Nghiên cứu trật tự từ câu đơn tiếng Anh trên bình diện kết học, nghĩa học, dụng học (có so sánh đối chiếu với tiếng Việt)

24 2.3K 8
Nghiên cứu trật tự từ câu đơn tiếng Anh trên bình diện kết học, nghĩa học, dụng học (có so sánh đối chiếu với tiếng Việt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu trật tự từ câu đơn tiếng Anh trên bình diện kết học, nghĩa học, dụng học (có so sánh đối chiếu với tiếng Việt)

1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Cho tới nay đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về trật tự từ trong tiếng Anhtiếng Việt. Các công trình này đã đa ra đợc những nét phổ quát về trật tự từ, một số chức năng cơ bản của trật tự từ nói chung và trật tự từ trong câu nói riêng. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều công trình đi sâu so sánh trật tự từ trong câu giữa tiếng Anhtiếng Việt. Tuy nhiên, nhìn chung, các công trình này chủ yếu chỉ dừng lại ở sự so sánh về trật tự từ trong cấu trúc cú pháp và ít nhiều trong cấu trúc ngữ nghĩa; cha có công trình nào đi sâu so sánh trật tự từ trong câu đơn trần thuật giữa tiếng Anhtiếng Việt ở bình diện ngữ dụng. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy tiếng Anh nhiều năm, chúng tôi nhận thấy rằng đa số học sinh Việt Nam rất lúng túng khi học hay sử dụng những câu tiếng Anhtrật tự từ không giống với các câu tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án do đó, sẽ góp phần vào việc nghiên cứu so sánh trật tự từ tiếng Anhtiếng Việt trên cả ba bình diện kết học, nghĩa họcdụng học, đồng thời sẽ giúp ích cho ngời học cũng nh ngời sử dụng tiếng Anhtiếng Việt. 2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Luận án khảo sát trật tự từ trong 3 loại câu trần thuật SVO, SVC và SVA của tiếng Anh, trong đó S là chủ ngữ, V là động từ, O là tân ngữ trực tiếp, C là bổ ngữ cho chủ ngữ và A là trạng ngữ , và sau đó so sánh với tiếng Việt. Cụ thể là luận án tập trung miêu tả các kiểu trật tự từ cơ bản và các trờng hợp thay đổi trật tự từ trong các loại câu trên, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi trật tự từ này. Việc đối chiếu sẽ đợc tiến hành trên cả ba bình diện kết học, nghĩa họcdụng học. 3. Mục tiêu của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu trật tự từ trong câu tiếng Anhtiếng Việt, trên bình diện kết học, nghĩa họcdụng học. - Mô tả các biến đổi trật tự từ trong ba cấu trúc SVO, SVC và SVA trong tiếng Anh và sau đó đối chiếu với tiếng Việt, xét trên bình diện kết họcnghĩa học. - Bớc đầu tìm các nguyên nhân dẫn đến các biến đổi trật tự từ này, xét trên ba bình diện kết học, nghĩa họcdụng học. - Bớc đầu giải thích hiện tợng khi dịch các câu có biến thể về trật tự từ trong tiếng Anh sang tiếng Việt thờng hoặc là: 1) tiếng Anh đảo tiếng Việt đảo hoặc là: 2) tiếng Anh đảo tiếng Việt không đảo. 4. Phơng pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng những phơng pháp nghiên cứu sau: phơng pháp thống kê; phơng pháp miêu tả; phơng pháp phân tích đối chiếu. Ngoài 2 ra, trong quá trình phân tích chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp đặc thù của cú pháp học nh cải biến, phân tích ngữ nghĩa, phân tích ngữ cảnh. 5. Cái mới của luận án a) Về mặt lý thuyết: - Làm rõ quan niệm nghiên cứu trật tự từ đồng thời trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa họcdụng học. - Nêu ra đợc những biến thể trật tự từ của ba loại câu trần thuật SVO, SVC và SVA trong hai ngôn ngữ Anh - Việt. - Làm rõ các nguyên nhân kết học, nghĩa họcdụng học dẫn đến sự thay đổi trật tự từ của câu đơn trần thuật trong hai ngôn ngữ; đặc biệt là bàn sâu về những nguyên nhân từ bình diện dụng học. - Chỉ ra đợc lý do tại sao các câu có sự thay đổi trật tự từ trong tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt hoặc là: i) các câu tiếng Việt đợc dịch với trật tự đảo; hoặc là: ii) các câu tiếng Việt đợc dịch với trật tự thuận. b) Về mặt ứng dụng: Chỉ ra đợc những nét tơng đồng và dị biệt về trật tự từ trong câu đơn trần thuật giữa hai ngôn ngữ, từ đó xác định những ảnh hởng tích cực và tiêu cực của chúng đối với thực tiễn học tập và sử dụng tiếng Anh của ngời Việt. 6. Nguồn t liệu nghiên cứu T liệu của luận án đợc rút ra từ các câu trích dẫn trong các tác phẩm văn học nổi tiếng ở các nớc bản xứ nh Anh, Mỹ, úc (có đối chiếu với bản dịch của các dịch giả Việt Nam) và các tác phẩm văn học của ngời Việt. Khi cần thiết, chúng tôi sử dụng cả nguồn t liệu là các từ điển, sách giáo khoa, tạp chí 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và t liệu trích dẫn, luận án bao gồm 4 chơng với 174 trang chính văn. Nội dung chính của luận án Chơng 1: cơ sở lý luận về nghiên cứu trật tự từ tiếng Anh v tiếng Việt 1.1. Khái niệm trật tự từ Khái niệm trật tự từ đợc hiểu theo nhiều cách khác nhau: là trật tự của các yếu tố cấu tạo từ trong các từ ghép; là trật tự kết hợp giữa các từ trong cụm từ; là trật tự trớc sau của các thành phần trong câu; và là thứ tự sắp xếp của các vế trong một câu ghép. 3 1.2. Khái niệm về câu và phát ngôn Trên cái nền của sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói, cần thiết phải phân biệt các khái niệm: câu và phát ngôn; trật tự của câu và chuỗi các từ của phát ngôn. 1.3. Sự phân loại câu đơn tiếng Anh Hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau về câu đơn trong tiếng Anh. Luận án phân tích câu theo quan điểm của R. Quirk và S. Greenbaum [1976], theo đó câu đơncâu gồm chỉ có một cú. Trong tiếng Anh có bảy loại cấu trúc cú cơ bản, với trật tự từ nh sau: SVA, SVC, SVO, SVOA, SVOC, SVOO và SV. 1.4. Sự phân loại câu đơn tiếng Việt Sau khi tìm hiểu quan niệm của các nhà Việt ngữ học về câu đơn tiếng Việt và cách phân loại câu của các tác giả, chúng tôi thấy ba loại câu trần thuật SVO, SVC và SVA tiếng Anh có sự tơng ứng nh sau với các loại câu tiếng Việt: a. Loại câu SVO tiếng Anh tơng đơng với các loại câu tiếng Việt sau đây: câu hai thành phần có vị ngữ động từ, cụ thể là câu biểu thị đối tợng của hành động đi với động từ ngoại động; câu chứa vị tố động từ tính; câu có nòng cốt song phần đơn giản. Thí dụ: - Nó hiểu những cơ hội ít ỏi của mình. b. Loại câu SVC tiếng Anh tơng đơng với các loại câu tiếng Việt sau đây: câu hai thành phần có vị ngữ danh từ hay tổ hợp danh từ (có hệ từ hay không có hệ từ); câu hai thành phần có vị ngữ tính từ (có hệ từ hay không có hệ từ); câu tả có nghĩa về trạng thái biến hoá, về tính chất của sự vật; câu luận dùng để định nghĩa, giới thuyết, giới thiệu; biểu thị quá trình suy luận. Thí dụ: - Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. - Thân tôi lại thành cái giải thởng, nghĩ cực quá. c. Loại câu SVA tiếng Anh tơng đơng với các loại câu tiếng Việt sau đây: câu chỉ quan hệ có vị tố là những từ chỉ quan hệ dùng không độc lập (có hệ từ hay không có hệ từ); câu không có chủ ngữ: câu tồn tại định vị; câu nòng cốt đơn, song phần đơn. Thí dụ: - Điều ấy một phần (là) do ma xuân. Mâm cỗ đặt trên một bộ phản mới đánh vec ni. Hai bên đã có hai ông khách. 1.5. Khái niệm trật tự từ trong câu Khi nghiên cứu trật tự từ trong câu đơn, chúng ta cần phải xem xét một số đặc điểm chính của câu, trong đó có hai đặc điểm sau đây: tính hình tuyến và tính tầng bậc. Theo R. A.Jacobs [1995], các câu đợc sản sinh ra và đợc tiếp nhận trong một chuỗi hình tuyến. Không ai có thể phát ngôn cùng một lúc tất cả các từ trong một câu, các từ đợc nói (hay viết) và đợc nghe (hay đọc) trong một chuỗi thời gian từ trớc cho đến sau, một chuỗi đợc đa ra 4 trong hệ thống chữ viết tiếng Anh là một quá trình viết từ trái sang phải. Các câu còn đợc cấu tạo có tính tầng bậc. Câu không chỉ đơn giản là những chuỗi từ, mà các từ hợp thành những nhóm từ. Nhóm từ này lại có thể nằm trong những nhóm lớn hơn nữa.Trong câu những thành phần nhỏ hơn là thành viên của những phần lớn hơn, những phần này đến lợt chúng lại là bộ phận của những thành phần lớn hơn nữa. Mọi việc đều dễ giải quyết hơn nếu chúng đợc đặt trong một cái khung lớn hơn. 1.6. Nghiên cứu trật tự từ trên bình diện kết học Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu trật tự từbình diện này và đã đạt đợc nhiều kết quả. Chẳng hạn nh: trật tự từ là một bộ phận của cú pháp; trật tự từ của các thành phần trong cú là một trong những thông số loại hình trật tự từ quan trọng nhất; tất cả các ngôn ngữ đều có một trật tự từ trội (dominant), phổ biến nhất; trong các câu trần thuật có chủ ngữ và tân ngữ là danh từ, thì trật tự phổ biến là trật tự mà ở đó chủ ngữ đứng trớc tân ngữ; nếu một ngôn ngữ có trật tự từ tự do, nó sẽ có sự phù hợp về ngôi, trái lại, nếu một ngôn ngữ không có sự phù hợp về ngôi, nó sẽ không có trật tự từ tự do; về mặt lô gích có thể có sáu loại trật tự từ: SOV, SVO, VSO, VOS, OVS, OSV 1.7. Nghiên cứu trật tự từ trên bình diện nghĩa họcbình diện nghĩa học, các tác giả đã chỉ ra đợc những vai trò của trật tự từ nh sau: trật tự từ là một trong các phơng tiện biểu hiện các quan hệ cách; trật tự từ xác định vị trí các loại chủ ngữ ngữ pháp, chủ ngữ lô-gích và đề ngữ (chủ ngữ tâm lý) trong cú; sự lựa chọn kẻ hành động, kẻ bị tác động, công cụ hay bất kỳ một tham tố nào có thể ở vị trí chủ ngữ hay không, điều đó không phải là một sự lựa chọn tự do; chức năng khu biệt nghĩa của trật tự từ thờng đi kèm với chức năng cú pháp của nó; trật tự từ có chức năng khu biệt nghĩa độc lập 1.8. Nghiên cứu trật tự từ trên bình diện dụng học Khi nghiên cứu trật tự từ trên bình diện dụng học, các nhà Anh ngữ học và Việt ngữ học đã khẳng định rằng để hiểu thông đầy đủ nghĩa của câu cần phải hiểu ngữ cảnh mà câu nói đó đợc phát ngôn ra. Các tác giả đã chỉ ra một số chức năng quan trọng của trật tự từ trên bình diện ngữ dụng: xác định vị trí của đề ngữ; xác định thông tin thực tại của câu; phơng tiện quan trọng để thể hiện thông tin cũ và thông tin mới. Cũng rất đáng chú ý là hớng đi tìm những nhân tố chi phối sự sắp xếp của trật tự từ trong câu. 1.9. Tiểu kết Cũng nh nhiều vấn đề của cú pháp, việc nghiên cứu trật tự từ đi từ kết học sang nghĩa học và cuối cùng tới dụng học. Trên thế giới có thể kể các tác giả có nhiều thành công trong lĩnh vực này nh L. Bloomfield [1933], V. Mathesius [1967], S. Steele [1976], S. C. Dik [1981], M. A. K. Halliday [1985], T. Givón [1995] ở Việt Nam, việc nghiên cứu mặt kết học của 5 trật tự từ đã có từ lâu. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của nghiên cứu trật tự từ theo hớng dụng học có lẽ là từ việc nghiên cứu phong cách học tiếng Việt. Mặt nghĩa học của trật tự từ tiếng Việt thấy các khởi sắc trong các công trình của Cao Xuân Hạo khi bàn về ngữ pháp chức năng. Nếu coi việc phân đoạn thông tin thực tại là sự kết hợp giữa dụng họcnghĩa học, thì việc nghiên cứu trật tự từ theo hai hớng mới này có thể thấy ở Lý Toàn Thắng và Nguyễn Thiện Giáp. Từ những chơng sau chúng tôi sẽ áp dụng các thành tựu mới của nghiên cứu trật tự từ để xem xét tơng ứng giữa các loại câu SVO, SVC, SVA của tiếng Anh đối với tiếng Việt. Chơng 2: nghiên cứu kết học v nghĩa học của Trật tự từ kiểu SVO v SVC trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) 2.1. Trật tự từ thuận SVO trong tiếng Anh Cấu trúc SVO là loại cấu trúc câu mà đa số các nhà ngôn ngữ học đều lấy đó làm trật tự từ cơ bản của câu tiếng Anh. Trật tự này là trật tự trội nhất của tiếng Anh. Thí dụ: - He built a house. Anh ta đã xây một ngôi nhà. 2.2. Các biến thể trật tự từ của cấu trúc SVO tiếng Anh Những t liệu chúng tôi thu thập đợc trong các tác phẩm văn học của Anh, Mỹ và úc, cho thấy ở loại cấu trúc SVO của tiếng Anh, thành phần tân ngữ trực tiếp có thể đợc chuyển lên đầu câu, đứng trớc chủ ngữ và động từ, khi đó chúng ta có trật tự: OSV. Những trờng hợp chuyển thành phần tân ngữ trực tiếp lên đầu câu trong tiếng Anh gọi là sự chuyển di về phía trớc (fronting/preposing). ở đây chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: sự chuyển di về phía trớc và đảo ngữ (inversion) trong tiếng Anh. Sự chuyển di về phía trớc là việc chuyển thành phần tân ngữ trực tiếp của các câu trần thuật lên đầu câu, còn vị trí của thành phần chủ ngữ và toàn bộ các yếu tố của động ngữ vẫn giữ nguyên không thay đổi. Trong khi đó thì đảo ngữ là những cấu trúc câu trần thuật mà trong đó chủ ngữ lại đi theo sau một phần hoặc toàn bộ các yếu tố của động ngữ, do đó chúng ta sẽ có trật tự nh sau: OVS. Tuy nhiên, theo R. Quirk [1976], hiện tợng đảo ngữ thờng gặp hơn ở các cấu trúc SVC và SVA vì ở hai cấu trúc này thành phần đi sau động từ (C và A) liên kết chặt chẽ với động từ khi chúng làm chủ đề đánh dấu (tức chủ đề đợc nhấn mạnh đặc biệt) thì động từ cũng bị thu hút vào vị trí trớc chủ ngữ. Để tiện cho việc dùng tên gọi, trong luận án này, chúng tôi gọi tất cả các trờng hợp thay đổi trật tự từ của các cấu trúc SVO, SVC và SVA là các biến thể trật tự từ. 6 2.2.1. Biến thể trật tự từ OSV T liệu thống kê của chúng tôi cho thấy có 4 trờng hợp nổi bật trật tự từ thay đổi của cấu trúc OSV trong đó thành phần tân ngữ (O) có những đặc trng ngữ pháp và ngữ nghĩa nh sau: 2.2.1.1. Tân ngữ là danh từ. Ví dụ: After a while everyone ceased to speak of Hal except in passing. Meggies sorrow she kept exclusively to herself . (Thời gian trôi qua ngời ta cũng thôi không nói về Hen nữa, chỉ đôi khi nhắc đến qua loa. Mecghi giữ riêng nỗi đau xót trong lòng.) 2.2.1.2. Tân ngữ là đại từ. Ví dụ: - And into that lake flowed a small stream, the water of which was not milky. There was rush grass on that stream - this he remembered well - but no timber, and he would follow it till its first trickle ceased at a divide. (Có một dòng suối nhỏ, nớc không đục, đổ vào hồ đó. Trong dòng suối có cỏ lác mọc - điểm này anh nhớ rất rõ , - nhng không có cây to, anh sẽ lần theo dòng suối đó cho đến đờng phân thuỷ của chi lu đầu tiên.) 2.2.1.3. Tân ngữ nằm trong câu cảm thán. Ví dụ: The swallow flew down with Thumbelina and put her off on to one of the broad petals; and what a surprise she got then! (Nhạn bay xuống với Tí hon và đặt cô bé lên một cánh hoa rộng. Nhng cô bé ngạc nhiên biết bao!) 2.2.1.4. Tân ngữ nằm trong câu nhấn mạnh. Ví dụ: That is Julia Severn, said Miss Temple quietly. Her hair curls naturally, you see.Naturally! Yes, but it is God we obey, not nature! (Đó là Julia Severn, cô Temple khẽ nói. Tóc nó quăn tự nhiên, ông ạ. Tự nhiên à! Phải, nhng chúng ta nghe theo Chúa chứ không theo tự nhiên đợc!) 2.2.2. Biến thể trật tự từ OVS Theo S. Steele [1976], trên thực tế ở rất nhiều ngôn ngữ có trật tự từ cơ bản SVO thì chủ ngữ của các nội động từ có thể đi sau động từ, nhng chủ ngữ của các ngoại động từ thì không, (tức là không có kiểu cấu trúc OVS). Trong quá trình xử lý t liệu chúng tôi phát hiện thấy tuy có số lợng không nhiều nhng thực tế là có tồn tại loại câutrật tự đảo là OVS. Ví dụ: The first of the Seventy-First is come. Brethren, execute upon him the judgment written. Such honour have all His saints ! (Giờ đến tội thứ nhất của loạt thứ bẩy mơi mốt. Giáo hữu hãy thi hành sự phán xử đã thành văn đối với hắn. Vinh dự ấy thuộc về mọi ngời thánh thiện của chúa!) 7 2.3. Nhận xét chung về trật tự từ của cấu trúc SVO tiếng Anh i) Trong cấu trúc trật tự từ thuận SVO, thành phần động từ (V) sẽ chi phối thành phần tân ngữ trực tiếp (O) đi ngay sau nó. Và các động từ này phải là các ngoại động từ (transitive verbs). Thành phần tân ngữ trực tiếp là danh từ hay đại từ. ii) Các câu OSV của tiếng Anh khi đợc dịch sang tiếng Việt thờng có hai trờng hợp: - Các câu tiếng Việt thờng cũng thay đổi trật tự từ theo, đặc biệt là các biến thể có thành phần tân ngữ trực tiếp là các đại từ, nhng đôi lúc phải dùng thêm các h từ hay giới từ trớc hoặc sau tân ngữ. Đó là các từ nh: mà, thì, do, về - Các câu tiếng Việt không thay đổi trật tự từ, tức là lại dịch với cấu trúc thuận SVO iii) Các câu OSV là câu nhấn mạnh hay câu cảm thán đợc dịch sang tiếng Việt bằng câu trật tự thuận, riêng đối với câu cảm thán thì dùng thêm các cụm từ cảm thán nh làm sao, biết bao ở cuối câu. iv) Tiếng Anh tuy là ngôn ngữ thuộc cấu trúc SVO nhng vẫn có thể xảy ra trờng hợp trật tự từ thay đổi OVS. ở loại câu này các động từ chủ yếu là động từ have. 2.4. Trật tự từ thuận SVO tiếng Việt Cũng giống nh trong tiếng Anh, loại câu này trong tiếng Việt luôn phải có động từ. Thí dụ: Nhớn tóm đợc tôi. 2.5. Các biến thể trật tự từ của cấu trúc SVO tiếng Việt 2.5.1. Biến thể trật tự từ OSV Trật tự từ trong các câu đơn tiếng Việt là rất nghiêm ngặt, rất khó có thể thay đổi vị trí của các thành phần trong câu. Việc thay đổi trật tự từ trong câu có thể dẫn đến sự thay đổi các chức năng của các thành phần câu và thậm chí ý nghĩa của toàn câu. Ví dụ: 1) Tôi yêu Nam. Và 2) Nam yêu tôi. ở câu (1) tôi là chủ ngữ, đồng thời là chủ thể, ngời làm ra hành động, thờng đứng đầu câu, còn Nam là bổ ngữ hay tân ngữ, là đối tợng, là ngời bị tác động, thờng đứng sau động từ. Còn ở câu (2), khi ta đổi chỗ cho từ Nam lên đầu câu, sự việc đã thay đổi: lúc này Nam lại là chủ thể, ngời làm ra hành động, tôi lại là đối tợng của hành động.Tuy nhiên trên thực tế chúng ta đều thừa nhận rất nhiều trờng hợp bổ ngữ hay tân ngữ đợc đa lên trớc chủ ngữ và động từ nhng chức năng của các thành phần câu không thay đổi và nội dung mệnh đề cũng không đổi. Hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều khẳng định rằng điều đó phụ thuộc vào mục đích của ngời viết, ngời nói. Đối với loại câu SVO trong tiếng Việt trờng hợp thay đổi trật tự từ chủ yếu là thành phần bổ ngữ/ tân ngữ đợc chuyển lên đầu câu, trớc chủ ngữ và động từ. Chúng ta có trật tự từ nh sau: Bổ ngữ / tân ngữ + chủ ngữ + động từ. (OSV) 8 Có thể tạm xếp các biến thể trật tự từ vào 3 trờng hợp, trong đó thành phần tân ngữ đợc đa lên đầu câu có những đặc trng ngữ pháp và ngữ nghĩa nh sau: 2.5.1.1. Thành phần bổ ngữ / tân ngữ là danh từ. Ví dụ: Những cơ hội tốt nhất trong đời họ bỏ lỡ cả rồi. 2.5.1.2. Thành phần bổ ngữ / tân ngữ là cụm động từ. Ví du: Cứu ngời, họ không hề ngần ngại. 2.5.1.3. Thành phần bổ ngữ / tân ngữ là cụm S V. Ví dụ: Kiến vốn cục tính, nh chúng ta đã biết. 2.5.2. Các biến thể khác (VOS). Trong t liệu mà chúng tôi có, duy nhất chỉ có một trờng hợp có trật tự từ thay đổi VOS. Ví dụ: Còn nhớ chuyện ấy, bây giờ có lẽ chỉ rất ít ngời. Còn trờng hợp thay đổi trật tự từ OVS thì chúng tôi không tìm thấy trờng hợp nào. 2.6. Đối chiếu trật tự từ của cấu trúc SVO tiếng Anh vơí các cấu trúc tơng đơng của tiếng Việt 2.6.1. Những nét tơng đồng Cấu trúc SVO là cấu trúc điển hình ở cả hai ngôn ngữ, tiếng Anhtiếng Việt. Nó có thể đại diện cho hai ngôn ngữ khi nói về đặc điểm trật tự từ trong câu đơn; ở cấu trúc này của cả hai ngôn ngữ thành phần V là các ngoại động từ và chúng luôn phải có mặt; thành phần tân ngữ ở cả hai ngôn ngữ đều có thể đợc đa lên đầu câu trớc chủ ngữ, đặc biệt là trong những tình huống để trả lời câu hỏi trớc đó. 2.6.2. Những nét khác biệt Trong tiếng Việt không có biến thể về trật tự từ OVS. Trong tiếng Anh có thể có loại biến thể này nhng rất ít gặp; câu cảm thán trong tiếng Anhtrật tự từ OSV; còn trong tiếng Việt các câu này có trật tự thuận SVO. 2.7. Trật tự từ thuận SVC trong tiếng Anh Trong cấu trúc SVC của tiếng Anh, thành phần động từ là các động từ quan hệ, bổ ngữ cho chủ ngữ có thể là một cụm tính từ hay một cụm danh từ. Thí dụ: He is smart. Anh ta (thì) thông minh. 2.8. Các biến thể trật tự từ SVC tiếng Anh Giống nh thành phần tân ngữ O trong cấu trúc SVO, thành phần bổ ngữ C trong cấu trúc SVC cũng có thể đợc đa lên vị trí đầu câu, trớc chủ ngữ và động từ, đáp ứng ý đồ của tác giả. Chúng ta thờng gặp các biến thể trật tự từ sau: i) CSV và ii) CVS. Sau đây chúng ta sẽ lần lợt khai thác từng trờng hợp. 9 2.8.1. Biến thể trật tự từ CSV T liệu thống kê của chúng tôi cho thấy có 3 trờng hợp nổi bật trật tự từ thay đổi CSV trong đó thành phần bổ ngữ (C) có những đặc trng ngữ pháp và ngữ nghĩa nh sau: 2.8.1.1. Thành phần bổ ngữ cho chủ ngữ là danh từ. Ví dụ: And now the minister prayed. A good, generous prayer it was, and went into details. (Và bây giờ thì mục s bắt đầu cầu nguyện. Bài cầu nguyện thật là hay, thật là cao cả, và đi sâu vào từng chi tiết.) 2.8.1.2. Thành phần bổ ngữ cho chủ ngữ là tính từ. Ví dụ: He lay an image of sadness, and resignation, waiting his death. Very young he looked: though his actual age was thirty- nine, one could have called him ten years younger, at least. (Ông nằm đó nh hình ảnh của sầu tủi và cam chịu, chờ chết. Nom ông rất trẻ. Tuy tuổi thật của ông là ba mơi chín, ngời ta có thể đoán ông trẻ hơn mời tuổi là ít.) 2.8.1.3. Thành phần bổ ngữ cho chủ ngữ nằm trong câu cảm thán. Ví dụ: Cardinal de Bricassart was on his feet, smiling; What a handsome old man he was. (Hồng y đờ Brikaxxa mỉm cời tiến một bớc về phía cô; ông không còn trẻ chút nào, nhng đẹp biết bao!) 2.8.2. Biến thể trật tự từ CVS Trong quá trình sử lý t liệu chúng tôi phát hiện thấy ngoài các biến thể CSV đối với loại câu SVC còn có các biến thể CVS. Các câu này có thành phần bổ ngữ cho chủ ngữ gồm hai đặc trng sau: 2.8.2.1. Thành phần bổ ngữ cho chủ ngữ là danh từ. Ví dụ: The moment the clock struck twelve, the little goblins came dancing in and skipped as usual on to the beachThey danced together over the chairs and tables and hugged each other with joy as they sang: Smart little gentlemen now are we (Lúc đồng hồ điểm mời hai tiếng, những con ma bé xíu nh thờng lệ đến múa và nhảy phốc lên ghế Chúng cùng nhau khiêu vũ trên ghế và trên bàn, và ôm ghì nhau sung sớng khi chúng hát: Chúng ta bây giờ là những con ngời thanh lịch bé tí) 2.8.2.2. Thành phần bổ ngữ cho chủ ngữ là tính từ. Ví dụ: Meggie would not have heard them anyway, so engrossed was she in Agnes, humming softly to herself. (Nhng dù sao Mecghi cũng không thể nghe thấy tiếng động của chúng, nó chỉ mải mê với Agơnex và lẩm nhẩm hát điệu gì với con búp bê.) 10 2.9. Nhận xét chung về trật tự từ của cấu trúc SVC tiếng Anh i)Thành phần động từ trong cấu trúc SVC là các động từ nối hay các động từ quan hệ. Bổ ngữ cho chủ ngữ có thể là một cụm tính từ hay một cụm danh từ có danh từ trung tâm chỉ cấp độ (gradable). ii) Cấu trúc SVC tiếng Anh có hai loại biến thể trật tự từ CSV và CVS. iii) ở loại biến thể trật tự từ CSV, các động từ quan hệ của tiếng Anh, nhất là động từ be có thể đứng độc lập ở cuối câu; còn các động từ quan hệ của tiếng Việt thì không thể. Đó cũng là một lý do quan trọng khiến cho hầu hết các câu CSV và CVS của tiếng Anh khi đợc chuyển dịch sang tiếng Việt chúng ta phải dịch theo trật tự thuận (SVC). iv) Các biến thể CSV có thể là các câu cảm thán và các biến thể này luôn đợc dịch với trật tự thuận trong tiếng Việt. 2.10. Trật tự từ thuận SVC trong tiếng Việt Trong cấu trúc SVC của tiếng Việt, động từ chi phối thành phần C là các động từ quan hệ. Trong tiếng Việt thành phần V ở kiểu câu này bao gồm động từ quan hệ và cụm danh từ hay cụm tính từ. Trong tiếng Việt, thành phần V này đợc gọi là vị ngữ. Lúc này chúng ta có trật tự từ nh sau: SV trong đó thành phần V bao gồm động từ quan hệ (nó có thể xuất hiện có thể không); và cụm danh từ hoặc tính từ, cụm từ này luôn có mặt. Nh vậy, cấu trúc SVC tiếng Anh có thể tơng đơng với cấu trúc SVC và SV (khi không có động từ) của tiếng Việt. Ví dụ: - Trận ẩu đả hôm qua là to nhất; Hang anh trởng tôi rất khang trang. 2.11. Biến thể trật tự từ của cấu trúc SVC (SV) trong tiếng Việt Đối với loại câu SVC (SV) trong tiếng Việt, chúng ta còn gặp các trờng hợp thay đổi vị trí của các thành phần trong câu: C đợc đa lên trớc S khi không xuất hiện các động từ quan hệ. Ví dụ: Ai ơi bng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. 2.12. Đối chiếu trật tự từ của cấu trúc SVC tiếng Anhtiếng Việt. i) Những nét tơng đồng Thành phần động từ (V) ở cấu trúc này của hai ngôn ngữ đều là các động từ quan hệ; thành phần bổ ngữ cho chủ ngữ ở cả hai ngôn ngữ có thể là tính từ hay danh từ; thành phần bổ ngữ này có thể đứng ở đầu câu, trớc chủ ngữ. ii) Những nét khác biệt Trong tiếng Anh, thành phần V luôn chỉ là động từ, còn trong tiếng Việt thành phần V không chỉ có động từ, mà luôn có cả cụm danh từ hay tính từ làm bổ ngữ cho động từ. Cấu trúc SVC trong tiếng Anh có hai loại biến thể CSV và CVS và trong các câu này luôn phải có động từ. Còn trong tiếng Việt loại câu này chỉ có một biến thể VS và thành phần V hầu nh không có động từ mà chỉ có cụm tính từ làm vị ngữ. Các động từ quan hệ trong tiếng Anh có [...]... các loại câu tơng đơng với cấu trúc SVO của tiếng Anh) ii) Các câu tiếng Việt đợc dịch với trật tự từ thuận (đối với một số câu tơng đơng với cấu trúc SVO của tiếng Anh và đặc biệt là tất cả các câu tiếng Việt tơng đơng với cấu trúc SVC của tiếng Anh. ) Chơng 3: nghiên cứu kết học v nghĩa học của Trật tự từ kiểu SVA trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) 3.1 Trật tự từ thuận SVA trong tiếng Anh Trong... dịch trật tự từ tiếng Anh sang tiếng Việt Xét trên bình diện kết họcnghĩa học, khi dịch các biến thể trật tự từ của tiếng Anh sang tiếng Việt thờng hoặc là: i) các câu tiếng Việt cũng thay đổi trật tự từ nh câu tiếng Anh; hoặc là: ii) các câu tiếng Việt không thay đổi trật tự từ, cụ thể nh sau: 3.7.1 Câu tiếng Việt có thay đổi trật tự từ Điều này chỉ thờng xảy ra ở hai biến thể trật tự từ OSV và... liên kết với nội dung của các câu trớc trong ngôn bản cũng đa tới việc thay đổi trật tự từ trong câu tiếng 22 Việt Tuy nhiên, trong tiếng Việt, việc dùng phơng tiện từ vựng chiếm u thế hơn so với việc dùng phơng thức đổi trật tự từ Kết luận Từ kết quả nghiên cứu đối chiếu trật tự từ trong câu đơn trần thuật tiếng Anhtiếng Việt, cụ thể là ba loại câu SVO, SVC và SVA, trên cả ba bình diện kết học, nghĩa. .. thể trật tự từ của tiếng Anh, các câu dịch tiếng Việt không thay đổi trật tự từ mà đợc dịch bằng trật tự từ thuận Trờng hợp này xảy ra ở tất cả các biến thể trật tự từ của câu đơn tiếng Anh, đặc biệt là các biến thể CSV, CVS và ASV vì giữa hai ngôn ngữ có các cấu trúc không tơng đơng 5 Bên cạnh việc nghiên cứu đối chiếu trật tự từ trong các câu đơn trần thuật tiếng Anhtiếng Việt trên bình diện kết. .. các câutrật tự từ OSV và AVS của tiếng Anh đều dễ dàng đợc chuyển dịch tơng đơng sang câu tiếng Việt với trật tự từ nh vậy 3.7.2 Câu tiếng Việt không thay đổi trật tự từ Trờng hợp này có thể xảy ra ở tất cả các biến thể trật tự từ của câu đơn trần thuật tiếng Anh, lý do là giữa hai ngôn ngữ có các cấu trúc không tơng đơng: tiếng Anh sử dụng trợ động từ trong một số câu trần thuật nh câu có các từ. .. các câu dịch sang tiếng Việt có thay đổi trật tự từ hay không, xét trên bình diện kết họcnghĩa học Chơng 4: Các nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trật tự từ của các cấu trúc SVO, SVC v SVA trong tiếng Anh, xét trên bình diện ngữ dụng (đối chiếu với tiếng Việt) 4.1 Dẫn nhập Lý do để chúng tôi dành hẳn một chơng Bốn nghiên cứu về những nguyên nhân ngữ dụng này, nh đã nói ở trên, là vì bình diện. .. trật tự từ của các câucấu trúc SVO, SVC và SVA trong tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt xảy ra hai trờng hợp: i) các câu tiếng Việt cũng thay đổi trật tự từ (trật tự đảo nh ở tiếng Anh; và ii) các câu tiếng Việt không thay đổi trật tự từ, giữ nguyên trật tự thuận Lý do là nh sau: - Khi dịch các biến thể trật tự từ của tiếng Anh, các câu dịch tiếng Việt có thể cũng thay đổi trật tự từ, điều này thờng... trong tiếng Việt không có các cấu trúc chuyên dụng cho các nguyên nhân thay đổi trật tự từ này nh trong tiếng Anh Để hỗ trợ cho việc thay đổi trật tự từ, tiếng Việt thờng dùng kèm theo các phụ ngữ, các từ tợng thanh, tợng hình 6 Các kết quả nghiên cứu của luận án về trật tự từ trong câu đơn trần thuật tiếng Anhtiếng Việt có thể giúp ngời Việt học tiếng Anh hiểu rõ hơn những đặc trng về trật tự từ. .. tơng đơng với các cấu trúc SVC và SVA của tiếng Anh thì động từ có thể vắng mặt Tiếng Việt cũng có các biến thể trật tự từ sau: OSV, VS và AVS, và ở loại biến thể VS thành phần V chỉ là các cụm tính từ, không có động từ Biến thể AVS trong tiếng Việt chính là các câu tồn tại định vị Trong tiếng Việt không có biến thể trật tự từ OVS 4 Xét trên bình diện kết họcnghĩa học, các biến thể trật tự từ của... sang tiếng Việt với trật tự từ thuận.Trong tiếng Việt cũng có các loại câutrật tự từ tơng đơng với loại câu SVC của tiếng Anh mặc dù chúng có các tên gọi khác nhau Đặc biệt là các loại câu này của tiếng Việt có thể không có động từ Trong tiếng Việt cũng có sự thay đổi về trật tự từ của cấu trúc này: đối với cấu trúc SVC thì có biến thể VS, thành phần V ở đây có thể chỉ là cụm danh từ hay cụm tính từ; . với các câu tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án do đó, sẽ góp phần vào việc nghiên cứu so sánh trật tự từ tiếng Anh và tiếng Việt trên cả ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, . hình nghiên cứu trật tự từ trong câu tiếng Anh và tiếng Việt, trên bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. - Mô tả các biến đổi trật tự từ trong ba cấu trúc SVO, SVC và SVA trong tiếng Anh. đó đối chiếu với tiếng Việt, xét trên bình diện kết học và nghĩa học. - Bớc đầu tìm các nguyên nhân dẫn đến các biến đổi trật tự từ này, xét trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học.

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan