1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng và khô) và kiểu chuồng (kín và hở) đến tốc độ sinh trưởng của lợn thịt doc

11 859 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 215,99 KB

Nội dung

NGUYỄN NGỌC PHỤC - Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng khô) 69 ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG THỨC ĂN (LỎNG KHÔ) KIỂU CHUỒNG (KÍN HỞ) ĐẾN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT Nguyễn Ngọc Phục 1 , Nguyễn Quế Côi 1 , Phan Xuân Hảo 2 Nguyễn Hữu Xa 1 , Lê Văn Sáng 1 , Nguyễn Thị Bình 1 Trần Thị Huyền 1 1 Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, 2 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Phục, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương Tel: 0983.052.811; Fax: (04) 38.3741.0025; E-mail: phuc.vcn@gmail.com ABSTRACT Effects of feeding types (liquid and dry) and housing types (close and open) on growth performance of commercial fattening pigs 465 pigs were allocated in the experiment to evaluate the effects of two feeding types (liquid and dry) and two housing types (close and open) through 4 seasons on growth of commercial fetttening pigs. Liquid feed increased the average daily gain (ADG) of pigs in post-weaning and fattening periods by 5,54% and 1,88%, respectively. The pigs fed liquid feed had feed conversion rates (FCR) lower by 5,05% compared to those fed dry feed. Close housing was showed to improve the growth of commercial pigs by increasing ADG of pigs by 6,05% in post- weaning and by 6,29% in fattening periods, and decreasing their FCR of fattening pigs by 5,44% as well. Seasons had different effects on the pigs, wherein the pigs had the highest ADG in Autumn and lowest ADG in Winter in both post-weaning and fattening periods. Seasons had no affects on feed efficiency of weaned pigs but increased the feed intake of fattening pigs in Autumn. Key words: fattening pigs, feeding types, housing types, growth performance. ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi lợn bằng dạng thức ăn lỏng (TAL) đã được các nghiên cứu cho rằng có tác động đến các chỉ tiêu sản xuất tình trạng sức khoẻ của lợn, đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng mức độ an toàn của thịt lợn (Brooks cs., 1996; Jensen Mikkelsen, 1998; Kim cs., 2001; Choct cs. 2004); đồng thời cũng có các công trình cho kết quả ngược lại (Lawlor cs., 2002). Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng của chuồng kín, chuồng hở hay ngoài trời, hoặc kết hợp đến năng suất chăn nuôi lợn chất lượng thịt lợn (Gentry cs., 2002a; Strudsholm Hermansen., 2005; Oksbjerg cs., 2005, Strudsholm Hermansen., 2005; Guy cs., 2002). Các nghiên cứu cho rằng chuồng kín, chăn thả hay bán chăn thả có ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng lợn nuôi đến giết mổ. Các công trình nghiên cứu trong nước về cách thức nuôi dưỡng tuy phong phú nhưng chưa có công trình nào so sánh đánh giá ảnh hưởng của thức ăn khô (TAK) TAL trong chăn nuôi lợn ngoại công nghiệp. Tương tự như vậy, chưa có các công trình nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của chuồng kín chuồng hở đến năng suất chất lượng lợn thịt mặc dù hệ thống chăn nuôi công nghiệp đối với lợn ngoại ở nước ta đã có nhiều trại gia công của công ty CP thiết kế xây dựng theo kiểu chuồng kín. Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của 2 dạng thức ăn (TAK TAL) 2 kiểu chuồng nuôi (chuồng kín chuồng hở) đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thương phẩm trong chăn nuôi công nghiệp. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Gia súc đồ bố trí thí nghiệm 465 lợn thương phẩm, sau cai sữa (23 - 25 ngày tuổi), là con lai từ lợn VCN22 đực cuối cùng Maxter 14 (France Hybrid) được bố trí vào thí nghiệm như Bảng 1. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/2011 70 Thí nghiệm tiến hành làm 4 mùa Xuân, Hè, Thu, Đông. Chuồng trại thí nghiệm Chuồng kín, có tường bao quanh cửa sổ có tấm kính chiếu sáng. Hệ thống quạt hút phun nước (cooling pad) đặt ở đầu chuồng. Chuồng cai sữa có sàn nhựa đặt trên nền cách mặt đất 0,4m, có máng ăn vòi uống tự động. Chuồng nuôi vỗ béo (VB) lợn thịt có ô 15 m 2 , nuôi với mật độ 0,75m 2 /con. Hệ thống quạt chạy liên tục để thông gió, tuy nhiên, hệ thống phun nước làm mát chỉ họat động vào mùa nóng. Chuồng lợn VB có nền chuồng xi-măng, rãnh nước rộng 0,5m sâu 15cm dọc theo cuối mỗi ô chuồng cho lợn tắm thải phân. Nước thải được xả ngày một lần, vòi uống tự động. Chuồng hở có sàn nền hệ thống cung cấp thức ăn nước uống tương tự chuồng kín mô tả ở trên. Điểm khác là thông gió tự nhiên do hai bên hành lang có bạt che kéo lên hạ xuống dễ dàng. Thức ăn nuôi dưỡng Thức ăn cho lợn thí nghiệm là thức ăn viên có thành phần dinh dưỡng trình bày tại Bảng 2. Lô TAK: TA cho vào máng ăn không pha trộn nước, lợn ăn khô từ ngày cai sữa đến kết thúc thí nghiệm (95 kg), ăn tự do bằng máng ăn bán tự động. Lô TAL: Thức ăn được trộn khuấy đều với nước trong xô theo tỉ lệ 3:1 (Nước : TA) ngay trước khi cho ăn, cho ăn 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều tối) với sức ăn tối đa mỗi lần. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chuồng kín Chuồng hở Các đợt thí nghiệm TAK TAL TAK TAL Cộng Đợt I (Mùa Xuân) 28 30 30 28 116 Đợt II (Mùa Hè) 30 30 30 30 120 Đợt III (Mùa Thu) 26 27 30 32 115 Đợt IV (Mùa Đông) 27 29 30 28 114 Cộng 111 116 120 118 465 Theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm Sinh trưởng: Lợn thí nghiệm được cân tại các thời điểm bắt đầu thí nghiệm (cai sữa 23-25 ngày), khi kết thúc giai đoạn 60 ngày tuổi bắt đầu vỗ béo (22-23 kg), thời điểm kết thúc vỗ béo (khoảng 95 kg). Hiệu quả sử dụng thức ăn gồm: lượng thức ăn thu nhận bình quân/ngày (TATN, g/ngày), tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (TTTA, kg/kg). Thời gian địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành từ 2008-2009 tại Ninh Bình Hà Nội. Xử lý số liệu Số liệu về sinh trưởng được phân tích ANCOVA với đồng biến là khối lượng bắt đầu thí nghiệm (khối lượng cai sữa), số liệu thức ăn được phân tích ANOVA. Áp dụng mô hình tuyến tính tổng hợp (GLM) gồm giá trị trung bình các tính trạng, ảnh hưởng của kiểu chuồng, dạng NGUYỄN NGỌC PHỤC - Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng khô) 71 TA, mùa, tương tác chuồng với mùa. Các tương tác khác chuồng với TA, chuồng với mùa, TA với mùa, chuồng với TA với mùa không sai khác đối với tất cả các tính trạng (P>0,05) nên loại khỏi mô hình. Các giá trị trung bình được so sánh bằng phương pháp Turky trên phần mềm Minitab 15. (2007). Kết quả trình bày gồm các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) sai số chuẩn (SEM). Bảng 2. Khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm L ợn sau cai sữa (5-25 kg) L ợn vỗ béo (25-xuất chuồng) Tên nguyên liệu Khối lượng (kg) Khối lượng (kg) Ngô 399,80 387,80 Tấm gạo tẻ 150,00 158,90 Cám mỳ 225,30 200,00 Khô đậu tương 148,80 173,60 Bột cá 60% Pr 20,00 30,00 Bột thịt xương 50% Pr 30,00 20,00 Premix Vitamin-khoáng 2,50 2,50 Lysine 4,10 2,60 Methionine 1,00 1,00 Threonine 1,90 1,30 Chất chống mốc 1,10 1,00 Chất chống ôxy hóa 0,20 0,20 Bột đá trắng 7,60 5,60 DCP 3,50 10,90 Muối ăn 4,20 5,00 Cộng 1000,00 1000,00 Thành phần dinh dưỡng Dry Matter (%) 87,61 87,29 ME (Kcal/kg) 3000,00 2950,00 Crude Protein (%) 18,00 16,00 Crude ADFibre (%) 4,66 5,05 Lysine (%) 1,15 0,95 Meth + Cyst (%) 0,67 0,58 Canxi (%) 1,00 0,90 Phot Pho Avial (%) 0,45 0,40 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/2011 72 KẾT QUẢ THẢO LUẬN Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm Kết quả trình bày tại Bảng 3 cho thấy kiểu chuồng nuôi ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng 60 ngày tuổi (P<0,001), khối lượng tăng sau cai sữa (SCS) (P<0,001), tăng trọng bình quân (TTBQ) giai đoạn SCS (P<0,001), giai đoạn vỗ béo (VB) (P<0,001), đến lượng thức ăn (TA) thu nhận (TATN) trong ngày vỗ béo tiêu tốn thức ăn (TTTA) cho 1 kg tăng trọng giai đoạn VB (P<0,05). Tuy nhiên, kiểu chuồng không ảnh hưởng đến khối lượng kết thúc khối lượng tăng trong giai đoạn VB, TATN sau SCS TTTA giai đoạn SCS (P>0,05). Dạng thức ăn ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu tăng trọng giai đoạn SCS cũng như VB với mức sác xuất p<0,05 P<0,001, nhưng không ảnh hưởng đến TTTA TATN sau SCS (P>0,05). Yếu tố mùa có ảnh hưởng rõ rệt đến hầu hết các chỉ tiêu giai đoạn CSC VB với sác xuất P<0,01 P<0,001, trừ khối lượng kết thúc tăng trọng giai đoạn VB (P>0,05). Các chỉ tiêu về TA như TATN/ngày TTTA/kg tăng trọng ở giai đoạn VB cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa (P<0,01 P<0,05), trong khi đó hai chỉ tiêu này ở giai đoạn SCS không chịu tác động này (P>0,05). Khi nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa các yếu tố có chỉ tiêu TTBQ giai đoạn VB chịu tác động bởi tương tác giữa kiểu chuồng nuôi mùa vụ (P<0,01), còn lại các yếu tố khác đều không có tác động tương tác đối với tất cả các chỉ tiêu còn lại (P>0,05). Bảng 3. Mức ảnh hưởng các yếu tố đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn Các ảnh hưởng tương tác Các chỉ tiêu Kiểu chuồng D ạng TA Mùa Chuồng x TA Chuồng x Mùa Mùa x TA Chuồng x TA x Mùa Tốc độ sinh trưởng Khối lượng 60 ngày tuổi (kg/con) *** *** ** NS NS NS NS Khối lượng kết thúc (kg/con) NS * NS NS NS NS NS Khối lượng tăng SCS (kg/con) *** *** ** NS NS NS NS Khối lượng tăng VB (kg/con) NS ** NS NS NS NS NS TTBQ giai đoạn SCS (g/ngày) *** *** *** NS NS NS NS TTBQ giai đoạn VB (g/ngày) *** ** *** NS ** NS NS Hiệu quả sử dụng thức ăn TATN sau SCS (kg/ngày) NS NS NS NS NS NS NS TATN giai đoạn VB (kg/ngày) * *** ** NS NS NS NS TTTA giai đoạn SCS (kg/kg) NS NS NS NS NS NS NS TTTA giai đoạn VB (kg/kg) * * * NS NS NS NS *** P<0,001; P<0,01; **; *P<0,05; NS: P>0,05 Ảnh hưởng của kiểu chuồng Kiểu chuồngảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm cả hai giai đoạn SCS VB (Bảng 4). Ở giai đoạn SCS, khối lượng lợn tại thời điểm NGUYỄN NGỌC PHỤC - Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng khô) 73 60 ngày tuổi ở lô chuồng kín (22,04 kg/con) cao hơn lô chuồng hở (21,35 kg/con), tương ứng 3,23% (P<0,001). Tốc độ TTBQ của lợn con sau cai sữa trong chuồng kín cao hơn chuồng hở 6,05% (386,22 g/ngày so với 364,17 g/ngày, P<0,001). Ở giai đoạn VB, lợn thương phẩm cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố chuồng trại trong đó lợn nuôi chuồng kín có TTBQ (837,25 g/ngày) cao hơn lợn nuôi chuồng hở (787,69 g/ngày), tương ứng 6,29 % (P<0,001). Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn giai đoạn VB cũng khác nhau tuỳ theo kiểu chuồng trại. Lợn nuôi chuồng kín có lượng thức ăn thu nhận/ngày cao hơn chuồng hở 0,11 kg (5,23%), đạt mức tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng cũng thấp hơn 0,14kg (5,11%). Tuy nhiên, tác động này không thấy xảy ra đối với lợn con giai đoạn SCS có thể do điều kiện nhiệt độ độ ẩm của chuồng hở nuôi lợn con sau cai sữa được kiểm soát tốt do có trang bị bạt che, đèn sưởi sàn nhựa. Các tác giả khác nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểu chuồng đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn SCS cho thấy lợn con nuôi trong chuồng kín sinh trưởng tốt hơn so với nuôi chuồng hở. Theo Larson cs. (2003), trong điều kiện chuồng kín lợn con giai đoạn SCS lớn nhanh đạt mức TTBQ/ngày cao hơn 3% so với lô đối chứng nuôi trong chuồng hở. Đặc biệt, mức tăng cao hơn chủ yếu diễn ra trong tuần đầu tuần thứ hai SCS với mức tăng của lô nuôi chuồng kín cao hơn tương ứng 29,82% 19,82%. Như vậy kết quả về TTBQ/ngày trong thí nghiệm của chúng tôi tương tự như kết quả trên, có thể khẳng định chuồng kín có tác dụng tích cực đối với sinh trưởng của lợn con, đặc biệt trong 2 tuần đầu sau cai sữa. Bảng 4. Ảnh hưởng của kiểu chuồng đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn Các chỉ tiêu Chuồng kín (n=227) Chuồng hở (n=238) SEM Tốc độ sinh trưởng Khối lượng cai sữa (kg/con) 6,04 6,43 0,67 Khối lượng 60 ngày tuổi (kg/con) *** 22,04 a 21,35 b 0,14 Khối lượng kết thúc (kg/con) 97,16 96,37 0,31 Khối lượng tăng SCS (kg/con)*** 15,80 a 15,11 b 0,14 Khối lượng tăng VB (kg/con) 75,12 75,02 0,33 TTBQ giai đoạn SCS (g/ngày) *** 386,22 a 364,17 b 3,44 TTBQ giai đoạn VB (g/ngày) *** 837,25 a 787,69 b 3,59 Sử dụng thức ăn TATN giai đoạn SCS (kg/ngày) 0,49 0,53 0,02 TATN giai đoạn VB (kg/ngày) * 2,25 a 2,14 b 0,04 TTTA giai đoạn SCS (kg/kg) 1,50 1,51 0,04 TTTA giai đoạn VB (kg/kg) * 2,58 a 2,73 b 0,04 Các giá trị cùng dòng không mang cùng chữ cái khác nhau có ý nghĩa; ***: P<0,001; *: P<0,05 Mức tiêu thụ sử dụng thức ăn của lợn con SCS trong nghiên cứu của Larson cs. (2003) tăng lên trong điều kiện chuồng kín, trong đó lượng TATN củachuồng kín tăng 23% trong hai tuần đầu 7% trong cả 5 tuần thí nghiệm do điều kiện chuồng kín phù hợp thuận lợi VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/2011 74 hơn cho lợn con SCS so với chuồng hở. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác nhau giữa hai kiểu chuồng có thể do chuồng hở được che chắn kỹ, có lò sưởi chăm sóc đặc biệt nên điều kiện tiểu khí hậu không khác nhiều so với chuồng kín, đặc biệt những ngày đầu SCS Mùa vụ là yếu tố quan trọng tác động đến chăn nuôi lợn, đặc biệt lợn con. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy mùa vụ có ảnh hưởng đến sinh trưởng tương tự như các thí nghiệm khác. Trong thí nghiệm của Larson cs. (2003), mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn đến TTBQ TATN của lợn con SCS phụ thuộc vào kiểu chuồng nuôi. Trong mùa đông mùa xuân lợn nuôi ở chuồng hở ăn ít hơn 6-9% chậm lớn hơn 5-7% so với chuồng kín, trong khi lợn ở hai chuồng nuôi mùa hè có tốc độ lớn nhanh như nhau. Trong thí nghiệm của các tác giả này tại Canada, mùa hè không khác nghiệt tương tự như mùa thu của Việt Nam. Như vậy, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, lợn con SCS có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Đối với giai đoạn VB, các nghiên cứu cho thấy kiểu chuồng trại có ảnh hưởng lớn đến khả năng sử dụng TA cũng như tốc độ tăng trọng của lợn VB. Kết quả của chúng tôi cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của kiểu chuồng đến khả năng tăng trọng của lợn vỗ béo trong đó lợn nuôi chuồng kín-mùa thu đạt mức TTBQ giai đoạn vỗ béo cao hơn các mùa khác chuồng hở- mùa đông mùa hè. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, trong điều kiện chuồng kín có hệ thống thông gió kiểm soát được tiểu khí hậu, lợn vỗ béo lớn nhanh hơn, đặc biệt ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt. Enfalt cs. (1997) cho biết lợn nuôi chuồng kín có TTBQ ngày cao hơn chuồng hở vào mùa đông, trong khi đó theo Sather cs. (1997) thì chuồng kín cải thiện được TTBQ của lợn VB cả mùa đông cũng như mùa hè. Lally Edwards (1999) cho biết lợn nuôi VB chuồng kín có lượng TATN cao hơn 2,1%, tổng khối lượng toàn kỳ tăng 4,25%, TTBQ cao hơn 6,04% thời gian nuôi ngắn hơn 2,3 ngày so với chuồng hở. Những nghiên cứu gần đây cũng khẳng định rằng chuồng kín có tác dụng rất tốt cho tăng trọng sử dụng thức ăn của lợn vỗ béo. Strudsholm Hermansen (2005) cũng cho biết lợn nuôi chuồng hở, thông thoáng tự nhiên tăng trọng chậm hơn so với nuôi trong chuồng kín khoảng 4% hiệu quả sử dụng TA kém hơn 12%. Kết quả của chúng tôi trái với kết quả của Lebret cs. (2006). Các tác giả này cho thấy lợn nuôi ở chuồng hở có tốc độ lớn nhanh hơn 10%, TNTA nhiều hơn 0,23 kg/ngày, đạt khối lượng xuất chuồng cao hơn 7 kg so với lợn nuôi chuồng kín. Trong nghiên cứu của Gentry cs. (2002a) cũng công bố kết quả lợn nuôi trong chuồng kín tăng trọng thấp hơn so với nuôi ở chuồng hở 12,35% vào mùa hè không khác nhau vào mùa đông. Hơn nữa Gentry cs. (2002b) còn cho thấy tăng trọng của lợn giai đoạn 25 kg đến kết thúc không bị tác động của môi trường nuôi (chuồng kín hay chuồng hở) ở giai đoạn VB mà phục thuộc vào môi trường nuôi từ sơ sinh giai đoạn sau cai sữa, trong đó lợn có giai đoạn sơ sinh đến cai sữa nuôi chuồng kín phát triển kém hơn so với lô nuôi chuồng hở. Nguyên nhân của sự khác nhau nói trên có thể do điều kiện khí hậu ở các thí nghiệm trên khác nhiều không khắc nghiệt, đặc biệt vào mùa hè như ở Việt Nam. Ảnh hưởng của dạng thức ăn Ảnh hưởng của dạng TAL TAK được trình bày tại Bảng 5. Ở đây có ảnh hưởng rõ rệt của dạng thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của lợn thí nghiệm cả hai giai đoạn SCS VB. Lợn nuôi bằng TAL đạt khối lượng ở 60 ngày tuổi cao hơn lô ăn TAK (22,13 21,26 kg/con, P<0,001), tương đương 4% đạt TTBQ (385,7 g/ngày) cao hơn 5,54% (P<0,001) so với TTBQ của lợn nuôi bằng TAK (364,51 g/ngày). Đối với giai đoạn vỗ béo, ảnh hưởng của dạng thức ăn vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của lợn thương phẩm nhưng với NGUYỄN NGỌC PHỤC - Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng khô) 75 mức độ thấp hơn so với giai đoạn sau cai sữa. Lô TAL đạt TTBQ cao hơn lô TAK khoảng 1,88% (804,76 so với 820,17 g/ngày, P<0,01). Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm trình bày tại Bảng 5. Ở giai đoạn SCS, lượng TATN TTTA của hai lô đều không có sự sai khác đáng kể (P>0,05). Trái lại, ở giai đoạn VB, TAL đã làm tăng rõ rệt lượng TATN hàng ngày từ 2,09 kg/ngày lên 2,30 kg/ngày, tương ứng 11,33% (P<0,001), đồng thời giảm đáng kể (5,05%) lượng TTTA cho tăng trọng (2,72 kg/kg so với 2,59 kg/kg, P<0,01) so với TAK. Đối với lợn con giai đoạn sau cai sữa, các kết quả nghiên cứu khác cho biết TAL làm tăng mức TATN cũng như TTBQ. Trong kết quả của Jensen Mikkelsen (1998) lợn con SCS nuôi bằng TAL có TTBQ cao hơn 12,3% so với TAK. Tương tự, Partridge cs. (1992) Lawlor cs. (2002) cũng cho kết quả TAL làm tăng lượng TATN đối với lợn con SCS. Ngoài ra, thức ăn lỏng lên men còn tăng khả năng tăng trọng đến 13,4% so với thức ăn dạng lỏng không lên men (Jensen Mikkelsen, 1998). Trong thí nghiệm của Han cs. (2006), mức TTBQ/ngày của lợn con sau cai sữa nuôi TAL đạt từ 4,8% - 9,7%, cao hơn so với lợn nuôi bằng TAK, tuỳ theo thời gian sử dụng TAL 10 hay 20 ngày liên tục sau cai sữa. Kết quả nghiên cứu của Kim cs. (2001) cũng cho thấy nuôi lợn con trong 2 tuần đầu sau cai sữa bằng thức ăn dạng lỏng đạt mức TTBQ/ngày tăng trọng/tiêu tốn TA cao hơn so với nhóm nuôi bằng thức ăn khô (tương ứng 44% 22%). Bảng 5. Ảnh hưởng của dạng thức ăn đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn Các chỉ tiêu TA khô (n=231) TA lỏng (n=234) SEM Tốc độ sinh trưởng Khối lượng cai sữa (kg/con) 6,18 6,30 0,07 Khối lượng 60 ngày tuổi (kg/con) *** 21,26 a 22,13 b 0,14 Khối lượng kết thúc (kg/con) * 95,42 a 97,1 b 0,31 Khối lượng tăng SCS (kg/con) *** 15,01 a 15,89 b 0,14 Khối lượng tăng VB (kg/con) ** 74,17 a 75,01 b 0,33 TTBQ giai đoạn SCS (g/ngày) *** 364,51 a 385,87 b 3,40 TTBQ giai đoạn VB (g/ngày) ** 804,76 a 820,17 b 3,56 Sử dụng thức ăn TATN giai đoạn SCS (kg/ngày) 0,54 0,49 0,02 TATN giai đoạn VB (kg/ngày) *** 2,09 a 2,30 b 0,04 TTTA giai đoạn SCS (kg/kg) 1,53 1,48 0,04 TTTA giai đoạn VB (kg/kg) * 2,72 a 2,59 b 0,04 Các giá trị cùng dòng không mang cùng chữ cái khác nhau có ý nghĩa; ***: P<0,001; **: P<0,01; *: P<0,05 Như vậy kết quả của thí nghiệm của chúng tôi có mức TTBQ phù hợp với kết quả của các tác giả trên khẳng định TAL làm tăng tốc độ sinh trưởnglợn con sau cai sữa, mặc dù mức độ cải thiện TTBQ của lợn trong thí nghiệm này còn thấp hơn so với các nghiên cứu trên. Trái lại, thí nghiệm của Lawlor cs. (2002) lại cho thấy TAL làm giảm TTBQ/ngày tới 15% so VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/2011 76 với TAK. Ngoài ra, thí nghiệm của chúng tôi cho thấy lượng TATN không bị ảnh hưởng bởi dạng TAL hay TAK. Ảnh hưởng tích cực của TAL đến tốc độ sinh trưởng của lợn SCS chủ yếu do tăng lượng thức ăn tiêu thụ/ngày. Các thí nghiệm trên cho kết quả lượng TATN của nhóm TAL tăng 18% (Kim cs. 2001) hay 6-14% (Han CS, 2000). Trái với kết quả trên, trong thí nghiệm của chúng tôi cho kết quả lượng TATN của lô TAL có xu hướng thấp hơn lô TAK (0,49 0,54 g/ngày) nhưng kết quả phân tích thông kê cho thấy mức sai khác không đủ độ tin cậy (P>0,05). Nguyên nhân khác nhau trên có thể do việc ung cấp thức cho lô TAL theo bữa hàng ngày chưa đáp ứng đủ nhu cầu ăn thực tế của lợn thí nghiệm, trong khi lợn của lô TAK được ăn tự do nên có khả năng ăn được nhiều hơn. Khả năng tăng trọng cao của lợn SCS nuôi bằng TAL được các nghiên cứu kết luận là do lượng TATN hàng ngày tăng giúp duy trì sự thăng bằng trong hệ tiêu hoá, đặc biệt là bảo vệ được lớp lông nhung phủ niêm mạc ruột (villi) (Deprez cs., 1987; Pluske cs., 1996). Nhờ đó khả năng tiêu hoá của lợn con SCS không bị rối loạn, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá, hạn chế quá trình chậm lớn thường thấy những ngày đầu sau cai sữa. Ngoài ra, kết quả tăng trọng cao do TAL ở các thí nghiệm khác trích dẫn trên còn do TAL được pha trộn sử dụng trong 24h nên thường xảy ra hiện tượng lên men trong TAL. Mikkelsen Jensen (2000) đã phát hiện thấy sự phát triển rất nhanh của hệ vi sinh vật trong TAL trong vòng 24 giờ sau khi pha trộn với nước. Trong thí nghiệm của chúng tôi, TAL được trộn cho ăn ngay nên có thể không tận dụng được ưu điểm lên men tự nhiên này của TAL lỏng, do đó mức TTBQ/ngày của lợn giai đoạn SCS thấp hơn so với các thí nghiệm nêu trên. Đối với giai đoạn VB, kết quả của chúng tôi tương đương với một số nghiên cứu khác, trong đó đều cho thấy ưu điểm về năng suất của lợn VB bằng TAL. Trong thí nghiệm của Kim cs. (2001), lợn nuôi bằng TAL đạt TTBQ cao hơn số ngày nuôi đạt 120 kg cũng ngắn hơn so với lợn nuôi TAK (150,9 so với 154,6 ngày). Một nghiên cứu khác của Choct cs. (2004) cũng cho thấy khi cho thức ăn vào nước, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng lên tới 22% năng lượng tiêu hoá lên 0,9-1.5 MJ/kg. Hust cs. (2008) mới đây cũng khẳng định TAL nuôi lợn giai đoạn VB (45-90 kg) đã cho mức TTBQ cao hơn 15,9% so với TAK, tuy nhiên nghiên cứu của các tác giả này không cho thấy sự khác nhau về mức TTTA. Trái lại với các kết quả trên, Lawlor cs. (2002) cho biết khối lượng lợn VB đến kết thúc của lô TAL thấp hơn 1,97% lượng TATN cũng thấp hơn 2,15% so với lô TAK nhưng TTBQ TTTA lại không bị ảnh hưởng bởi dạng thức ăn. Trong thí nghiệm tương tự khác (Lawlor CS, 2002) cũng không thấy có ảnh hưởng của dạng TAL TAK đến TATN, TTTA TTBQ. Ảnh hưởng của mùa Ảnh hưởng của mùa đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thương phẩm được trình tại Bảng 6. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của mùa vụ đến khối lượng lợn 60 ngày tuổi. Lợn nuôi mùa thu (22,31kg) có khối lượng cao hơn (P<0,01) mùa hè (21,55 kg) mùa xuân (21,27 kg), trong khi đó khối lượng lợn mùa đông (21,65kg) không có sự sai khác so với các mùa khác trong năm (P>0,05). Tương tự, khối lượng tăng giai đoạn SCS cao nhất trong mùa thu (16,07kg, P<0,01), đồng thời mức TTBQ/ngày mùa thu (392,24 g/ngày) cũng cao (P<0,001) hơn mùa hè (375,78 g/ngày) mùa đông (350,12 g/ngày) tương đương (P>0,05) mùa xuân (382,44 g/ngày). TTBQ trong mùa đông ở mức thấp nhất (350,12 g/ngày, P<0,001) so với các mùa còn lại, mặc NGUYỄN NGỌC PHỤC - Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng khô) 77 dù khối lượng kết thúc giai đoạn mức tăng trọng của mùa đông tương đương các mùa khác. Nguyên nhân là do thời gian nuôi mùa đông giai đoạn này dài nhất (44 ngày) nhằm để lợn con khoẻ hơn khi chuyển chuồng, trong khi thời gian nuôi vào mùa hè mùa xuân ngắn hơn (39- 42 ngày). Ở giai đoạn VB, mùa vụ cũng tiếp tục ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của lợn, trong đó TTBQ của lợn nuôi mùa thu đạt mức cao nhất (837,45g/ngày), mùa đông -thấp nhất (792,67 g/ngày) với mức P<0,001. TTBQ ở mùa xuân mùa hè tương đương nhau (803,63 816,13 g/ngày, P>0,05), thấp hơn mùa thu cao hơn mùa đông (P<0,001). Bảng 6. Ảnh hưởng mùa vụ đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn Các chỉ tiêu Xuân (n=116) Hè (n=120) Thu (n=115) Đông (n=116) SEM Tốc độ sinh trưởng Khối lượng cai sữa (kg/con) 6,12 6,26 5,90 6,69 0,06 Khối lượng 60 ngày tuổi (kg/con) ** 21,55 a 21,27 a 22,31 b 21,65 ab 0,20 Khối lượng kết thúc (kg/con) 95,67 97,07 97,11 97,21 0,44 Khối lượng tăng SCS (kg/con) ** 15,30 a 15,03 a 16,07 b 15,41 ab 0,20 Khối lượng tăng VB (kg/con) 74,12 75,80 74,80 75,56 0,47 TTBQ giai đoạn SCS (g/ngày) *** 382,44 ab 375,78 a 392,43 b 350,12 c 4,86 TTBQ giai đoạn VB (g/ngày) *** 803,63 a 816,13 a 837,45 b 792,67 c 5,08 Sử dụng thức ăn TATN giai đoạn SCS (kg/ngày) 0,49 0,47 0,56 0,53 0,03 TATN giai đoạn VB (kg/ngày) ** 2,28 ab 2,12 ac 2,32 b 2,05 c 0,05 TTTA giai đoạn SCS (kg/kg) 1,53 1,53 1,48 1,47 0,06 TTTA giai đoạn VB (kg/kg) * 2,62 ab 2,65 ab 2,54 a 2,80 b 0,06 Các giá trị cùng dòng không mang cùng chữ khác nhau có ý nghĩa; ***:P<0,001; **:P<0,01; *:P<0,05 Về hiệu quả sử dụng thức ăn, ở giai đoạn SCS thí nghiệm không thấy ảnh hưởng của mùa vụ đến TATN cũng như TTTA (P>0,05). Cả bốn mùa, lợn con giai đoạn SCS có lượng TATN dao động trong khoảng 0,47-0,53 kg/ngày mức TNTĂ trong khoảng 1,47-1,53 kg/kg. Ở giai đoạn vỗ béo, ảnh hưởng của mùa vụ thể hiện rõ rệt ở lượng TATN. Trong mùa thu lợn ăn nhiều thức ăn hơn so với mùa hè mùa đông (2,32kg/con/ngày so với 2,12 kg/con/ngày 2,05kg/con/ngày, P<0,001) nhưng tương đương với mùa xuân (2,28). Lượng TATN của mùa xuân có xu hướng cao hơn mùa hè (2,28 2,12 kg/ngày). Ngoài ra, TATN của mùa hè mùa đông tương đương nhau. Đối với mức TTTA, lợn nuôi trong mùa thu có xu hướng có mức TTTA thấp nhất (2,54 kg/kg), tuy nhiên không có sự sai khác (P>0,05) khi so với mùa đông (2,8 kg/kg) chưa đủ độ tin cậy có ý nghĩa khi so sánh với mùa xuân (2,62 kg/kg 2,65 kg/kg, P>0,05). Mức độ giảm về TTTA của mùa thu so với các mùa khác như vậy dao động 0,08-0,26 kg/kg tăng trọng. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/2011 78 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ Kết luận Dạng thức ăn lỏng có tác động tích cực đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ănlợn sau cai sữa cũng như vỗ béo: lợn con sau cai sữa lợn vỗ béo nuôi bằng TAL đều có tăng trọng bình quân/ngày cao hơn, tương ứng 5,54% 1,88%, lợn vỗ béo có hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn 5,05% so với lợn nuôi bằng TAK. Chuồng kín ảnh hưởng tốt hơn đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thương phẩm so với nuôi chuồng hở, trong đó lợn con sau cai sữa có mức tăng trọng bình quân/ngày cao hơn 6,05%, lợn vỗ béo có tăng trọng bình quân/ngày cao hơn 6,29% hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn 5,44%. Mùa ảnh hưởng đến sinh trưởng hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn, trong đó lợn nuôi mùa thu có TTBQ/ngày cao nhất mùa đông - thấp nhất ở cả giai đoạn sau CS (392,43 g/ngày 350,12 g/ngày) cũng như VB (837,45g/ngày 792,67 g/ngày), đồng thời mùa không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TA ở giai đoạn SCS nhưng mùa thu làm tăng lượng TATN/ngày ở giai đoạn VB. Đề nghị Áp dụng kỹ thuật nuôi chuồng kín trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa thương phẩm trong sản xuất. Tiếp tục mở rộng nghiên cứu ảnh hưởng của TAL đến năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con, lợn con sau cai sữa lợn thịt với tỉ lệ trộn nước khác nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO Brooks, P.H., T.M. Geary, D.T. Morgan & A. Campbell (1996). New developments in liquid feeding. Pig J. 36: 43-64. Choct, M., E.A.D. Selby, D.J. Cadogan & R.G. Campbell (2004). Effects of particle size, processing, and dry or liquid feeding on performance of piglets. Australian Journal of Agricultural Research. 55:237-245. Deprez, P., P. Deroose, C. van den Hende, E. Muylle and W. Oyaert (1987). Liquid versus dry feeding in weaned piglets:the influence on small intestine morphology. J. Vet. Med. 34: 254-259. Enfalt, A.C., K. Lundstrom, I. Hansson, N. Lundeheim & P.E. Nystrom (1997). Effects of outdoor rearing and sire breed (Duroc or Yorkshire) on carcass composition and sensory and technological meat quality. Meat Sci. 45: 1-15. Gentry, J.G., J.J. Mcglone, J.R. Blanton & M.F. Miller (2002a). Alternative Housing Systems For Pigs:Influences On Growth, Composition and Pork Quality. J Anim Sci. 80: 1781-1790. Gentry, J.G., J.J. McGlone, M.F. Miller, & J.R. Blanton (2002b). Diverse birth and rearing environment effects on pig growth and meat quality. J. Anim. Sci. 80:1707–1715. Gustafson, G. & S. Stern (2003). Two strategies for meeting energy demand of growing pigs on pasture. Livest. Prod. Sci. 80: 167-174 Guy, J.H., P. Rowlinson, J.P. Chadwick, & M. Ellis (2002). Growth performance and carcass characteristics of two genotypes of growth-finishing pig in different housing system. Anim. Sci. 74: 493-502. Han, Y.K., P.A. Thacker & J.S. Yang (2006). Effects of the duration of liquid feeding on performance and nutrient digestibility in weaned pigs. Asian-Aust. J. Anim. Sci. 19: 396-401 Hurst, D., L. Clarke & I. J. Lean (2008). Effect of liquid feeding at different water-to-feed ratios on the growth performance of growing-finishing pigs. Animal. 2: 1297-1302. [...]...NGUY N NG C PH C - nh hư ng c a d ng th c ăn (l ng khô) Jensen, B B., & L L Mikkelsen (1998) Feeding liquid diets to pigs In: P.C Garnsworthy and J Wiseman (ed.) Recent Advances in Animal Nutrition Nottingham University Press, Nottingham, UK Kim,... Strudsholm, K & J Hermansen (2005) Performance and carcass quality of fully or partly outdoor reared pigs in organic production Livestock Production Science 96: 261-268 Ngư i ph n bi n: TS Tr n Qu c Vi t TS Hoàng Th Phi Phư ng 79 . NGUYỄN NGỌC PHỤC - Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng và khô) 69 ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG THỨC ĂN (LỎNG VÀ KHÔ) VÀ KIỂU CHUỒNG (KÍN VÀ HỞ) ĐẾN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT Nguyễn Ngọc Phục 1 ,. béo, ảnh hưởng của dạng thức ăn vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của lợn thương phẩm nhưng với NGUYỄN NGỌC PHỤC - Ảnh hưởng của dạng thức ăn (lỏng và khô) 75 mức độ thấp. theo kiểu chuồng kín. Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của 2 dạng thức ăn (TAK và TAL) và 2 kiểu chuồng nuôi (chuồng kín và chuồng hở) đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn

Ngày đăng: 03/04/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN