1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Bàn thêm về bản Chinh Phụ Ngâm tìm được ở Huế năm 1972 " pot

8 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 151,49 KB

Nội dung

BÀN THÊM VỀ BẢN CHINH PHỤ NGÂM TÌM ĐƯỢC HUẾ NĂM 1972 (Viết để nhớ đến một đóng góp của G.S. Nguyễn Văn Xuân, nhân ngày mất của G.S. : ngày 04.07.2007)* Nguyễn Tài Cẩn 1. Năm 1953 , G.S. Hoàng Xuân Hãn đã cho ra cuốn CHINH PHỤ NGÂM BỊ KHẢO, trong đó : * G.S. đã chỉnhbản CHINH PHỤ NGÂM hiện hành thành một bản gọi là bản A, và cho rằng người dịch bản A đó là Phan Huy Ích ; * Đồng thời G.S. cũng giới thiệu thêm mấy bản dịch khác nữa, như bản B mà G.S. cho là của Đoàn Thị Điểm, bản C mà G.S. cho là của Nguyễn Khản v.v. Nhưng tất cả các bản A, B, C, đó đều chỉ in Quốc ngữ. Năm 1972, G.S. Nguyễn Văn Xuân mới tìm được Huế bản Nôm TÂN SAN CHINH PHỤ NGÂM DIỄN ÂM TỪ KHÚC, bắt nguồn từ một bản Nôm cổ in năm Gia Long 14. Bản Nôm này cơ bản phù hợp với nguyên tác của bản mà G.S. Hãn cho là của Phan Huy Ích. Nói nguyên tác, vì bản N. V. Xuân có 17 câu mới phác thảo, chưa được đời sau nhuận sắc lại. 2. Về bản N.V.Xuân, trong hai số Văn học số 153,154 năm 1972, G.S. Lê Hữu Mục đã công bố một công trình vừa phiên Nôm vừa nghiên cứu hết sức công phu. Nhưng gần đây, năm 2001, trong cuốn TIẾNG NÓI ĐOÀN THỊ ĐIỂM TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC viết chung với G.S. Phạm Thị Nhung và in Montréal, G.S.Mục lại thay đổi đến khoảng chừng 80 chỗ phiên Nôm khác trước. Một số đồng nghiệp trẻ đến hỏi ý kiến của chúng tôi, chúng tôi thú thực là có những điểm bất ngờ, kì lạ, chúng tôi không tự giải thích được lí do ; còn những chỗ chúng tôi hiểu được thì phần lớn chúng tôi lại không thể tán đồng./1 / .Nhưng trong bài này chúng tôi sẽ không đi sâu vào các trường hợp cụ thể về từng chữ Nôm một mà sẽ сhỉ xin đi vào mục đích G.S. đã hướng tới khi G.S chuyển đổi cách đọc Nôm khác trước như vậy. Ai cũng dễ nhận thấy những việc sửa chữa lại lần này của G.S. Lê Hữu Mục là nhằm vào một mục đích rất rõ : đó là nhằm làm cho văn bản cổ đi, để chứng minh rằng bản CHINH PHỤ NGÂM G.S. Nguyễn Văn Xuân phát hiện được Huế, đúng là một bản do tay bà Đoàn Thị Điểm dịch. 3. Riêng mục đích đó, G.S. Lê Hữu Mục chưa thể đạt đến được. Dưới đây là vài ý kiến của chúng tôi. Bà Đoàn Thị Điểm dịch vào khoảng giữa thế kỉ 18, chắc là phải có kị huý Lê Trịnh, tuy số lượng chữ được kị huý có thể ít hơn, vì không có hoàn cảnh đặc biệt như trong các bản Kiều. Theo sự nghiên cứu của T.S. Ngô Đức Thọ, vào thời sau Trung Hưng chỉ khoảng 30% là có kị huý, việc kị huý phụ thuộc vào ý riêng của người viết nhiều hơn là do sợ lệnh bắt buộc của triều đình. Khi mới hoàn thành chắc tình hình trong Truyện Kiều cũng vậy thôi. Nhưng Khi Gia Long lên, biết nội dung Truyện Kiều có thể gây ra tai hoạ khôn lường cho tác giả và dòng họ, nên gia đình nhà thơ mới tính toán làm sao để có thể đạt được đồng thời 2 mục đích : * vừa có thể chứng minh là Truyện Kiều dịch theo sách Tàu lại dịch dưới Triều Lê Trịnh (vì vậy có khả năng gia thêm kị huý) ; * vừa có thể chứng minh rằng gia đình mình cũng không phải chỉ biết thần thánh hoá nhà Lê mà thôi, chuyện phạm huý là chuyện bình thường (nên TÂNG CÔNG cố ý đổi thành TÂN CÔNG ; NGHE TƯỜNG, XEM TƯỜNG cũng cố ý đổi từ bộ NGÔN sang bộ THỊ để trùng với tên huý của Lê Kính Tông và Lê Thuần Tông). Bà Đoàn Thị Điểm không có tình thế như vậy nhưng chữ TÂN đầu truyện TRUYỀN KÌ TÂN PHẢ của Bà chứng tỏ bà vẫn coi trọng việc kị huý. Do đó cần phải xét bản N. V. Xuân về mặt này. Những chữ cần xét, chúng tôi đã lập được danh sách như sau : * có 4 tên huý : * KÌ : huý vua Chiêu Thống (1787-1788) câu 95 ; * SÂM : huý chúa Trịnh Sâm (1767-1782) hai câu 115, 263, trong cách đọc Nôm SUM ; * KIM : huý ngoại tổ họ Trịnh (tuy đọc KIM cũng đã là kị huý rồi ! ) câu 231 ; và * TÙNG : huý chúa Trịnh Tùng (1570- 1623) câu 287. * có 4 tên tước các chúa, chữ đầu xưa cũng phải kị huý : * BÌNH trong Bình an vương Trịnh Tùng câu 9, câu 276 ; * THANH trong Thanh vương Trịnh Tráng (1623-1657) 3 câu 9, 74, 408 ; * TÂY trong Tây vương Trịnh Tạc (1657-1682) 4 câu 12, 133, 181, 285 ; và * ĐỊNH trong Định vương Trịnh Căn (1682-1709) câu 8. * Lại còn có khoảng vài trường hợp tuy chỉ đồng âm, đồng thiên bàng với tên huý, nhưng xưa cũng bắt phải đọc chệch âm, phải thay bằng từ khác hay phải gia dạng, đổi bộ, để có sự khác đi. Đó là các chữ : * NINH : gần với tên huý Trang tông (1533-1548), gặp câu 406 ; * ĐƯỜNG : gần với tên huý Dụ tông (1705-1729), gặp 8 câu 11, 13, 26, 43, 44, 212, 277, 352 ; * DIÊU : gần với tên huý Hiển tông (1740-1786), gặp câu 325 ; * CÁN : gần với tên huý chúa Trịnh Cán (1782), gặp câu 35 ; và * DOANH, DOÀNH : gần với tên huý chúa Trịnh Doanh (1740-1767), gặp 3 câu 45, 288, 381. 4. Trong danh sách trên đây, cần để riêng các chữ KÌ (Chiêu Thống ), SÂM, CÁN vì đó là những chữ huý chỉ xuất hiện sau khi bà Đoàn Thị Điểm đã qua đời. Đối chiếu những trường hợp còn lại thì chúng ta thấy : * Rõ ràng đầu triều Nguyễn một số vết tích kị huý Lê Trịnh như vậy vẫn còn lưu lại được, hoặc nhiều hoặc ít : ngay chữ TÂN trong TRUYỀN KÌ TÂN PHẢ in năm Gia Long 10 là một chứng cớ. Xin dẫn thêm vài ví dụ minh họa khác, lấy từ trong Hoa Tiên và nhất là từ trong các bản Kiều thế kỉ 19 : * chữ KIM thì viết thành chữ CHÂM trong 3 câu, 5 bản của Kiều và trong 4 câu của bản Hoa Tiên in năm 1875 ; * chữ DOANH khi thì đổi thành bộ THẢO để khác tự dạng tên huý (như câu 1885 trong 5 bản Kiều thế kỉ 19 và câu 440 bản Hoa Tiên viết tay) khi thì thay hẳn bằng một từ khác (như thay ĐÀI DOANH bằng ĐÀI SEN bản Hoa Tiên in năm 1875 để tránh cả âm cả chữ viết). * Tên huý hai vua Thần tông (1619-1663) và Chiêu Thống (1787-1788) nguyên trong tiếng Hán thì có vận bộ khác nhau, nhưng vào cách đọc Hán Việt đều trở thành đồng âm và đều đọc là KỲ. Cách kị huý âm và hai chữ KỲ này trong Hoa Tiên và các bản Kiều cũng lưu lại rất nhiều vết tích : + Kiều, 6 bản thay tự dạng (thay bộ THỊ bằng bộ THỦ, bộ NGUYỆT, bộ NGỌC, bộ THẠCH ) hay thay hẳn bằng từ khác (thay bằng THÌ, LÌA, RÌA) + Hoa Tiên, THANH KHÍ TƯƠNG KÌ đọc thành THANH KHÍ TƯƠNG CỜ ; còn MÂY GIÓ GẶP KÌ thì đổi thành MÂY GIÓ GẶP THÌ ; * Vết tích kị huý chữ TÂY thì chỉ thấy trong các bản Kiều thế kỉ 19 : hoặc bỏ bớt nét (trong 7 câu, 1 bản), hoặc thay bằng chữ DẬU (trong 3 câu, 2 bản) hoặc đổi TÂY thành TAY (ở 2 câu trong 5 bản) ; Nhưng bản N. V. Xuân, trong danh sách nêu trên đây, không có hiện tượng nào như thế. Chỉ có chữ ĐỀU//ĐIỀU//ĐIỆU là đã kị huý từ triều Lê, nhưng đó là một chữ liên quan đến chức quan ĐỀ ĐIỆU thay mặt vua trường thi, nên cuối thế kỉ 19 nó vẫn còn kị huý (xin xem QUỐC TRIỀU HƯƠNG KHOA LỤC chẳng hạn ). Đó là chưa nói đến khả năng mà G.S. Hoàng Xuân Hãn đã nêu lên : chữ ĐIỀU kị huý vì đó là tên bà Phan Thị Điều, mẹ của vua Thành Thái. Vậy bản N. V. Xuân không phải là một bản Nôm có phong cách của thời Lê Trịnh, cùng kiểu như 4 cuốn TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, như tập thơ Trinh Cương in năm 1736 hay như các bản Nôm Hoa Tiên và Truyện Kiều .Khẳng định đây là một bản dịch của Bà Đoàn Thị Điểm là thiếu cơ sở về mặt các vết tích còn lưu lại từ các chữ kị huý thế kỉ 18. Hơn nữa trong bản N. V. Xuân lại còn có những cách nói như gọi CÂY bằng CƠN (ở câu 60), gọi CHỖ bằng LỖ (ở câu 86) : rõ ràng đó không thể là những cách nói của một người miền Bắc như bà nữ sĩ họ Đoàn. 5. Trong lúc đó, chúng ta lại có 2 điểm phù hợp với đầu đời Gia Long : * Trong bản Đặng Trần Côn có 2 chữ LAN với nghĩa là “ bông hoa lan ” : một chữ dùng trong LÂU LAN (ở câu 41 bản Đ. T. Côn, câu 37 bản N. V. Xuân ) : đó là một tên lịch sử, không ai thay đổi gì được. Ngoài ra lại còn một chữ LAN dùng trong câu ĐÌNH LAN HỀ DĨ TRÍСH (ở câu 359 bản Đ. T. Côn ) với nghĩa là : “ lan trước sân đã hái ”. Chữ LAN này là danh từ chung nên bản Nôm nào cũng dễ dịch, xin so sánh : * bản B : Trước sân LAN đã nảy vàng Bên sông tô lại đưa hương ngạt ngào (câu 381, 382) * bản C : LAN đổi lá dềnh dềnh chồi bậm Khóm tơ hồng đầm ấm hơi dương (câu 345, 346) * bản D : LAN sân ngắt đã có ngày Tảo sông kia cũng thơm thay đến thì (câu 351, 352) Thế nhưng bản N. V. Xuân lại gạt bỏ chữ LAN và thay bằng : CHỒI HOA nở trước sân đã hái Ngọn tần kề bên bãi đưa hương (câu 309, 310) Chọn 2 chữ CHỒI HOA chung chung để đối với 2 chữ NGỌN TẦN rất cụ thể, đó chắc là một điều bất đắc dĩ, người dịch không muốn. Nhưng người dịch phải tuân theo cái lệnh bắt né tránh chữ LAN vừa được Gia Long băn bố năm 1803. Rõ ràng bản dịch này là một bản dịch của một người rất sợ Gia Long. Bản Phan Huy Ích của H. X. Hãn sau chữa lại là : Mầm LAN nọ trước sân đã hái Ngọn tần kia bên bãi đưa hương (câu 309-310) G.S. H. X. Hãn đoán rằng chắc đó là sự nhuận sắc của Phan Huy Thực : có lẽ đúng vì từ năm 1825 đến năm 1833 Minh Mệnh có ra 2 lệnh cho phép những chữ như LAN, HOÀN khi làm văn đã có thể được dùng. 6. Điểm thứ 2 là cách dịch chữ NHƯỢC trong câu 232 ĐĂNG TRI NHƯỢC VÔ TRI của Đặng Tần Côn câu 195, bản N. V. Xuân dịch câu trên thành Đèn có biết DƯỜNG BẰNG chẳng biết Thông thường, cũng như trong Tự điển Việt La, NHƯỢC BẰNG cũng như DƯỜNG BẰNG đều viết với chữ BẰNG với nghĩa là “ bè bạn ”. Nhưng trong bản N. V. Xuân BẰNG lại viết thành chữ BÌNH (như trong HOÀ BÌNH) Hiện tượng này chúng ta cũng đã gặp 12 trên 13 lần trong bản Kiều Duy Minh Thị ! Lí do rất đơn giản : BÌNH là tên tục của Nguyễn Huệ, kẻ thù số 1 của Gia Long : thay cách viết BẰNG = “ bạn ” bằng cách viết BẰNG = “ bình ” − tên tục Nguyễn Huệ − là một điều các nhà Nho đoán rằng có thể làm cho Gia Long thích thú. Như vậy cứ liệu này cũng là một cứ liệu nói lên sự e dè của các nhà sáng tác trước uy quyền của triều đại mới. 7. Chúng ta đã có thêm chứng cớ ủng hộ ý kiến cho rằng bản N. V. Xuân không phải là một bản Chinh phụ ngâm của bà Đoàn Thị Điểm. Vậy bản dịch của Bà là bản nào ? vấn đề này ý kiến chúng tôi có khác G.S. H. X. Hãn : chúng tôi ngờ rằng bản B là của Nguyễn Khản, bản C mới thực sự là của Bà. * Một lối nói như ĐÀNH RÀNH trong 2 câu 304-305 : Lo xa vì nỗi muộn sầu Dưới hoa chín suối nước sâu đành rành (câu 305-306) Hay một lối nói như CHÚT CHIU trong hai câu 33, 34 : Nước xanh rờn chảy trong vặc vặc Chửa chút chiu rửa được lòng sầu chứng tỏ rằng bản B không phải là bản của người miền Bắc. CHÚT CHIU, ĐÀNH RÀNH, là những từ ngữ được ghi trong các từ điển miền Trung và miền Nam (Trần Hữu Thung & Thái Bá Đỉnh : Từ điển tiếng Nghệ ; Đặng Thanh Hoa : Từ điển phương ngữ tiếng Việt ; Huỳnh Tịnh Của : Đại Nam quấc âm tự vị). Ngược lại, nhiều cách nói trong bản C, chúng tôi là người Nghệ, nhưng chúng tôi lại cảm thấy là khá lạ lùng, chúng tôi không quen dùng như vậy. Chỉ có một ví dụ cần cần nhắc : cách viết chữ SIÊU, G.S. H.X.Hãn đọc SIU theo lối Nghệ An câu 271 : Biếng giồi phấn để má siu Nhưng SIU Nghệ hay THIU miền Bắc, theo ý chúng tôi, không thể liên quan gì đến việc má người phụ nữ có giồi phấn hay không ? Chữ SIÊU G.S. Hãn nói đến có thể chỉ là một chữ CHIÊU hay chữ THIỀU viết nhầm vì gần tự dạng. Mà THIỀU,CHIỀU thì có thể dùng để ghi DEO, GIEO trong DĂN DEO, GIĂN GIEO tức nay NHĂN NHEO. Trong CUNG OÁN NGÂM KHÚC ta đã có câu 280 : Nghiêng bình phấn mốc mà nhồi má nheo ( //mà giồi má gieo ) Vậy chắc câu 271 bản C có lẽ cũng nên hiểu là Biếng giồi phấn để má gieo (//deo, nheo ) 8. Nếu bản B là của Nguyễn Khản, bản C là của Đoàn Thị Điểm thì việc kị huý hình như cũng có nét hợp lí : * Trong khi bản Đoàn Thi Điểm viết (ở bản C, câu 53, 54 ) : Đội tiền quân mé tây Doanh Liễu Lũ hậu quân, bắc nẻo Trường Dương và không rõ bà có kị huý DOANH hay không, vì thiếu bản Nôm, thì bản B dứt khoát tìm cách né tránh cái chữ DOANH đáng ngại đó : Xe tiên, Tế Liễu bắc phương Ngựa sau, tây Trường dương cõi nhà (câu 55-56)Rõ ràng chỉ Nguyễn Khản mới kiêng né tên huý Trịnh Doanh vì ông chúa đó đã từng hết sức bao dung cha con Nguyễn Khản./ 2 / * Trong bản N. V. Xuân, câu 115-116 và câu 263-264 lại có 2 lần dùng từ ngữ SUM VẦY khá đạt. Bản Bà Đoàn cũng dùng SUM VẦY, câu 127 : Muốn Chàng cá nước sum vầy vì Bà chỉ thấy dịch thế là được, chứ lúc đó Bà đã biết Trịnh Sâm về sau sẽ lên làm chúa đâu ! Nhưng bản B của Nguyễn Khản kiên quyết không dùng SUM VẦY mà thay bằng 2 cách diễn đạt khác : * Hồn xưa cá nước duyên ưa Phần này mây nước trông chờ bao an (câu 130-131) * Nhớ trong vui họp lạ dường Sao rồi ra những một trường mộng xuân (câu 325-326) Rõ ràng bản B, Nguyễn Khản đã cố gắng tránh cho được cái tên huý của TRỊNH SÂM, một vị chúa cũng đã hết sức đối xử tử tế với mình. 9. Ta đã thấy về bản B của Nguyễn Khản. Còn về bản C mà chúng tôi ngờ rằng của bà Đoàn Thị Điểm thì sao ? Trong Đặng Trần Côn 3 lần dùng chữ TÂN với nghĩa là “ mới ”, ba câu 105, 463, 464 : + Kí sơn cựu chủng nguyệt mang mang Phì thuỷ tân phần phong niểu niểu + Cựu tình từ hề, hoán tân liên Ngữ tân thoại cựu hề tửu bất tiền Bản B của Nguyễn Khản vẫn dùng chữ TÂN câu 481 : + Cựu tình sánh với tân đề Dộng bề mới cũ, giải bề tỉnh say Nhưng bản C, cả 3 lần Bà Đoàn Thị điểm đều né tránh chữ TÂN : + Mộ núi Kì, trăng tà bóng giại Nấm sông Phì gió lại hơi xuân + Tờ cũ, thơ mới đặt bày Ca dâng khúc ngọc, rượu đầy chén trân Cũng dễ hiểu : TRUYỀN KÌ TÂN PHẢ Bà cũng đã kị huý chữ TÂN ! bản Hán thì kị huý bằng gia dạng ; bản Nôm thì kị huý bằng né tránh, cách biểu hiện có khác nhau, nhưng tinh thần né tránh tên vị vua nổi tiếng đời Lê này thì Bà vẫn được nổi lên một cách nhất quán, rất có hệ thống. 10. Tóm lại đến đây chúng tôi có 3 ý kiến chính : * Khác với G.S. Lê Hữu Mục, chúng tôi đồng ý với nhiều người rằng bản N. V. Xuân vẫn là một bản sơ thảo của Phan Huy Ích, vì không có vết tích gì về kị huý Lê Trịnh ; mà trái lại, nó đã rất sợ trái với Gia Long. * Và khác với G.S.Hoàng Xuân Hãn, chúng tôi cho rằng bản B có lẽ là bản của Nguyễn Khản ; bản C mới có lẽ là bản của nữ thi sĩ họ Đoàn. * Chúng tôi lại có ý nghĩ : văn chương là một địa hạt luôn luôn hiện đại hoá : ví như thế hệ cha chú chúng tôi thì chỉ biết Tản Đà ; thế hệ chúng tôi thì chuyển sang mê thơ mới tiền chiến ; còn về sau thì thơ mới tiền chiến cũng đã nhường chỗ cho những khuynh hướng khác phù hợp với các thế hệ sau hơn. Vậy xin có 2 đề nghị : * Khi giảng CHINH PHỤ NGÂM cũng nên chọn một hai đoạn hay của Đoàn Thị Điểm trước khi chọn các đoạn của Phan Huy Ích để học sinh thấy đúng được thực tế tiến lên của lịch sử văn học ; * Và G.S. Phạm Thị Nhung vẫn có thể giữ nguyên phần bình luận thiên về nội dung nữ tính của tác phẩm, chỉ cần thỉnh thoảng thay thế đôi ba đoạn trích dẫn của các dịch giả khác nhau là được. NGUYỄN TÀI CẨN CHÚ THÍCH /1/ Ví dụ chúng tôi không hiểu được vì sao G.S. Lê Hữu Mục lại chuyển sang đọc THUỞ thành KHUỞ, đọc DẶN thành DẬN, v.v. Trong từ điển A. de Rhodes đã có cả KHUỞ (trang 128) cả THUỞ (trang 224, 226), nhưng càng về sau THUỞ càng lấn át dần, đưa đến tình trạng như hiện nay Và ngay trong A. de Rhodes, THUỞ trang 224 cũng đã được coi trọng hơn cả rồi, vì nghĩa và ví dụ đều cho đây, còn dạng KHUỞ trang 128 và dạng THUỞ trang 226 đều cho là dạng phụ. Giữa DẬN và DẶN cũng cần thấy : A. de Rhodes, Ă, Â nhiều khi lẫn lộn : chẳng hạn trang 47, 48 VẬT LỘN viết với ẬT ; VẬT MÌNH viết với ẠT; và VẶT LÔNG cũng viết với ẠT Hơn nữa DẶN đã có mặt trong TRUYỀN KÌ MẠN LỤC và ngay cả trong Maiorica, thế kỉ 17. Nhưng đó chỉ là những chi tiết nhỏ. Cái đáng nói là nguyên tắc tổng quát phải dùng khi đọc các văn bản Hán và Nôm. Các giáo sư Trung Quốc khi giảng về KINH THI, SỞ TỪ hay ĐƯỜNG THI đều cùng sinh viên đọc theo âm Bạch Thoại cả, chứ có ai đọc theo âm Hán thượng cổ, trung cổ đâu ! Đối với chữ Hán, chữ Nôm, nói chung đều phải đọc theo âm hiện đại, chỉ trừ những trường hợp cá biệt âm cổ, từ cổ đã chết hẳn không lưu lại dạng hiện đại nào. Vì vậy chúng tôi mới ngạc nhiên về KHUỞ, về DẬN. * Trường hợp đổi LOÀ LẸT thành LEO LÉT, đổi NGÁC thành NGẠC v.v. chúng tôi cũng băn khoăn : G.S. không coi trọng quy tắc về tự dạng nữa hay G.S. cho là đều chép sai cả, phải đính ngoa ? NGÁC là một nhánh sông, nhánh sông có thể rất to : chỗ NGÃ BA HẠC, ba nhánh hợp lưu là sông Hồng, sông Đà, sông Lô, Nguyễn Bá Lân (1701-1785) cũng vẫn dùng chữ NGÁC : Dưới họp một dòng ; trên chia ba ngác Khác gì : những chốn Tiêu Tương, đồ tranh thủy mạc * Trường hợp chữ TRỜI (THIÊN+ THƯỢNG), G.S không quy vào kiểu hội ý nữa hay sao mà lại dùng qui luật ngữ âm Tlời > Trời để khẳng định đó là chữ của thế kỉ 19 ? Trong Maiorica (thế kỉ 17), trong TRUYỀN KÌ MẠN LỤC (bản 1737) đã có cách viết chữ TRỜI này rồi ! / 2 / Thật ra tên chúa là TRỊNH DINH (thanh mẫu DĨ, vận bộ THANH, khai khẩu, tam đẳng), đọc DOANH là đã kị huý rồi. Cũng như tên huý của ông tổ họ Nguyễn, và tổ ngoại của họ Trịnh là NGUYỄN CẢM (thanh mẫu Kiến, vân bộ KHÁM, khai khẩu, nhất đẳng), đọc KIM là đã kị huý rồi. Nhưng về sau người ta vẫn kị huý tiếp các cái tên vốn đã kị huý đó. Còn chữ DOANH trong DOANH LIỄU thì vốn đã phải đọc DOANH (thanh mẫu DĨ, vận bộ THANH, hợp khẩu, tam đẳng), nhưng vì cũng có khi đọc DINH (như trong DINH THỰ), nên DOANH cũng nghiễm nhiên được coi như là dạng kị huý. NGUỒN : bài này được công bố trên VĂN HÓA NGHỆ AN, số 110, ngày 10.10.2007. Bản điện tử do tác giả cung cấp. . BÀN THÊM VỀ BẢN CHINH PHỤ NGÂM TÌM ĐƯỢC Ở HUẾ NĂM 1972 (Viết để nhớ đến một đóng góp của G.S. Nguyễn Văn Xuân, nhân ngày mất của G.S. : ngày 04.07.2007)* Nguyễn Tài Cẩn 1. Năm. Nguyễn Văn Xuân mới tìm được ở Huế bản Nôm TÂN SAN CHINH PHỤ NGÂM DIỄN ÂM TỪ KHÚC, bắt nguồn từ một bản Nôm cổ in năm Gia Long 14. Bản Nôm này cơ bản phù hợp với nguyên tác của bản mà G.S. Hãn. Hoàng Xuân Hãn đã cho ra cuốn CHINH PHỤ NGÂM BỊ KHẢO, trong đó : * G.S. đã chỉnh lí bản CHINH PHỤ NGÂM hiện hành thành một bản gọi là bản A, và cho rằng người dịch bản A đó là Phan Huy Ích ;

Ngày đăng: 04/04/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w