LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực[.]
Trang 1cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn khoa học của PGS TS Lê Công Hoa Các nội dung nghiên cứu và kếtquả trong đề tài này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánhgiá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tàiliệu tham khảo
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thíchnguồn gốc
Hà Nội, ngày 29/05/2017
Trang 2Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Lê Công Hoa, người đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh
tế Quốc dân nói chung, các thầy cô trong khoa Quản trị Kinh Doanh nói riêng đãtruyền đạt kiến thức cho tôi về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành,giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điềukiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhkhoá luận tốt nghiệp
Hà Nội, ngày 29/05/2017
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Giới thiệu kết cấu luận văn 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
1.1 Các khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Ngành học 4
1.1.2 Chọn ngành học 4
1.1.3 Quyết định chọn ngành học 5
1.2 Cơ sở lý thuyết 5
1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) 5
1.2.2 Thuyết hành vi có kế hoạch TPB 7
1.2.3 Thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của Geoge Homans 9
1.3 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng quyết định chọn ngành học của sinh viên 10
1.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới 10
Trang 41.4.1 Nhân tố thuộc về bản thân 12
1.4.2 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 14
1.4.3 Mô hình nghiên cứu 17
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 20
2.1 Thực trạng chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân những năm gần đây 20
2.2 Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo 22
2.2.1 Kích thước mẫu 23
2.2.2 Công cụ thu thập thông tin - Bảng câu hỏi 23
2.2.3 Quá trình thu thập thông tin 24
2.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê 25
2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 25
2.3.2 Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Mã hóa dữ liệu 26
3.2 Thống kê mô tả mẫu 28
3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Allpha 30
3.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) – đánh giá sơ bộ thang đo về độ phân biệt của các biến quan sát 37
3.5 Phân tích hồi quy – Kiểm tra mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 46
3.6 Phân tích tương quan – Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến 50
3.7 Đánh giá của sinh viên về từng biến quan sát 51
Trang 54.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 58
4.2 Một số đề xuất của nghiên cứu 58
4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 61
PHỤ LỤC 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6Bảng 2.1: Số lượng sinh viên hệ chính quy của Đại học Kinh tế Quốc Dân 21
Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân 26
Bảng 3.2: Thông tin về ngành học của đối tượng điều tra 28
Bảng 3.3: Thông tin về năm học của đối tượng điều tra 29
Bảng 3.4: Thông tin về giới tính của đối tượng điều tra 29
Bảng 3.5: Kết quả phân tích thang đo với nhân tố Sở thích 30
Bảng 3.6: Kết quả phân tích thang đo với nhân tố Năng lực cá nhân 32
Bảng 3.7: Kết quả phân tích thang đo với nhân tố Định hướng cá nhân có ảnh hưởng 33
Bảng 3.8: Kết quả phân tích thang đo với nhân tố Đặc điểm trường và sự hấp dẫn của ngành học 34
Bảng 3.9: Kết quả phân tích thang đo với nhân tố Trường học (định hướng của trường THPT đã học) 35
Bảng 3.10: Kết quả phân tích thang đo với nhân tố Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm trong tương lai 36
Bảng 3.11: Kết quả phân tích thang đo với nhân tố Quyết định chọn ngành 37
Bảng 3.12: Ma trận xoay 39
Bảng 3.13: Ma trận xoay sau khi loại biến 40
Bảng 3.14: Phân nhóm và đặt tên cho các nhân tố 41
Bảng 3.15: Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Sở thích” 42
Bảng 3.16: Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Năng lực cá nhân” 43
Bảng 3.17: Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Định hướng cá nhân có ảnh hưởng” 43
Bảng 3.18: Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Đặc điểm trường và sự hấp dẫn của ngành học” 44
Trang 7cho tương lai” 45
Bảng 3.21: Phân tích khám phá nhân tố cho biến “Quyết định chọn ngành” 46
Bảng 3.22: Phân tích hồi quy cho biến “Quyết định chọn ngành” 47
Bảng 3.23: Bảng hệ số tương quan 50
Bảng 3.22: Kết quả đánh giá của sinh viên về “Sở thích cá nhân” 51
Bảng 3.23: Kết quả đánh giá của sinh viên về “ Năng lực cá nhân” 52
Bảng 3.24: Kết quả đánh giá của sinh viên về “ định hướng cá nhân có ảnh hưởng” .53
Bảng 3.25: Kết quả đánh giá của sinh viên về “đặc điểm trường và sự hấp dẫn của ngành học” 54
Bảng 3.26: Kết quả đánh giá của sinh viên về “Định hướng của trường THPT đã học” 55
Bảng 3.27: Kết quả đánh giá của sinh viên về “ Nhu cầu xã hội và cơ hôi việc làm cho tương lai” 55
Bảng 3.28: Kết quả đánh giá của sinh viên về “quyết định chọn ngành” 56
Trang 8Hình 1.2: Thuyết hành vi có hoạch định (TPB) 8
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của David W Chapman 9
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương 17
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của David W Chapman 18
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất 19
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 57
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngành học và việc làm tương lai luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của hàngchục nghìn học sinh, sinh viên trước ngưỡng cửa đại học và tốt nghiệp đại học Việcđịnh hướng như thế nào cho học sinh, sinh viên nhận thấy sự quan trọng của sự lựachọn ngành học sẽ ảnh hưởng đến tương lai công việc mình đã chọn, cũng như tạo
ra sự cố gắng và nhiệt huyết trong học tập và công việc đang là một trong nhữngvấn đề tồn tại của xã hội hiện nay Việc chọn sai ngành học có thể dẫn đến tìnhtrạng chán nản trong học tập, bỏ học giữa chừng, ra trường không tìm được việclàm, không có niềm đam mê nghề nghiệp,…
Do vậy, hướng nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” sẽ tập trung giải đáp, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố then chốt để
từ đó hỗ trợ học sinh, gia đình và nhà trường có biện pháp nhằm định hướng tốtnhất cho việc lựa chọn ngành học trong tương lai
Luận văn nghiên cứu và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn có các mụctiêu sau: xây dựng mô hình nghiên cứu để xác định xu thế, tính chất tác động và đolường mức độ tác động của các nhân tố tới quyết định lựa chọn ngành học của sinhviên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Dựa trên những kết quả nghiên cứu và cácnhân tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp định hướng cho học sinh lựa chọn ngành họcphù hợp
Luận văn sử dụng các lý thuyết như Thuyết hành động hợp lý TRA, thuyếthành vi có kế hoạch TPB, thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của Hosman Trong đó,
mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi Mốiquan hệ giữa ý định, hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rấtnhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau Hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ýđịnh là “thái độ cá nhân” và “chuẩn mực chủ quan”
Trang 10Thuyết hành vi có kế hoạch TPB được mở rộng và cả tiến từ lý thuyết hànhđộng hợp lý TRA, có bổ sung thêm nhân tố “kiểm soát hành vi cảm nhận”, giả địnhrằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi đểthực hiện hành vi đó Xu hướng hành vi bao gồm ba nhân tố: thái độ cá nhân, chuẩnchủ quan và bổ sung thêm nhân tố “kiểm soát hành vi cảm nhận” vào mô hình TRA.
Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp từ các giáo trình, sách tham khảo, sáchchuyên khảo trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu trước đây được công bố trêncác tạp chí khoa học, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế để hình thành khung
lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và cácgiả thuyết nghiên cứu Sử dụng phiếu điều tra khảo sát với bảng hỏi chi tiết Nhưngtrước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả thực hiện nghiên cứuđịnh tính sơ bộ và một điều tra định lượng mẫu nhỏ để kiểm tra chuẩn hóa thước đo
và bảng hỏi Bằng cách thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu với những sinh viênthuộc các khoa khác nhau trường Đại học Kinh tế Quốc dân và phỏng vấn với cácchuyên gia
Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá lại thang đo và kiểm định mô hình,giả thuyết bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA và độ tin cậy Cronbach’s alphavới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1 trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luậnvăn Mô hình nghiên cứu của tác giả đưa ra dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Thị LanHương và của Chapman Mô hình đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọnngành của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân bao gồm: Sở thích cá nhân; Năng lực cánhân; Định hướng cá nhân có ảnh hưởng; Trường học (trường THPT đã học); Nhu cầu
xã hội và việc làm trong tương lai; Sự đa dạng và hấp dẫn của ngành học
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi điều tra gồm 300 phiếu đối với sinh viên đạihọc Kinh tế Quốc dân Thiết kế bảng hỏi cho nghiên cứu thông qua phỏng vấn ngắn
Trang 11với sinh viên và các chuyên gia từ đó, sử dụng công cụ google.docs và phát phiếutrực tiếp để thu thập dữ liệu Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá lại thang đo vàkiểm định mô hình, giả thuyết bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA và độ tincậy Cronbach’s alpha với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.
Kết quả nghiên cứu thu được 33 biến ảnh hưởng đến quyết định chọn ngànhcủa sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc Dân, thuộc 6 nhân tố đều ảnh hưởngthuận chiều là: Sở thích cá nhân; Năng lực cá nhân; Định hướng cá nhân có ảnhhưởng; Trường học (trường THPT đã học); Nhu cầu xã hội và việc làm trong tươnglai; Sự đa dạng và hấp dẫn của ngành học
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để loại ranhững biến rác và biến không phù hợp Loại các biến quan sát có hệ số tương quanbiến tổng nhỏ hơn 0.3, và có Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn Cronbach’sAlpha biến tổng, tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớnhơn 0,6
Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng cho từng nhân tố xuấtphát từ mục tiêu là đánh giá sơ bộ thang đo Sử dụng hệ số KMO chỉ số được dùng
để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân
tố là thích hợp Phân tích còn thể hiện % biến thiên của các biến quan sát, nghĩa làxem biến thiên của các biến quan sát là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân
tố giải thích được bao nhiêu %
Phân tích sự tương quan của các nhân tố, không phân biệt biến nào là độclập, biến nào là phụ thuộc Hệ số tương quan càng lớn thì quan hệ càng chặt chẽ
Phân tích hồi quy được thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả giữabiến phụ thuộc Quyết định chọn ngành và các biến độc lập: Sở thích, Năng lực,Định hướng cá nhân có ảnh hưởng, Đặc điểm trường và hấp dẫn của ngành, TrườngTHPT đã học, Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm trong tương lai Với những biến cótác động, mô hình hồi quy còn cho biết hướng tác động dương (+) hay âm (-) Đồng
Trang 12thời mô hình cũng mô tả mức độ tác động của biến độc lập qua đó giúp ta dự đoánđược giá trị của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập.”
Dựa vào kết quả phân tích của đề tài, chúng ta xác định được nhân tố có mức
độ quan trọng cao là Trường THPT đã học, Định hướng cá nhân có ảnh hưởng, đặcđiểm trường và sự hấp dẫn của ngành, Sở thích cá nhân và Nhu cầu xã hội và cơ hộiviệc làm cho tương lai Trong đó, “Định hướng cá nhân có ảnh hưởng” và “TrườngTHPT đã học” ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn ngành
Kiến nghị
Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, nâng cấp website với nhiềuthông tin hơn, thiết kế riêng tập san giới thiệu về các ngành học trường đào tạo, giớithiệu cơ hội học bổng, du học tại trường, điều kiện về ký túc xá, hỗ trợ về chi phíhiện tại hay tỷ lệ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Tạo điều kiện để học sinh cuối cấp THPT được lắng nghe các anh chị đitrước nói về ngành mà họ đã chọn, chuyên viên tư vấn giải thích về các ngành họchay tự tham khảo thông tin khi cần thiết
Duy trì, phát triển thêm những thế mạnh là những đặc điểm vốn có củatrường, không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác với các trường Đại họcnước ngoài, tạo điều kiện giao lưu học hỏi trong và ngoài nước
Mở rộng quan hệ với các công ty trong và ngoài nước để tạo điều kiện chosinh viên ra trường có việc làm
Cần tổ chức thêm các ngày như “Openday” để học sinh THPT đến thămquan, giao lưu, tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực đào tạo của nhà trường
Trang 13Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng đề tài vẫn còn nhiều hạn chế Hạn chế màngười nghiên cứu nhận ra được là đề tài chỉ tập trung vào sinh viên hệ chính quytại trường và số mẫu điều tra còn ít chưa mang tính khái quát, do kích thước mẫucòn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp Do vậy, cácnghiên cứu sau nên mở rộng quy mô khảo sát để kết quả thu được mang tính kháiquát cao hơn
Bài nghiên cứu chỉ xét đến việc đưa ra quyết định chọn ngành học khi chọntrường trước khi thi đại học mà chưa xét đến trường hợp học sinh đủ điểm vàotrường nhưng không đủ điểm vào ngành và phải chọn lại ngành cho phù hợp vớiđiểm thi
Ngoài ra, số lượng sinh viên theo học mỗi ngành bị giới hạn về chỉ tiêu của
Bộ Giáo dục, vì vậy nó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định chọn ngành củahọc sinh với năng lực thi đầu vào xấp xỉ điểm chuẩn ngành mình muốn chọn, bàinghiên cứu chưa xét đến khía cạnh này khi làm bảng hỏi điều tra
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đầu ngành vềkinh tế, là một trong những trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản trị kinh doanh
và quản lý kinh tế lớn nhất Việt Nam Trường hiện có hơn 45.000 sinh viên, trong
đó, bậc đại học đào tạo 45 chuyên ngành, thuộc 8 khối chuyên ngành khác nhaunhư: Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Luật học, Hệthống thông tin kinh tế, Khoa học máy tính và Tiếng Anh Hằng năm, Trường cóhàng ngàn sinh viên tốt nghiệp, đây là nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vựckinh tế trên nhiều vùng miền trong cả nước, nhất là những thành phố lớn, nơi tậptrung nhiều khu kinh tế, tập đoàn, doanh nghiệp, là môi trường lý tưởng để sinhviên tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm và phát triển bản thân
Ngành học và việc làm tương lai luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của hàngchục nghìn học sinh, sinh viên trước ngưỡng cửa đại học và tốt nghiệp đại học Việcđịnh hướng như thế nào cho học sinh, sinh viên nhận thấy sự quan trọng của sự lựachọn ngành học sẽ ảnh hưởng đến tương lai công việc mình đã chọn, cũng như tạo
ra sự cố gắng và nhiệt huyết trong học tập và công việc đang là một trong nhữngvấn đề tồn tại của xã hội hiện nay Việc chọn sai ngành học có thể dẫn đến tìnhtrạng chán nản trong học tập, bỏ học giữa chừng, ra trường không tìm được việclàm, không có niềm đam mê nghề nghiệp,… Câu hỏi đặt ra là học sinh đã chọnngành nghề tương lai cho mình như thế nào? Dựa vào các tiêu chí như: ngành đang
“hot” trên thị trường, kiếm được nhiều tiền hay những người xung quanh địnhhướng, ?
Để trả lời các câu hỏi trên cần một nghiên cứu những nhân tố tác động đếnquyết định chọn ngành học của sinh viên Do vậy, hướng nghiên cứu của đề tài
“Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” sẽ tập trung giải đáp, đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố then chốt để từ đó hỗ trợ học sinh, gia đình và nhà
Trang 15trường có biện pháp nhằm định hướng tốt nhất cho việc lựa chọn ngành học trongtương lai.
2 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ các lý do trên, luận văn nghiên cứu và kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến quyết định ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốcdân Luận văn có các mục tiêu sau:
- Xây dựng mô hình nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Sử dụng mô hình xác định xu thế, tính chất tác động và đo lường mức độtác động của các nhân tố tới quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng, đề xuất giảipháp định hướng cho học sinh lựa chọn ngành học phù hợp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngànhhọc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Thời gian nghiên cứu: Thực hiện trong khoảng thời gian từ 12/2016 –05/2017; gợi ý giải pháp định hướng cho giai đoạn 2017 – 2020;
Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các ngành đàotạo chủ yếu
- Đối tượng điều tra: Sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp từ các giáo trình, sách tham khảo, sáchchuyên khảo trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu trước đây được công bố trêncác tạp chí khoa học, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế để hình thành khung
lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Trang 16Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thực hiện điều tra trong khoảng thời gian từ tháng01/2017 – 03/2017 đối với sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế Quốcdân với khoảng 350 phiếu, thuộc các ngành đào tạo chính: Quản trị kinh doanh; Kếtoán-Kiểm toán; Ngân hàng tài chính,…;
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định môhình và các giả thuyết nghiên cứu Sử dụng phiếu điều tra khảo sát với bảng hỏi chitiết Nhưng trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả thực hiệnnghiên cứu định tính sơ bộ và một điều tra định lượng mẫu nhỏ để kiểm tra chuẩnhóa thước đo và bảng hỏi Bằng cách thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu vớinhững sinh viên thuộc các khoa khác nhau trường Đại học Kinh tế Quốc dân vàphỏng vấn với các chuyên gia
Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá lại thang đo và kiểm định mô hình,giả thuyết bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA và độ tin cậy Cronbach’s alphavới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20
5 Giới thiệu kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, bảnghỏi, luận văn có cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Thiết kế và tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Ngành học
Theo Luật giáo dục Đại học năm 2012 của Việt Nam thì “ngành đào tạo làmột tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt độngnghề nghiệp, khoa học nhất định Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngànhđào tạo”
Nghề nghiệp là một khái niệm dành để chỉ những công việc sẽ gắn với hầuhết phần lớn khoảng thời gian quan trọng trong đời bản thân của mỗi người Việcchọn lựa nghề nghiệp sai hướng sẽ mang đến nhiều bất lợi trong cuộc sống của bảnthân sau này Do đó, việc định hướng nghề nghiệp là một điều tối cần thiết đối vớicác bạn sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường hoặc thậm chí là những học sinhTHPT để họ có lựa chọn đúng đắn về chuyên ngành mình sẽ theo học để ra nghềngay từ đầu Tuy nhiên không phải em học sinh, sinh viên nào cũng có cái nhìnnghiêm túc và lâu dài về điều này
1.1.2 Chọn ngành học
Theo Lê Ngọc Hùng (2009): “lựa chọn là cách thức để cân nhắc, tính toán
để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điềukiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm cácnguồn lực”
Dựa theo khái niệm về“lựa chọn” trên, có thể hiểu: “Lựa chọn” dùng để nhấnmạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức, cáchthức tối ưu nào trong điều kiện khan hiếm của nguồn lực
Trong nghiên cứu này, khái niệm chọn ngành được hiểu là quyết định chọnmột ngành nào đó tại các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo để đăng ký dự thi vàtheo học sau khi tốt nghiệp THPT
Trang 181.1.3 Quyết định chọn ngành học
Trong cuộc sống luôn luôn tồn tại các vấn đề nảy sinh cần giải quyết, conngười thường phải xây dựng và lựa chọn các phương án tối ưu để giải quyết cácvấn đề này Việc này đòi hỏi sự cân nhắc, suy nghĩ, lựa chọn để đi đến quyết địnhđúng đắn
“Ra quyết định là một quá trình nhận ra và xác định bản chất vấn đề, nhận racác biện pháp có thể được sử dụng, chọn và thi hành biện pháp phù hợp nhằm giảiquyết các vấn đề nảy sinh nhằm đạt được một số kết quả mong muốn.”
Quyết định chọn ngành học là một quá trình gồm 5 giai đoạn chính từ nhậnbiết nhu cầu bản thân, tìm kiếm thông tin về trường và ngành học, đánh giá và lựachọn giải pháp, ra quyết định chọn ngành và cuối cùng là đánh giá kết quả chọnngành học
1.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Hành vi tiêu dùng là hành vi người tiêu dùng thể hiện trong quá trình tìm kiếmmua, sử dụng và đánh giá các loại sản phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn sẽ thỏamãn được nhu cầu của mình Với góc nhìn ở khía cạnh marketing thì sinh viên làđối tượng khách hàng tiêu thụ các dịch vụ đặc biệt gọi là các dịch vụ đào tạo, màcác trường đại học là nơi cung cấp dịch vụ đào tạo Hành vi lựa chọn ngành học củasinh viên ảnh hưởng đến các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đạihọc để thu hút sinh viên lựa chọn trường học và ngành học
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được xây dựng
từ năm 1967 và được mở rộng theo thời gian từ đầu những năm 70 bởi Ajzen vàFishbein (1980), TRA được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứutâm lý xã hội Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiệnhành vi Mối quan hệ giữa ý định, hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thựcnghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau Hai nhân tố chínhảnh hưởng đến ý định là “thái độ cá nhân” và “chuẩn mực chủ quan Trong đó, thái
độ của học sinh được đo lường bằng nhận thức, niềm tin và sự đánh giá đối với
Trang 19quyết định chọn ngành học, họ sẽ chú ý đến những nhân tố mang lại các lợi ích cầnthiết và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các nhân tố đó thì
có thể dự đoán được quyết định chọn ngành của học sinh
Ajzen định nghĩa “chuẩn mực chủ quan” là nhận thức của những người ảnhhưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi Mức độtác động của nhân tố chuẩn chủ quan đến xu hướng chọn ngành của học sinh: mức
độ ủng hộ hoặc phản đối đối của những người có ảnh hưởng tới ý định chọn ngành
và động cơ làm theo mong muốn của họ Mức độ ảnh hưởng của những người cóliên quan đến xu hướng chọn ngành và những nhân tố thúc đẩy họ làm theo nhữngngười có liên quan là nhân tố cơ bản để đánh giá chuẩn mực chủ quan Nhữngngười càng thân thiết với người ra quyết định thì ảnh hưởng càng lớn tới quyết địnhchọn ngành học của họ Quyết định chọn ngành của học sinh sẽ bị tác động bởinhững người xung quanh với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau Môhình TRA bị giới hạn trong tình huống mà các cá nhân không thể kiểm soát hoàntoàn hành vi khi thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thíchhành vi của họ
Hình 1.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Niềm tin về lợi
ích của hành vi
Thái độĐánh giá về kết
quả thực hiện
Hành vi
Dự địnhhành viNiềm tin về
những người ảnh
hưởng
Chuẩn chủquanĐộng cơ tuân thủ
Trang 20Trong mô hình thuyết hành động hợp lý TRA thì niềm tin của mỗi cá nhân
về thương hiệu hay lợi ích sản phẩm đem lại sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tớihành vi, và thái độ này không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mà sẽ ảnh hưởng đến
dự định hành vi Do đó thái độ sẽ giải thích được nguyên nhân dẫn đến xu hướngcủa mỗi cá nhân, còn xu hướng là nhân tố tốt nhất để giải thích xu hướng thực hiệnhành vi của họ
Nhược điểm của mô hình: Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự
đoán các hành vi của mỗi cá nhân mà họ không thể kiểm soát được bởi mô hìnhnày đã bỏ qua tầm quan trọng của những ảnh hưởng của môi trường xung quanh các
cá nhân mà trong mà trong thực tế thì đây có thể là một nhân tố quyết định đối vớihành vi mỗi cá nhân
1.2.2 Thuyết hành vi có kế hoạch TPB
Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB), (Ajzen,1991), được mở rộng và cả tiến từ lý thuyết hành động hợp lý TRA, có bổ sungthêm nhân tố “kiểm soát hành vi cảm nhận”, giả định rằng một hành vi có thể đượcgiải thích hoặc dự báo bởi các xu hướng để thực hiện hành vi đó
Xu hướng hành vi gồm có ba nhân tố Thứ nhất, thái độ cá nhân là nhân tốtrung tâm, được hiểu như là đánh giá về hành vi thực hiện, tích cực hay tiêu cực.Nhân tố thứ hai chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của xã hội, đề cập đến sức ép xã hộiđược cảm nhận nên thực hiện hay không nên thực hiện hành vi đó Yếu tố thứ ba,thuyết hành vi có hoạch định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xâydựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố “kiểm soát hành vi cảm nhận” vào mô hìnhTRA Thành phần “kiểm soát hành vi cảm nhận” phản ánh việc thực hiện hành vithực tế dễ dàng hay khó khăn, tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc ít nhiều vào sựsẵn có của các nguồn lực và cơ hội để thực hiện hành vi của mỗi cá nhân Thuyếthành vi có hoạch định TPB cho rằng nhân tố “kiểm soát hành vi cảm nhận” tácđộng trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, khi chuẩn mực chủ càng ủng hộ việcthực hiện hành vi, thái độ đối với hành vi càng tích cực, và nhận thức về kiểm soáthành vi càng ít cản trợ thì ý định thực hiện hành vi càng trở lên mạnh mẽ
Trang 21Hình 1.2: Thuyết hành vi có hoạch định (TPB)
Thuyết hành vi có hoạch định TPB được xem là tối ưu hơn thuyết hànhđộng hợp lý TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của mỗi cá nhân trongcùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu Bởi vì mô hình TPB khắc phụcđược nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm nhân tố “kiểm soáthành vi cảm nhận”
Nhược điểm: Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi cá
mỗi cá nhân Đầu tiên là nhân tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩnmực chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991) Có thể có các nhân tốkhác ảnh hưởng đến hành vi, dựa trên các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sựbiến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng mô hình TPB(Ajzen năm 1991; Werner 2004) Hạn chế tiếp theo là có thể có một khoảng thờigian đáng kể giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá(Werner 2004) Trong một khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thayđổi Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình dự đoán rằng hành động của mỗi cá nhânđều dựa trên các tiêu chí nhất định Tuy nhiên, thực tế con người không hành độngnhư dự đoán bởi những tiêu chí (Werner 2004)
Trang 221.2.3 Mô hình nghiên cứu của David Chapmans
Bằng phương pháp thống kê mô tả, Chapman cho rằng có 2 nhóm nhân tổảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh là: đặc điểm cá nhân vàgia đình; nhân tổ bên ngoài như: đặc điểm cố định của trường đại học, các cá nhân
có ảnh hưởng và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh
Mô hình nghiên cứu của David W Chapman:
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của David W Chapman
1.2.4 Thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của Geoge Homans
Đặc điểm của học sinh và gia đình
Đặc điểm cá nhân Đặc điểm gia đình
Ảnh hưởng bên ngoài
Trang 23Thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của George Homans dựa vào tiền đề chorằng con người luôn luôn hành động có suy nghĩ , chủ đích để lựa chọn và sử dụngcác nguồn lực sẵn có một cách duy lý để đạt được kết quả tối đa với chi phí tốithiểu Điều này có nghĩa là con người luôn đặt lên bàn cân để cân đo giữa lợi nhuận
và chi phí trước khi quyết định một hành động nào đó, nếu chi phí nhỏ hơn hoặcbằng lợi nhuận thì sẽ thực hiện hành động còn nếu chi phí lớn hơn hành động thì sẽkhông thực hiện hành động Ông đưa ra một số định đề cơ bản của hành vi conngười, tuy nhiên để vận dụng vào vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng hai định đề:
Định đề giá trị: Kết quả của hành động càng có giá trị cao với chủ thể baonhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó
Định đề duy lý: Cá nhân sẽ lựa chọn hành động mà giá trị của kết quả hànhđộng đó và khả năng đạt được kết quả là lớn nhất
Có nghĩa là con người sẽ quyết định lựa chọn một hành động nào đấy ngay
cả khi giá trị của nó thấp, nhưng bù lại, nhưng tính khả thi của nó rất cao, đạt được
sự mong đợi của bản thân hay nói cách khác bản thân cá nhân học sinh – sinh viên
sẽ lựa chọn ngành học có cơ hội trúng tuyển cao, phù hợp với năng lực, với sở thích
cá nhân và gia đình, phù hợp với sự tư vấn của thầy cô, cơ hội việc làm và nhu cầu
xã hội trong xu thế hiện tại, Tóm lại, sự lựa chọn ngành học của mỗi cá nhân đượcchính họ lựa chọn một cách hợp lý dựa trên việc đánh giá các điều kiện khách quan,các nhân tố ảnh hưởng về: sở thích, năng lực cá nhân, gia đình, nhà trường, đặcđiểm trường và ngành học lựa chọn, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm sau khi tốtnghiệp từ góc độ nhìn nhận của bản thân
1.3 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng quyết định chọn ngành học của sinh viên
1.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến quyết định lựa chọnngành học của sinh viên và học sinh Có thể kể đến các nghiên cứu:
D.W.Chapman (1981), đã đưa ra mô hình tổng quát về việc lựa chọn trườngđại học của học sinh Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, Chapman cho rằng có 2
Trang 24nhóm nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh là: đặcđiểm cá nhân và gia đình; nhân tổ bên ngoài như: nỗ lực giao tiếp của trường đạihọc với học sinh, đặc điểm cố định của trường đại học và cá nhân có ảnh hưởng.
Bromley H.Kniveton (2004), Influences and motivations on which students
base their choice of career, khảo sát 384 thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi, khẳng định
nhân tố về gia đình và nhà trường là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọnngành nghề của học sinh Bố mẹ, anh chị em và bạn bè có sự tác động và hỗ trợthích hợp nhất định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của các em Thầy cô ở trường cóthể biết được những năng khiếu của học sinh qua đó định hướng họ tham gia cáchoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp,…
Michael Brochert (2002), Career choice factors of high school students, khảo
sát 325 học sinh Trung học Germantown, bang Wiscosin, khẳng định nhân tố cánhân là nhân tổ ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc lựa chọn ngành nghề trong 3nhân tố chính: môi trường, cơ hội nghề nghiệp và đặc điểm cá nhân
1.3.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về đề tài lựa chọn ngành học củasinh viên, có thể kể đến:
Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động
cơ chọn ngành Quản trị Doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng, điều tra nghiên cứu với 450 bảng hỏi dành cho sinh viên hệ chính
quy chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp của trường, cho rằng trong 5 nhân tố: cơhội nghề nghiệp, sự tác động của đối tượng tham chiếu, cơ hội đào tạo liên thông,đặc điểm cá nhân và sự hấp dẫn của kiến thức ngành thì cơ hội nghề nghiệp là nhân
tố quan trọng nhất tác động đến động cơ chọn ngành của sinh viên Nghiên cứucũng cho thấy đối với những sinh viên đạt nguyện vọng 1 thì 2 nhân tố tác động đếnchọn ngành là động cơ chọn ngành và đối tượng tham chiếu, còn khi không đạtnguyện vọng 1 thì họ ưu tiên cho cơ hội nghề nghiệp lên hàng đầu
Lê Thị Thùy Vân, Cao Hào Thi (2012) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến chọn ngành học của học sinh TPHT tỉnh Bình Thuận, sử dụng phần
Trang 25mềm PASW 18, nghiên cứu đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành:đặc điểm cá nhân, cơ hội nghề nghiệp, cơ hội học tập, đối tượng ngoài gia đình, kếthừa nghề nghiệp và thông tin xã hội Trong đó, đăc điểm cá nhân là nhân tố có ảnhhưởng cao nhất đến chọn ngành của học sinh.
Lê Thị Thanh (2013), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành
nghề của sinh viên hệ cao đẳng trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội,
Nghiên cứu thực hiện với 1008 sinh viên của trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp
Hà Nội cho thấy 2 nhóm ảnh hưởng đến chọn ngành nghề của sinh viên là conngười và xã hội Nhóm nhân tố xã hội có ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn ngành củasinh viên, đặc biệt là nhân tố nhà trường
Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học, cho thấy 5 nhân tố: cơ hội
việc làm trong tương lai, bản thân học sinh, đặc điểm cổ định của trường đại học,người tham khảo và thông tin sẵn có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại họcbằng việc phân tích 277 bảng trả lời của học sinh lớp 12 của 5 trường THPT ởQuảng Ngãi năm 2008 – 2009
1.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.4.1 Nhân tố thuộc về bản thân
Theo nghiên cứu D.W Chapmans (1981), thì nhân tố về bản thân cá nhânhọc sinh là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại họccủa học sinh
Mỗi các nhân có những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên trong luận văn này xétđến hai mặt thuộc về cá nhân bao gồm: sở thích cá nhân và năng lực cá nhân
Bản thân sinh viên cũng chính là một nhân tố mang tính quyết định lớn trongcuộc đời của mình Các em luôn tự hiểu được những khả năng, năng lực, nhu cầucủa bản thân Và chính các em cũng là người đưa ra quyết định sau cùng về lựachọn của mình Hai điều quan trọng khi chọn ngành đó là sở thích của bản thân vềngành và năng lực của bản thân Nếu không thích những môn học thuộc chuyên
Trang 26ngành nào đó, liệu bạn có thể "trụ vững" được trong bốn năm? Có niềm đam mê vàđộng lực học hành cũng sẽ quyết định phần nào sự thành công của việc học.
Quyết định lựa chọn cuối cùng thuộc về bản thân cá nhân sinh viên do vậy,
sự hiểu biết của bản thân sinh viên đóng vai trò không thể thiếu được
Sự hiểu biết ở đây không chỉ bao gồm sự hiểu biết về năng lực, khả năng, sởthích, đam mê của bản thân mà còn cần có sự tìm hiểu về những ngành nghề, côngviệc mình có khả năng đảm nhận
Không ai hiểu rõ bản thân hơn chính mình, vì vậy trước khi quyết định chọnhướng đi cho mình, cần phải biết được mình có những gì, những nhân tố này có phùhợp với nghề mà mình lựa chọn hay không Những nhân tố căn bản cần phải nắmđược đó là các nhân tố về sức khỏe, năng lực, tố chất, năng khiếu,… Với một người
có sức khỏe tốt, học lực luôn ở hạng đầu với chỉ số IQ trên 110 và đặc biệt có tốchất với nghề bác sĩ vậy thì không có lí do gì để không quyết định trở thành một bác
sĩ trong tương lai
Bên cạnh đó, để đưa ra được quyết định hợp lý còn phải dựa trên nhữngthông tin về ngành nghề, công việc mà bạn lựa chọn Không nên chỉ dựa theo nhucầu ngành “hot” thời điểm này mà nên có sự phân tích hướng phát triển của ngành
đó khi mình ra trường Vào thời điểm năm 2007, 2008 thì ngành Tài chính ngânhàng, chứng khoán rất được ưa chuộng, số hồ sơ thi vào rất đông nhưng hiện nay,thị trường công việc cho ngành này đã “hạ nhiệt”, nhiều sinh viên đã phải rất cốgắng để có được tấm bằng của ngành này ra trường không tìm được việc làm
Vì vậy, trước khi lựa chọn ngành nghề nào cũng cần phải có sự tìm hiểu kỹlưỡng, hiểu rõ về bản thân cũng như ngành học đó để có quyết định chính xác vàphù hợp nhất
Như vậy, tất cả các hành động, tất cả sự lựa chọn trong cuộc sống của mỗi cánhâncó thể chịu sự chi phối của nhiểu nhân tố khác nhưng quan trọng hơn cả là do
sự quyết định của cá nhân Điều này được khẳng định qua kết quả trong mô hìnhnghiên cứu của Chapman và nghiên cứu của Lê Thị Thùy Vân và Cao Hào Thi: đặcđiểm cá nhân ảnh hưởng đến việc chọn trường, ngành học
Trang 27Mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên trong luận văn này xétđến hai mặt của đặc điểm cá nhân bao gồm: sở thích cá nhân và năng lực cá nhân
Trang 281.4.2 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
1.4.2.1 Định hướng cá nhân có ảnh hưởng
Gia đình là nơi mỗi cá nhân gắn bó trong suốt cuộc đời, do đó cha mẹ sẽ cóảnh hưởng lớn đến phát triển nhân cách cũng như mọi quyết định trong cuộc sốngcủa con cái Theo Chapman, sự lựa chọn trường học của học sinh có thể ảnh hưởngbởi sự khuyên nhủ, tác động của gia đình
Gia đình là nhân tố rất quan trọng đối với các em học sinh, ảnh hưởng đến sựphát triển về mọi mặt bao gồm các vấn đề về định hướng, lựa chọn ngành học vànghề nghiệp sau này Trong mỗi gia đình, cha mẹ luôn luôn là người gần gũi vàhiểu rõ con cái nhất, vì vậy, họ có thể biết được sở thích và khả năng của con mìnhnhư thế nào Họ đã có nhiều kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, có nhiều hiểubiết về xã hội, nghề nghiệp hơn Vì vậy, con cái thường bị ảnh hưởng rất lớn từ cha
mẹ trong việc ra quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp cho bản thân Hơnnữa trong xã hội hiện nay, khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp của các con thườngphụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính và mối quan hệ của mỗi gia đình Điều nàycàng khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong các quyết định của các em
Tuy nhiên sự can thiệp của cha mẹ với quyết định chọn ngành của các sẽ cótác động cả về tích cực và tiêu cực Với những cha mẹ biết rõ năng lực, sở thích củacon, hiểu rõ các ngành nghề trong xã hội,… thì sẽ định hướng phù hợp cho con.Một số trường hợp khác cha mẹ có suy nghĩ phải có trách nhiệm với con cái từ chọnngành đến chọn nghề đến công việc sau này nên đã chọn nghề cho con theo ý củamình, điều này khiến cho con không hứng thú với ngành học và nghề nghiệp tươnglai, hình thành tính thụ động của các em, ỷ lại vào cha mẹ Việc này dẫn đến hiệntượng chán hoặc bỏ nghề của các em sau này
Bạn bè là những người đồng trang lứa, dễ gần gũi và chia sẻ, tâm sự, giãi bàynguyện vọng Trong các mối quan hệ bạn bè, các em có thể tự khẳng định đượcnăng lực của bản thân, được bạn bè giúp đỡ Nhiều khi bạn bè là nơi các em nhậnthấy dễ dàng để trút bầu tâm sự hơn là gia đình và thầy cô vì họ là những ngườiđồng trang lứa nên cả thấy dễ nói chuyện hơn
Trang 29“Theo D.W.Chapman, trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị tácđộng mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của chính họ.
Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thểnào đó là như thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nêntham dự thi (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thicũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.” Trích Trần Văn Quý vàCao Hào Thi
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gia đình được xemxét ở những khía cạnh sau: sự định hướng gợi ý của cha mẹ, hoặc áp đặt gành học
ép buộc con cái phải học Con cái vì muốn làm hài lòng cha mẹ phải lựa chọn ngànhhọc cho cha mẹ đã gợi ý hoặc áp đặt sẵn Ngoài ra, sự ảnh hưởng của truyền thốnggia đình, mối quan hệ của gia đình cũng được đề cập đến trong nhân tố gia đình.1.4.2.2 Nhà trường (Định hướng của trường THPT đã học)
Nhà trường là môi trường thuận lợi để học sinh có thể giao lưu gặp gỡ với bạn bèđồng trang lứa ở địa phương, ở cộng đồng Bên cạnh đó nhà trường cũng là môi trườnggiáo dục rộng lớn và phong phú Ngoài ra, trường THPT là nơi thường xuyên diễn ra cáchoạt động tư vấn hướng nghiệp cho hoặc sinh, như vậy ngoài sự tác động của thầy cô,học sinh có thể chịu tác động của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp và chính các hoạtđộng hướng nghiệp Do đó, nhân tổ nhà trường được thành lập với các nhân tố: Thầy cô,chuyên gia tư vấn hướng nghiệp và các hoạt động tư vấn hướng nghiệp
Trong nhà trường, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạtđộng học tập của học sinh Thông qua họat động này học sinh nắm được những thôngtin cụ thể về các trường đại học, ngành học và tự đối chiếu với khả năng và sở thích củabản thân để đưa ra lựa chọn Như vậy, việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp tạitrường THPT sẽ giúp cho các em học sinh lựa chọn đúng trường, ngành học một cáchphù hợp về nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi học sinh Từ đó hỗ trợ điều tiết hợp
lý nguồn lực cho xã hội trong tương lai đối với mỗi ngành nghề Hoạt động hướngnghiệp tại trường THPT là không thể thiếu và có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn
Trang 30Giáo viên là những người dìu dắt, dạy dỗ các em trong những năm tháng ởphổ thông, đem đến có các em nền tảng kiến thức để lựa chọn nghề cho tương lai.Trong quá trình học những năm cuối cấp họ cũng thường động viên và hiểu đượcnăng lực, khản năng của học sinh mình để đưa ra những lời khuyên và định hướng
về trường, khối ngành mà các sẽ học tập ở đại học
Đội ngũ chuyên gia tư vấn là nhân tố có tác động một phần đến việc lựa chọnngành học của các em Đội ngữ này cung cấp thông tin cho các em về ngành học,yêu cầu của từng ngành và đưa ra cho các em những lời khuyên, động viên hữu ích,giúp các em yên tâm đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng
1.4.2.3 Đặc điểm trường và sự hấp dẫn của ngành học
Nghiên cứu của Chap man đã cho rằng đặc điểm của trường đại học có ảnhhưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh
Nhân tố đặc điểm và ngành học đã lựa chọn được xem xét qua: điểm chuẩnđầu vào của trường và ngành học, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và khốithi Bên cạnh đó đặc điểm về học phí, bậc đào tạo sau đại học, học bổng và sự hợptác của trường với các trường nước ngoài, điều kiện về ký túc xá cũng được xem xéttrong nhân tố này Ngoài ra, cơ hội trúng tuyển: điểm đầu vào và điểm chuẩn củangành, trường cũng là những nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
Ngôi trường có nhiều ngành học sẽ đáp ứng những sở thích khác nhau củacác em học sinh Mỗi người có sở trường và năng lực khác nhau sẽ có cách lựa chọnngành học khác nhau như: ngành học phù hợp với năng lực hay những ngành đangthu hút nhiều lao đọng, ngành sẽ tìm được việc làm dễ dàng sau khi tốt nghiệp,…
Nhân tố về học bổng, vị trí địa lý (gần nhà, gần khu công nghiệp), uy tín vàmức độ nổi tiếng của nhà trường, mức độ hấp dẫn của ngành học và điểm chuẩn củatrường, điểm đầu vào của ngành sẽ là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường, ngành của học sinh
1.4.2.4 Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm trong tương lai
Theo Homans, con người lựa chọn hành động mà giá trị mang lại hành động
là cao nhất Như vậy, xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, giá trị mang lại chính
Trang 31là việc làm sau khi tốt nghiệp, cơ hội có được việc làm là cao hay thấp, công việc cóthu nhập như thế nào, có phù hợp với nguyện vọng hay không Trong nhiều kết quảnghiên cứu đc đề cập ở trên, cho thấy nhân tố cơ hội việc làm trong tương lai có ảnhhưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn trường và ngành học Tuy nhiên, có thểthấy rằng nếu nhu cầu xã hội về một nhóm ngành nghề cao thì cơ hội có việc làmsau khi tốt nghiệp càng cao
Nhu cầu thị trường chính là nhân tố bên ngoài xã hội về nguồn cầu củacông việc mà các học sinh hướng tới là nhu cầu về nguồn lực lao động từ phía cácdoanh nghiệp và các công ty Những năm gần đây do tình hình kinh tế khó khănkhiến cho cầu về lao động biến đổi và phụ thuộc vào từng thời điểm kinh tế Cónhững thời điểm kinh tế phát triển, các doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinhdoanh, cầu về nhân lực tăng Tuy nhiên cũng có thời điểm kinh tế khó khăn, cầu vềlao động giảm nhưng cung về lao động không đổi do hàng năm các trường đại học
và cao đăng luôn có một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp Vì vậy dẫn đến tình trạnglao động thất nghiệp nhiều hoặc là phải làm việc trái ngành
1.4.3 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu của David W Chapman và mô hình củaNguyễn Thị Lan Hương về nhân tố ảnh hưởng đến chọn ngành, chọn trường củahọc sinh, sinh viên:
Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương:
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương
Đặc điểm cá nhân
Đào tạo liên thông
Kiến thức ngành
Đối tượng tham chiếu
Cơ hội nghề nghiệp
Động cơ chọn ngành
Trang 32Mô hình nghiên cứu của David W Chapman:
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của David W Chapman
Xuất phát từ những tổng quan về lý thuyết và công trình nghiên cứu kể trên,kết hợp phỏng vấn sâu một số sinh viên thuộc các khoa khác nhau trường Đại họcKinh tế Quốc dân, mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài:
Đặc điểm của học sinh và gia đình
Đặc điểm cá nhân Đặc điểm gia đình
Ảnh hưởng bên ngoài
Trang 33Sở thích cá nhân
Năng lực cá nhân
Yếu tố thuộc về bản thân
Yếu tố môi trường bên ngoài
Nhà trường (định hướng của
trường THPT đã học)
Sự đa dạng và hấp dẫn của
ngành học
Nhu cầu xã hội và cơ hội
việc làm trong tương lai
Định hướng cá nhân có ảnh
hưởng
QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC
Biến kiểm soát: giới tính, năm học, ngành
học
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thiết cần kiểm định:
Giả thiết H1: Sở thích cá nhân ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn ngành.Giả thiết H2: Năng lực cá nhân ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn ngành.Giả thiết H3: Định hướng của cá nhân có ảnh hưởng thuận chiều đến quyếtđịnh chọn ngành
Giả thiết H4: Đặc điểm trường và sự hấp dẫn của ngành học ảnh hưởngthuận chiều đến quyết định chọn ngành
Giả thiết H5: Định hướng của trường THPT đã học ảnh hưởng thuận chiềuđến quyết định chọn ngành
Giả thiết H6: Nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm trong tương lai ảnh hưởngthuận chiều đến quyết định chọn ngành
Trang 34CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân những năm gần đây
Theo website của trường (neu.edu.vn) “Đại học Kinh tế Quốc Dân là mộttrong những trường đại học đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trịkinh doanh lớn nhất ở Việt Nam Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cửnhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡngchuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lýcác doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc
Là một trong những trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu vềkinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của ViệtNam, trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sảnphẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cóchất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế vềlĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới”
Hiện nay, Đại học Kinh tế Quốc Dân đang đào tạo 22 ngành với các trình độkhác nhau như: Đại học, Cao học, Tiến sĩ Hiện nay (2016), Trường có 940 giảngviên cơ hữu, trong đó có: 16 giáo sư, 132 phó giáo sư, 290 tiến sỹ, 457 thạc sỹ và 45
cử nhân Nhà trường chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giảngviên chất lượng giúp sinh viên trang bị kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, thái
độ đạt được, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ theo các ngành đào tạo
Không chỉ quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường còn rất coitrọng tới việc giúp sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi ra trường Ngoài các kiếnthức chuyên môn, kiến thức về tin học và ngoại ngữ, sinh viên hệ đại học chính quycòn được tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng mềm và địnhhướng nghề nghiệp, được rèn luyện các kỹ năng sống và làm việc nhóm Đồng thời,
Trang 35nhà trường còn khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổchức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao; hoạt động của các câu lạc bộ.
Bảng 2.1: Số lượng sinh viên hệ chính quy của Đại học Kinh tế Quốc Dân
năm 2012 - 2016 Ngành học K54
(2012-2016)
K55 (2013-2017)
K56 (2014-2018)
K57 (2015-2019)
K58 (2016-2020)
Nguồn: Danh mục ba công khai – Trường ĐH KTQD
Từ bảng trên ta có thể thấy số lượng sinh viên các khóa tăng dần theo cácnăm từ 2012 – 2016, tuy nhiên tăng không đồng đều và giảm từ 2015 – 2016.Ngành Kinh tế luôn là ngành có tỷ lệ sinh viên cao nhất trong tất cả các ngành doKinh tế là ngành có nhiều các chuyên ngành nhất Ngành Tài chính - Ngân hàngđang trong giai đoạn bão hòa, không còn tuyển dụng ồ ạt như thời gian vừa qua, tỷ
lệ thất nghiệp cao, đây chính là lý do khiến cho số lượng sinh viên theo học ngànhnày giảm dần trong giai đoạn này Kế toán – kiểm toán vẫn đang là những ngànhnghề hot nhất hiện nay, cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường là rất lớn vì vậy màlượng sinh viên theo học ngành kế toán tăng qua các năm
Trang 36Đứng thứ hai là số lượng sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, đây là ngànhsau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cơ hộiviệc làm ở các tổ chức phi lợi nhuận cho đến các tổ chức hành chính và lĩnh vựccông việc liên quan đến quản trị kinh doanh Các lĩnh vực đang có nhu cầu lao độngngày càng tăng như: marketing, quảng cáo, PR, sale, nhân sự, quản trị hành chánhvăn phòng, Sự đa dạng và sự phong phú về công việc trong lĩnh vực quản trị kinhdoanh là sự hấp dẫn đối với nhiều học sinh trong chọn ngành học quản trị kinhdoanh để đảm bảo tương lai nghề nghiệp với nhiều sự lựa chọn và cơ hội thăngtiếng Số lượng sinh viên đăng kí học ngành Quản trị kinh doanh giảm đột ngột là
do Marketing và Nhân lực được tách ra khỏi ngành Quản trị kinh doanh thành mộtngành học mới
2.2 Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo
Thang đo Likert năm mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này cho cácbiến quan sát, tất cả biến độc lập và biến phụ thuộc
Công việc tiếp theo là xác định mẫu cho nghiên cứu này Quy mô mẫu là khoảng
300, sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện như đã trình bày ở
phần Chọn mẫu
Bước tiếp theo là lựa chọn công cụ để thu thập thông tin cần nghiên cứu Nộidung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày ở phần Công cụ thu thập thôngtin – Bảng câu hỏi của chương này
Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thuthập, bảng câu hỏi đã được gửi đi để thu thập thông tin Thông tin thu thập được sẽđược xử lý cho ra kết quả dưới dạng các số liệu thống kê Thống kê suy diễn sẽđược sử dụng để thể hiện kết quả nghiên cứu
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn thang đo, chọn mẫu, chọncông cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê
Đề tài này nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học,
do đó, thang đo Likert là dạng phù hợp nhất Với câu trả lời của người tham giakhảo sát dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được nhân tố ảnh hưởng đến chọn
Trang 37ngành ở từng khía cạnh, từng nhân tố ảnh hưởng và ở mức độ nhiều hay ít (đối vớiLikert năm mức độ từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”) Đồng thời, do thang
đo Likert là thang đo khoảng nên có thể sử dụng số liệu thu thập được xử lý, phântích định lượng để xác định các mối quan hệ tuyến tính, quan hệ tương quan giữacác biến độc lập nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
2.2.1 Kích thước mẫu
Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc kết quả muốn thu được và mối quan hệ
ta muốn thiết lập là gì từ những dữ liệu thu thập được Vấn đề nghiên cứu càngphức tạp và đa dạng thì càng cần mẫu nghiên cứu lớn Một nguyên tắc khác nữa làmẫu nghiên cứu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì theo Hair (2006), cỡ mẫu đượcxác định bằng: mức tối thiểu và số lượng biến đưa vào phân tích Mức tối thiểu là
50 và cỡ mẫu tối thiểu cần gấp năm lần tổng số biến quan sát trong các thang đo.Nghiên cứu này gồm 39 biến quan sát dùng để phân tích nhân tố, do vậy, cỡ mẫu tốithiểu cần đạt là: 39*5=195 quan sát, kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 300
2.2.2 Công cụ thu thập thông tin - Bảng câu hỏi
Sử dụng 2 phương pháp thu thập thông tin là phát bảng hỏi trực tiếp và sửdụng ứng dụng Google.docs Việc phát bảng hỏi trực tiếp có ưu điểm là nhanhchóng, số lượng phiếu điều tra thu thập được nhiều, tuy nhiên phương pháp nàycũng có nhược điểm là tốn kém chi phí và lượng phiếu không đạt yêu cầu cao
Việc sử dụng bảng câu hỏi google.docs để thu thập thông tin nghiên cứu cónhững ưu điểm sau:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí
- Người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau vìvậy tính ẩn danh cao
Các bước trong thiết kế bảng hỏi điều tra:
- Bước 1: Sử dụng các nghiên cứu liên quan trước đây và cơ sở lý thuyết đểtạo nên bảng câu hỏi ban đầu
Trang 38- Bước 2: Thực hiện phỏng vấn sâu với 10 sinh viên để có những điềuchỉnh, bổ sung phù hợp về các thang đo cho bảng câu hỏi ban đầu Chỉnh sửa lạibảng câu hỏi.
- Bước 3: Bảng câu hỏi được bổ sung hoàn chỉnh và được phát khảo sát thửtrước khi được gửi đi khảo sát chính thức
2.2.3 Quá trình thu thập thông tin
Phát bảng hỏi trực tiếp với sinh viên hệ chính quy trường Đại học Kinh tếQuốc Dân Tác giả phát trực tiếp tại lớp học để đảm bảo đúng đối tượng điều tra làsinh viên của trường Tuy nhiên, việc điền khảo sát phụ thuộc vào các tham giakhảo sát nên thu về được nhiều phiếu không điền đủ thông tin hoặc điền đối phó,những phiếu này bị loại bỏ khi xử lý số liệu trước khi đưa vào phần mềm SPSS
Ứng dụng google.docs đã được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi trên mạng.Bảng câu hỏi này đã được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua bạn bè đến đối tượngkhảo sát Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này,trong thư điện tử gửi đi và trên bảng câu hỏi nghiên cứ đều có nhấn mạnh đến cácđặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp Trên bảngcâu hỏi đã cam kết bảo mật thông tin cho người tham gia khảo sát, cùng với cam kếtchỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đảo bảo tính bảomật cho họ Ngoài ra, thông tin về họ tên của người trả lời là tùy chọn, có thể cungcấp hoặc không
Người tham gia khảo sát sau khi hoàn tất phần trả lời bảng câu hỏi trênForms – Google Docs chỉ cần nhấn nút “Gửi” là thông tin trả lời sẽ được lưu trữtrên mạng Sau khi đủ số người trả lời, bảng câu hỏi được đóng lại và việc thuthập thông tin kết thúc Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập được thông quabảng hỏi Google Docs được làm sạch để sử dụng phần mềm thống kê SPSSphân tích số liệu
Trang 392.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê
Để thực hiện việc phân tích và thống kê các dữ liệu điều tra thu thập được,tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo và thựchiện các thống kê suy diễn
2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Hai công cụ xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám pháEFA sẽ giúp chúng ta kiểm định sự tin cậy của thang đo Hệ số Cronbach’s alpha sẽkiểm tra độ tin cậy của các biến đo lường từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhchọn ngành Loại bỏ khỏi thang đo những biến không đảm bảo độ tin cậy và sẽkhông xuất hiện ở khi phân tích nhân tố EFA Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi
“liệu các biến (chỉ số) dùng để đánh giá quyết định chọn ngành có độ kết dính caokhông và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không.”
2.3.2 Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường để phân tích hồiquy tuyến tính đa biến, trong đó biến phụ thuộc là Quyết định chọn ngành nóichung, biến độc lập dự kiến sẽ là ảnh hưởng của Sở thích cá nhân, năng lực cá nhân,định hướng cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm trường và sự hấp dẫn của ngành, địnhhướng của trường THPT đã học, nhu cầu xã hội và cơ hội việc làm trong tương lai
Để xác định độ phù hợp của mô hình, sử dụng hệ số xác định R2 điều chỉnh và kiểmđịnh F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể
Trang 40CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mã hóa dữ liệu
Để thực hiện nghiên cứu định lượng, thang đo được mã hóa như sau:
Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh
viên đại học Kinh tế Quốc dân