1 ĐÁNHGIÁNGUỒNTÀINGUYÊNLÂMSẢNNGOÀIGỖ(LSNG)TẠIVÙNGĐỆM KHU BẢOTỒNTHIÊNNHIÊNPÙ HUỐNG, NGHỆAN Phan Quang Tiến Trung tâm Bảo vệ Tàinguyên và Môi trường rừng NghệAnNguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Bước đầu điều tra các loài LSNG ở vùngđệmkhu BTTN Pù Huống cho thấy nơi đây có tới 609 loài thuộc 423 chi của 143 họ thuộc 4 ngành Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Phân tích và đánhgiá tính đa dạng sinh học cho thấy có 10 họ giàu nhất với 208 loài chiếm 43,21% và 36 họ có từ 5 loài trở lên với 400 loài chiếm 65,79% và 6 chi có từ 5- 8 loài chiếm 6,40% tổng số loài. Tổng số 609 loài LSNG được phân loại thành 9 nhóm công dụng khác nhau, trong đó, nhóm cây làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất với 455 loài, tiếp đến nhóm cây ăn được 143 loài bao gồm: 76 loài làm rau và gia vị, 55 loài có quả ăn được và 12 loài cho bột ăn; nhóm cây làm cảnh có 69 loài; nhóm cây thủ công mỹ nghệ có 27 loài, nhóm cây dầu béo có 18 loài, nhóm cây hương liệu 14 loài; nhóm cây cho tanin và nhuộm có 9 loài. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá chiếm 276 loài; tiếp đến sử dụng rễ và củ: 206 loài; thân: 193 loài; cả lá, thân và rễ: 92 loài; quả: 92 loài; vỏ: 45 loài; hạt: 36 loài và 15 loài sử dụng hoa. Từ khoá: Lâmsảnngoài gỗ, Khu BảotồnthiênnhiênPù Huống MỞ ĐẦU Từ ngày xưa đến nay, nói đến giá trị của rừng, ông cha ta thường kể đến các loài gỗ quý như Lim, Đinh, Sến, Táu, Dổi, Vàng Tâm, để xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc trang trí ở trong nhà chứ ít ai nhắc đến các sản vật khác lấy từ rừng. Đôi khi những sản phẩm tưởng như rất đơn giản này lại chính là cứu cánh cho sự sống còn, tồn vong và phát triển của con người; đó là các loài cây cho lương thực, thực phẩm thu hái trong rừng vào những năm giáp hạt hay những căn bệnh hiểm nghèo duy nhất chỉ trông chờ vào các phương thuốc quý giá từ cây cỏ trong thiên nhiên. Những loại sản vật trên nói theo cách ngày nay gọi là lâmsảnngoàigỗ (LSNG). Trong một thời gian dài thời bao cấp, người ta cho rằng chỉ có gỗ là đóng góp cho nền kinh tế đất nước mà không quan tâm đến các sản phẩm khác lấy từ rừng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ người ta phát hiện được nhiều tính năng công dụng của các loài động, thực vật trong đó có nhiều loài LSNG được điều tra, phát hiện, khai thác và sử dụng. Rừng nước ta thuộc vùng nhiệt đới nên rất đa dạng và phong phú, cho đến nay đã ghi nhận 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.524 chi của 378 họ (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2 1997). NghệAn là một trong những tỉnh có tàinguyên và diện tích rừng lớn nhất cả nước, riêng vườn Quốc giaPù Mát đã ghi nhận 2.494 loài thực vật và 919 loài động vật, còn hai Khu Bảotồnthiênnhiên (BTTN) là Pù Huống và Pù Hoạt cũng đang chứa đựng nhiều loài động – thực vật khác có giá trị. Để góp phần bảotồn và sử dụng bền vững tính đa dạng sinh học của KBTTN PùHuống, việc kiểm kê và đánhgiá về các loài LSNG của vùngđệmPù Huống là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra và đánhgiá tính đa dạng về nguồn LSNG ở KBTTN Pù Huống. Bài báo này giới thiệu những kết quả bước đầu trong suốt 4 năm qua chúng tôi đã đạt được. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm Khu BảotồnthiênnhiênPù Huống nằm trong vùng có toạ độ địa lý từ 104 0 13’ đến 105 0 16’ độ kinh Đông, từ 19 0 15’ đến 19 0 29’ độ vĩ Bắc. Vùngđệm của khubảotồn nằm trên địa bàn hành chính của 12 xã thuộc 5 huyện gồm: Huyện Quế Phong có 2 xã: Cắm Muộn, Quang Phong; Huyện Quỳ Hợp có 3 xã: Châu Thành, Châu Cường, Châu Thái; Huyện Quỳ Châu có 2 xã: Châu Hoàn, Diễn Lãm; Huyện Tương Dương có 4 xã: Nga My, Yên Hoà, Yên Tĩnh, Hữu Khuông; Huyện Con Cuông có 1 xã: Bình Chuẩn. Đối tượng Tất cả thực vật bậc cao có mạch đã được nhân dân địa phương sử dụng. Phương pháp nghiên cứu Đối với LSNG, theo phương pháp tổng hợp bao gồm kết hợp nhiều phương pháp điều tra: Phương pháp kế thừa: Thu thập các tài liệu, văn bản hiện hành của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến vùng nghiên cứu và các loài LSNG. Điều tra: Căn cứ vào sự phân bố của dân cư, chúng tôi đã xác định tuyến điều tra phát hiện thành phần loài: theo phương pháp điều tra LSNG trên 4 tuyến di động, mỗi tuyến từ 2-3 km: Điều tra phỏng vấn người dân về công dụng: Để biết các bộ phận sử dụng và cách sử dụng bằng cách phỏng vấn người dân, quan sát hiện trường. Trong các loài LSNG thì số lượng cây thuốc chiếm một số lượng lớn và khó khăn nhất. Bốn Thầy lang đại diện cho một số bản, xã vùng đệm, là các Thầy lang có kinh nghiệm về vùng thu hái, hiểu biết đặc tính sinh thái nhiều loài cây địa phương, chữa được nhiều bệnh, biết được tên tiếng Thái, một số Thầy biết được tên loài bằng tiếng Việt, xác định thành phần loài, công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của chúng để chữa bệnh cho cộng đồng và được ghi vào biểu có sẵn. Việc thu thập mẫu vật từ hiện trường tiến hành theo Phương pháp nghiên cứu thực địa thu vật mẫu (Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã và Nguyễn Thị Hạnh (2001)), đồng thời chụp ảnh một số loài cây thuốc có tại hiện trường, lập danh lục các loài LSNG của vùngđệmkhu BTTN Pù Huống. 3 Làm mẫu, xử lý mẫu và xác định tên khoa học cũng như lập bảng đánhgiá tính đa dạng sinh học theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đa dạng ngành Kết quả nghiên cứu cho thấy LSNG vùng này có tính đa dạng sinh học cao với 609 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 420 chi của 142 họ thuộc 4 ngành Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Bảng 1. Sự phân bố họ, chi, loài LSNG và tỷ lệ % của chúng theo ngành Ngành Loài Chi Họ Tên khoa học Số loài Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số họ Tỷ lê % Lycopodiophyta 3 0,49 2 0,48 2 1,41 Polypodiophyta 10 1,64 10 2,38 10 7,04 Gymnospermatophyta 3 0,49 2 0,48 2 1,41 Angiospermatophyta 593 97,38 406 96,66 128 90,14 Cộng 609 100 420 100 142 100 Đa dạng về họ Sự phân bố các loài trong mỗi họ không giống nhau. 10 họ giàu loài nhất được chỉ ra ở Bảng 2. Các họ đáng chú ý như họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 36 loài, họ Lúa (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 24 loài, Bảng 2. Các họ da dạng LSNG vùngđệmkhu BTTN Pù Huống H ọ Chi L o à i TT T ê n khoa h ọ c T ê n Vi ệ t Nam S ố l ư ợ ng T ỷ l ệ % S ố l ư ợ ng T ỷ l ệ % 1 Euphorbiaceae H ọ Th ầ u d ầ u 23 5, 48 36 5,91 2 Poaceae H ọ L ú a 18 4,29 24 3,94 3 Asteraceae H ọ C ú c 20 4,76 24 3,94 4 Rubiaceae H ọ C à ph ê 12 2,86 24 3,94 5 Fabaceae H ọ Đ ậ u 14 3,33 18 2,9 6 6 Moraceae H ọ D â u t ằ m 9 2,14 18 2,96 7 Caesalpiniaceae H ọ Vang 11 2,62 17 2,79 8 Lamiaceae H ọ Hoa m ô i 12 2,86 17 2,79 9 Orchidaceae H ọ Lan 10 2,38 16 2,63 10 Cucurbitaceae H ọ B ầ u b í 11 2,62 14 2,30 10 họ giàu nhất 140 33,33 208 34,15 Nhiều họ có số loài ít nhưng có các loài có giá trị kinh tế cao và cho thu nhập chính cho đồng bào trong thời gian thiếu ăn đó là họ Bách bộ (Stemonaceae) có loài Bách bộ (Stermona tuberosa Lour.), họ Kim cang (Smilacaceae) có Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), họ Hương bài (Phormiaceae) có Hương bài (Dianella nemorosa Lam. ex Schiller 4 f.), họ Huỳnh tinh (Marantaceae) có Lá dong (Phrynium parviflorum Roxb.), họ Đay (Tiliaceae) có Dây nhớt (Tiliacus sp.), họ Củ nâu (Dioscoreaceae) có Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burk.), Đa dạng chi Tính đa dạng bậc chi được thể hiện sự phân bố số loài trong các chi khác nhau. Trong đó có 7 chi đa dạng nhất có 5 loài trở lên có 39 loài chiếm 6,40%, trong đó có 1 chi có 8 loài như chi Ficus (Moraceae); 1 chi có 6 loài: chi Hedyotis (Rubiaceae); 5 chi có 5 loài: Cinnamomum (Lauraceae), Prunus (Rosaceae), Vitex (Verbenaceae), Calamus (Palmaceae), Dioscorea (Dioscoreaceae) (Bảng 3). Ngoài ra theo tính toán có 11 chi có 4 loài chiếm 7,22%; 26 chi có 3 loài chiếm 12,81% tổng số loài và như vậy có thể thấy số chi có từ 1-2 loài chiếm phần lớn trong tổng số loài LSNG có tới 453 loài chiếm 74,38%. Bảng 3. Chi đa dạng LSNG vùngđệmkhu BTTN Pù Huống TT Tên chi Tên họ Số loài Tỷ lệ (%) 1 Ficus Moraceae 8 1,31 2 Hedyotis Rubiaceae 6 0,99 3 Cinnamomum Lauraceae 5 0,82 4 Prunus Rosaceae 5 0,82 5 Vitex Verbenaceae 5 0,82 6 Calamus Palmaceae 5 0,82 7 Dioscorea 5 0,82 Tổng số chi có 5 loài trở lên 39 6,40 Đa dạng các nhóm công dụng Để biết được giá trị nhiều mặt của LSNG, chúng tôi đã phân loại 609 loài LSNG thành 7 nhóm công dụng khác nhau, trong đó có 457 loài được sử dụng làm dược liệu chiếm 75,04% tổng số loài; 143 loài ăn được chiếm 23%, bao gồm: 76 loài làm rau và gia vị, 55 loài có quả ăn được và 12 loài cho tinh bột; 69 loài làm cảnh chiếm 11,33%; 27 loài đan lát, thủ công mỹ nghệ chiếm 2,96%; 19 loài cây cho dầu béo chiếm 2,96%; 17 loài cho hương liệu chiếm 2,79%; 10 loài cho ta nanh, nhuộm chiếm 1,64%. Trong số loài thuộc danh mục quý hiếm (Sách đỏ Việt Nam, 1996 và Nghị định 32/CP của Chính phủ 2006) có 29 loài hiếm và 12 loài nguy cấp cần bảo vệ. Những loài dùng làm dược liệu có nhiều cây quý, trước đây được sử dụng nhiều nay trở nên khan hiếm như Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.E. Sm.), Lá khôi tím (Ardisia sylvestris Pit.), Cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ.), Đẳng sâm (Condonopsis javanica (Blume) Hook.f.), Ba kích (Morinda officinalis F.C.How.), Những loài dùng làm rau, gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày của cộng đồng các dân tộc thiểu số sống xung quanh khu vực vùngđệmKhubảo tồn, trong đó có những loài được thị trường rất ưa chuộng như các loại măng Luồng 5 (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z. Li), Rau sắng (Meliantha suavis Pierre), Măng đắng (Indosasa crassiflora McClure), Những loài cho quả và hạt ăn được có 55 loài có nhiều loài được cộng đồng thu hái và bán trên thị trường, một phần cải thiện đời sống của cộng đồng đó là các loài Gắm (Gnetum spp.), các loài Trám (Canarium spp.), Dâu da xoan (Spondias lakonensis Pierre), Tai chua (Garcinia cowa Roxb.), Dẻ (Castanopsis sp.), Những loài cho củ, hạt làm lương thực, thực phẩm có 12 loài. Những loài này là cứu cánh cho những năm đói kém hoặc vào thời gian giáp hạt như củ Mài (Dioscorea persimilis Prain & Burkill), củ Từ (Dioscorea eslulenta (Lour.) Burk.), khoai Sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott), Hai họ có nhiều loài được dùng phổ biến cho đan lát thủ công, mỹ nghệ là họ Cau dừa (Palmaceae) có 12 loài và họ Cỏ (Poaceae) có 13 loài. Có nhiều loài được trao đổi, mua bán trên thị trường đó là Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsuch et D.Z. Li.), Tre gai (Bambusa blumeana Schultes), Nứa (Schizostachyum funghomii Mc.Clure), Giang (Maclurochloa sp.), Lùng (Bambusa sp), Mây tắt (Calamus tetradactylus Hance), Mây nước (Calamus balasaeanus Becc.). Những loài dùng làm cảnh đáng chú ý là các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) có (15 loài). Nhiều loài làm cảnh đẹp như Tuế rừng (Cycas balansae Warb.), Móng bò trang sức (Bauhinia oxysepala Gagnep.), Thu hải đường (Begonia aptera Blume), Lan gấm Trung bộ (Anoectochilus lylei Rolfe.), Những loài dùng làm hương liệu hoặc chưng cất tinh dầu có giá trị cao trên thị trường, trong đó có những loài quý như Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Quế (Cinnamomum burmannii (Ness) Blume, Re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte, Hương lâu (Vetiveria zizanioides (L.) Nash. Andropogon squamosus Hack.), Những loài cho dầu béo có 19 loài, đáng chú ý là những loài được thị trường thu mua nhiều như dầu Sở (Camellia sasanqua Thunb. ex Murray (Thea sasanqua Pierre), Trẩu (Vernica montana Lour), Trám (Canarium sp.). Những loài cho ta nanh và nhuộm như Gấc (Momordica cochinchinensis Spreng.), Dànhdành (Gardenia philostrei Pierre ex Pit.) dùng nhuộm thực phẩm. Trước đây có một số loài đồng bào thường hay dùng làm nhuộm vải như Vang (Caesalpinia sappan L.), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour.), Một số loài có công dụng khác được trao đổi buôn bán nhiều trên thị trường với số lượng lớn như rễ Chay rừng (Artocarpus rigidus Blume), Lá dong (Phrynium parviflorum Roxb.), Các bộ phận sử dụng Để làm cơ sở cho việc bảotồn và phát triển LSNG, chúng tôi đã điều tra đánhgiá các bộ phận sử dụng. Kết quả điều tra có 276 loài sử dụng lá; 206 loài sử dụng rễ và củ; 193 6 loài sử dụng thân; 92 loài sử dụng cả lá, thân và rễ; 92 loài sử dụng quả; 45 loài sử dụng vỏ; 36 loài sử dụng hạt và 15 loài sử dụng hoa. Trong số 276 loài sử dụng lá thì có 242 loài chỉ riêng dùng làm thuốc, 29 loài vừa sử dụng làm thuốc vừa sử dụng làmgia vị, 12 loài chỉ sử dụng làm rau và 5 loài dùng đan lát. Trong số 206 loài sử dụng rễ, củ có 195 loài làm thuốc, 8 loài dùng làm thực phẩm, 2 loài dùng làm hương liệu, 1 loài dùng làmgia vị. Nhóm sử dụng rễ và củ là nhóm cần quan tâm trong công tác bảotồn vì nguy cơ bị huỷ diệt rất cao như Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), Sắn dây rừng (Pueraria montana (Lour.) Merr.), Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), Củ bình vôi (Stephania rotunda Lour.), Trong số 193 loài sử dụng thân thì có 173 loài sử dụng làm thuốc, 20 loài sử dụng đan lát. Trong nhóm này loài họ Cau dừa (Palmaceae) và họ Lúa (Poaceae) được sử dụng nhiều nhất. Trong đó một số loài đang khan hiếm dần như Mây tắt (Calamus tetradactylus Hance), Mây nước (Calamus balansaeanus Becc.), Mây đắng (Calamus tonkinensia Becc.), Song mật (Calamus platycanthus Warb.), Trong số 92 loài sử dụng quả có 45 loài sử dụng quả để ăn, 34 loài sử dụng làm thuốc, 13 loài làm rau. Tuy nhiên, một số ít người dân khi khai thác một số loài như Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch. ex DC.), Trám đen (Canarium tonkinense Engl.) Tai chua (Garcinia cowar Roxb.) đã đốn ngang cây để lấy quả, làm giảm sản lượng và năng suất cho các vụ thu hoạch sau. KẾT LUẬN Nhóm LSNG thuộc thực vật có mạch ở vùngđệmkhu BTTN Pù Huống có tới 609 loài thuộc 423 chi của 143 họ thuộc 4 ngành Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Trong đó ngành thực vật Hạt kín chiếm ưu thế lần lượt: 90,14% tổng số họ, 96,66% tổng số chi và 97,38% tổng số loài. Trong số 143 họ, 423 chi, có 10 họ giàu nhất với 208 loài chiếm 43,21% tổng số loài và 6 chi giàu loài nhất (có từ 5-8 loài) chiếm 6,40% tổng số loài. Tổng số 609 loài LSNG được phân loại thành 9 nhóm công dụng khác nhau, trong đó nhóm cây làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất với 455 loài, tiếp đến nhóm cây ăn được 143 loài bao gồm: 76 loài làm rau và gia vị, 55 loài có quả ăn được và 12 loài cho bột ăn; nhóm cây làm cảnh có 69 loài; nhóm cây thủ công mỹ nghệ có 27 loài, nhóm cây dầu béo có 18 loài, nhóm cây hương liệu 14 loài; nhóm cây cho ta nanh và nhuộm có 9 loài. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá chiếm 276 loài; tiếp đến sử dụng rễ và củ: 206 loài; thân: 193 loài; cả lá, thân và rễ: 92 loài; quả: 92 loài; vỏ: 45 loài; hạt: 36 loài và 15 loài sử dụng hoa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Charler M. Peters, 1994. Sustainable Harvest of Non-Timber Plant Resources in Tropical Moist Forest: An Ecologycal Primer. Printed by Corporate press Ins, Landover, MD. Đỗ Tất Lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Y học Hà Nội. 7 Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb Nông Nghiệp. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã, 2001. Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông, Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh. ASSESSMENT ON NON - TIMBER FOREST PLANT RESOURCES IN THE BUFFER ZONE OF THE PU HUONG NATURE RESERVE, NGHEAN PROVINCE Phan Van Tien The Centre of Natural Resource Conservation and Forest Environment Protection in NgheAnNguyen Nghia Thin, Nguyen Thi Kim Thanh Vietnam National University, Hanoi SUMMARY Non - timber forest plant resources in the buffer zone of the Pu Huong Nature Reserve, NgheAn province was collected and assessed. They include 609 species, 423 genera, 143 families of 4 divisions: Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Gymnospermae and Angiospermae. In of them there are 10 species - rich families with 208 species representing 43.21% of species total and 36 families above 5 species with 400 species representing 65.79% and 6 species - rich genera from 5-8 species per one with the total of 39 species representing 6.40% of total species. 609 species of non – timber forest products in the buffer zones of the Pu Huong Nature Reserve were classified into 9 groups of different uses, of which the group of plants for medicine is the most diverse with 455 species; then the group of edible plants - 143 species including 76 for spice and vegetable, 55 for edible fruit and 12 species for edible starch; the group of ornamental plants: 69 species; the group of handicraffts articles: 27 spcies; the group of plants for oil: 18 species; the group of aromatic plants for essential oil: 14 species and the group of plants for tanin and dye: 9 species. Part used the most common is leaves: 276 species; then roots, rhizomes and tuber: 206 species; stems: 193 species; three parts: leaves, roots, rhizomes and tuber and stem : 92 species; fruit: 92 species; bark: 45 species; seed: 36 species and flowers: 15 species. Keywords: Non - timber forest, Pu Huong Nature Reserve * Bài báo hoàn thành nhờ sự tài trợ của Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội (Mã số QGTĐ 0701) và Chương trình Khoa học cơ bản trong Khoa học sự sống (Mã số 6 090 06) . 1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN LÂM SẢN NGOÀI GỖ (LSNG) TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, NGHỆ AN Phan Quang Tiến Trung tâm Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường rừng Nghệ An Nguyễn. loài sử dụng hoa. Từ khoá: Lâm sản ngoài gỗ, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống MỞ ĐẦU Từ ngày xưa đến nay, nói đến giá trị của rừng, ông cha ta thường kể đến các loài gỗ quý như Lim, Đinh, Sến,. CỨU Địa điểm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nằm trong vùng có toạ độ địa lý từ 104 0 13’ đến 105 0 16’ độ kinh Đông, từ 19 0 15’ đến 19 0 29’ độ vĩ Bắc. Vùng đệm của khu bảo tồn nằm trên