hình thức đầy đủ: Sp1 + ĐTNV (xin , xin phép ) + Sp2 (cho, cho phép) + Sp1 + A Trong công thức trên: + Sp1: ngời nói, ngời đa ra hành vi xin phép. + Sp2: ngời nghe, ngời tiếp nhận hành vi xin phép. + A: là nội dung hành động mà Sp1 xin để đợc phép thực hiện trong tơng lai. Hình thức rút gọn: Dạng 1: - Xin phép bác cháu đi vào hàng ghế trong. (T liệu thực tế - viết tắt là: TLTT) ĐTNV Sp2 Sp1 A Dạng 2: - Xin phép các bạn nhé về trớc đây. ( TLTT) Dạng 3: - Tôi xin phép ngừng cuộc họp tại đây. (TLTT) Dạng 4: - Tôi xin phép các anh. (TLTT) b. Biểu thức ngữ vi xin phép gián tiếp (nguyên cấp, hàm ẩn) BTNV xin phép nguyên cấp là biểu thức có hiệu lực ở lời xin phép nhng trong cấu trúc biểu thức ấy không có mặt ĐTNV xin phép. Tôi vô phép hai cậu nhé. (Tuyển tập Nguyễn Công Hoan - tập 1, tr275). trong ví dụ trên, ĐTNV "xin phép" đợc thay thế bằng từ "vô phép". 2.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc của các thành tố trong BTNV xin phép a. Ngời có chủ ý xin phép (Sp1) Trong đoạn thoại xin phép, chủ thể của HVNN xin phép là ngời có chủ ý, có nguyện vọng xin để đợc cho phép thực hiện một hành động A nào đó trong tơng lai. Sp1 luôn luôn tồn tại với t cách là ngôi thứ nhất, phần nhiều là số ít. Sp1: Xin phép bác cho cháu dựa nhờ chiếc xe vào chỗ này. Sp2: Cậu này buồn cời thật, chỗ tôi bán hàng cậu lại đòi dựa xe. Sp1: Vậy ạ, cháu xin lỗi bác. (TLTT) b. ĐTNV trong BTNV xin phép tờng minh Qua thống kê, phân tích t liệu chúng tôi thấy, trong BTNV xin phép của 8 đoạn thoại xin phép, ĐTNV thờng thể hiện ở hai dạng thức: xin phép và "xin cho phép". Ví dụ: Xin phép bà cho con vào hái nắm lá trầu. (TLTT) Tuỳ từng hoàn cảnh giao tiếp mà ĐTNV xin phép có những chức năng khác nhau. Đó là, ĐTNV xin phép vừa có thể dùng với chức năng ngữ vi, vừa có thể dùng với chức năng miêu tả, tức là dùng trong chức năng thuật lại một hành vi, một sự tình nói năng nào đó. Nghĩa là, khi nó đảm bảo bốn điều kiện tồn tại của Austin thì nó mang chức năng ngữ vi còn ngợc lại nó mang chức năng miêu tả, tờng thuật. c. Ngời đợc xin phép (Sp2) Trong một cuộc giao tiếp, nhân tố ngời nghe thờng tồn tại bên cạnh ngời nói với t cách là ngời tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin. Với cuộc thoạisử dụng hành vi ngôn ngữ xin phép cũng vậy, khi thể hiện hành vi xin phép, Sp1 bao giờ cũng hớng về Sp2 (ngời đợc xin phép) để bày tỏ nguyện vọng xin để đợc cho phép. Sp1: Tha cậu, ngày mai cậu cho phép con sang thăm anh Định. Sp2: Ngày mai cậu phải đi Hải Phòng, con để th th đã. Sp1: Dạ, vâng. (TLTT) d. Nội dung mệnh đề Sự hợp nhất hai yếu tố Sp1 và hành động A trong phần cuối của phát ngôn xin phép sẽ là cơ sở để tạo nên nội dung mệnh đề của BTNV xin phép. Trong BTNV xin phép tờng minh, vị trí của nội dung mệnh đề thờng nằm sau ĐTNV xin phép. Tuỳ thuộc vào bản chất của nội dung mệnh đề mà Sp1 sẽ phải có những phơng thức, chiến lợc giao tiếp thích hợp để tạo nên hiệu quả tích cực cho một cuộc thoại. Sp1: Xin phép thầy u cho con lên nhà cậu Thang ít bữa. Sp2: Con thu xếp đi cho sớm, việc nhà đã có thầy u. (TLTH) Trong ví dụ trên, "con lên nhà cậu Thang ít bữa" là nội dung mệnh đề của BTNV xin phép tờng minh. con là chủ ngữ và lên nhà cậu Thang ít bữa là vị ngữ. 2.2.2.Quan hệ giữa Sp1 và Sp2 trong hội thoại xin phép Quan hệ khoảng cách xã hội: quan hệ này đợc đặc trng ở tính chất thân tình và xa lạ giữa các đối ngôn về mặt tình cảm. + Khoảng cách gần: Tớ, bạn, cậu, mình, đằng ấy Tới giờ lên tầu rồi, mình xin phép các bạn đợc ngừng câu chuyện ở đây. + Khoảng cách xa: ông, tôi, anh, chị, đồng chí 9 Xin phép anh chị cho tôi đa cháu về nhà. Quan hệ quyền lực xã hội: đợc đặc trng bởi yếu tố vị thế xã hội và phân cấp bởi các yếu tố nh: địa vị xã hội; tuổi tác; huyết thống, dòng tộc Qua khảo sát thực tế, chúng tôi chia quan hệ dọc thành hai tiểu loại: quan hệ dọc không ngang bằng và quan hệ dọc ngang bằng. Quan hệ quyền lực xã hội không ngang bằng: loại quan hệ này đợc khảo cứu theo hai tiêu chí: địa vị xã hội và quan hệ thân tộc. Quan hệ quyền lực xã hội ngang bằng: có hai tiêu chí để nhận diện kiểu quan hệ này là tiêu chí địa vị xã hội và tiêu chí tuổi tác. 2.3. Đặc điểm cấu trúc của hành vi hồi đáp 2.3.1.Vai trò của hành vi hồi đáp trong hội thoại xin phép Đối với hội thoạisử dụng HVNN xin phép, vai trò của hành vi hồi đáp cho hành vi xin phép đợc thể hiện ở chỗ: đây là cơ sở để hình thành nên cuộc thoại xin phép hoàn chỉnh vì nếu không có hành vi hồi đáp, hành vi xin phép trở thành vô nghĩa; là cơ sở xác định đợc bản chất của cuộc thoại xin phép là tích cực hay tiêu cực và là cơ sở xác định trạng thái tâm lý, trình độ văn hoá của Sp2 trong giao tiếp. 2.3.2. Các dạng thức cơ bản của hành vi hồi đáp 2.3.2.1. Hành vi hồi đáp tích cực Hành vi hồi đáp tích cực là hành vi đề xuất tham thoại phản hồi của Sp2 sau khi tiếp nhận hành vi xin phép của Sp1 nhằm thể hiện thái độ ủng hộ, đồng tình của Sp1. Ví dụ: Sp1: Xin thầy cho phép con ra gặp ngời nhà. Sp2: Đợc, con ra đi. (TLTT) 2.3.2.2. Hành vi hồi đáp tiêu cực Hành vi hồi đáp tiêu cực là hành vi đề xuất tham thoại phản hồi của Sp2 với hành vi xin phép của Sp1 để thể hiện thái độ phản đối, phủ nhận với hành vi xin phép của Sp1. Ví dụ: Sp1: Dạ, lạy quan lớn, cho phép con đi hầu quá hạt làng con. Sp2: Thôi, không cần. Tao không muốn phiền thế. Đừng làm mất công mất việc đi. (Tuyển tập Nguyễn Công Hoan - tập 1, tr.238-239). 2.4. Đặc điểm cấu trúc của đoạn thoại xin phép 2.4.1. Hệ thống các đơn vị (yếu tố) cấu tạo nên đoạn thoại xin phép Cấu trúc của một đoạn thoại xin phép bao gồm một hệ thống các đơn vị hội thoại (cụ thể là các tham thoại). Chúng bao gồm: - Tham thoại tiền dẫn nhập. 10 - Tham thoại dẫn nhập trung tâm. - Tham thoại hồi đáp. - Tham thoại kết thúc. 2.4.2. Đặc điểm cấu trúc của các yếu tố cấu tạo nên đoạn thoại xin phép 2.4.2.1. Tham thoại tiền dẫn nhập + Tham thoại tiền dẫn nhập là hành vi than thở. Ví dụ: - Thầy ơi, chúng con mệt quá rồi. + Tham thoại tiền dẫn nhập là hành vi thông báo, miêu tả. Ví dụ: - Trời sắp ma rồi bà ạ. + Tham thoại tiền dẫn nhập là hành vi hỏi. Ví dụ: - Tha thầy, chiều nay thầy có bận việc gì không ạ? 2.4.2.2. Tham thoại dẫn nhập trung tâm + Tham thoại tiền dẫn nhập trung tâm chỉ có hành vi chủ hớng xin phép. Ví dụ: - Xin phép bác cháu vào nhà trong. + Tham thoại tiền dẫn nhập trung tâm có hành vi chủ hớng xin phép kèm theo hành vi phụ thuộc. Ví dụ: Sp1: Đã quá 12 giờ tra rồi, xin phép bác cho cháu đợc đánh xe về nhà. Sp2: Thôi đợc, chiều anh đến sớm nhé. (TLTT) + Tham thoại dẫn nhập trung tâm có cấu trúc gồm hành vi chủ hớng xin phép + Sp2 + Sp1: Ví dụ: Sp1: Xin phép cậu cho con Sp2: Không đợc, tao không phải là trẻ con. (T liệu truyền hình- viết tắt là: TLTH). 2.4.2.3. Tham thoại hồi đáp + Tham thoại hồi đáp tích cực trong đoạn thoại xin phép có cấu trúc đơn. Sp1: Xin phép anh em về trớc đây. Sp2: ừ, em về trớc đi. (TLTT) + Tham thoại hồi đáp tích cực trong đoạn thoại xin phép có cấu trúc phức. Ví dụ: Sp1: Xin ông tuần cho phép con đánh trâu về. Sp2: Cha nộp phạt, cha về. Sp1: U con đã gặp ông Lý rồi ạ. Sp2: Thôi đợc, trâu ở sau đình ra mà dắt. (TLTH). 2.4.2.4. Tham thoại kết thúc Tham thoại kết thúc là một đơn vị hội thoại xuất hiện ở cuối đoạn thoại, có giá trị báo hiệu điểm dừng của cuộc thoại xin phép, một dấu hiệu của sự ngừng [...]... trúc đoạn thoại có hành vi trung tâm là hành vi xin phép + Các chiến lợc lịch sự trong hành vi xin phép của Sp1 + Các chiến lợc lịch sự trong hành vi hồi đáp của Sp2 + Các chiến lợc lịch sự trong hành vi phản hồi của Sp1 đối với hành vi hồi đáp của Sp2 Qua những nội dung đã trình bày trong luận án, chúng tôi rút ra một số kết luận nh sau: 1 Xét về phơng diện cấu trúc, đoạn thoại chứa HVNN xin phép. .. ngôn sử dụng tham thoại kết thúc trong cuộc thoại xin phép: để cảm ơn đối với sự chấp thuận, tạo điều kiện cho HVNN xin phép đợc diễn tiến trong tơng lai của Sp2; để giữ gìn tính văn hoá, phép lịch sự khi giao tiếp; để ngăn chặn sự diễn tiến của HVNN xin phép; để an ủi, động viên, khích lệ Sp1 khi thực thi HVNN xin phép + Kết thúc bằng hành vi nhắn nhủ, khuyên bảo: Sp1: Xin quan lớn cho phép con ở nhà... chiến lợc giao tiếp khi hội thoại xin phép 3.1.2 Những quy tắc giao tiếp nói chung của xã hội con ngời 12 Trong hội thoại xin phép, ngời nói phải luôn có những phơng thức giao tiếp hợp lý để đảm bảo đợc những yêu cầu chung của giao tiếp ngôn ngữ cũng nh đảm bảo những yêu cầu riêng mà một cuộc hội thoại xin phép phải có 3.1.3 Tính phổ quát của lịch sự Trong hội thoại xin phép, sự thành công hay thất bại,... khai vị Còn tôi thì xin cho đợc phép sửa soạn cái bữa cơm da muối đợc các vị hạ cố cho Sp2: Rất đa tạ đa tạ (Nguyên Hồng "Thời kỳ đen tối", tr.115) Chơng 3 Lịch sự trong hnh vi xin phép 3.1 Cơ sở của việc hoạch định chiến lợc lịch sự của Sp1 trong hội thoại xin phép 3.1.1 Tính đe doạ thể diện của HVNN "xin phép" trong giao tiếp Mọi HVNN khi hành chức đều tiềm ẩn tính đe doạ thể diện của những ngời tham... thiểu sự áp đặt trong HVNN xin phép, Nêu lý do, Xin lỗi, Sử dụng lời ớm trớc, Nói tránh Chơng 4 trình bày kết quả khảo sát về những chiến lợc lịch sự của đối ngôn Sp2 (ngời thực hiện hành vi hồi đáp cho hành vi xin phép) và chiến lợc lịch sự trong hành vi phản hồi của Sp1 với hành vi hồi đáp của Sp2 Cụ thể có 5 chiến lợc lịch sự trong lời hồi đáp tích cực của Sp2 nh Quan tâm chia sẻ, Bày tỏ sự thân... tiếp của Sp1 khi đề xuất hành vi xin phép Vì vậy, Sp1 cần quan tâm và định ra các chiến lợc giao tiếp hợp lý để đạt đợc kết quả cao nhất trong quá trình hội thoại xin phép với Sp2 3.2 Các nhân tố đóng vai trò chi phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới việc xây dựng các chiến lợc lịch sự của Sp1 trong hội thoại xin phép 3.2.1 Quyền lực quan hệ (P) Trong hội thoại xin phép, nhân tố này không thay đổi trong. .. cuộc hội thoại xin phép và nó chính là một trong những nhân tố ngoại tại chi phối trực tiếp tới cách thức thực hiện HVNN "xin phép" của Sp1, đồng thời P còn hiện diện với t cách chế ngự hành vi xin phép của Sp1 và chi phối sâu sắc tới hành vi hồi đáp của Sp2 trong suốt cuộc thoại Trớc khi đề xuất hành vi xin phép, Sp1 thờng có sự tính toán về P Nếu P càng cao khiến cho tính áp đặt của HVNN xin phép càng... tới sự tôn trọng, Động viên khích lệ, Giảm thiểu sự mắc nợ của Sp1 với Sp2; 7 chiến lợc lịch sự trong lời hồi đáp tiêu cực của Sp2 nh Tìm kiếm sự thông cảm, Tỏ ra lạc quan, Xin lỗi, Định hớng, Làm mờ nghĩa sự bất đồng, Nêu lý do, Bày tỏ tình hình bi quan; 3 chiến lợc lịch sự trong lời phản hồi của Sp1 đối với lời hồi đáp tích cực của Sp2 nh Bày tỏ sự biết ơn, Tạo niềm tin, Xin lỗi; 3 chiến lợc lịch sự. .. Sp1: Tháng sau con xin phép dì cho con về bên nhà Sp2: Dì chỉ có một mình, dì làm thế nào mà tìm đợc ngời bây giờ ? (TLTT) 4.4 Chiến lợc lịch sự trong hành vi phản hồi của Sp1 đối với hành vi hồi đáp của Sp2 4.4.1 Chiến lợc phản hồi lịch sự của Sp1 trong cuộc thoại xin phép tích cực 4.4.1.1 Chiến lợc: Bày tỏ sự biết ơn 22 Trong tình huống Sp1 đợc Sp2 tạo điều kiện thực hiện hành vi xin phép, bày tỏ thái... và tạo nên phép lịch sự trong hội thoại xin phép, các đối ngôn Sp1 và Sp2 đã chủ động hình thành nên các chiến lợc giao tiếp Những chiến lợc giao tiếp lịch sự này đã đợc chúng tôi trình bày trong hai chơng 3 và 4 của luận án Trong chơng 3, chúng tôi đi sâu vào khảo sát và phân tích những chiến lợc lịch sự của đối ngôn Sp1(ngời thực hiện hành vi xin phép) , gồm có 6 chiến lợc lớn là: Bày tỏ sự tôn trọng, . hội thoại Việt ngữ có sử dụng HVNN xin phép, luận án làm sáng tỏ đợc đặc điểm cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói chung và đặc điểm của các thành tố trong cấu trúc của đoạn thoại xin phép. hành vi xin phép, hành vi hồi đáp và đoạn thoại xin phép. Chơng 3: Lịch sự trong hành vi xin phép. Chơng 4: Lịch sự trong hành vi hồi đáp. Chơng 1 Cơ sở lý thuyết 1.1. Lý thuyết lịch sự và. cứu lịch sự trong đoạn thoại xin phép 1.1.1. Các lý thuyết về lịch sự a. Lý thuyết của R. Lakoff Khi bàn về lịch sự, Lakoff đã đa ra ba loại quy tắc lịch sự: Thứ nhất, quy tắc lịch sự quy

Ngày đăng: 06/04/2014, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w