ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN CÁC NGUYÊN LIỆU TRONG THỨC ĂN VIÊN TỚI KHẢ NĂNG TIÊU HÓA, TÍCH LŨY NITƠ, SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Ở THỎ NUÔI THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ pptx
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
677,31 KB
Nội dung
93
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
ẢNH HƯỞNGTỶLỆPHỐITRỘNCÁCNGUYÊNLIỆUTRONGTHỨCĂNVIÊN
TỚI KHẢNĂNGTIÊUHÓA,TÍCHLŨYNITƠ,SINHTRƯỞNGVÀ
HIỆU QUẢKINHTẾỞTHỎNUÔITHỊTTẠITHỪATHIÊNHUẾ
Dư Thanh Hằng
1
, Lê Trần Tịnh Quyên
2
1
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
2
Học viên cao học khóa 15, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. 25 thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu 1,5 kg
± 0,2 được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn ở 5 nghiệm thức KF0, KF7.5; KF15;
KF22.5; KF30 (tương ứng 5 mức 0; 7,5; 15; 22,5 và 30% bột lá sắn trongthứcăn
viên) đến khảnăngtiêu hóa vàtíchlũy nitơ ở thỏ. Kết quả cho thấy, có sự khác
nhau về khảnăngtiêu hóa hợp chất hữu cơ (OM) và vật chất khô giữa các nghiệm
thức (P<0,05). N được tiêu hóa giảm dần theo mức tăng dần của bột lá sắn
(P<0.05). N tíchlũyởcác nghiệm thức KF0, KF7.5, KF15 và KF22.5 không có
sự sai khác (p> 0,05) (từ 1,98 đến 2,06 g/ngày) cao hơn nghiệm thức KF30 (1,84
g) (p = 0,001).
Năm mươi thỏ lai (Địa phương x New Zealand), có trọng lượng ban đầu 0,8 ± 0,2 kg,
được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 nghiệm thức: KF0; KF7.5;
KF15, KF22.5 và được so sánh với thứcăn công nghiệp (KFDC), với 5 lần lặp lại
(5*2*5). Kết quả cho thấy, tăng trọng đạt cao nhất ở KF22,5 (24,5g/ngày) rồi đến
KF15 (22,3 g/ngày), thấp hơn ở KF0 (20,3 g/ngày); KFDC (20,6 g/ngày) và KF7.5
(19,6 g/ngày) (p <0,05). FCR từ 4,2 đến 4,9 (P> 0,05). Hiệuquảkinhtế có xu
hướng tăng dần theo mức tăng bột lá sắn trongcác nghiệm thức. Từ đó có thể kết
luận, có thể sử dụng mức 22,5% bột lá sắn trongthứcănviên như nguồn protein
cho thỏ mang lại hiệuquảkinh tế.
Từ khóa. Cân bằng N, lá sắn, tiêuhóa, tăng trọng, chuyển hóa thức ăn, hiệuquả
kinh tế, thỏ.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây (sau khi dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn xảy ra
tại Việt Nam), chăn nuôithỏ đã được nông dân vàcác cơ quan Chính phủ quan tâm
nhiều hơn, chăn nuôithỏ được xem như là một phương tiện để nâng cao thu nhập của
người nghèo nông thôn. Hiện nay, số lượng thỏở nước ta vào khoảng 6,45 triệu con,
phân bố đều trên cả ba miền đất nước và sản lượng thịtthỏ sản xuất ra năm 2005 là
94
2.516 tấn và năm 2006 là 2.635 tấn (Đinh Văn Bình, 2009). Mặc dù đã có những tiến bộ
đáng kể, song hàng năm cả nước mới chỉ có khoảng 19 triệu thỏ sản phẩm cung cấp
trung bình 22500 tấn thịtthỏ (Cục Chăn nuôi, 2007). Theo định hướng của Cục Chăn
nuôi đến năm 2020, chuyển đổi chăn nuôithỏ từ nông hộ sang chăn nuôi trang trại công
nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo
vệ sinhan toàn thực phẩm (Cục chăn nuôi, 2007).
Để thực hiện được định hướng này, ngoài công tác giống và qui hoạch vùng
giống trọng điểm thì thứcăn được quan tâm hàng đầu. Đồng nghĩa với chăn nuôi công
nghiệp thì thứcăn hỗn hợp không thể thiếu. Đứng trước tình hình giá cả thứcăn liên tục
tăng cao trong những năm vừa qua, việc tìm kiếm lựa chọn những nguyênliệu là các
phụ phẩm chế biến hay sản phẩm phụ sau thu hoạch đồng thời xác định tỷlệcácnguyên
liệu này trongthứcăn hỗn hợp nhằm giảm chi phí thứcănvà tăng hiệuquả chăn nuôi là
hướng đi cần thiết.
Lá sắn là nguồn cung cấp protein có giá trị trong chăn nuôi. Thành phần
protein thôtrong lá sắn phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc, phân bón nhưng biến
động vào khoảng từ 16,7 tới 39% trong vật chất khô (Eggum, 1970; Allen 1984; Phuc,
2000; Hang 2007). Protein trong lá sắn tương đối đầy đủ axit amin thiết yếu (trừ Meth.
và Cys.) (Phuc, 2001) tương đương với axit amin của cỏ alfalfa và bột đậu tương.
Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn làm thứcăn cho thỏ đã được một số tác giả quan tâm.
Khi nghiên cứu việc thay thế thứcăn đậm đặc bởi lá sắn trong khẩu phần ăn của thỏ,
Okonkwo (2010) cho thấy lượng VCK ăn vào dao động 44 - 67g /con/ngày nằm trong
khoảng 40 - 80 g/con/ngày, tương tự với báo cáo của Joyce (1971) và kết quả nghiên
cứu của Omole (2005), tỉ lệ % của bột lá sắn trong khẩu phần từ 0 - 15% thì hệ số tiêu
hóa vật chất khô đạt từ 67 – 81%, tiêu hóa protein thô đạt từ 54 - 77,5%, tiêu hóa xơ từ
25 – 44%. Hệ số chuyển hóa thứcăn (FCR) từ 3,1-5,3. Các mức 15% và 30% bột lá
sắn không ảnhhưởng lớn đến tỉ lệtiêu hóa. Thỏ có tỷlệtiêu hóa cao ở mức 30% bột lá
sắn trong khẩu phần.
Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá giá trị dinh dưỡng của các công thứcthức
ăn viên khi sử dụng cáctỷlệphốitrộn khác nhau trong đó bột lá sắn được sử dụng như
nguồn protein thay thế khô dầu đậu tương và bã đậu nành với các mức khác nhau.
2. Nội dung và phương pháp thí nghiệm
Sử dụng cácnguyênliệu chủ yếu từ địa phương vàcác phụ phẩm chế biến bao
gồm: cám gạo, ngô, thóc lép, bã sắn, lá sắn, bã bia, bã đậu làm nguyênliệuphốitrộn
trong các công thứcthứcăn viên. Mặc dù tỷlệphốitrộncácnguyênliệuthứcăn khác
nhau nhưng thành phần dinh dưỡng như protein, xơ, chất béo của các nghiệm thức
được cân bằng gần như tương đương nhau.
95
2.1.Công thức thí nghiệm
Sử dụng 5 nghiệm thức (KF0; KF7,5; KF15; KF22,5 và KF30) với tỷlệphối
trộn cácnguyênliệu khác nhau, trong đó bột lá sắn được sử dụng với các mức tương
ứng: 0, 7,5; 15; 22,5 và 30% (tính theo DM). Cám gạo và ngô được sử dụng như nguồn
cung cấp năng lượng nhưng chỉ chiếm tỷlệ thấp từ 9,5-11% ở cám và 4% ở ngô. Bã bia,
bã sắn, thóc lép là phụ phẩm các ngành chế biến được sử dụng với tỷlệ cao từ 15 đến
24% trongcác nghiệm thức nhằm giảm giá thành của sản phẩm. Khô dầu đậu tương, bã
đậu nành là những nguyênliệu giầu đạm được sử dụng với tỷlệ giảm dần theo mức tăng
của bột lá sắn, trong đó khô dầu đậu tương mức 12% ở KF0 giảm xuống còn 6% ở
KF30%; Bã đậu nành cũng giảm từ 12% xuống còn 6%. Mức giảm cao nhất chiếm 50%
so với mức ban đầu. Tỷlệphốitrộncácnguyênliệu được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Tỷlệcácnguyênliệuvà giá trị dinh dưỡng trongcác công thứcthứcănviên
(% trong DM)
Nguyên liệu
(kg/100kg)
KF0 KF7.5 KF15 KF22.5 KF30
Cám gạo 10,0 10,5 11,0 9,5 10,0
Ngô 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0
KDĐT 12,0 10,0 8,0 6,0 4,0
Bột lá sắn 0,0 7,5 15,0 22,5 30,0
Bã đậu nành 12,0 10,0 8,0 7,0 6,0
Bã bia 18,0 18,0 17,0 15,0 11,0
Bã sắn 19,0 17,0 17,0 16,0 15,0
Thóc lép 24,0 22,0 19,0 19,0 19,0
Premix khoáng-
Vitamin
1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
Giá trị dinh dưỡng của các công thức thí nghiệm (% trong DM)
CP 17,7 17,6 17,5 17,7 17,6
EE 6,2 6,1 5,9 5,8 5,9
CF 12,4 12,5 12,7 12,8 13,0
Ash 7,1 7,2 7,4 7,7 8,1
Ca 0,8 0,81 0,83 0,83 0,85
P 0,47 0,49 0,49 0,5 0,52
ME(kcal/kg) 2489 2480 2483 2489 2508
(*Chú thích: CP: Protein thô; EE: Chất chiết (mỡ thô); CF: Xơ thô; Ash: Khoáng tổng
số; ME: Năng lượng trao đổi).
96
Giá trị dinh dưỡng của các công thứcthứcăn dựa trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng
của thỏnuôithịtvà khuyến cáo của các nghiên cứu. Theo khuyến cáo của Jenkins
(1999), thứcănviên hoàn chỉnh của thỏ cần chứa 20-25% xơ thô; năng lượng 2200
Kcal/kg thứcăn (Cheeke, 1994). Theo khuyến cáo của Đinh Văn Bình (2003), nếu hàm
lượng xơ dưới 8% thì làm thỏ đói, ỉa chảy, ngược lại nếu tăng lên cao hơn 16% thì làm
thỏ chậm lớn và gây táo bón. McNitt (1996) chứng minh rằng, không giống như gia súc
dạ dày kép, protein vi sinh vật chỉ đóng góp một phần nhỏ cho nhu cầu protein của thỏ.
Theo Nizza (2000) thì mức protein trongthứcăn của thỏ từ 17-20% vànăng lượng từ
10,73-12,66 MJDE/kg. Maertens và Villamide (1998) khuyến cáo: Chiều dài của thức
ăn viên vào khảng từ 0,8-1,0cm nếu dài hơn sẽ gây dễ vỡ và dập nát khi vận chuyển.
Theo McNitt (1996), Thứcănviên cần cứng và có đường kính 0,47 cm và chiều dài là
0,63 cm.
Các nguyênliệu sau khi thu mua về lấy mẫu trung bình để phân tích vật chất khô,
rồi phơi khô nghiền mịn trên cùng mắt sàng sau đó và sấy ở 65
0
C để phân tíchcác chỉ
tiêu CP. Li. CF. và khoáng tổng số. Tất cả cácnguyênliệu sau khi được cân theo tỷlệ
của từng nghiệm thức được trộn đều, kỹ vàtrộn với nước theo tỷlệ 2:1 (2 phần thức ăn,
1 phần nước) và ép thành dạng viên rồi sấy khô ở nhiệt độ 65
0
C và bảo quản nơi khô ráo
tránh nấm mốc.
2.2. Chuồng thí nghiệm
Khung chuồng bằng inox, dài: 50cm, rộng 15cm, cao 30cm, bao quanh bằng lưới
sắt (diện tích mắt lưới: 1 x 1cm); chuồng cao cách mặt đất: 50cm. Các chuồng tiêu hóa
được thiết kế đảm bảo tách phân và nước tiểu riêng biệt. Phần dưới đáy chuồng lót tấm
lưới để thu phân và dưới lưới thu phân là lớp nilon dày để thu nước tiểu. Máng thứcăn
viên, máng thứcăn xanh và nước uống được tách biệt.
2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm (TN) thử mức tiêu hóa với 25 thỏ lai địa phương, trọng lượng TB:
1,5 kg ± 0,2 nuôi cá thể. Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 5 lần lặp lại (5 x
5 =25). Mỗi nghiệm thức có 5 con như 5 lần lặp lại, tỷlệ đực cái như nhau. Thỏ được
đưa vào từng ô cũi trao đổi và được cố định 1 chân trước và 1 chân sau bằng dây vải
mềm để đảm bảo thỏ không cúi ăn lại phân. Tiêu hóa biểu kiến được xác định thông qua
phương pháp thu phân (thỏ được khống chế không cho ăn lại phân mềm).
TN nuôi dưỡng với 50 thỏ lai địa phương đang trong giai đoạn sinhtrưởng
(khoảng 1,5 đến 2 tháng tuổi) có trọng lượng trung bình 0,8kg
± 0,2 kg được bố trí theo
kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 nghiệm thức bao gồm: khẩu phần đối chứng (KFĐC),
KF0; KF7.5; KF15 và KF22.5. Mỗi nghiệm thức có 10 con và được chia thành 5 ô
chuồng (mỗi ô 2 con), 5 lần lặp lại (5*2*5).
97
2.4. Thứcănvà cách cho ăn
Ở TN tiêuhóa,thứcănviênvàthứcăn xanh được cho ăn cùng một lúc ở 2 máng
riêng biệt vàthứcăn được cho ăn 3 lần/ngày: vào lúc 7 giờ sáng, 12 giờ trưa và 19 giờ
tối. Ở TN nuôi dưỡng thứcănviênvàthứcăn xanh được cho ăn tự do và chia làm hai
lần trong một ngày vào buổi sáng lúc 6h và buổi chiều lúc 17h luôn đảm bảo thứcăn có
trong máng. Lượng thứcănviên được cho ăn bằng 5% theo trọng lượng cơ thể
(McNitt ,1996; Jenkins’s 1999; NIH 2005). Ở TN tiêuhóa,thứcăn xanh sử dụng là rau
khoai lang, lượng cho ăn được ước tính theo số lượng ăn tự do ở giai đoạn thích nghi và
được khống chế bằng 80% ở giai đoạn thu mẫu để đảm bảo thỏăn hết khẩu phần (tinh
và xanh) theo dự kiến. Ở TN nuôi dưỡng, thứcăn xanh là cỏ ghi nê, nước uống tự do
bằng vòi uống tự động.
Thức ănviên sử dụng ở lô đối chứng chúng tôi dùng thứcănviên Thanh
Phương là loại thứcăn hỗn hợp có thành phần ME: 2500 kcal/kg; CP: 17%; Li: 3%
và CF: 11%.
2.5. Thời gian thí nghiệm
TN tiêu hóa được tiến hành trong 30 ngày trong đó 15 ngày làm quen cũi trao
đổi, 8 ngày làm quen thứcăn TN và 7 ngày thu phân, nước tiểu. Phân và nước tiểu thu
làm 3 lần/ ngày vào lúc 6 giờ, 11 và 18 giờ. Để đảm bảo nitơ không bị phân hủy, nước
tiểu được bổ sung thêm H
2
SO
4
(10%) để pH luôn < 4. Mẫu phân trong ngày được trộn
đều theo từng con của từng công thức rồi lấy mẫu xác định vật chất khô, phần còn lại
được bảo quản trong tủ lạnh sâu âm 18
o
C.
2.6. Xử lý mẫu
Sau 7 ngày thu phân, nước tiểu, mẫu phân được lấy ra, trộn đều và sấy ở
nhiệt độ 65
0
C và lấy mẫu trung bình để phân tích cho từng con như lần lặp lại. Với
các chỉ tiêu, vật chất khô, protein, xơ, khoáng. Tất cả các chỉ tiêu phân tích được
tiến hành tại phòng Phân tích Trung tâm, khoa Chăn nuôi - Thú Y Trường Đại học
Nông Lâm Huế.
3. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập trong suốt quá trình TN được quản lý trong phần mềm Excel và
xử lý bằng phần mềm Minitab 15.1.2 (2007). Số liệu đã được xử lý theo ANOVA trên
mô hình GLM và biểu thị kết quả theo Least Square Mean và sai số của giá trị trung
bình (SEM). So sánh sai khác giá trị trung bình của các nghiệm thức bằng phương pháp
TUKEY với khoảng tin cậy 95%.
98
4. Kết quảvà thảo luận
4.1. Giá trị dinh dưỡng thứcănvà lượng ăn vào của thỏởcác nghiệm thức thí
nghiệm
Do đặc điểm và cấu trúc bộ máy tiêu hóa của thỏ phù hợp với thứcănthô xơ, vì
vậy cácnguyênliệu chủ yếu trong nghiên cứu này là thứcănthực vật và phụ phẩm chế
biến sẵn có tại địa phương và cơ sở nghiên cứu như bã sắn, bã bia, lá sắn, bã đậu nành,
thóc lép…Kết quả phân tích thành phần hóa học của cácnguyênliệuthứcăn dùng cho
thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng cácnguyênliệu sử dụng trong thí nghiệm
(% trong DM)
Tên nguyênliệu DM
CP
EE
CF
Ash
Ca
P
GE
(Kcal/kg)
Cám gạo 89,50
14,90
16,80
5,96 8,70 0,22 1,33 4351
Ngô 86,70
8,01 5,13 2,60 1,40 0,12 0,23 5352
Khô dầu đậu tương 84,50
42,60
7,40 6,20 5,90 0,26 0,67 4870
Bột lá sắn 89,50
26,00
6,03 15,88
10,50
1,40 0,75 3965
Bã đậu 84,54
30,70
9,15 18,10
3,26 0,18 0,36 3260
Bã bia 89,40
25,20
6,48 14,50
4,29 0,26 0,48 3382
Bã sắn 87,00
1,80 3,30 5,10 1,70 0,11 0,20 3088
Thóc lép 88,50
5,30 2,20 22,50
17,00
0,21 0,23 2834
Kết quả bảng 3 cho thấy: khô dầu đậu tương là nguyênliệu có giá trị protein cao
nhất (42%) rồi đến bã đậu (sản phẩm phụ của ép bánh đậu phụ thủ công). Các loại phụ
phẩm khác như bã bia cũng có hàm lượng protein đáng kể (25,2%) và đặc biệt bột lá sắn
có hàm lượng protein thô lên tới 26%. Trong khi đó cám gạo và ngô là cácnguyênliệu
truyền thống trong chăn nuôi thì hàm lượng protein cũng chỉ lần lượt là 14,9 và 8%. Các
nguyên liệu bao gồm chủ yếu là các phụ phẩm nên hàm lượng xơ thô tương đối cao đặc
biệt trong bã bia, bã sắn và bã đậu hàm lượng xơ thô từ 14,5 đến 18,1%. Cácnguyên
liệu sử dụng trong nghiên cứu này cũng phù hợp với khuyến cáo của tổ chức NIH
(NSN-8710-01-005-8439) rằng: thứcănviên cho thỏ nên bao gồm cácnguyênliệu chủ
yếu: thứcăn tinh, bột lá giầu đạm, đạm thực vật, men bia (rượu) khô. Với tỷlệphốitrộn
khác nhau trong thời gian thí nghiệm, kết quả lượng ăn vào thựctế của các khẩu phần ở
các lô được thể hiện ở bảng 4.
99
Bảng 4. Lượng ăn vào thựctế của thỏởcác khẩu phần thí nghiệm (g DM/thỏ/ngày)
Tên nguyênliệu KF0 KF7,5
KF15 KF22,5
KF30 SEM P
Rau khoai lang 20,34 22,12 20,39 20,91 21,42 0,5799 0,16
Thức ănviên 79,18 79,38 79,20 79,42 78,17 0,3497 0,08
Tổng g DM ăn vào 99,52 101,5 99,59 100,33 99,59 0,6517 0,18
Tổng g CP ăn vào 18,41 18,42 18,55 18,41 18,26 0,0949 0,32
Tổng g xơ ăn vào 13,96
a
14,11
a
13,81
b
13,74
b
13,70
b
0,0799 0,02
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng với các ký tự a, b, c khác nhau thì sai khác
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)).
Sử dụng rau khoai lang bổ sung trong suốt thời gian TN chiếm gần ¼ tổng lượng
DM ăn vào. Kết quả cho thấy, lượng ăn vào giữa các lô TN không có sự sai khác (p=
0,16) biến động trong khoảng từ 20,35 đến 22,12 g/con/ngày. Điều đó cũng đồng nghĩa
rằng, sự sai khác về tỷlệtiêu hóa các chất dinh dưỡng chủ yếu chịu ảnhhưởng bởi thức
ăn viên hay tỷlệphốitrộncácnguyênliệutrongthứcăn viên. Lượng thứcăn tinh ăn
vào biến động từ 78,17đến 79,42g/con/ngày, nhưng cũng không có sự sai khác thống kê
(p=0,08). Mặc dù tỷlệphốitrộncácnguyênliệutrong công thứcthứcăn có khác nhau
nhưng tổng lượng DM, lượng protein và xơ ăn vào ởthỏ giữa các lô TN đều có xu thế
tương đương nhau (với p > 0.05). Lượng protein thôăn vào từ 18,26 đến 18.55
g/con/ngày và lượng xơ ăn vào đạt 13,70-14,11g/con/ngày.
4.2. Khảnăngtiêu hóa các chất dinh dưỡng ởthỏ
Với kết quả trên, chứng tỏ tỷlệphốitrộncácnguyênliệu có khác nhau vàtỷlệ
bột lá sắn thay thế khô dầu đậu tương và một số nguyênliệu dầu đạm tăng từ 0, đến
30%, tỷlệ KDĐT và bã đậu giảm dần từ 12% còn 6% không làm ảnhhưởng đến tính
ngon miệng và lượng ăn vào của thỏ. Để có cơ sở khẳng định kết luận trên, chúng tôi
xem xét ảnhhưởng của tỷlệphốitrộncácnguyênliệutớikhảnăngtiêu hóa các chất
dinh dưỡng ởcác lô thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Tỷlệtiêu hóa các chất dinh dưỡng (% theo DM)
và tíchlũy N của thỏởcác nghiệm thức
Chỉ tiêu KF0 KF7,5 KF15 KF22,5 KF30 SEM
Tiêu hóa DM 70,8
a
67,0
b
65,10
c
64,8
c
64,1
c
1,721
Tiêu hóa chất hữu cơ 80,2
a
76,6
b
74,2
b
74,9
b
74,3
b
1,229
Tiêu hóa xơ 58,8 57,3 55,0 56,5 55,6 1,636
100
Tỷ lệ lợi dụng khoáng 46,9 44,4 45,4 40,8 38,3 2,899
N ăn vào (g/con/ngày) 2,945 2,948 2,968 2,946 2,922 0,0152
N phân 0,618
a
0,636
a
0,684
b
0,747
b
0,803
b
0,037
N nước tiểu 0,281 0,256 0,262 0,221 0,274 0,022
N tiêu hóa (g/con/ngày) 2,33
a
2,31
a
2,28
a
2,20
b
2,12
c
0,040
Tiêu hóa N (%) 78,99
a
78,38
a
76,96
a
74,67
b
72,50
c
1,270
N tíchlũy (g/con/ngày) 2,05
a
2,06
a
2,02
a
1,98
a
1,84
b
0,039
Pr tích lũy/Pr ăn vào (%) 69,46
a
69,73
a
68,13
a
67,18
a
63,13
b
1,262
BV (%) 87,85 88,95 88,65 90,1 87,15 0,9632
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng với các ký tự a, b, c khác nhau thì sai khác
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)).
Kết quả bảng 5 cho thấy, khảnăngtiêu hóa xơ và khoáng ởcác lô thí nghiệm
không có sự sai khác (P > 0,05). Tiêu hóa xơ đạt từ 55,6% - 58,8%. Kết quả của nghiên
cứu này cao hơn nhiều so với công bố của Aziza, 2008 khi bổ sung lõi hạt carob mức từ
0 đến 20% thì tiêu hóa xơ chỉ đạt từ 28-33%; So sánh số liệu này với tỷlệtiêu hóa NDF
của Nguyen Van T vàNguyen Thi K.D (2008) thì kết quả của chúng tôi cũng cao hơn.
Nhưng số liệu này thấp hơn công bố của Singh, 1997 khi nghiên cứu tỷlệtiêu hóa của
lá robinia, đạt 60%, và tương đương với thông báo của Ani, A.O. 2008 khi thay thế hạt
Pigeon Pea (Cajanus Cajan) với các mức 0, 10, 20 và 30% trongthứcănviên thì tỷlệ
tiêu hóa xơ đạt từ 52,4 đến 61,5%.
Kết quảtiêu hóa DM và chất hữu cơ cho thấy: các công thứcthứcănviên có tỷ
lệ bột lá sắn càng cao thì có xu thế làm giảm (P < 0,05), lô không sử dụng bột lá sắn cho
kết quả cao nhất. Tuy nhiên trongthứcănviên khi tăng tỷlệ bột lá sắn từ 7,5 lên 15,
22,5 và 30% nhưng dường như chiều hướng sự sai khác không rõ rệt về tiêu hóa DM và
hợp chất hữu cơ, cụ thể giữa các lô thay thế mức 15, 22,5 và 30% không có sự sai khác
(p>0,05). Kết quả này cao hơn công bố của Aziza, 2008 tiêu hóa DM lõi hạt carob chỉ
đạt từ 57-61% vàtiêu hóa hợp chất hữu cơ đạt từ 59-62%. Nhưng tương đương với kết
quả của Singh, 1997, tiêu hóa vật chất khô: 74%, Chất hữu cơ: 77%. Các số liệu của
chúng tôi thu được cao hơn công bố của Ani, A.O. 2008 rằng tiêu hóa DM đạt từ 57,3
đến 66,2%.
Với mục tiêu sử dụng bột lá sắn như nguồn thứcăn giầu đạm để thay thế khô
dầu đậu tương và bã đậu nành đồng thời tận dụng các phụ phẩm bã bia, bã sắn và thóc
lép trongthứcăn viên, kết quả cho thấy N tiêu hóa có xu thế giảm dần theo cùng chiếu
hướng với mức tăng dần của bột lá sắn. Cụ thể N tiêu hóa từ 2,33g/con/ngày ở lô không
101
có lá sắn (KF0) giảm xuống còn 2,12g ở lô 30% bột lá sắn (KF30). Tỷlệtiêu hóa N đạt
cao nhất ở lô KF0, KF7,5 và KF15(p>0,05) rồi đến lô KF22,5 và thấp nhất lô KF30 (từ
78,99 xuống 72,5%). Kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều so với kết quả của Ani, A.O.
2008 đạt từ 53,5 đến 62,3%. Nhưng lại thấp hơn công bố của Nguyen Van T vàNguyen
Thi K.D (2008) thì tỷlệtiêu hóa N đạt từ 62,7 đến 84,4% và tương đương với kết quả
của Uko, 1999; Và Xiccato và CS, 2003) giá trị tiêu hóa N trung bình là 73,2%, với số
mẫu thí nghiệm n = 164. Do tỷlệtiêu hóa N có khác nhau nên N tíchlũy cũng khác
nhau (p=0,001). Lượng N tíchlũy giữa các lô KF0, KF7,5; KF15 và KF22,5 không có
sự sai khác (p > 0,05), biến động từ 1,98 đến 2,06 g cao hơn ở lô KF30% bột lá sắn
(1,84 g) (p = 0,001). Kết quả này thấp hơn công bố của Aziza, 2008 (N tíchlũy đạt 2,34-
2,59g/con/ngày) nhưng tương đương với kết quả của nghiên cứu của Nguyen Van T và
Nguyen Thi K.D (2008) và J.A. Oluokun (2005).
Khi xem xét tỷlệ giữa protein tíchlũy so với protein ăn vào, chúng tôi thấy rằng
với tỷlệ bột lá sắn trongthứcănviên tăng từ 0 đến 22,5% không làm ảnhhưởng nhưng
nếu tăng mức lá sắn lên 30% sẽ làm giảm đáng kể tớitỷlệ này. Tuy nhiên nếu xem xét
tỷ lệ giữa protein tíchlũy so với protein tiêu hóa (BV: Giá trị sinh vật học protein thức
ăn) thì giữa các lô thí nghiệm không có sự sai khác hay có thể nói, tỷlệ bột lá sắn tăng
từ 0 đến 30% trongthứcănviên không làm ảnhhưởng đến giá trị sinh vật học của
protein khẩu phần. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét rằng, thỏ có khảnăngtiêu
hóa protein trongthứcănthô xanh tương đối tốt, protein trong cỏ alfalfa được tiêu hóa
từ 75-80% trong khi đó ở ngựa cũng loại thứcăn này nhưng chỉ tiêu hóa được 50%
(McNitt et al., 1996).
4.3. Tăng trọngvà hệ số chuyển hóa thứcănởthỏ
Sau khi kết thúc TN thử mức tiêuhóa, kết quả cho thấy các công thức KF0,
KF7.5; KF15 và KF22.5 cho kết quả về tiêu hóa vàtíchlũy N tương đương nhau
(P>0.05) và cao hơn nghiệm thức KF30 vì vậy chúng tôi lựa chọn 4 công thức này để
thử nghiệm nuôi dưỡng và so sánh với thứcăn công nghiệp (thức ănviên Thanh
Phương) được xem là thứcăn đối chứng có giá trị dinh dưỡng tương đương với thức
ăn TN.
Kết quả về lượng ăn vào thựctế của thỏởcác lô TN thể hiện ở bảng 7:
Bảng 7. Lượng ăn vào thựctếởcác khẩu phần TN (g/ô/ngày)
Loại thứcăn KF ĐC KF0 KF7,5 KF15 KF22,5 SEM
Thức ăn tinh 146,6
a
182,8
c
167,7
b
161,9
b
182,9
c
2,807
Thức ăn xanh 237,2
b
238,1
ac
250,2
bc
256,2
b
242,8
ac
3,302
DM thứcăn tinh 131,9
a
164,5
c
150,9
b
145,7
b
164,6
c
2,527
102
DM thứcăn xanh 27,7
a
27,9
a
29,3
bc
30,0
b
28,4
ac
0,386
CP thứcăn tinh 22,4
a
31,1
c
28,7
b
27,7
b
31,1
c
0,470
CP thứcăn xanh 4,4
a
4,4
ac
4,7
bc
4,8
b
4,5
a
0,061
Tổng gDM 159,7
a
192,4
c
180,2
b
175,7
b
193,0
c
2,659
DM /con 79,8
a
96,2
c
90,1
b
87,7
b
96,5
c
1,329
Tổng CP/con 13,5
a
17,8
b
16,7
b
16,2
b
17,8
b
0,290
Giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm
CP (%) 16,8
a
18,4
b
18,5
b
18,5
b
18,4
b
0,008
CF (%) 13,39
a
13,76
b
13,89
b
13,76
b
13,75
b
0,001
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng với các ký tự a, b, c khác nhau thì sai khác
có ý nghĩa thống kê (P<0,05)).
Kết quả bảng 7 cho thấy lượng thứcăn tinh, thứcăn xanh ăn vào giữa các
nghiệm thức có sự sai khác đáng kể dẫn đến tổng DM, tổng protein thô (CP) ăn vào
cũng khác nhau (p<0,05). Lượng thứcăn xanh ăn vào chiếm khoảng 30% tổng lượng
DM ăn vào. Lượng DM ăn vào ở KF0 và KF22,5 là tương đương nhau (96,2 và 96,5
g/con/ngày), KF7,5 và KF15 (90,1 và 87,7g/con/ngày) cao hơn hẳn KFĐC
(79,8g/con/ngày) (P<0,05). Lượng protein thôăn vào ở KF0, KF22,5, KF15 gần giống
nhau và cao hơn so với KFĐC và KF7,5 (với P<0,05). Điều này chứng tỏ khi bổ sung
bột lá sắn trong khẩu phần thay thế một phần các loại thứcăn đạm truyền thống như khô
dầu đậu tương, bã đậu tương không làm ảnhhưởng đến lượng ăn vào của thỏ cũng như
giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn so với công bố của Okonkwo (2010) khi sử dụng bột lá sắn để thay thế ngô trong
công thứcthứcăn hỗn hợp với các mức là 0, 15, 30, 45 và 60% thì lượng DM ăn vào
cao nhất là ở lô chứa 15% bột lá sắn (66,85 g/con/ngày) và có xu thế giảm dần ở những
lô có tỷlệ bột lá sắn tăng dần (khẩu phần 30; 45; 60% bột lá sắn lượng ăn vào tương
ứng là 56,76; 55,61; 44,24 g/con/ngày (P<0,05)). Tuy nhiên, kết quả này tương đương
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Chương (2003) và R. Ramchun (2000).
Khả năng tăng trọngvà chuyển hóa thứcănởthỏ thí nghiệm:
Với lượng ăn vào thựctế có khác nhau giữa các nghiệm thức, trong đó cao nhất
ở các lô KF0, KF22,5 và thấp hơn ởcác lô còn lại. Kết quả tăng trọngvà chuyển hóa
thức ăn của thỏởcác lô TN được trình bày ở bảng 8.
Kết quảở bảng 8 cho thấy rằng, trọng lượng ban đầu (P
ban đầu
) của thỏởcác lô
TN là tương đương nhau (P>0,05), biến động từ 1,55 đến 1,63 kg/ô (2 con). Qua thời
gian nuôi 60 ngày, trọng lượng của thỏ kết thúc TN ở công thức KF22,5 (4,57 kg/ô) cao
[...]... nghề nuôithỏ 4.4 Hiệuquảkinhtế của thỏởcác nghiệm thứcTrong tất cả các yếu tố ảnhhưởng đến hiệuquảkinhtếtrong chăn nuôi như giống, thức ăn, chi phí chuồng trại, thuốc thú y…thì yếu tố có tác động lớn nhất là thứcăn Việc xác định tỷlệphốitrộncácnguyênliệu nhằm đảm bảo chất lượng và chi phí thấp là mục tiêu của nghiên cứu Để đánh giá ảnhhưởng của tỷlệphốitrộncácnguyênliệuvà sử... đã làm tăng lượng ăn vào, tăng tỷlệtiêu hóa vàkhảnăng cho thịt của thỏvà tăng trọng đạt từ 1420g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thứcăn từ 3,83-5,18 kg DM/kg tăng trọng Vì vậy hướng sử dụng thứcăn thô, xanh giầu đạm để giải quyết nguồn đạm trong khẩu phần cũng như trongthứcănviên cho thỏ vừa làm giảm tỷlệthứcăn hạt vừa giảm nguồn thứcăn đạm truyền thống từ đó làm giảm chi phí và tăng thu... dụng bột lá sắn thay thế thứcăn đạm truyền thống trong công thứcthứcănviên đến hiệuquảkinhtếtrong chăn nuôi thỏ, kết quả được trình bày ở bảng 9 Bảng 9 Hiệu quảkinhtế của thỏ thí nghiệm (đồng/ô) KFĐC KF0 KF7,5 KF15 KF22,5 SEM Tinh ăn vào (g) 145 183 185 162 202 7.4 Xanh ăn vào (g) 237 238 246 256 243 6.4 Tiền thứcăn tinh 87240 72101 70963 59992 71959 3209.3 Tiền thứcăn xanh 14232 14280 14784... thế 22,5% Chuyển hóa thứcăn trên 1kg tăng trọng (FCR) ởcác nghiệm thức dao động từ 4,2 - 4,9 kg (P>0,05) Hiệu quảkinhtế có xu hướng tăng dần theo các mức tăng của bột lá sắn từ (P0.05) Khảnăng tăng trọng của thỏ đạt cao nhất là ở nghiệm thức có mức... kinhtế vẫn đạt mức cao nhất là do hệ số chuyển hóa thứcăn FCR tương đối thấp (FCR = 4,4) Hiệu quảkinhtế khi bổ sung bột lá sắn trong công thứcthứcănviên với việc sử dụng cỏ Ghinê làm thứcăn xanh mang lại hiệu quảkinhtế cao hơn nhiều (47.251-72.416 đ/con) so với khẩu phần đối chứng (44984 đ/con) Nếu so sánh với KFĐC thì hiệu quảkinhtế tăng thêm ở KF22.5 đạt cao nhất 61% rối đến KF15 57% và. .. thì FCR từ 4,8 - 6,1 kgDM ăn vào/kg tăng trọngcác kết quảtrong nghiên cứu này cũng tương tự với các kết luận của Sarwatt, 2003, khi sử dụng cành lá non của cây chè khổng lồ (trichanthera gigantean) thay thế nguồn protein truyền thống mức 9, 18, 27% đã làm tăng thu nhận thức ăn, tăng tỷlệtiêu hóa vàkhảnăng cho thịt của thỏ Cũng theo Pok Samkol, 2006, khi bổ sung cho thỏcác mức rau muống từ 8-18%... chuyển hóa thứcăn (FCR) từ 3,83 - 5,18 kg DM ăn vào/kg tăng trọng Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Lan Phương, (2008) bổ sung lá và cành dâm bụt vào khẩu phần thì FCR là 4,43 kg DM ăn vào/kg tăng trọng Tuy nhiên kết quả này lại thấp 103 hơn kết quả của Ani, A.O, (2008) khi nghiên cứu các mức bổ sung bột lá Pigeon Pea (Cajanus Cajan) vào khẩu phần thỏsinhtrưởng thì FCR... kg/ô) vàcác công thức còn lại (với P = 0,05) Với trọng lượng kết thúc TN cao nhất thì tăng trọngởthỏ của lô KF22,5 sẽ đạt 49,0 g/ô/ngày tương ứng tăng trọng trung bình 24,5g/con/ngày trong khi các lô TN khác (kể cả KFĐC) thấp hơn dao động trong khoảng từ 19,6 - 22,6 g/con/ngày (P . học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ PHỐI TRỘN CÁC NGUYÊN LIỆU TRONG THỨC ĂN VIÊN
TỚI KHẢ NĂNG TIÊU HÓA, TÍCH LŨY NITƠ, SINH TRƯỞNG VÀ
HIỆU. khác về tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi thức
ăn viên hay tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn viên. Lượng thức ăn tinh