Phân tích đối chiếu hệ thống ngữ âm - âm vị học tiếng Việt với tiếng Hmông và các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh Hmông
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Viện Khoa học x∙ hội Việt Nam
Viện Ngôn ngữ học
Phùng thị thanh
Phân tích đối chiếu hệ thống
ngữ âm - âm vị học tiếng Việt với tiếng Hmông
và các lỗi phát âm tiếng Việt
của Học sinh Hmông
Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ
M∙ số : 62.22.01.01
Tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn
Hà Nội - 2007
Luận án được hoàn thành tại Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS TS Nguyễn Văn Lợi
2 TS Nguyễn Hữu Hoành
Phản biện 1: PGS TS Đặng Thị Lanh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: GS TS Phạm Đức Dương
Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam á
Phản biện 3: GS TS Mai Ngọc Chừ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước Họp tại Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
vào hồi 08 giờ 30 ngày 19 tháng 10 năm 2007
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Thư viện Viện Ngôn ngữ học Thư viện Viện Khoa học x∙ hội Việt Nam
Trang 2Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của nước ta, vùng
cao phía Bắc - nơi cư trú của 30 dân tộc thiểu số - là địa bàn có vị trí hết sức quan trọng Tuy
nhiên, ở địa bàn này, nhất là vùng có đông người Hmông cư trú, hàng năm, tỷ lệ trẻ (6 - 14
tuổi) được huy động ra lớp rất thấp Trong khi đó, tỷ lệ HS Hmông lưu ban, bỏ học hàng năm
lại rất cao Số HS Hmông học lên lớp 9 thường rất ít Đặc biệt, tỷ lệ HS nữ vùng cao ra lớp rất
thấp Thực trạng đáng buồn này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có vấn
đề về dạy và học tiếng Việt Chính vì vậy, tăng cường chất lượng trong việc dạy - học tiếng
Việt và tiếng Hmông ở nước ta hiện nay đang là một nhu cầu thực tế và cấp thiết
Tiếng Việt và tiếng Hmông đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập - âm tiết tính nhưng
có rất nhiều điểm khác nhau Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với người học các ngôn ngữ
này Là một giáo viên đã giảng dạy nhiều năm ở vùng dân tộc Hmông, tôi nhận thấy rằng:
HS Hmông khi học tiếng Việt thường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khía cạnh phát âm
Vì thế, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa tiếng
Việt và tiếng Hmông đã tác động trực tiếp, gây nên các giao thoa ngữ âm - âm vị học cũng
như các lỗi phát âm tiếng Việt của các cá thể song ngữ Hmông - Việt và tìm giải pháp khắc
phục Đề tài: "Phân tích đối chiếu hệ thống ngữ âm - âm vị học tiếng Việt với tiếng Hmông
và các lỗi phát âm tiếng Việt của Học sinh Hmông" xuất phát từ nhu cầu cấp bách này
2 Lịch sử vấn đề
Hệ thống ngữ âm - âm vị học tiếng Việt đã được nhiều nghiên cứu miêu tả ngôn
ngữ học quan tâm từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như Haudricourt A.G (1954),
Thompson L (1985), Đoàn Thiện Thuật (1976), Đinh Lê Thư và Nguyễn Văn Huệ (1998),
Cao Xuân Hạo (2001) Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công
nghệ thông tin, phương pháp phân tích thực nghiệm sử dụng các phần mềm máy tính và
các thiết bị đo lường âm học đã trợ giúp cho việc giải thích hệ thống ngữ âm - âm vị học
tiếng Việt ngày càng cụ thể, chính xác, rõ ràng hơn, nhất là những nghiên cứu về thanh
điệu: Vũ Thanh Phương (1982, 1986), Nguyễn Văn Lợi và Edmondson (1997, 2002) v.v
Về tiếng Hmông, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ này khá phong phú, có thể kể
đến những công trình của các tác giả như: F.M.Savina (1916), Chang Kun (1953), A.G
Haudricourt (1954), Nguyễn Văn Lợi (1972, 1983)
Việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Hmông cũng như nghiên cứu đối chiếu hệ thống ngữ
âm - âm vị học của tiếng Việt và tiếng Hmông nhằm mục đích ứng dụng thực tiễn thì hiện nay chưa có nhiều Luận án của chúng tôi, vì thế, có thể coi là thử nghiệm đầu tiên đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn của việc dạy tiếng Việt cho người Hmông nói chung và cho HS Hmông nói riêng, ở Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1 Mục đích nghiên cứu: 1/ Phân tích miêu tả những đặc điểm cơ bản của hệ thống
ngữ âm tiếng Việt và tiếng Hmông 2/ Xác định những điểm giống và khác nhau giữa hai hệ thống nói trên, các hiện tượng giao thoa trên cấp độ ngữ âm - âm vị học của các cá thể song ngữ Hmông - Việt 3/ Phát hiện các lỗi phát âm tiếng Việt của HS Hmông Từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra 3 nhiệm vụ khoa
học cụ thể: 1/ Phân tích miêu tả các đặc trưng ngữ âm - âm vị học của âm tiết, thanh điệu, âm
đầu, vần tiếng Việt và tiếng Hmông 2/ So sánh đối chiếu 2 hệ thống ngữ âm trên để tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ âm - âm vị học của âm tiết, thanh điệu, âm đầu, vần ở hai ngôn ngữ này, dự đoán về các hiện tượng giao thoa ngữ âm - âm vị học sẽ xảy ra về âm tiết, thanh điệu, âm đầu và vần ở các cá thể song ngữ - các HS Hmông học tiếng Việt 3/ Khảo sát các lỗi phát âm âm tiết, thanh điệu, âm đầu và vần tiếng Việt của HS Hmông; chỉ ra các nguyên nhân gây lỗi, đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho HS Hmông
4 Cái mới và ý nghĩa của luận án
4.1 Cái mới của luận án: Trước đây, đã có nhiều công trình miêu tả hệ thống ngữ âm
tiếng Việt và tiếng Hmông Tuy nhiên, đối với việc tiến hành so sánh hai hệ thống ngữ âm
này ở tất cả các thành phần (âm tiết, thanh điệu, âm đầu, vần) và vận dụng kết quả nghiên
cứu đó vào việc tìm hiểu cơ chế sản sinh giao thoa, làm nảy sinh lỗi phát âm tiếng Việt của
HS người Hmông để tìm cách khắc phục, thì luận án là công trình đầu tiên được thực hiện Việc nghiên cứu nói trên không chỉ được tiến hành theo các phương pháp truyền thống, mà còn được tiến hành bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thực nghiệm, với
sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng và máy vi tính (computer)
4.2 ý nghĩa của luận án: 1/ Về lý luận, luận án cung cấp một số cứ liệu mới về đặc trưng
ngữ âm - âm vị học của toàn bộ hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Hmông, về sự tương đồng
và khác biệt giữa hai hệ thống này Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm rõ
Trang 3thêm một số vấn đề lý thuyết, đối với các ngôn ngữ phương Đông 2/ Về thực tiễn, kết quả
nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến việc phát âm sai âm tiết,
thanh điệu, âm đầu và vần tiếng Việt của HS người Hmông và đề xuất những biện pháp khắc
phục, góp phần thiết thực vào việc giáo dục ngôn ngữ, biên soạn giáo trình song ngữ Việt -
Hmông, giúp người Hmông học tốt tiếng Việt cũng như giúp người Việt học tốt tiếng Hmông
Đồng thời, việc triển khai đề tài luận án còn góp phần thực hiện Chỉ thị 38/2004/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2004 về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng
dân tộc đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống ngữ âm
tiếng Việt, tiếng Hmông và các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh Hmông
5.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án gồm: 1/ Hệ thống ngữ âm
tiếng Việt (phương ngữ Bắc Bộ) 2/ Hệ thống ngữ âm tiếng Hmông 3/ Các lỗi phát âm âm tiết,
thanh điệu, âm đầu và vần của HS Hmông học tiếng Việt
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: 1/ Phương pháp phân
tích miêu tả hệ thống ngữ âm - âm vị học bằng cảm thụ kết hợp với phương pháp phân tích
miêu tả thực nghiệm các đặc trưng ngữ âm - âm vị học tiếng Việt và tiếng Hmông, với sự trợ
giúp của các chương trình phần mềm máy tính: Win CECIL, ASAP (Acoustic Speech
Analyzer Program) 2/ Phương pháp phân tích đối chiếu trên cấp độ ngữ âm - âm vị học 3/
Phương pháp phân tích giao thoa trên cấp độ ngữ âm - âm vị học 4/ Phương pháp phân tích lỗi
7 Tư liệu nghiên cứu
Để miêu tả các đặc điểm ngữ âm - âm vị học tiếng Việt và tiếng Hmông, chúng tôi sử dụng
tư liệu nghiên cứu của các tác giả đi trước và dựa vào 2 băng ghi âm ghi phát âm tiếng Hmông
Lềnh do 5 CTV người Hmông Lềnh (gồm 4 nam và 1 nữ, ở độ tuổi từ 40 - 50), cư trú tại: thôn
Lồ, thôn Hàng, thôn Lý, xã Lao Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và chưa từng thay đổi chỗ ở
- Để khảo sát, phát hiện và phân tích lỗi phát âm tiếng Việt của HS Hmông, chúng
tôi dựa vào 8 băng ghi âm, ghi các phát âm về âm tiết, thanh điệu, âm đầu và vần tiếng
Việt theo các bảng từ thử gồm các từ tách rời và trong ngữ cảnh (văn bản), do 41 HS người
Hmông (14 HS nữ và 27 HS nam, độ tuổi từ 7 đến 27) thuộc các khối lớp: lớp 1, lớp 5 và
lớp 9 tham gia phát âm Trong đó có 11 HS lớp 1, 11 HS lớp 5 và 19 HS lớp 9 41 HS này
đang học tập tại các trường: Trường Phổ thông cơ sở xã Lao Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (TLC); Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (TTGDTX Sa Pa) và Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (PTDTNT Sa Pa)
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 30 tiết
Nội dung chính của luận án
Chương 1
âm tiết tiếng Việt và tiếng Hmông
Các Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của học sinh Hmông
1.1 Âm tiết
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, có khả năng mang hiện tượng ngôn điệu như trọng âm và thanh điệu
1.2 Phân tích đối chiếu âm tiết tiếng Việt với âm tiết Hmông 1.2.1 Một số đặc điểm ngữ âm - âm vị học cơ bản của âm tiết tiếng Việt và tiếng Hmông
1.2.1.1 Tính chất "âm tiết tính" của tiếng Việt và tiếng Hmông
Tiếng Hmông và tiếng Việt đều là những ngôn ngữ đơn lập - âm tiết tính điển hình và
có thanh điệu Trong các ngôn ngữ này, âm tiết có vị trí quan trọng: là đại lượng làm xuất phát điểm cho mọi sự phân tích âm vị học
1.2.1.2 Cấu trúc âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Hmông
* Cấu trúc âm tiết tiếng Việt: Dựa vào các sự kiện ngôn ngữ như nói lái, láy, hiệp vần
thơ, "iếc" hóa v.v tác giả Đoàn Thiện Thuật cho rằng, một âm tiết ở dạng đầy đủ nhất của tiếng Việt có thể phân xuất thành 5 thành phần chức năng: âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối
Âm tiết
Bậc 1:… Thanh điệu Âm đầu Phần vần
Bậc 2:……… Âm đệm Âm chính Âm cuối
Sơ đồ biểu thị cấu trúc âm tiết đoan /du9an 1 / tiếng Việt
với 5 thành tố: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu
Thanh điệu F 0
Âm đầu Âm đệm âm chính Âm cuối
Trang 4* Cấu trúc âm tiết tiếng Hmông: Cũng như âm tiết tiếng Việt, âm tiết tiếng Hmông được
phân chia thành các đơn vị, các yếu tố theo 2 bậc
Âm tiết
I Thanh điệu Âm đầu Vần
II Âm chính Âm cuối
1.2.1.3 Kiểu loại âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Hmông
* Kiểu loại âm tiết tiếng Việt: Âm tiết tiếng Việt được chia ra thành 4 kiểu loại như
sau: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép, âm tiết khép
* Kiểu loại âm tiết tiếng Hmông: Âm tiết tiếng Hmông có thể được chia thành 3 kiểu
loại như sau: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép
1.2.2 Sự tương đồng và khác biệt giữa âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Hmông
1.2.2.1 Những điểm tương đồng giữa âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Hmông
Xét về mặt chức năng, âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Hmông vừa là đơn vị ngữ âm
vừa là đơn vị hình thái Xét về mặt cấu trúc, âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Hmông đều có
thể được phân chia thành các đơn vị, các yếu tố, theo hai bậc Xét về mặt kiểu loại, tiếng Việt
và tiếng Hmông đều có các kiểu loại âm tiết: mở, nửa mở, nửa khép
1.2.2.2 Những điểm khác biệt giữa âm tiết tiếng Việt và âm tiết tiếng Hmông
Về cấu trúc đoạn tính, âm tiết tiếng Việt có 4 vị trí: âm đầu, âm đệm (giới âm), âm chính và
âm cuối, trong khi đó, ở tiếng Hmông chỉ có 3 vị trí: âm đầu, âm chính và âm cuối (không có âm
đệm) Trong tiếng Hmông không có kiểu loại âm tiết khép
1.3 Các kiểu giao thoa và những khó khăn trong việc thụ
đắc và phát âm âm tiết tiếng Việt đối với học sinh Hmông
Sự tương đồng và khác biệt giữa âm tiết tiếng Việt và tiếng Hmông ở bậc phân chia thứ
nhất có thể tác động tạo nên các giao thoa thanh điệu, âm đệm, âm đầu, vần, đối với HS
Hmông học tiếng Việt theo các kiểu: 1/ Giao thoa dưới mức khu biệt; 2/ Giao thoa trên mức
khu biệt; 3/ Giao thoa tái thuyết sự khu biệt; 4/ Giao thoa thay thế âm tố
Âm tiết tiếng Hmông không có giới âm như âm tiết tiếng Việt, nên HS Hmông có thể
mắc lỗi phát âm thiếu yếu tố ngữ âm này trong âm tiết tiếng Việt Tất cả các trường hợp mắc
lỗi phát âm như vậy đều có nguyên nhân từ kiểu giao thoa dưới mức khu biệt
Sơ đồ biểu thị cấu trúc âm tiết blôngx /mplUN53 / (lá cây)
tiếng Hmông với 4 thành tố: âm đầu, âm chính, âm cuối và thanh điệu
Âm đầu Âm chính Âm cuối (Tiền mũi)
1.4 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của Học sinh Hmông 1.4.1 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của HS Hmông TLC
1.4.1.1 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của HS Hmông lớp 1 - TLC: Khả năng phát
âm âm tiết tiếng Việt có giới âm của HS Hmông lớp 1 - TLC rất kém, tỷ lệ % HS mắc lỗi cùng tỷ lệ % số lần phát âm sai của HS trong nhóm rất cao
1.4.1.2 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của HS Hmông lớp 5 - TLC: Khả năng phát
âm âm tiết tiếng Việt có chứa giới âm của nhóm HS lớp 5 - TLC còn rất kém và không khá hơn là bao so với nhóm HS lớp 1 - TLC
1.4.1.3 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - TLC: Khả năng phát
âm đúng âm tiết tiếng Việt có chứa giới âm của nhóm HS lớp 9 - TLC chưa khá hơn nhiều so với các HS lớp 1 và lớp 5 cùng trường
1.4.2 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - TTGDTX Sa Pa
Khả năng phát âm âm tiết tiếng Việt có giới âm của HS Hmông lớp 9 - TTGDTX Sa Pa
đã khá hơn rất nhiều so với nhóm HS TLC Tuy nhiên, ở nhóm HS này vẫn mắc lỗi thể hiện
âm đệm trước nguyên âm rộng /a/ ở âm tiết mở lẫn sang yếu tố đầu của nguyên âm đôi /uèo/ làm
âm chính trong âm tiết tiếng Việt cùng kiểu loại Đây là điểm khác biệt rõ hơn cả trong cách thể hiện âm tiết tiếng Việt của một số HS lớp 9 - TTGDTX Sa Pa so với các nhóm HS khác
1.4.3 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - PTDTNT Sa Pa
Do đã được học tập và rèn luyện nhiều, nên kiểu âm tiết tiếng Việt này thực sự không còn là trở ngại đáng kể đối với việc thụ đắc và phát âm tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - PTDTNT Sa Pa
1.5 Lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt và vấn đề giao thoa ngữ
âm - âm vị học âm tiết của học sinh Hmông
Việc tri nhận và phát âm thiếu/thể hiện không chính xác giới âm trong âm tiết tiếng Việt của HS Hmông như đã trình bày có nguyên nhân từ kiểu giao thoa dưới mức khu biệt
1.6 Một số giải pháp khắc phục các lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt cho học sinh người Hmông
1.6.1 Giải pháp về công tác chuẩn hóa giáo viên dạy tiếng Việt cho vùng Hmông
Giáo viên dạy tiếng phải phát âm tốt và nắm được chức năng, cấu trúc, kiểu loại âm tiết tiếng Việt trong sự so sánh với âm tiết tiếng Hmông, giải thích cho HS Hmông hiểu được nguyên nhân nảy sinh lỗi bằng việc phân tích kiểu giao thoa tác động trực tiếp gây ra lỗi
Trang 51.6.2 Giải pháp khắc phục lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt cho HS Hmông học tiếng Việt
Trong quá trình luyện tập phát âm các âm tiết tiếng Việt có giới âm, ngoài các động tác
cấu âm phụ âm đầu bình thường, cần lưu ý HS Hmông thực hiện thêm động tác cấu âm phụ
(tròn môi) trong suốt giai đoạn phát âm phụ âm đầu và phần đầu của nguyên âm làm âm chính
1.6.3 Giải pháp về công tác biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho người Hmông
Những người làm công tác biên soạn sách giáo khoa giảng dạy tiếng Việt cho HS
Hmông, nhất là đối với bậc tiểu học, cần chú ý hơn nữa đến vấn đề phân phối chương trình,
sao cho có thể tăng thời lượng và trọng tâm vào một số bài dạy luyện đọc các âm tiết chứa
giới âm tiếng Việt
1.7 Tiểu kết chương 1
Âm tiết tiếng Việt và tiếng Hmông có những điểm giống và khác nhau về chức năng,
cấu trúc, và kiểu loại Đó là nguyên nhân dẫn đến các kiểu giao thoa khác nhau làm nảy sinh
những lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt của các cá thể song ngữ Hmông - Việt HS Hmông
thường mắc lỗi phát âm các âm tiết có chứa giới âm, âm tiết nửa khép kết thúc bằng /-m, -n/
và âm tiết khép (kết thúc bằng /-p, -t, -k/) Để khắc phục lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt, cần
quan tâm hơn nữa đến công tác chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho vùng
Hmông, tăng cường hướng dẫn HS Hmông luyện tập phát âm âm tiết tiếng Việt có giới âm,
phân phối chương trình sao cho các em được luyện tập phát âm âm tiết tiếng Việt có giới âm
với thời lượng hợp lý, để giúp HS Hmông phát âm âm tiết tiếng Việt chính xác hơn
Chương 2
thanh điệu tiếng Việt và tiếng Hmông
các lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của học sinh Hmông
2.1 Thanh điệu và các đặc trưng ngữ âm - âm vị học của thanh điệu
2.1.1 Thanh điệu
Xét từ bình diện ngữ âm học, thanh điệu là tổng hòa các đặc trưng về cao độ và chất giọng
2.1.2 Các đặc trưng ngữ âm - âm vị học của thanh điệu
2.1.2.1 Thanh điệu xét từ bình diện ngữ âm học: Ngoài các đặc trưng về cao độ và
chất giọng, thanh điệu còn có các đặc trưng khác như: trường độ - thời gian rung dây thanh
và cường độ - phụ thuộc vào biên độ sóng âm
2.1.2.2 Thanh điệu xét từ bình diện âm vị học: Các thanh vị trong một HTTĐ đối lập
nhau theo các tiêu chí khu biệt Toàn bộ các nét khu biệt của thanh vị làm thành nội dung âm
vị học của thanh điệu
2.2 Phân tích đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Việt với hệ thống thanh điệu tiếng Hmông
2.2.1 Hệ thống thanh điệu tiếng Việt
2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu thanh điệu tiếng Việt: Lâu nay, thanh điệu tiếng Việt
và các đặc trưng ngữ âm của thanh điệu tiếng Việt đã được quan tâm và miêu tả khá kĩ Chúng tôi sẽ dựa vào kết quả mà các công trình nghiên cứu ngữ âm trước đây đã khẳng định
và kết quả phân tích ngữ liệu bằng phương pháp phân tích thực nghiệm, để giải thích và miêu tả đặc điểm ngữ âm - âm vị học của từng thanh, trong HTTĐ tiếng Việt hiện đại
2.2.1.2 Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của HTTĐ tiếng Việt: HTTĐ tiếng Việt (Bắc
Bộ) gồm 6 thanh: Ngang (Không dấu), Huyền (`), Hỏi ( ), Ngã (~
), Sắc ( ), Nặng (.), khu biệt
nhau theo tiêu chí về cao độ và chất giọng Các đặc trưng về cao độ của HTTĐ tiếng Việt
được biểu thị trong sơ đồ dưới đây:
Thanh dieu Bac Bo (Nu )
38 40 42 44 46 48 50 52 54
Thoi gian M s (1/1000 giay)
Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4 Thanh 5 Thanh 6
Sơ đồ trên cho thấy đặc trưng về cao độ (âm điệu và âm vực) của HTTĐ tiếng Việt Giữa các thanh tiếng Việt có sự đối lập về âm điệu theo các tiêu chí: đường nét ngang (Ngang) vs
đường nét xuống (Huyền, Nặng) vs đường nét lên (Sắc) vs đường nét xuống - lên (Hỏi, Ngã)
Về âm vực, tiếng Việt có sự khu biệt giữa các thanh theo hai bậc: cao (Ngang, Ngã, Sắc) vs thấp (Huyền, Hỏi, Nặng) Ngoài ra, ở hệ thanh tiếng Việt còn có đối lập về chất giọng giữa các thanh chất giọng thường (Ngang, Huyền) vs chất giọng thanh quản hóa còn gọi là chất giọng nghẹt (TQH - ký hiệu /~/: Hỏi, Ngã) vs chất giọng thanh môn hóa (TMH - ký hiệu ///: Sắc, Nặng)
2.2.2 Hệ thống thanh điệu tiếng Hmông
2.2.2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu thanh điệu tiếng Hmông: Thanh điệu
nói riêng và ngữ âm tiếng Hmông nói chung đã được quan tâm nghiên cứu, nhưng các công trình nghiên cứu về tiếng Hmông còn rất ít Chúng tôi sẽ dựa trên cơ sở những đặc tính khái
Trang 6quát của HTTĐ tiếng Hmông mà các công trình nghiên cứu ngữ âm trước đây đã khẳng định
và kết quả phân tích ngữ liệu bằng phương pháp phân tích thực nghiệm, để giải thích và miêu
tả đặc điểm ngữ âm - âm vị học của từng thanh trong HTTĐ tiếng Hmông Lềnh Sa Pa
2.2.2.2 Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của HTTĐ tiếng Hmông: HTTĐ tiếng Hmông
Lềnh Sa Pa gồm 8 thanh: thanh Không dấu (không có ký hiệu), thanh Xix (X), thanh Rơưr
(R), thanh Vuv (V), thanh Kuôk (K), thanh Lul (L), thanh Zuz (Z), thanh Sơưs (S), khu biệt
nhau theo tiêu chí về cao độ và chất giọng Các đặc trưng về cao độ của HTTĐ tiếng Hmông
được biểu thị trong sơ đồ dưới đây:
Thanh dieu Hmong Lenh Sa Pa
31 33 35 37 39 41 43 45
Thoi gian Ms
Vỡ Bằng Búa Bí Cứng
Đậu Lửa Chân
Sơ đồ trên cho thấy đặc trưng về cao độ (âm điệu và âm vực) của HTTĐ tiếng Hmông
Giữa các thanh tiếng Hmông có sự đối lập về âm điệu theo các tiêu chí: đường nét ngang
(Không dấu, K, S) vs đường nét xuống (X, L, Z) vs đường nét lên (R) vs đường nét xuống -
lên (V) Về âm vực, tiếng Hmông có sự khu biệt giữa các thanh theo ba bậc: cao (Không
dấu, X, Z) vs trung bình (R, K) vs thấp (V, L, S) Ngoài ra, ở hệ thanh tiếng Hmông còn có
đối lập về chất giọng giữa các thanh chất giọng thường (Không dấu, X, R, K, Z) vs chất
giọng thở (ký hiệu / /: L, S) vs chất giọng nghẹt (V)
2.2.3 Sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ âm - âm vị học giữa HTTĐ tiếng
Việt và HTTĐ tiếng Hmông
2.2.3.1 Những điểm tương đồng về đặc điểm ngữ âm - âm vị học giữa HTTĐ tiếng
Việt và HTTĐ tiếng Hmông
* Những điểm tương đồng về cao độ
- Những điểm tương đồng về đường nét: HTTĐ tiếng Việt và tiếng Hmông đều có đối
lập về đường nét, theo các tiêu chí: ngang, xuống, lên và xuống - lên (uốn)
- Những điểm tương đồng về âm vực: HTTĐ tiếng Việt và tiếng Hmông đều được khu
biệt bởi tiêu chí cao/thấp
* Những điểm tương đồng về chất giọng
Cả tiếng Việt và tiếng Hmông đều có sự khu biệt: chất giọng thường và chất giọng nghẹt
2.2.3.2 Những điểm khác biệt giữa HTTĐ tiếng Việt và HTTĐ tiếng Hmông
Tiếng Việt có 6 thanh, còn tiếng Hmông có 8 thanh
* Những điểm khác biệt về cao độ
- Những điểm khác biệt về đường nét: Hai thanh xuống (thanh Huyền tiếng Việt và thanh Lul tiếng Hmông) và hai thanh lên (thanh Sắc tiếng Việt và thanh Rơưr tiếng Hmông), hai thanh xuống - lên (thanh Hỏi tiếng Việt và thanh Vuv tiếng Hmông) có đường nét tương
tự nhau Còn thanh Ngã tiếng Việt có cấu trúc rất phức tạp, không tương ứng với bất kỳ thanh nào trong tiếng Hmông
- Những điểm khác biệt về âm vực: Trong tiếng Việt, các thanh khu biệt nhau về âm vực theo 2 bậc: cao và thấp Trong khi ở tiếng Hmông, các thanh khu biệt nhau về âm vực theo 3 bậc: cao, trung bình và thấp
Trong tiếng Việt có sự đối lập cao/thấp ở nhóm thanh xuống - lên (uốn) Trong tiếng Hmông
có sự đối lập cao/thấp ở nhóm thanh xuống và đối lập cao/trung/thấp ở nhóm thanh ngang
* Những điểm khác biệt về chất giọng
Tiếng Hmông có những thanh được nhận diện theo tiêu chí chất giọng thở, còn tiếng Việt thì không Ngược lại, ở tiếng Việt có những thanh được nhận diện theo tiêu chí chất giọng TMH, trong khi ở tiếng Hmông lại vắng hiện tượng này
2.3 Các kiểu giao thoa và những khó khăn trong việc thụ
đắc và phát âm thanh điệu tiếng Việt đối với Học sinh Hmông 2.3.1 Giao thoa dưới mức khu biệt (Under - differentiation): xảy ra khi HS Hmông
phát âm thanh Ngã tiếng Việt lẫn sang thanh Sắc, lẫn lộn cách phát âm của thanh Huyền và thanh Nặng tiếng Việt
2.3.2 Giao thoa trên mức khu biệt (Over - differentiation): xảy ra khi HS Hmông
có xu hướng lấy sự khu biệt 3 bậc về âm vực, tiêu chí chất giọng thở (chỉ khu biệt trong HTTĐ
tiếng Hmông) để nhận biết và thể hiện các thanh tiếng Việt như: phát âm thanh Huyền, thanh
Ngang tiếng Việt tương tự thanh Kuôk (với đường nét ngang và âm vực trung), thể hiện thanh Huyền tiếng Việt với chất giọng thở (tương tự thanh Lul, thanh Sơưs tiếng Hmông)
2.3.3 Giao thoa tái thuyết sự khu biệt (Re - interpretation): xảy ra khi HS Hmông
gán cách phát âm của thanh Lul tiếng Hmông cho thanh Nặng và thanh Hỏi tiếng Việt, lẫn lộn đặc trưng của thanh Sắc /35// với thanh Ngã /4305/ tiếng Việt
Trang 72.3.4 Giao thoa thay thế âm tố (Phone substitution): xảy ra khi HS Hmông phát âm
thanh Hỏi /3102/ tiếng Việt lẫn sang biến thể của thanh Vuv /31// tiếng Hmông hoặc phát âm
thanh Nặng /32// thành thanh Hỏi /3102/ tiếng Việt; thể hiện thanh Hỏi thành thanh Huyền tiếng
Việt Có thể có trường hợp thanh Ngang tiếng Việt /33/ được HS Hmông thể hiện hoặc như thanh
cao ngang - Không dấu /44/, hoặc như một thanh trung ngang - Kuôk /22/ trong tiếng Hmông
2.4 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của học sinh Hmông
2.4.1 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS Hmông TLC
2.4.1.1 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS Hmông lớp 1 - TLC
Khả năng phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS Hmông lớp 1 - TLC chưa thật tốt: các lỗi phát
âm thường là thể hiện thanh Ngã thành thanh Sắc, thanh Hỏi thành thanh Nặng và thanh Nặng thành
thanh Huyền Các thanh còn lại như thanh Ngang, thanh Huyền và thanh Sắc ít bị mắc lỗi hơn
2.4.1.2 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS lớp 5 - TLC
ở TLC, HS Hmông lớp 5 phát âm thanh điệu tiếng Việt không tốt hơn so với HS Hmông
lớp 1: Khó khăn lớn nhất đối với nhóm này là phát âm thanh Ngã và thanh Hỏi HS nhóm này ít
mắc lỗi hơn khi phát âm thanh Nặng và thể hiện tương đối tốt thanh Huyền Thanh Ngang và thanh
Sắc tiếng Việt được 100% HS của cả nhóm này thể hiện rất tốt trong cả 100% lần thử phát âm
2.4.1.3 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS lớp 9 - TLC
Các HS Hmông lớp 9 - TLC phát âm 6 thanh điệu tiếng Việt tốt hơn so với các HS Hmông
lớp 1 và lớp 5 Cụ thể: các em ít mắc lỗi phát âm thanh Hỏi và thanh Nặng hơn so với các HS lớp 1
và lớp 5 - TLC, thể hiện tốt đặc trưng của thanh Huyền, trong khi, một số HS lớp 1 và lớp 5 vẫn
còn phát âm sai Cả 3 nhóm HS Hmông nói trên đều phát âm thanh Ngã thành thanh Sắc
2.4.2 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - TTGDTX Sa Pa
Thanh Ngang và thanh Huyền là hai thanh được phát âm tương đối chuẩn Gần như
100% HS lớp 9 - TTGDTX Sa Pa đều không mắc lỗi khi phát âm hai thanh này Tương tự
các nhóm HS TLC, hầu hết các em phát âm thanh Hỏi thành thanh Nặng, thanh Ngã thành
thanh Sắc Duy có 1 HS của nhóm phát âm đúng thanh Ngã Khả năng phát âm thanh Nặng
của HS lớp 9 - TTGDTX Sa Pa tương đối tốt
2.4.3 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - PTDTNT Sa Pa
Nhìn chung lại, trong 5 tiểu nhóm HS Hmông (thuộc PVTLKS), các HS lớp 9 - Trường
PTDTNT Sa Pa phát âm 6 thanh điệu tiếng Việt tốt hơn cả Các HS trong nhóm này thường
không mắc lỗi khi phát âm các thanh như thanh Huyền, thanh Sắc, thanh Nặng
So với 4 tiểu nhóm còn lại, khả năng phát âm thanh Hỏi của nhóm HS này khả quan hơn và các em không mắc lỗi phát âm thanh Hỏi lẫn sang đặc trưng của thanh Huyền HS thuộc cả 5 tiểu nhóm kể trên đều thể hiện đặc trưng của thanh Ngã lẫn sang thanh Sắc Nhưng so với 4 tiểu nhóm còn lại, thì nhóm HS Hmông lớp 9 - Trường PTDTNT Sa Pa mắc lỗi này ít hơn rất nhiều
2.5 Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt và vấn đề giao thoa ngữ
âm - âm vị học thanh điệu của học sinh Hmông
Đối với HS Hmông, việc tri nhận và phát âm thanh Ngang tiếng Việt khá thuận lợi Lỗi phát
âm thanh Huyền thành thanh Nặng thuộc về kiểu giao thoa dưới mức khu biệt Lỗi phát âm thanh Sắc chuyển sang thanh Ngã là bị ảnh hưởng bởi giao thoa tái thuyết sự khu biệt Xu hướng chính của lỗi là phát âm thanh Ngã thành thanh Sắc Trường hợp như vậy là do ảnh hưởng của kiểu giao thoa dưới mức khu biệt Các lỗi thể hiện thanh Hỏi lẫn với thanh Huyền, hoặc thành thanh Nặng và phát âm thanh Nặng thành thanh Hỏi có nguyên nhân từ kiểu giao thoa thay thế âm tố
Ngoài ra, có một số HS Hmông đã tri nhận và phát âm thanh Nặng như thanh Huyền Lỗi này
có nguyên nhân từ kiểu giao thoa tái thuyết sự khu biệt
2.6 Một số giải pháp khắc phục các lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của Học sinh Hmông
2.6.1 Giải pháp về công tác chuẩn hóa giáo viên dạy tiếng Việt cho vùng Hmông
Cần quan tâm hơn nữa đến công tác chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho vùng Hmông Đội ngũ này không chỉ phát âm tốt tiếng Việt, mà còn phải có những hiểu biết cần yếu về những đặc điểm ngữ âm - âm vị học của từng thanh tiếng Việt, trong sự so sánh với các thanh tiếng Hmông, quan tâm nhiều hơn tới những lỗi phát âm thường gặp ở HS Hmông (như lỗi phát âm thanh Ngã, thanh Hỏi và thanh Nặng) và phân tích chúng bằng giao thoa
2.6.2 Giải pháp khắc phục lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt cho HS Hmông học tiếng Việt
Giáo viên dạy tiếng Việt cần giúp HS Hmông biết phân biệt thanh Ngã với các thanh khác
trong cùng hệ thống và so sánh với các thanh tiếng Hmông; nên tăng cường cho HS Hmông luyện tập phát âm đúng thanh Ngã: lưu ý hướng dẫn các em thể hiện TQH mạnh ở giữa âm tiết
2.6.3 Giải pháp về công tác biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho người Hmông
Cần chú ý nhiều hơn nữa đến việc tăng thời lượng cho các bài luyện tập, dạy phát âm các thanh tiếng Việt khó phát âm đối với HS Hmông
Trang 82.7 Tiểu kết chương 2
Thanh điệu là tổng hòa các đặc trưng về cao độ và chất giọng, cũng có chức năng khu
biệt từ giống như các âm vị đoạn tính (phụ âm, nguyên âm)
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa HTTĐ tiếng Việt và tiếng Hmông dẫn tới
các kiểu giao thoa, gây các lỗi phát âm thanh điệu của HS Hmông: giao thoa dưới mức khu
biệt, giao thoa tái thuyết sự khu biệt và giao thoa thay thế âm tố Những thanh điệu tiếng Việt
khó thụ đắc và hay mắc lỗi đối với HS Hmông là thanh Ngã, thanh Hỏi, thanh Nặng
Để khắc phục những lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của HS Hmông, chúng ta cần quan tâm
hơn nữa tới công tác chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho vùng dân tộc Hmông, tăng
cường cho HS Hmông luyện tập để nắm được cách phát âm đúng các thanh tiếng Việt khó phát âm
đối với người Hmông; tăng thời lượng của các bài luyện tập, với nội dung hướng dẫn HS Hmông
phát âm các thanh điệu tiếng Việt, đặc biệt là các thanh tiếng Việt khó phát âm đối với các em
Chương 3
Phụ âm đầu tiếng Việt và tiếng Hmông
các lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của học sinh Hmông
3.1 âm đầu
Âm đầu là các âm vị có chức năng mở đầu và khu biệt âm tiết
3.2 Phân tích đối chiếu hệ thống âm đầu tiếng Việt với hệ
thống âm đầu tiếng Hmông
3.2.1 Hệ thống âm đầu (HTÂĐ) tiếng Việt
3.2.1.1 Số lượng âm đầu tiếng Việt
HTÂĐ tiếng Việt hiện đại gồm 22 âm vị phụ âm
3.2.1.2 Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của phụ âm đầu tiếng Việt
- Loạt tiêu chí về phương thức cấu âm: Tiêu chí tắc/xát, tiêu chí bật hơi và tiêu chí tương
liên hữu thanh/vô thanh, các âm vang được khu biệt bởi tiêu chí cộng minh về tính chất mũi
- Loạt tiêu chí về vị trí cấu âm: Theo vị trí cấu âm, các âm đầu tiếng Việt được khu biệt
bởi tiêu chí tương liên môi/lưỡi/thanh hầu
3.2.2 Hệ thống âm đầu tiếng Hmông
3.2.2.1 Số lượng âm đầu tiếng Hmông HTÂĐ tiếng Hmông gồm 56 âm vị phụ âm 3.2.2.2 Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của phụ âm đầu tiếng Hmông
- Loạt tiêu chí về phương thức cấu âm: Các âm đầu tiếng Hmông đối lập với nhau theo các tiêu chí: tắc, tắc - xát, tắc - bên, xát Các phụ âm này với tư cách là các phụ âm ồn, đối lập với các phụ âm vang
- Các tiêu chí phương thức bậc hai: Tiêu chí bật hơi tham gia đối lập trong các phụ âm tắc, tắc - xát, tắc - bên, tạo các cặp tương liên không bật hơi - bật hơi
- Loạt tiêu chí định vị (vị trí cấu âm): Theo vị trí cấu âm, các âm đầu tiếng Hmông
được khu biệt bởi tiêu chí tương liên môi/lưỡi/thanh hầu
3.2.3 Sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ âm - âm vị học giữa HTÂĐ tiếng Việt và HTÂĐ tiếng Hmông
3.2.3.1 Sự tương đồng giữa HTÂĐ tiếng Việt và HTÂĐ tiếng Hmông: Hầu hết các
âm vị phụ âm đầu tiếng Việt đều có các âm vị tương ứng trong tiếng Hmông
3.2.3.2 Sự khác biệt giữa HTÂĐ tiếng Việt và HTÂĐ tiếng Hmông: Sự khác biệt về
số lượng: HTÂĐ tiếng Việt có 22 âm vị phụ âm, còn HTÂĐ tiếng Hmông có 56 âm vị phụ âm
Sự khác biệt về phương thức cấu âm: HTÂĐ tiếng Việt hoàn toàn không có các âm vị được phân biệt theo các tiêu chí tắc - xát và tắc - bên như trong tiếng Hmông Tiếng Việt có các phụ
âm tắc, hữu thanh, đầu lưỡi bẹt /d-/, môi /b-/ là các phụ âm hút vào; các phụ âm xát, ồn, gốc lưỡi
/X-, ƒ-/; phụ âm tắc, vô thanh, không bật hơi, mặt lưỡi /c-/ Tiếng Hmông trái lại, không có các phụ âm tương ứng như vậy Sự khác biệt về vị trí cấu âm: ở HTÂĐ tiếng Việt không có các phụ âm lưỡi con và các phụ âm "tiền - mũi" như ở tiếng Hmông Như vậy, về vị trí cấu âm,
HTÂĐ tiếng Hmông có nhiều loạt định vị hơn so với HTÂĐ tiếng Việt
3.3 Các kiểu giao thoa và những khó khăn trong việc thụ
đắc và phát âm phụ âm đầu tiếng việt đối với Học sinh Hmông 3.3.1 Giao thoa dưới mức khu biệt xảy ra ở trường hợp HS Hmông gặp khó khăn
trong việc thể hiện đúng đặc trưng của các phụ âm /b-, X-, ƒ-/ tiếng Việt, vì đây là các phụ
âm mà trong tiếng Hmông không có các phụ âm tương ứng
3.3.2 Giao thoa trên mức khu biệt xảy ra trong trường hợp HS Hmông có xu hướng
lấy sự khu biệt về phương thức cấu âm theo 4 kiểu: tắc, tắc - xát, tắc - bên, xát, để tri nhận và
thể hiện các phụ âm đầu tiếng Việt
Trang 93.3.3 Giao thoa tái thuyết sự khu biệt xảy ra khi HS Hmông phân biệt các phụ âm tắc và
xát khu biệt bởi các tiêu chí đối lập vô thanh/hữu thanh trong tiếng Việt theo tiêu chí tiền
mũi/không tiền mũi khu biệt các phụ âm tắc, tắc - xát, tắc - bên, đặc trưng cho tiếng Hmông
3.3.4 Giao thoa thay thế âm tố xảy ra trong trường hợp HS Hmông cảm nhận và phát âm
phụ âm tắc, hữu thanh, hút vào /d-/ tiếng Việt như phụ âm tắc, hữu thanh, bật hơi /dH-/ tiếng Hmông
3.4 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của Học sinh Hmông
3.4.1 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của HS Hmông TLC
3.4.1.1 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của HS lớp 1 - TLC: Tất cả HS lớp 1 -
TLC được khảo sát đều phát âm tốt 17 phụ âm: /m-, f-, v-, tH-, t-, n-, s-, z-, l-, ˇ-, ò-, Ω-, ¯-, k-,
N-, /-, h-/ và đều phát âm sai các phụ âm /b-, d-, c-, X-, ƒ-/ tiếng Việt với tỷ lệ cao
3.4.1.2 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của HS Hmông lớp 5 - TLC: Tương tự
nhóm HS lớp 1 - TLC, các HS lớp 5 cùng trường đều phát âm tốt 17 phụ âm đã nêu Đa số
HS nhóm này thể hiện không đúng các phụ âm /b-, d-, c-, X-, ƒ-/ tiếng Việt
3.4.1.3 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - TLC: Khả năng phát
âm đúng các phụ âm đầu tiếng Việt /b-, d-, c-, X-, ƒ-/ của nhóm HS Hmông lớp 9 - TLC khá
hơn so với nhóm HS Hmông lớp 5 - TLC và hơn hẳn nhóm HS Hmông lớp 1 - TLC Các HS
Hmông lớp 9 - TLC ít mắc lỗi phát âm các phụ âm /b-, d-, X-/ hơn so với các HS Hmông lớp 1
và lớp 5 - TLC Một số HS lớp 9 - TLC đã thể hiện khá tốt đặc trưng của phụ âm /b-/ tiếng Việt
3.4.2 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - TTGDTX Sa Pa
Khả năng phát âm các phụ âm /b-, d-, c-, X-, ƒ-/ tiếng Việt của nhóm HS lớp 9 -
TTGDTX Sa Pa đã khá hơn so với 3 nhóm HS Hmông - TLC
3.4.3 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của HS Hmông lớp 9 - PTDTNT Sa Pa
Khả năng phát âm 22 phụ âm đầu tiếng Việt của nhóm HS Hmông lớp 9 - Trường PTDTNT
Sa Pa tốt hơn rất nhiều so với 4 nhóm còn lại Phần lớn HS nhóm này đã phát âm đúng các phụ
âm khó như: /X-, ƒ-/ và ít mắc lỗi phát âm các phụ âm /b-, d-, c-/ hơn, so với các nhóm khác
3.5 Lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt và vấn đề giao thoa ngữ
âm - âm vị học phụ âm đầu của Học sinh Hmông
Các lỗi do HS Hmông thể hiện phụ âm /X-/ tiếng Việt thành /kh
-/ và phát âm phụ âm xát /ƒ-/
tiếng Việt thành phụ âm tắc, tiền mũi /mk-/ tiếng Hmông; những khó khăn trong quá trình tri
nhận và lỗi phát âm phụ âm /b-/ tiếng Việt với yếu tố tiền mũi của phụ âm /mp-/ tiếng Hmông
đều thuộc về kiểu giao thoa dưới mức khu biệt Lỗi do HS Hmông phát âm phụ âm tắc /c-/
tiếng Việt thành phụ âm tắc - xát /t ˛-/ tiếng Hmông có nguyên nhân từ kiểu giao thoa trên mức khu biệt Lỗi do HS Hmông thể hiện yếu tố hút vào của phụ âm /d-/ tiếng Việt thành yếu tố bật hơi có trong phụ âm /dh
/ tiếng Hmông là do hiện tượng giao thoa thay thế âm tố
3.6 Một số giải pháp khắc phục các lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của học sinh Hmông
3.6.1 Giải pháp về công tác chuẩn hóa giáo viên dạy tiếng Việt cho vùng Hmông:
Giáo viên dạy tiếng Việt phải phát âm tốt và có hiểu biết tối thiểu nhất về những đặc điểm ngữ âm - âm vị học của từng phụ âm đầu tiếng Việt, trong sự so sánh với các phụ âm đầu tiếng Hmông Cần chú ý đến những lỗi phát âm thường gặp và giải thích nguyên nhân làm nảy sinh lỗi, bằng việc phân tích các kiểu giao thoa
3.6.2 Giải pháp khắc phục lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt cho HS Hmông học tiếng Việt: Giáo viên cần lưu ý các em: phát âm phụ âm /b-/ tiếng Việt bằng phương
thức cấu âm tắc, hữu thanh; phát âm phụ âm /d-/ tiếng Việt bằng phương thức cấu âm hữu thanh, hút vào; phát âm phụ âm /c-/ tiếng Việt bằng phương thức cấu âm tắc và vị trí cấu âm mặt lưỡi; phát âm phụ âm / X-/ tiếng Việt bằng phương thức cấu âm xát, không bật hơi; phát
âm phụ âm /ƒ-/ tiếng Việt bằng phương thức cấu âm xát và vị trí cấu âm gốc lưỡi
3.6.3 Giải pháp về công tác biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho người Hmông: Cần chú ý hơn nữa đến vấn đề phân phối chương trình, để có thể tăng thời lượng
luyện tập, dạy phát âm các phụ âm đầu tiếng Việt khó phát âm đối với HS Hmông
3.7 Tiểu kết chương 3
HTÂĐ tiếng Việt và tiếng Hmông có nhiều điểm dị - đồng về phương thức cấu âm và
vị trí cấu âm, tạo nên những kiểu giao thoa khác nhau trong quá trình thụ đắc và phát âm phụ
âm đầu tiếng Việt của HS Hmông: Giao thoa dưới mức khu biệt, giao thoa trên mức khu biệt, giao thoa tái thuyết sự khu biệt, giao thoa thay thế âm tố
Những kiểu giao thoa trên là nguyên nhân làm nảy sinh những khó khăn và những lỗi phát âm phụ âm đầu /b-, d-, c-, X-, ƒ-/ tiếng Việt ở những HS Hmông học tiếng Việt
Để khắc phục lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt của HS Hmông, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho vùng dân tộc Hmông; tăng cường cho HS Hmông luyện tập để nắm được cách phát âm đúng các phụ âm đầu tiếng Việt khó phát âm đối với người Hmông; phân phối chương trình giảng dạy tiếng Việt cho HS Hmông, cần chú ý tăng thời lượng của các bài luyện tập, hướng dẫn HS Hmông phát âm các phụ âm đầu tiếng Việt khó phát âm đối với các em
Trang 10Chương 4
vần tiếng Việt và vần tiếng Hmông
các lỗi phát âm vần tiếng Việt của Học sinh Hmông
4.1 Vần và vần cái
4.1.1 Vần
Vần là đơn vị chiết đoạn, là thành phần được phân chia ở bậc thứ nhất trong cấu trúc hai
bậc và mang âm sắc chủ yếu của âm tiết
4.1.2 Vần cái
Vần cái là đơn vị ngữ âm nằm trong cấu trúc "đoạn tính" của âm tiết, bắt đầu từ đỉnh
đến cuối âm tiết Nó tương ứng với một đại lượng được trừu xuất khỏi thanh điệu và âm đệm,
nên cũng có thể được gọi là "khuôn vần"
4.2 Hệ thống vần cái tiếng Việt
4.2.1 Số lượng vần cái trong tiếng Việt
Tiếng Việt hiện đại có 155 vần, trong đó, có 124 vần cái
4.2.2 Các đặc trưng ngữ âm - âm vị học của HTVC tiếng Việt
Các vần cái tiếng Việt khu biệt nhau bởi các đặc trưng ngữ âm cả ở đầu vần lẫn cuối
vần về độ nâng, dòng lưỡi, hình môi, vị trí cấu âm, phương thức cấu âm, độ tiếp hợp
4.2.2.1 Hệ thống vần mở (vần đơn) tiếng Việt: Hệ thống vần mở (HTVM) tiếng Việt
bao gồm 12 vần sau đây: /i, ièe, e, E, à, àèF, F, a, u, uèo, o, ỗ/
4.2.2.2 Hệ thống vần nửa mở (vần phức nửa mở) tiếng Việt: Hệ thống vần nửa mở
(HTVNM) tiếng Việt gồm 20 vần: /iu9, ièeu9, eu9, Eu9, àu9, àèFu9, F(u9, Fu9, a(u9, au9, àiê, àèFiê, F(iê, Fiê,
a(iê, aiê, uiê, uèoiê, oiê, ỗiê /
4.2.2.3 Hệ thống vần nửa khép (vần phức nửa khép) tiếng Việt: Hệ thống vần nửa
khép (HTVNK) tiếng Việt gồm 46 vần sau đây: /im, ièem, em, Em, in, ièen, en, En, i¯, ièeN, e¯,
eN, E(¯, EN, àm, àèFm, F(m, Fm, a(m, am, àn, àèFn, F(n, Fn, a(n, an, àN, àèFN, F(N, FN, ăN,
aN, um, uèom, om, ỗm, un, uèon, on, ỗn, uNo
, oo
N, ỗ(No
, ỗo
N/
4.2.2.4 Hệ thống vần khép (vần phức khép) tiếng Việt: Hệ thống vần khép tiếng Việt gồm
46 vần sau đây: /ip, ièep, ep, Ep, it, ièet, et, Et, ic, ièek, ec, ek, E(c, Ek, àp, àèFp, F(p, Fp, ăp, ap, àt, àèFt,
F(t, Ft, ăt, at, àk, àèFk, Fãk, Fk, ăk, ak, up, uèop, op, ỗp, ut, uèot, ot, ỗt, uko
, uèok, oko
, oo
k, ỗ(ko
, ỗo
k/
4.3 Hệ thống vần cái tiếng Hmông 4.3.1 Số lượng vần trong hệ thống vần cái tiếng Hmông
Trong tiếng Hmông có 16 vần cái: /i, a, e, ă, U, Å, uè ´, iè ´, ´iê, ajê, awê, aăê, owê, aN, eN, UN/
4.3.2 Các đặc trưng ngữ âm của HTVC tiếng Hmông
Các vần cái tiếng Hmông khu biệt nhau bởi các đặc trưng ngữ âm cả về đầu vần lẫn
cuối vần: độ nâng, dòng lưỡi, hình môi, vị trí cấu âm, phương thức cấu âm Trong tiếng Hmông chỉ có kiểu loại vần nửa khép, mà không có loại vần khép Các vần cái tiếng Hmông không khu biệt bởi các đặc trưng về độ tiếp hợp chặt/lỏng như trong tiếng Việt
Tiếng Hmông có 3 loại vần cái: vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép Các vần cùng loại khu biệt nhau theo nhóm các đặc trưng khu biệt đầu vần: độ nâng, dòng lưỡi và hình môi và
theo các đặc trưng khác nhau của các bán nguyên âm hoặc phụ âm ở cuối vần
4.3.2.1 Hệ thống vần mở (vần đơn) tiếng Hmông: HTVM tiếng Hmông gồm 8 vần
sau đây: /i, a, e, ă, U, Å, uè ´, iè ´/
4.3.2.2 Hệ thống vần nửa mở (vần phức nửa mở) tiếng Hmông: HTVNM tiếng
Hmông gồm 5 vần sau: /´iê, aãjê, aăê, awê, owê/
4.3.2.3 Hệ thống vần nửa khép (vần phức nửa khép) tiếng Hmông: HTVNK tiếng
Hmông gồm 3 vần sau đây: /aN, eN, UN/
4.4 Sự tương đồng và khác biệt giữa hệ thống vần cái tiếng Việt và hệ thống vần cái tiếng Hmông
4.4.1 Sự tương đồng giữa HTVC tiếng Việt và HTVC tiếng Hmông
4.4.1.1 Sự tương đồng về kiểu loại và đặc điểm cấu tạo vần cái tiếng Việt và tiếng Hmông: Tiếng Việt và tiếng Hmông đều có các kiểu loại vần mở, vần nửa mở và vần nửa khép 4.4.1.2 Sự tương đồng về đặc điểm ngữ âm - âm vị học giữa HTVC tiếng Việt và HTVC tiếng Hmông: Trong tiếng Việt và tiếng Hmông đều có các vần mở (vần đơn)/các
âm đầu vần phức được tạo thành bởi các nguyên âm, khu biệt nhau theo các tiêu chí: độ nâng, dòng lưỡi và hình môi
4.4.2 Sự khác biệt giữa HTVC tiếng Việt và HTVC tiếng Hmông
4.4.2.1 Sự khác biệt về số lượng vần giữa HTVC tiếng Việt và HTVC tiếng Hmông
Trong 124 vần cái tiếng Việt, có tới 102 vần mà trong tiếng Hmông không có Trong HTVC tiếng Hmông có 4 vần mà ở HTVC tiếng Việt không có, đó là /ă, aăê, U, UN/