Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản - thực trạng và giải pháp
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII về chiến lược ổnđịnh và phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, Ngành Thủysản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phát huy mọi nguồn lực của xã hội vào đầu tưphát triển và tổ chức tốt sản xuất kinh doanh Thủy sản Ngành đã đạt đượcthành tựu to lớn trong sản xuất kinh doanh, khẳng định được vai trò là mộtngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
Xác định chiến lược phát triển dài hạn với định hướng rõ rệt trong từng thời
kì, đổi mới mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đưa nuôi trồng thuỷ sản thành một hướngcân đối chiến lược ngang tầm khai thác biển, đã tạo nên những chuyển biến rõrệt trong Ngành, đưa vị thế của Thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế khôngngừng được củng cố và mở rộng Đạt được những thành tựu như vậy là nhờ hoạtđộng đầu tư phát triển không ngừng của Ngành trong thời gian qua, đặc biệt làtrong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Để tạo điều kiện cho Ngành Thủy sản pháttriển hơn nữa, hòa nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế khi bước vàothiên niên kỉ mới, sự cần thiết là đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnhđầu tư phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản góp phần đưa Ngành Thủysản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân
Nhận thức được vấn đề đó em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài " Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Thực trạng và giải pháp" cho luận văn tốt nghiệp
Chương III: Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010
Để hoàn thành được đề tài này, trong suốt quá trình thực tập em luôn nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, các thầy cô giáo
Trang 2trong bộ môn Kinh tế đầu tư, các cô chú ở Vụ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thủysản, đặc biệt là chú Nguyễn Duy Vĩnh- chuyên viên của Vụ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Thủy sản về phương pháp nghiên cứu, bố cục, cách viết một chuyên đề,cũng như những kiến thức thực tế cần thiết khác
Qua đây, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Nguyễn ThịThu Hà, các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế đầu tư, chú Nguyễn Duy Vĩnh
và các cô chú trong Vụ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thủy sản đã chỉ dẫn, giúp đỡtận tình em trong quá trình hoàn thiện bài viết này Tuy nhiên, do trình độ lí luậncũng như trình độ hiểu biết còn non kém nên bài viết của em không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo tậntình của các thầy cô giáo và các cô chú để em có thể hoàn thiện đề tài của mình
Hà Nội, tháng 5 năm 2001
Sinh viên: Trần Thị Thanh Bình
Trang 3CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG
I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
1 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư
1.1 Khái niệm về đầu tư
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta cóthể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư
Theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hànhcác hoạt động nào dó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trongtương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó
Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tàisản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơntrong nền sản xuất xã hội
Trong các kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tàisản trí tuệ, là nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọinơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế Những kếtquả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực
ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớnhơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó
Phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp được gọi là đầu tư phát triển Từ đó ta cóđịnh nghĩa: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa
và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồidưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sựhoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sởđang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng caođời sống của mọi thành viên trong xã hội
Trang 4Như vậy, đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hi sinh những giá trị ở hiện tạigắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế Các hoạt động mua bán,phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, các tổ chức khôngphải là đầu tư đối với nền kinh tế.
Ngoài ra, có thể hiểu khái niệm đầu tư theo quan điểm tái sản xuất mở rộng.Đầu tư thực chất là quá trình chuyển hóa vốn thành các yếu tố cần thiết cho việctạo ra các năng lực sản xuất, tạo ra các yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trìnhphát triển sản xuất Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên của mọi nềnkinh tế và là cơ sở của mọi sự phát triển và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn biểu hiện dưới những mục tiêu kinh
tế xã hội Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư luôn phải vạch ra các mục tiêu cụthể Xác định mục tiêu cụ thể là yếu tố đảm bảo cho hoạt động đầu tư đem lạihiệu quả cao
Từ sự phân tích trên, ta thấy bản chất của đầu tư là một hoạt động kinh tế, làmột bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở Đó là tất cảnhững sự hi sinh tiêu dùng ở hiện tại cả về tiềm lực vật chất, phi vật chất, conngười, tài nguyên, tiềm năng tài chính, phi tài chính, hữu hình và vô hình vớimục đích tạo mới, hoặc tái tạo tư bản nhằm hướng tới sự tiêu dùng trong tươnglai tốt hơn Như vậy, nếu nghiên cứu kĩ quá trình chu chuyển đầu tư ta thấy, đầu
tư là cơ sở hình thành tư bản, trong đó có cả tài sản cố định, vốn sản xuất vànguồn nhân lực (tư bản con người)
1.2 Đặc điểm của đầu tư
Xuất phát từ bản chất và lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệtcác loại đầu tư sau:
Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho
vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất Đầu tư tài chính không tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vựcnày) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư.Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưuchuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng Điều đó khuyếnkhích người có tiền bỏ ra để đầu tư Để giảm độ rủi ro họ có thể đầu tư vào
Trang 5nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền Đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng chođầu tư phát triển.
Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để
mua hàng hóa và sau đó đem bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận dochênh lệch giá khi mua và khi bán Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sảnmới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), và chỉ làm tăng tài sảntài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sởhữu hàng hóa giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàngcủa họ Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình đầu tư pháttriển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích lũy cho phát triển sản xuất kinh doanhdịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung
Đầu tư phát triển: là loại đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong
đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mớicho nền kinh tế, tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hộikhác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dântrong xã hội
Từ sự phân biệt các loại đầu tư trên, ta thấy chỉ có đầu tư phát triển mới tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân Và do đó, đầu tư phát triển có nhữngđặc điểm khác biệt so với loại hình đầu tư khác, được thể hiện ở các khía cạnhsau:
+ Đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên việc quyết định đầu tư thường là quyếtđịnh tài chính
Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi dưới các hình thức khác nhau,nhưng vốn có thể được xác định dưới các hình thức tiền tệ Vì vậy, các quyếtđịnh đầu tư thường được xem xét ở phương diện tài chính (tổn phí bao nhiêu, cókhả năng thực hiện không? Có khả năng thu hồi vốn không? Mức sinh lợi là baonhiêu? ) Trên thực tế hoạt động đầu tư và các quyết định chi tiêu (đầu tư)thường được cân nhắc bởi sự hạn chế của Ngân sách (Nhà nước, địa phương, cánhân ) và luôn được xem xét ở khía cạnh tài chính nói trên Nhiều dự án có thểkhả thi ở những phương diện khác (kinh tế-xã hội, môi trường), nhưng khôngkhả thi về phương diện tài chính và vì thế dự án cũng không thực hiện được trênthực tế
Trang 6+ Đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài; tiền, vật tư, lao động cần huyđộng lớn.
Khác với hoạt động đầu tư thương mại và đầu tư tài chính, đầu tư phát triểnthường có tính chất lâu dài, thời gian từ lúc tiến hành đầu tư cho đến khi thànhquả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biếnđộng xảy ra Trong quá trình đầu tư phải huy động một số vốn lớn và để nằmkhê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, không tham gia vào quá trìnhchu chuyển, nên nó không sinh lợi cho nền kinh tế Đây là cái giá phải trả khálớn của đầu tư phát triển
Mặt khác, thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối vớicác cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiềunăm tháng, do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực củacác yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế
+ Hoạt động đầu tư là hoạt động cần cân nhắc giữa lợi ích ở hiện tại nhằmmong muốn có được lợi ích trong tương lai Vì vậy, luôn luôn có sự cân nhắc, sosánh giữa lợi ích ở hiện tại và lợi ích trong tương lai Rõ ràng, nhà đầu tư mongmuốn và chấp nhận chỉ trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơnlợi ích ở hiện tại mà họ tạm thời phải hi sinh
+ Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng
sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo nên Do đó, các điều kiện về địa hìnhtại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng saunày của các kết quả đầu tư
+ Đầu tư là hoạt động mang tính rủi ro
Hoạt động đầu tư một mặt là sự đánh đổi lợi ích ở hiện tại và quá trình thựchiện diễn ra trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường hết nhữngthay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính Mặt khác,các kết quả và hiệu quả hoạt động của các thành quả đầu tư chịu nhiều ảnhhưởng của các nhân tố bất ổn định theo thời gian và điều kiện địa lí của khônggian
Trang 7Do hoạt động đầu tư phát triển có đặc điểm như trên nên để đảm bảo chomọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải thực hiệnđầu tư theo dự án.
2 Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế
Từ việc xem xét khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư phát triển, các líthuyết kinh tế, cả lí thuyết kinh tế kế hoạch hóa tập trung và lí thuyết kinh tế thịtrường đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, làchìa khóa của sự tăng trưởng Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở những mặtsau:
2.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế
Là một bộ phận của tổng cầu và tổng cung, đầu tư ảnh hưởng mạnh
mẽ tới cân bằng cung - cầu Là bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chitiêu, đầu tư có vai trò kinh tế vĩ mô
Trong ng n h n, ắn hạn, đầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ạn, đầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi đầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khiu t nh hư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khiởng đến sản lượng và thu nhập: khing đến sản lượng và thu nhập: khin s n lảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khiợng và thu nhập: khing v thu nh p: khià thu nhập: khi ập: khi
t ng cung ch a k p thay ư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ịp thay đổi (do độ trễ thời gian của đầu tư), sự tăng lên của đ i (do độ trễ thời gian của đầu tư), sự tăng lên của ễ thời gian của đầu tư), sự tăng lên của ời gian của đầu tư), sự tăng lên của tr th i gian c a ủa đầu tư), sự tăng lên của đầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khiu t ), s t ng lên c aự tăng lên của ăng lên của ủa đầu tư), sự tăng lên của
đầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi à thu nhập: khi ầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ăng lên của đư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khiời gian của đầu tư), sự tăng lên của ầu tư ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi ịp thay đổi (do độ trễ thời gian của đầu tư), sự tăng lên của ển sang phải (đồ thị) ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập: khi đồ thị) ịp thay đổi (do độ trễ thời gian của đầu tư), sự tăng lên của
Trang 8(HÌNH 1)
Trong dài hạn, đầu tư tăng làm sản lượng tăng lên, đường cung dịchchuyển sang phải Ở điểm cân bằng, giá giảm và sản lượng tăng thu nhậpcủa người sản xuất tăng, dẫn đến tăng tích luỹ, có tác dụng mở rộng nănglực sản xuất Vì vậy, về mặt dài hạn thì đầu tư làm tăng sản lượng tiềmnăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hơn nữa, để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn kinhnghiệm của các nước trên thế giới cho thấy là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra
sự phát triển nhanh mọi khu vực
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối
về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoátkhỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tàinguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triểnnhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển
Mặt khác, để đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỉ lệđầu tư phải đạt được từ 15 - 20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗinước
MứctăngGDP
=
Vốn đầu tư -
I CORNếu như hệ số ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộcvào vốn đầu tư
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theotrình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước Kinh nghiệm cácnước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quảđầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả củachính sách kinh tế nói chung Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơnICOR trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thường caochủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất
Ngoài những tác động về kinh tế, đầu tư còn động lực thúc đẩy sự pháttriển của khoa học và công nghệ cũng như các mặt của xã hội như văn hoá,giáo dục, vui chơi, giải trí
Trang 92.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở Chẳng hạn,
để tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở nào đều cầnphải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bịtrên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phíkhác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kì của các cơ sở vật chất-kĩ thuậtvừa tạo ra Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sảnxuất, kinh doanh dịch vụ đang tồn tại: sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vậtchất-kĩ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng hoặc đổi mới để thích ứng vớiđiều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học - kĩ thuật và nhu cầu tiêudùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế chocác trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư
Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thânmình) đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sữa chữa lớn định kìcác cơ sở vật chất-kĩ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên Tất cảnhững hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư
3.Vốn và nguồn vốn đầu tư
Theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng, vốn đầu tư là tiền tích lũy của
xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân, vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất
xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho xã hội.
Vốn đầu tư là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế Thực tế nhữngquốc gia phát triển trên thế giới đã khẳng định tích tụ và tập trung vốn là điềukiện tiên quyết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tốc độcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh hay chậm là do nguồn vốn đầu tư quyếtđịnh Nguồn vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế chỉ có thể tạo ra bằng tiếtkiệm trong nước và vốn huy động từ nước ngoài Trong đó, vốn trong nước giữvai trò then chốt, có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng trongcông cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn sau:
- Vốn tích lũy từ Ngân sách
Trang 10- Vốn tích lũy của các doanh nghiệp.
- Vốn tiết kiệm của dân cư
- Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp vàvốn đầu tư gián tiếp
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nướcngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lí hoặc tham gia quản lí, sửdụng và thu hồi vốn đã bỏ ra
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổchức phi Chính phủ được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại,
có hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời gian dài, lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triểnchính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA)
4 Hoạt động đầu tư
Quá trình sử dụng vốn đầu tư, xét về bản chất chính là quá trình thực hiện
sự chuyển hóa vốn bằng tiền (vốn đầu tư) thành vốn hiện vật để tạo nên nhữngyếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt Quá trình này cònđược gọi là hoạt động đầu tư hay đầu tư vốn
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì tiềm lực sẵn
có hoặc tạo ra những tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinhhoạt đời sống Do đó, đối với nền kinh tế, hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạtđộng nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật của nềnkinh tế
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộphận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kĩthuật mới, duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện có Vì thếđầu tư là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư là một đòi hỏi khách quan của sự tồn tại và phát triển xãhội trong mọi nền sản xuất khác nhau Mục tiêu của hoạt động đầu tư luôn đượcxem xét ở 2 góc độ: tầm vĩ mô và tầm vi mô Những mục tiêu được xem xét ởtầm vi mô là những mục tiêu cụ thể, trước mắt và rất đa dạng Đạt được các mụctiêu này sẽ góp phần vào việc thực hiện của các mục tiêu phát triển Các mục
Trang 11tiêu được xem xét ở tầm vĩ mô xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế, của xãhội và của địa phương, ngành.
4.1 Phân loại hoạt động đầu tư
Nhằm đáp ứng những nhu cầu quản lí và nghiên cứu kinh tế khác nhau,người ta tiến hành phân loại các hoạt động đầu tư theo các tiêu thức sau:
tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máymóc, thiết bị ), cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài chính như mua cổ phiếu,trái phiếu, và các khoản khác ) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tưtài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế )
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư đối tượng vật chất là điều kiện tiênquyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài chính là điều kiệnquan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư các đốitượng vật chất, còn đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tấtyếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệuquả kinh tế xã hội cao
chiều rộng và đầu tư chiều sâu Trong đó, đầu tư chiều rộng là đầu tư để mởrộng sản xuất bằng kĩ thuật và công nghệ lặp lại như cũ Đầu tư theo chiều sâu làđầu tư để mở rộng sản xuất bằng kĩ thuật và công nghệ tiến bộ và hiệu quả hơn.Đầu tư theo chiều sâu có thể thực hiện bằng cách mua sắm tài sản cố định sảnxuất loại mới tiến bộ và hiệu quả hơn, hoặc bằng cách cải tạo và hiện đại hóacác máy móc và xí nghiệp hiện có đã lạc hậu Hơn nữa, đầu tư theo chiều rộngvốn lớn, để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động
để thu hồi vốn đủ lâu, tính chất kĩ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao Còn đầu tưtheo chiều sâu thời gian thực hiện đầu tư không dài, độ mạo hiểm thấp hơn sovới đầu tư theo chiều rộng
theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ phân thành 3nhóm A, B và C tùy theo tính chất và qui mô của dự án, trong đó nhóm A doThủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
Trang 12quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương quyết định.
chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tưphát triển khoa học kĩ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kĩ thuật và xãhội) Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau, hỗ trợ cho nhautrong quá trình hoạt động
được phân chia thành:
- Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định
- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sảnxuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ
sở hiện có, duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật không thuộc cácdoanh nghiệp
Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiệncho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng Không có đầu tư vận hànhthì các kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được Ngược lại không cóđầu tư cơ bản sẽ không có đầu tư vận hành Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dàihạn, đặc điểm kĩ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng cáctài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi lâu (nếu có thể thu hồi).Còn đầu tư vận hành chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kĩ thuậtcủa quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp Đầu tư vận hành cho các cơ sởsản xuất kinh doanh có thể thu hồi nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư nóichung vào hoạt động
xuất xã hội, có thể phân hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành
đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất
của các kết quả đầu tư, có thể phân chia hoạt động đầu tư thành đầu tư ngắn hạn
(như đầu tư thương mại) và đầu tư dài hạn (đầu tư sản xuất, đầu tư phát triểnkhoa học- kĩ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng )
Trang 13 Theo quan hệ quản lí của chủ đầu tư: hoạt động đầu tư có thể phân chia
thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp
Đầu tư gián tiếp là loại đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp thamgia điều hành quản lí quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư Cònđầu tư trực tiếp là loại đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lí,điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư
phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnhhưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa phương.Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lí và nghiên cứu kinh tế,người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo qui mô và theo các tiêuthức khác nữa
4.2 Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả của hoạt động đầu tư
- Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay Hệ số này phải 1 Đối với dự án cótriển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ này có thể < 1, vào khoảng 2/3 thì
dự án thuận lợi
- Tỉ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải 50% Đối với các dự ántriển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỉ trọng này có thể là 40%, thì dự án thuận lợi
- Tỉ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn phải 1 và được xem xét
cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh
Trang 14- Tỉ lệ giữa tài sản lưu động có so với tài sản lưu động nợ bằng 2/1 hoặc 4/1thì dự án thuận lợi.
- Tỉ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phảitrả phải 1
Trong 5 chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thứ 4 chỉ áp dụng cho các dự án của cácdoanh nghiệp đang hoạt động, 4 chỉ tiêu còn lại áp dụng cho mọi dự án Hai chỉtiêu đầu nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho mọi dự án thực hiện được thuậnlợi, 3 chỉ tiêu sau nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chínhcủa dự án
* Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV-Net Present Value)
Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi chi phí gọi là thu nhập thuần Giá trị hiệntại của thu nhập thuần còn được gọi là NPV Đây là chỉ tiêu tuyệt đối dùng đểđánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư trên cơ sở cân đối thu chi hàng năm
và theo một tỉ lệ chiết khấu đã chọn
Mục đích của việc tính NPV là để xem xét việc sử dụng các nguồn lực của
dự án có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng hay không Với ýnghĩa này, NPV được coi là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án NPV đượctính theo công thức sau:
i
r
C r
B
0
Trong đó: - Bi: Thu nhập của dự án năm i
- Ci: Chi phí của dự án năm i
- n: Số năm hoạt động của dự án
- r: Tỉ suất chiết khấu được chọn
Dự án được chấp nhận (đáng giá) khi NPV 0
* Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
Trang 15Đó là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã
bỏ ra bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thuhồi hàng năm Có thể tính chỉ tiêu này từ lợi nhuận (W) và khấu hao (D) nhưsau:
(W+D)iPV IV0 hoặc IV0t - (W+D) 0Trong phân tích tài chính, thời gian thu hồi vốn là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá tính khả thi của dự án
* Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return)
Chỉ tiêu này còn được gọi là suất thu lợi nội tại, tỉ suất nội hoàn, suất thuhồi nội bộ Đó là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyểncác khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cânbằng với tổng chi, tức là:
) 1
( )
1 (
11
2 1
1
r NPV r
NPV
r NPV
Trong đó: r2 >r1 và r2 - r1 5%
NPV(r1) > 0 gần 0, NPV(r2) < 0 gần 0
* Giá trị sản phẩm gia tăng thuần túy (NVA - Net Value Added) là chỉ tiêu
cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án NVA là mức chênh lệch giữagiá trị đầu ra và giá trị đầu vào Công thức tính:
NVA = O - (MI + I)Trong đó: NVA: là giá trị gia tăng thuần túy do dự án đem lại
Trang 16O : Giá trị đầu ra của dự án
MI : Là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụmua ngoài theo yêu cầu để đạt được các đầu ra trên đây
I : Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, muasắm máy móc thiết bị
Chỉ tiêu NVA biểu thị sự đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế.Trong tổng số giá trị gia tăng sản phẩm thuần túy do dự án đem lại gồm có giátrị gia tăng trực tiếp (do chính dự án tạo ra) và giá trị gia tăng gián tiếp (do các
dự án có liên quan tạo ra do sự đòi hỏi trong hoạt động của dự án đang xem xét
* Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có
việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư.
- Số lao động có việc làm: bao gồm cả số lao động có việc làm trực tiếp cho
dự án và số lao động có việc làm gián tiếp ở các dự án liên đới Phân tích vàđánh giá hiệu quả kinh tế xã hội qua chỉ tiêu này là xem xét số lao động có việclàm do dự án tạo ra, số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư vànhững đóng góp của dự án đối với mục tiêu giải quyết việc làm của xã hội
- Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư: để tính chỉ tiêu này, taphải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các
dự án liên đới (Vốn đầu tư đầy đủ) Tiếp đó tính các chỉ tiêu sau:
+ Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu
tư trực tiếp, kí hiệu là Id
Id = I Lvd
d
Trong đó: Ld - Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án
Ivd - Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án
+ Toàn bộ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư đầy đủ
ký hiệu là IT:
Trang 17IT =
I LvT T
Trong đó: LT - Toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp
IvT - Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự
án liên đới
Nói chung tiêu chuẩn đánh giá là các chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì dự
án càng có tác động lớn đến nền kinh tế và có ảnh hưởng đến vấn đề xã hội
* Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, Nhà nước thu thuế ) hoặc vùng lãnh thổ:
Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cưhoặc vùng lãnh thổ So sánh tỉ lệ giá trị giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cưhoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt độngbình thường của dự án với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng
do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ trong nước
* Chỉ tiên ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ)
Một nhiệm vụ cơ bản khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội của dự án là xemxét tác động của dự án đến cán cân thanh toán của đất nước Xác định mức tiếtkiệm ngoại tệ của dự án cho biết mức độ đóng góp của dự án và cán cân thanhtoán của nền đất nước Dự án có thể có tác động tích cực làm tằng nguồn ngoại
tệ cho đất nước và cũng có thể làm bội chi ngoại tệ
Trang 18* Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự ánsản xuất ra trên thị trường quốc tế
- Nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người laođộng, trình độ quản lí của những nhà quản lí, nâng cao năng suất lao động, nângcao thu nhập của người lao động
- Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai tháctài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệmới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất, những tác động đến các ngành, các lĩnhvực khác; tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, pháttriển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi nhưng có tiềm năng…)
II - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN
1 Đặc điểm, vai trò của Ngành Thủy sản
1.1 Đặc điểm của Ngành Thủy sản
Thủy sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác,nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại; là một trong nhữngngành kinh tế quan trọng của đất nước Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trênkhai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, dovậy có mối liên hệ ngành với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, du lịch, hảiquan
Trang 19Ngành Thủy sản được xác định giữ vai trò quan trọng sự phát triển kinh
tế-xã hội của Việt Nam Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tàinguyên có thể tái sinh quan trọng của đất nước - những tài nguyên với tiềm năng
có thể đóng góp lớn cho các mục tiêu lớn về tài chính, về công ăn việc làm, và
về dinh dưỡng Xét một cách tổng thể thì Ngành Thủy sản có các đặc điểm sau:
Ngành thủy sản là ngành vừa mang tính công nghiệp, nông nghiệp,thương mại, lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên
Ngành Thủy sản là ngành có năng suất và hiệu quả lao động tự nhiên cao,
có tác dụng tới tái sản xuất mở rộng Các thành phần kinh tế tham gia hoạt độngsản xuất rất đa dạng: Tư bản Nhà nước (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần), tập thể (hợp tác xã, tập đoàn),
tư nhân (hộ gia đình, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
Ngành Thủy sản là ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng diệntích mặt nước cũng như khai thác các sản phẩm có liên quan đến mặt nước Cácsản phẩm thủy sản có khẩu vị ngon, dễ chế biến, lượng đạm không tích mỡ, đadạng, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều người, nhiều nơi trong vàngoài nước ưa chuộng
hoạch được sản phẩm và tiêu thụ trong thời gian ngắn Thực tiễn đã chứng minhrằng: việc đầu tư lao động sống và lao động vật hóa vào hoạt động sản xuất nghề
cá một cách hợp lí sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao Ví dụ: một ngư dân bình quânhàng năm đánh bắt được từ 2,04-2,07 tấn cá biển, giá trị tương đương vớikhoảng 10 tấn thóc, hay 1 ha nuôi tôm giá trị bằng 100 ha trồng lúa Trong khi
đó, một lao động nông nghiệp nếu thực hiện 1 ha gieo trồng lúa chỉ đạt được 3-4tấn thóc/năm
Hoạt động sản xuất của ngành diễn ra trong một phạm vi rộng lớn từ miềnnúi đến các vùng đồng bằng, vùng ven biển và ngoài khơi với nhiều hình thứcsản xuất như khai thác, nuôi trồng, chế biến
Ngành Thủy sản là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượnglớn, tạo khả năng khai thác qui mô lớn nhưng có sự tác động của con người đểtái tạo nguồn tài nguyên này
Trang 20Như vậy, với những đặc điểm vốn có như vậy thì Ngành Thủy sản ViệtNam muốn phát triển tốt phải biết tận dụng nguồn tài nguyên quý hiếm này đểđem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất.
1.2 Vai trò của Ngành Thủy sản trong nền kinh tế
Nước ta là một nước có ưu thế về biển, cuộc sống xã hội gắn chặt với sôngnước, vì vậy Thủy sản nói chung, nghề cá nói riêng của nước ta là một Ngành cótruyền thống lâu đời Đó là Ngành cung cấp chất dinh dưỡng và tạo mức an toàn
về thực phẩm cho con người Các sản phẩm thủy sản là những yếu tố quan trọngđối với sự an toàn về lương thực, thực phẩm
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, từ chỗ là một bộ phận khônglớn thuộc khối nông nghiệp, với trình độ lạc hậu vào những năm 80, Thủy sản
đã trở thành một ngành kinh tế công-nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, qui
mô ngày càng lớn Xuất khẩu thủy sản đã đóng vai trò đòn bẩy chủ yếu tạo nênđộng lực phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước ta Từ giai đoạn 1991-1995, cùngdầu thô, gạo, dệt may, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn giữ vị trí thứ 2hoặc thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Đến nay Ngành Thủy sản
đã vươn lên đứng thứ 19 về sản lượng, thứ 30 về giá trị kim ngạch xuất khẩu,thứ 5 về sản lượng nuôi tôm trên thế giới
Vai trò của Ngành Thủy sản cũng được khẳng định trong Nghị quyết củaChính phủ (ngày 15/6/2000) về ‘một số chủ trương và chính sách về chuyểndịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp’, đó là: “Thủy sản làNgành sản xuất sản phẩm đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trườngtrong nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành Ngành sản xuất có lợi thếlớn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam Sản lượng thủy sản đạt 3-3,5 triệutấn/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, nâng kim ngạch xuất khẩuvươn lên hàng đầu trong khu vực Châu Á”
Bên cạnh đó, vai trò của Ngành Thủy sản trong nền kinh tế còn thể hiện ởchỗ: các hộ gia đình phụ thuộc vào nghề thủy sản như là kế sinh nhai và thủysản là nguồn cung cấp thức ăn chính cho họ trong đời sống hàng ngày Hơn nữa,nhu cầu nhân lực hằng ngày cho hoạt động này không lớn, không tiêu tốn nhiềuthời gian, gần nơi ở của gia đình, thời gian quay vòng vốn nhanh, cung cấp thựcphẩm tại chỗ có chất lượng cao, phù hợp và dễ dàng được chấp nhận đối với
Trang 21nông dân nông thôn miền núi Mặt khác, nuôi trồng thủy sản dễ dàng kết hợpvới các hoạt động sản xuất khác trong hệ thống canh tác tại khu vực miền núi đểtăng thu nhập và đa dạng hoá các sản phẩm lương thực thực phẩm cho gia đình,hạn chế rủi ro và tận dụng các phế phụ phẩm trong gia đình tạo thành sản phẩmkhác có giá trị sử dụng.
2 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng thủy sản
2.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: Nuôi trồng thuỷ sản là một hoạt
động sản xuất tạo ra nguyên liệu thuỷ sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm,hoạt động xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản
Theo quan điểm của các nhà sinh học: Nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động tạo
ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loạithuỷ sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời
Theo hai quan điểm trên ta có khái niệm chung nhất: Nuôi trồng thuỷ sản làmột hoạt động sản xuất sử dụng các yếu tố nguồn lực đầu vào như con giống, tàinguyên, đất, nước và các công cụ sản xuất khác để thúc đẩy việc tăng trưởng vàphát triển của các loại thuỷ sản, tạo nguồn thực phẩm cho người, thức ăn chochăn nuôi động vật và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản
2.2 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản
Với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàngngàn đảo lớn nhỏ, ven biển; trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằngchịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặtnước với khoảng 1.700.000 ha, trong đó:
- Ao hồ nhỏ, mương vườn 120.000 ha
- Hồ chứa mặt nước lớn 340.000 ha
- Ruộng có khả năng nuôi thủy sản 580.000 ha
- Vùng triều 660.000 ha
Trang 22Chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000-400.000 ha eo, vịnh, đầmphá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được qui hoạch.
Nguồn lợi giống loài thủy sản
* Nguồn lợi cá nước ngọt : đã thống kê được 544 loài trong 18 bộ, 57 họ,
228 giống Với thành phần giống loài phong phú, nước ta được đánh giá có đadạng sinh học cao Trong 544 loài đó có nhiều loài có giá trị kinh tế
* Nguồn lợi cá nước lợ, mặn : Theo số liệu được thống kê, hiện nay có 186loài chủ yếu Một số loài có giá trị kinh tế như: Cá song, cá hồng, cá tráp, cávược, cá măng, cá cam, cá bống, cá đối,cá dìa Trong đó đã đưa vào nuôi cácloại: Cá vược, cá song, cá măng, cá cam
* Nguồn lợi tôm: Hiện nay đã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh
tế và đưa vào nuôi: tôm sú, tôm lớt, tôm he Ấn Độ, tôm rảo, tôm nương, tômcàng xanh
* Về nhuyễn thể: Có một số loài chủ yếu: Trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc….đang đưa vào nuôi các loại: Trai, nghêu, sò
* Về rong tảo: Với 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó đáng kể là rong câu(11 loài), rong mơ, rong sụn
thủy sản
Khí hậu, thời tiết Việt Nam chịu sự chi phối cúa khí hậu nhiệt đới gió mùa,song ở mỗi miền có đặc trưng khác nhau:
1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 h/năm, mùa mưa từ tháng 6
- tháng 8, và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão, bão thường xuất hiện sớmtrong cả nước Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 - 3,6m
tháng 9- tháng 11, nắng nhiều từ 2.300 - 3.000 h/năm Chế độ thủy triều gồmnhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi thủy sản
Miền Nam: Khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6
-27,60C, mưa tập trung từ tháng 5 tháng10 Lượng mưa trung bình 1.400
Trang 23-2.400mm, nắng trên 2.000 h/năm Vùng này chủ yếu chế độ bán nhật triều vớibiên độ 2,5 - 3 m.
Chế độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện pháttriển nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình
Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu dân sống ở đầmphá, tuyến đảo của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàngchục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thủysản đáng kể, chiếm tỉ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá Chưa kể một bộphận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hànhnghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừasản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản Trong nhiều năm qua, nông, ngưdân đã tích lũy nhiều kinh ngiệm trong nuôi trồng thủy sản và là động lực quantrọng góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản
3 Sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Việc phân tích đặc điểm, vai trò của Ngành Thủy sản ở trên cùng với việcđánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng thủy sản như: Diện tích mặtnước, nguồn lợi giống loài thủy sản, khí hậu thời tiết cũng như nguồn lực laođộng dồi dào có thể cho chúng ta thấy được sự cần thiết của việc phát triển, tăngcường đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng được các nguồnlực, phát huy khả năng vốn có của Ngành Sự cần thiết đó còn được thể hiện ởcác mặt sau:
Thứ nhất, Ngành Thủy sản của Việt Nam nhìn chung đã khai thác tới trần
thậm chí có một số vùng đã khai thác quá giới hạn cho phép Điều này làm ảnhhưởng lớn đến vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học trongnghề cá Các Hội nghị quốc tế về sự đóng góp bền vững của nghề cá vào sảnxuất thực phẩm (hội nghị Kyoto 1992) và Hội nghị các Bộ trưởng Thủy sản(Roma 1999) đã nhấn mạnh: Nuôi trồng thủy sản gắn liền với bảo vệ môi trường
là phương hướng rất quan trọng đang được sự quan tâm lớn của các quốc gia vàcác tổ chức bảo vệ môi trường Vấn đề bảo vệ các vùng nước khỏi bị ô nhiễm,bảo vệ các vùng rừng ngập mặn đang được xem xét gắn liền với việc nuôi
Trang 24trồng thủy sản Hiệu quả và tính bền vững của nuôi trồng thủy sản luôn đi liềnvới việc ngăn chặn và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên bị khai thác cạn kiệt.
Thứ hai, nuôi trồng thủy sản đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thực
phẩm cho tiêu dùng, hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.Hiện nay, mức tiêu dùng của người Việt Nam đối với các loại thủy sản ướctính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa Protein Riêng về cá đãcung cấp khoảng 8 kg/người/năm, trong đó nuôi chiếm khoảng 30% Nhữngnăm tới xu thế đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêu dùng thực phẩm sẽtăng Điều đáng quan tâm là ngày nay nhân dân đã có xu thế thiên về sử dụngthực phẩm ít béo Do đó, cá và sản phẩm gốc thủy sản làm thực phẩm chiếmphần quan trọng Trong đó cá nuôi cung cấp tại chỗ, ít chi phí vận chuyển đảmbảo được tươi sống lại càng có vai trò quan trọng hơn Theo chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của Ngành Thủy sản, đến năm 2010 tổng sản lượng thủysản trên 3,5 triệu tấn, trong đó ưu tiên cho xuất khẩu khoảng 40%, và theo sốliệu của FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi 30%, thì sản lượng còn lạidành cung cấp thực phẩm cho con người Nếu so với lượng tiêu dùng thủy sảnbình quân đầu người trên thế giới theo ước tính của FAO là 13,4 kg/người vàonăm 1994 và so với mức 27 kg/người/năm của các nước đang phát triển hiệnnay thì ở nước ta chưa đáp ứng được Phát triển nuôi trồng thủy sản để cung ứng
số lượng thiếu hụt đó
Hơn nữa, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng
ở nhiều nước và khu vực Năm 1997 đã xuất khẩu sang 46 nước và vùng lãnhthổ trên thế giới, năm 1998 là 50 nước và vùng lãnh thổ Điều đáng quan tâmtrong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, nhóm sản phẩm tôm vẫn là mặt hàng chủlực chiếm tỉ lệ ngày càng cao, trong đó có tôm nuôi Các đối tượng khác như:nhuyễn thể, cá song, cá hồng, cá ba sa, cá rô phi đực, cá sặc rằn, cá quả, lươn, ba
ba, ếch xuất sống, phi lê đông lạnh(1) cũng được các thị trường ưa chuộng ỞNhật xu thế tiêu dùng hàng thủy sản thay cho thịt bình quân 71,5 kg/người vàcòn tiếp tục tăng Thị trường Mỹ và EU cũng có xu thế như vậy Dự kiến đếnnăm 2005 cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ là 32-34%,Châu Á (kể cả Trung Quốc) là 20-22%, Bắc Mỹ 20-22%, EU 16-18%, thịtrường khác là 8-10%
(1) Phi lê đông lạnh: loại cá được lọc vảy, tách xương và được ướp đông lạnh.
Trang 25Thứ ba, phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Với đặc thù dân số đông, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển, biên giới, vùngsâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, hàng năm dân số tăng nhanh kéo theo là sựgia tăng lao động dư thừa Bên cạnh đó, một bộ phận ngư dân làm nghề khaithác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt, khai thác kém hiệu quả từng bước chuyểnsang nuôi trồng thủy sản, một bộ phận nông dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừanuôi trồng thủy sản làm phong phú thêm cho nền văn minh lúa nước, đưa nềnvăn minh lúa nước lên cao hơn, hiện đại hơn Phát triển nuôi trồng thủy sản gópphần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cảithiện mức sống cho nông, ngư dân, góp phần xây dựng trật tự xã hội, an ninhnông thôn vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa
Thứ tư, xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới hiện nay là đẩy
nhanh tốc độ gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản so với sản lượng khaithác.Ví dụ: Thái Lan, Ấn Độ, Ecurador, Indonesia, Đài Loan có giá trị xuất khẩulớn, cũng là những nước có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn Các nước Châu Árất coi trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, là khu vực nuôi trồng thủy sản chínhcủa thế giới Năm 1995, tổng sản lượng thủy sản thế giới là 112 triệu tấn, trong
đó sản lượng nuôi trồng đạt 27,8 triệu tấn (chiếm 25%) và Châu Á sản xuất90,1% tổng sản lượng nuôi thủy sản Theo dự báo của FAO, đến năm 2005 sảnlượng nuôi trồng thủy sản thế giới sẽ là 51,9 triệu tấn Các nước phát triển nuôitrồng thủy sản nhằm cung cấp thực phẩm chứa đạm cho nhu cầu tiêu dùng củacon người, đảm bảo an ninh thực phẩm Trung Quốc là nước phát triển mạnhnuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản năm 1998 là 32,1 triệu tấn Theo hướngnuôi bằng hình thức công nghiệp để nâng cao năng suất và sản lượng các đốitượng nuôi có giá trị cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
Qua phân tích trên, ta có thể thấy được nuôi trồng thủy sản là một nghề cólợi và sẽ phát triển mạnh trong những năm tới Là một nước có nhiều ưu thế về
tự nhiên và con người như trên, nuôi trồng thủy sản đã được chú ý phát triển ởnước ta trong thời gian qua Tuy nhiên, với tiềm năng lớn như vậy, đầu tư chonuôi trồng thủy sản của nước ta chưa được tương xứng và cần thiết phải đẩymạnh đầu tư hơn nữa trong thời gian tới
Trang 26III SỰ KHÁC BIỆT CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN SO VỚI CÁC NGÀNH KHÁC
* Thủy sản là một nghề phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên và có tínhmùa vụ, vì vậy hoạt động đầu tư phát triển trong Ngành Thủy sản nói chung,nuôi trồng thủy sản nói riêng có đặc điểm khác biệt so với các hoạt đông đầu tưcủa các ngành khác
* Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản có liên quan chặt chẽ đến vấn đềbảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, vấn đề phát triển thịtrường xuất khẩu Vì thế quá trình đầu tư rất phức tạp, cần phải có tổ chức và cơchế quản lý đồng bộ , hoàn chỉnh giữa các cơ quản lý Nhà nước
* Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản rộng khắp trên các vùng địa lí, từ miền núitới ven biển, tính chất sản xuất phức tạp đa dạng do qui luật phát triển của từngkhu hệ động thực vật Hơn nữa, nuôi thuỷ sản rất khó mà quan sát trực tiếp đượcvật nuôi, rủi ro càng lớn, vì thế hoạt động đầu tư phát triển trong nuôi trồng thuỷsản phải đảm bảo đạt được những yêu cầu: đầu tư phát triển đi đôi với vấn đềbảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; hoạtđộng đầu tư phải lấy hiệu quả kinh doanh làm động lực trực tiếp và lấy hiệu quảkinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản Kết hợp công nghệ truyền thống với côngnghệ hiện đại Tập trung vào vấn đề chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu trong phạm vi cả nước
* Trong nuôi trồng thủy sản, quá trình tác động nhân tạo xen kẽ với quátrình tác động tự nhiên, tức là thời gian lao động không ăn khớp với thời giansản xuất, ví dụ một qui trình nuôi:
Cải tạo ao Thả giống Chăm sóc Thu hoạch
///////////// ///////////// ////////////// //////////////
Trong một qui trình nuôi như vậy, có những giai đoạn không có tác độngcủa qui luật tự nhiên, từ đó sinh ra tính chất mùa vụ trong nuôi trồng thuỷ sảngây ra nhiều phức tạp cho sản xuất, đặc biệt điều kiện thiên nhiên nước ta khôngmấy thuận lợi, thiên tai liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi Do đó, hoạt động đầu tư cầnchú trọng đến những yếu tố này để tránh những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra
Trang 27* Quá trình sản xuất phải tiếp xúc với cơ thể sống thủy sinh có đặc tính sinh
lí, sinh thái, qui luật phát triển và sinh trưởng riêng nên cần phải đầu tư vàonghiên cứu các qui trình nuôi phù hợp vói từng loại, ví dụ cá nước ngọt, nước lợ,nước mặn có qui trình nuôi khác nhau
* Trong quá trình sản xuất thủy sản, chất lượng và số lượng sản phẩm thủysản rất dễ bị thất thoát sau thu hoạch Theo đánh giá của FAO, tỉ lệ thất thoát sauthu hoạch luôn ở mức trên 20%, tập trung ở các khâu xử lí, bảo quản, vậnchuyển, bốc dỡ, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm Do vậy, hoạt động đầu tư cần chútrọng làm thế nào để giảm đến mức tối thiểu tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch
* Một số đối tượng nuôi trồng được giữ lại làm giống cho quá trình tái sảnxuất sau Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự đầu tư vào qui trình chăm sóc, lựachọn giống riêng biệt và quan tâm đầu tư vào hệ thống sản xuất giống quốc gianên số vốn chi cho đầu tư vào lĩnh vực này khá lớn, đòi hỏi các chủ đầu tư phảiphân tích, tính toán, lựa chọn phương án đầu tư một cách hợp lí, có hiệu quả caophù hợp với năng lực sản xuất, tổ chức quản lí của mình
* Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư phải đảm bảo những nguyên tắc của pháttriển bền vững nuôi trồng thuỷ sản, nghĩa là quản lí, duy trì cơ sở nguồn lợi tựnhiên, bảo vệ hệ sinh thái; phải đảm bảo sự công bằng trong một thế hệ, nghĩa làphải đáp ứng các nhu cầu của con người trong thế hệ hiện tại và mai sau, là đảmbảo cho mọi tầng lớp dân cư đều được hưởng bình đẳng do sự phát triển bềnvững mang lại
Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn phụ thuộc vào những yếu tố hết sức biếnđộng như thu nhập do hoạt động đầu tư mang lại, lãi vay Ngân hàng, thuế vàmôi trường
IV KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, đồng thời là một trong 7nước có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển nhất ở châu Á Trong quá trìnhphát triển nuôi trồng thủy sản, Trung Quốc đã có những chính sách, biệnpháp để thu hút các nguồn lực như vốn, các hộ gia đình, các nguồn tàinguyên… vào đầu tư phát triển ngành
Trang 28Dự đoán dân số Trung Quốc sẽ là 1,6 tỉ người vào năm 2026, do đó diệntích bình quân đất canh tác trên đầu người sẽ giảm Năm 1949 con số này là0,19 ha, đến 1995 chỉ còn 0,09 ha Những thay đổi nhanh chóng trong cơcấu dân số và mức sống ngày càng cao đã tạo ra nhiều thách thức cũng như
cơ hội gia tăng các sản phẩm nguồn gốc động vật, nhất là các sản phẩm thủysản Do nhu cầu trong nước và quốc tế đối với các loại cá và thủy sản khác
có giá trị dùng tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho người đều tăng cùng với
sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, Trung Quốc đã hướng các chínhsách phát triển nghề cá vào tăng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt,nước lợ, và nhất là nuôi ở biển như là “chìa khóa” để đáp ứng nhu cầu trongnước và cách thức tiêu dùng đang thay đổi
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, từ năm 1980, với chính sách mởcửa, Trung Quốc đã đề ra và xác định các chính sách phát triển nuôi trồngthủy sản ở tầm quốc gia, địa phương và trại nuôi nhằm chuyển đổi ngànhnuôi trồng thủy sản từ cơ chế tập trung sang hoạt động thị trường Ở tầmquốc gia, việc phát triển nuôi trồng thủy sản là một phần chiến lược pháttriển công nghiệp nông thôn Nuôi trồng thủy sản nước ngọt mở rộng từ cáctỉnh có nghề nuôi thủy sản lâu đời ở miền Nam sang các vùng Đông Bắc, vàTây Bắc Ở cấp địa phương, Trung Quốc chủ trương khuyến khích các cánhân, tập thể và các trại nuôi của Nhà nước nhằm tăng sản lượng, như: hỗtrợ tín dụng, vật tư, chế biến và tiếp thị; xây dựng khoảng 3.350 kho chứa và2.200 kho lạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí và bảo quản sảnphẩm…
Để thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm cho người dân ở các địa phương,Nhà nước đã tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, mở rộng các loại hình mặtnước, thu hút những hộ gia đình chưa quan tâm đến nuôi thủy sản, các cơquan quản lí nguồn nước và các trại nuôi của Nhà nước ở nhiều làng xã vàtỉnh thành tham gia nuôi trồng thủy sản như một hoạt động kinh tế khả thi.Điều này đã thu hút được một lượng vốn rất lớn đang nhàn rỗi vào đầu tưcho phát triển nuôi trồng thủy sản
Trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm thương phẩmđược quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất Các vùng nuôi tôm thương
Trang 29phẩm đều được đầu tư thiết kế theo qui hoạch cụ thể, từ vùng cao triều(2) đếnvùng trung triều(3), áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh Bờ
ao được đầm bê tông hoặc lát bằng các tấm bê tông; hệ thống cấp và thoátnước được thiết kế thành các mương và cống riêng biệt Quá trình cải tạo aotrước và sau mỗi vụ nuôi tôm ở Trung Quốc đều được tuân thủ nghiêm ngặttheo đúng qui trình kĩ thuật, không sử dụng các loại phân chuồng, phân hữu
cơ để bón ao nuôi
Hệ thống các trại sản xuất tôm giống của Trung Quốc có qui mô trungbình vốn đầu tư xây dựng cơ bản và lắp đặt trang thiết bị khoảng 2 đến 3 tỉđồng, công suất từ 50 đến 70 triệu P15/năm Các trại sản xuất giống đều lắpđặt hệ thống nâng nhiệt độ nước, do đó có thể chủ động sản xuất giống sớm,kịp thời vụ
Nhìn chung, phương thức qui hoạch các vùng nuôi và kĩ thuật nuôi trồngthủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thương phẩm của Trung Quốc tương đối phùhợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và trình độ quản lí của ngư dânViệt Nam Tùy theo điều kiện tự nhiên chất đất, chất nước và vị trí địa lí mà
áp dụng xây dựng các vùng nuôi tôm theo trình độ kĩ thuật từ bán thâm canhđến thâm canh, nên chú trọng việc tận dụng thay nước theo thủy triều đểgiảm bớt chi phí trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình đầu tưphát triển nuôi trồng thủy sản
(2) Vùng cao triều: là vùng nuôi trồng thủy sản ít khi nước biển ngập đến, trừ trường hợp khí
hậu thời tiết thay đổi gây nên hiện tượng bão lụt.
(3) Vùng trung triều: là vùng nuôi trồng thủy sản mà chế độ nước lên xuống theo chế độ nhật triều hoặc bán nhật triều, lúc nước lên vùng này ngập nước,lúc nước xuống vàng này cạn nước Vì đặc điểm như vậy nên người ta quai đê để nuôi thủy sản với hình thức nuôi quảng
Trang 30CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở
NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996-2000
I TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 1996 -2000
1.Tình hình đầu tư phát triển thủy sản theo nguồn vốn
Biểu 1: Tình hình đầu tư theo nguồn vốn của ngành thủy sản (4)
Vốn (tỉđồng)
(4), (5) Nguồn: Báo cáo Tổng kết đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 1996-2000, phương hướng đầu
tư xây dựng cơ bản 5 năm 2001-2005 của Ngành Thủy sản.
Trang 31đồng thì 5 năm sau đó 1996-2000 là 8.957,12 tỉ đồng, tăng so với giai đoạn trớc3,17 lần Nếu tính trung bình năm, mức đầu t tăng rõ ràng và khác biệt qua 2 giai
đoạn: giai đoạn 1991-1995, mức đầu t bình quân năm là 565,69 tỉ đồng, giai
đoạn 1996-2000 là 1.791,42 tỉ đồng
Ngành Thủy sản đã quán triệt chủ trơng đờng lối của Đảng về phát huy nộilực trong đầu t phát triển Vốn đầu t phát triển Ngành chủ yếu là vốn trong nớc(chiếm 88,25% tổng mức đầu t ), trong đó nguồn vốn huy động trong dân chiếm39,41% Kết quả này cho thấy Ngành đã đánh giá đúng vai trò của vốn huy độngtrong dân cho đầu t phát triển Tuy nhiên, xét cơ cấu vốn đầu t phát triển, nguồnvốn đầu t do Ngân sách Nhà nớc cấp còn quá hạn chế (chỉ chiếm 16,13% tổngmức đầu t), cha tơng xứng với tiềm năng và vai trò của Ngành Thủy sản; nguồnvốn huy động trong dân chiếm tỉ lệ nh vậy vẫn còn thấp so với năng lực của ngờidân (39,41% tổng mức đầu t) Tình hình đó đòi hỏi các cơ quan quản lí củaNgành phải cụ thể hóa Luật khuyến khích đầu t trong nớc, Luật khuyến khích
đầu t nớc ngoài, xây dựng chính sách khuyến khích đầu t nuôi trồng thủy sản,khai thác hải sản, chế biến thủy sản và xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá nhằm thuhút đợc nguồn lực trong và ngoài nớc cho đầu t phát triển Ngành, trong đó nguồnvốn trong nớc đóng vai trò quan trọng và chủ yếu là vốn huy động của dân vàcác thành phần kinh tế
Mặc dù đất nớc đã mở của thu hút vốn đầu t nớc ngoài để phát triển, nhng tỉtrọng vốn đầu t nớc ngoài so với tổng số đầu t cho Ngành còn rất hạn chế(11,75%) Điều đó cho thấy, đầu t vào Ngành Thủy sản cha hấp dẫn các nhà đầu
t nớc ngoài và nỗ lực của Việt Nam giới thiệu tiềm năng phát triển thủy sản của
đất nớc với các nhà đầu t cha nhiều Tình hình đó cũng đặt ra vấn đề cần thiếtphải nghiên cứu, tìm hiểu tiêu chí tài trợ của các tổ chức tài trợ song phơng và đaphơng, nguyện vọng của các nhà đầu t nớc ngoài để cải thiện môi trờng đầu ttrong nớc hấp dẫn hơn nhằm thu hút vốn viện trợ phát triển đồng thời xây dựngchính sách tạo điều kiện cho đầu t trực tiếp nớc ngoài vào tất cả các lĩnh vực củaNgành trong thời gian tới
Tỉ lệ %(3)
Số vốn(4)
Tỉ lệ %(5)
Trang 32Chế biến thuỷ sản 745,47 26,35 2.727,31 30,35 365,85
Thực hiện chủ chương công nghiệp hoá hiện đại hoá, đầu tư trong NgànhThủy sản đã tập trung vào 3 chương trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêuthụ hải sản Khai thác thuỷ sản là lĩnh vực lâu đời nhất ở nước ta (xét trongngành), qua biểu trên có thể thấy lĩnh vực này tiếp tục được đầu tư mạnh Trongthời kì 5 năm 1991-1995, nó chiếm 31,88% trong tổng vốn đầu tư, sang thời kì1996-2000 tuy tỉ lệ vốn đầu tư không cao nhất nữa, nhưng được xếp thứ 2 cả về
số lượng vốn và tỉ trọng Nhìn chung, tình hình đầu tư ở tất cả các lĩnh vực củaNgành đều có tiến bộ rõ rệt, tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước Tuy nhiên,thời kì 1996-2000 chế biến thủy sản được ưu tiên đầu tư hơn các lĩnh vực khác,tổng giá trị đầu tư là 2.797,31 tỉ đồng, tăng 265,85% so với thời kì 1991-1995,chiếm 30,35% trong tổng số vốn đầu tư toàn Ngành; đầu tư cho phát triển nuôitrồng thuỷ sản đạt 2.283,27 tỉ đồng tăng 165,31% Bên cạnh việc chú trọng đầu
tư cho sản xuất của Ngành như nuôi trồng, khai thác, chế biến, Ngành Thủy sản
đã chú tâm đầu tư cho cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá (chiếm16.45%, tăng 4,6lần so với thời kì 1991-1995, tăng cao nhất trong các lĩnh vực), nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm sau khai thác và nuôitrồng
3 Tình hình đầu tư nước ngoài
3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Do tác động của nhiều yếu tố, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoNgành Thủy sản đang giảm, chiếm tỉ trọng thấp về số các dự án (85 dự án trêntổng số 2000 dự án của các Ngành khác), và về tổng mức đầu tư trong số các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta Kết quả thống kê được tại Bộ Thủysản từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, Ngành Thủy sản có 85 dự án đầu tư theohình thức FDI với tổng số vốn đầu tư ghi trong giấy phép là 337.356.013 USD.Song do nhiều lí do, một số dự án sau khi hoàn tất thủ tục không triển khai dượchoặc trong quá trình triển khai do vi phạm các qui định của Nhà nước ta bị rútgiấy phép đầu tư…
Trang 33Hiện nay, trong số 85 dự ỏn nờu trờn, số dự ỏn cũn phộp hoạt động chỉ cũn
42 dự ỏn, chiếm 49,4% trong tổng số dự ỏn được cấp phộp với tổng vốn đầu tưcủa cỏc dự ỏn này 144.236.561USD Vốn đầu tư của cỏc dự ỏn cũn được phộphoạt động được tổng hợp ở biểu 3
Biểu 3: Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ngành Thủy sản (6)
Lĩnh vực đầu tư Số dự ỏn Vốn đầu tư (USD) Tỉ lệ % so vớitổng số vốn
3.2 Đầu t gián tiếp nớc ngoài (ODA)
Vốn đầu t ODA vào phát triển Thủy sản bao gồm vốn vay u đãi của nớcngoài và vốn viện trợ không hoàn lại Các nớc và các tổ chức quốc tế đã tập trungnguồn vốn đầu t này vào giúp Việt Nam xây dựng qui hoạch phát triển Ngành;nghiên cứu nguồn lợi biển; phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá; tăng cờng năng lựcchế biến thủy sản và nâng cao chất lợng sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực vàtăng cờng thể chế cho Ngành Thủy sản Kết quả đầu t gián tiếp nớc ngoài đợcthể hiện ở biểu 4
Biểu 4: Tổng hợp đầu t ODA theo lĩnh vực Ngành Thủy sản (7)
Trang 344.Kết quả đầu t phát triển Thủy sản
Thực hiện Luật khuyến khích đầu t trong nớc, Luật khuyến khích đầu t nớcngoài, Ngành đã làm tốt việc khảo sát thị trờng trong nớc, nớc ngoài, Ngành đãhuy động đợc các nguồn lực đầu t phát triển Nhờ đó, năng lực sản xuất của toànNgành tăng lên đáng kể Kết quả đầu t phát triển Ngành Thủy sản giai đoạn1996-2000 đợc tổng hợp tại biểu 5
Biểu 5: Tổng hợp năng lực và kết quả của sản xuất Ngành Thủy sản (8)
Chỉ tiờu
(1)
Đơn vịtớnh(2)
1996(3)
2000(4)
Số tăngtuyệt đối(5)
Số tăngtương đối
%(6)=((34))
70.0001.950
75.9283.185,56
5.9281.235,56
8,4763,36
600.000200.000
652.000226.407
52.00026.407
8,6713,20
4 Nhà mỏy CBTS
- Số lượng
- Cụng suất
nh.mỏyT/ngày
186900
2661.500
80600
43,0166,67
1.373.500962.500411.000
2.003.7001.280.590723.110
630.200318.090682.010
45,8833,05165,94
(8) Nguồn: Bỏo cỏo Tổng kết đầu tư xõy dựng cơ bản 5 năm 1996-2000, phương hướng đầu tư xõy dựng cơ bản 5 năm 2001-2005 của Ngành Thủy sản.
Trang 353 Giải quyết việc
làm
1000người
4.1 Về khai thác hải sản
Tổng số tàu thuyền có đến tháng 12-2000 là 75.928 chiếc với tổng côngsuất 3.185,56 CV, trong cả giai đoạn 1996-2000 tăng thêm 5.928 chiếc với côngsuất là 1.235,56 CV Như vậy, giai đoạn 1996-2000, số lượng tàu thuyền tăng8,47% và công suất tàu đánh bắt tăng 63,36%, điều đó cho thấy xu hướng củaNgành là chú trọng đóng tàu có công suất lớn để phát triển nghề khai thác hảisản ở ngư trường xa bờ Thực hiện Chương trình khai thác hải sản xa bờ, trong 3năm 1997, 1998, 1999 Nhà nước đã đầu tư 1.380 tỉ đồng (năm 1997 là 400 tỉđồng, 1998 là 500 tỉ đồng, năm 1999 là 480 tỉ đồng) từ nguồn vốn tín dụng ưuđãi Các địa phương đã triển khai 896 dự án, đóng mới 1.404 tàu, cải hoán 192tàu Đến nay đã giải ngân được 1.037,10 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 75,12% so với tổng sốnguồn vốn Cùng với việc đóng tàu, cầu, cảng cá cho tàu đậu cũng được chú ýxây dựng thêm là 2.796 mét, đáp ứng cơ bản cho các tàu cá hoạt động khai tháchải sản
4.2 Về nuôi trồng thủy sản
Nghề nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã phát triển với tốc độ bìnhquân 4-5%/năm và chuyển dần từ hình thức nuôi tự cung tự cấp sang sản xuấthàng hóa Trong 5 năm 1996-2000, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 52.000 ha(kết quả thực hiện các dự án khai thác bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nướcvùng đồng bằng thuộc chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản 773 và việcchuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản), trong đódiện tích nuôi tôm sú tăng 26.407 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng thêm682.010 tấn Nếu tính riêng năm 2000, diện tích nuôi thủy sản đạt 652.000 ha,sản lượng đạt 723.110 tấn tăng 265,94% về sản lượng và 108,67% về diện tích
so với năm 1996
Trang 364.3 Về chế biến thủy sản
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, cả phương pháp công nghiệp và phươngpháp truyền thống đều được Nhà nước và dân quan tâm đầu tư phát triển đúngmức
Hoạt động chế biến công nghiệp đã ra đời khá lâu và ngày càng phát triểnmạnh Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, nâng cấp điều kiện sản xuất, cảitạo sửa sang nhà xưởng, coi trọng khâu bảo quản nguyên liệu, chú ý vệ sinhcông nghiệp, bổ sung thiết bị máy móc chế biến các mặt hàng xuất khẩu có chấtlượng cao, áp dụng chương trình quản lí chất lượng tiên tiến Tính đến hết năm
2000, cả nước có 266 nhà máy chế biến thủy sản, tăng 80 nhà máy so với năm
1996, với tổng công suất chế biến 1.500 tấn/ngày, tăng 166,66% so với năm
1996 Đặc biệt trong số 266 nhà máy chế biến thủy sản có 220 nhà máy chế biếnthủy sản đông lạnh được trang bị dây chuyền đông lạnh IQF và trong 220 nhàmáy nhà máy này có 60 nhà máy đã đầu tư nâng cấp đổi mới trang bị, công nghệnâng cao chất lượng sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu của các thị trường khótính như: EU, Mĩ, Nhật Bản…
Theo thống kê, trên 70% sản phẩm sản xuất được tiêu thụ trong nước, hàngtươi sống có xu hướng giảm, hàng đã qua chế biến có xu hướng tăng Mặc dùvậy, hoạt động đầu tư chế biến thủy sản theo phương pháp truyền thống cũngđược duy trì và phát triển không ngừng Trong các cơ sở chế biến thủy sản theophương pháp truyền thống, lao động thủ công chiếm 95%, nên đầu tư chủ yếucủa các cơ sở này là đầu tư vốn lưu động, mặt bằng sân phơi bể chứa, kho chứasản phẩm Hơn nữa, các cơ sở chế biến loại này được phân bổ khắp nơi nên đã
sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thủy sản tại chỗ không phải vận chuyển
đi xa góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
Nhìn chung, năng lực sản xuất tăng thêm trong giai đoạn 1996-2000 tạo tiền
đề cho sản xuất, kinh doanh của Ngành phát triển mạnh, đạt hiệu quả cao Tổngsản lượng thủy sản qua 5 năm đạt 8.461.511 tấn Đặc biệt, năm 2000 so với năm
1996 tổng sản lượng tăng 45,88%, kim ngạch xuất khẩu tăng 109,28%
Trang 375 Đánh giá kết quả đầu tư thủy sản thời kỳ 1996-2000
5.1 Đánh giá kết quả đầu tư
Sau hơn 10 năm đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, Ngành Thủy sản đã đạtđược những thành tựu đáng tự hào Từ một ngành kinh tế yếu kém, sa sút đếnnay đã vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đấtnước, có giá trị ngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ hai trong các ngành kinh tếquốc dân (sau ngành dầu khí) Thủy sản là Ngành được phát triển từ nghề cá dovậy nguyên nhân chính của sự thành công trong ngành là do có sự đổi mới cơchế và chính sách của Đảng và Nhà nước, do nghề cá đã sớm xác định vai tròquyết định của nghề cá nhân dân, gắn sản xuất với thị trường, coi trọng và tạođiều kiện cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế Các kết quả củaquá trình đầu tư phát triển vào Ngành Thủy sản thời kì 1996-2000 được thể hiện
ở các mặt sau:
- Ngành đã huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư cho các chươngtrình và các mục tiêu đã đề ra trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biếnxuất khẩu và tiêu dùng nội địa, dần dần hình thành các cụm công nghiệp với cácqui mô khác nhau, đồng thời đầu tư dịch vụ hậu cần, nghiên cứu khoa học phục
vụ phát triển Ngành
Trong thời gian này Ngành đã tranh thủ được một số dự án ADB như: Dự
án của chính phủ Nhật Bản (Cảng cá Cát Lở-Vũng Tàu), dự án ADB để xâydựng 10 cảng cá, dự án của Đan Mạch để trang bị 5 phòng thí nghiệm, kiểm trachất lượng hàng thủy sản, dự án Italia để xây dựng nhà máy chế biến và nuôitrồng thủy sản
- Từng bước khắc phục đầu tư phân tán, mạnh dạn tập trung vốn để đầu tưdứt điểm từng công trình và hạng mục công trình, lấy hiệu quả đầu tư công trìnhđầu kì để xây dựng tiếp công trình cuối kì (chủ yếu trong nuôi trồng, chế biếnxuất khẩu)
- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật đã tạo dựng được tiềmlực kinh tế để phát triển Ngành Thủy sản, đổi mới cơ cấu sản xuất Ngành, đápứng từng bước đòi hỏi của sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể trong việc
Trang 38tăng trưởng sản xuất, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra chotừng năm và cho từng thời kì.
- Nền tảng vật chất kĩ thuật được xây dựng của Ngành còn có vai trò quantrọng trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển, từng bước ngăn chặn cáchoat động khai thác hải sản trái phép trong vùng lãnh hải của ta và các hành vi viphạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi hải sản
- Nhờ đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản qua các chương trình kinh
tế, Ngành đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, ngư dân venbiển, đặc biệt từ khi có Chương trình 327 (nay là chương trình 773) và Chươngtrình khai thác hải sản xa bờ
cơ bản, chỉ có vốn tín dụng có tỉ trọng tăng lên còn tỉ trọng vốn Ngân sách, vốnhuy động trong dân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng giảm dần.Nguồn vốn trong dân hiện còn nhiều nhưng chưa được huy động thỏa đáng donhiều lí do về tư tưởng, về sự rủi ro, về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủy sản còn rất khiêm tốn, chiếm tỉ trọng quánhỏ so với cả nước và so với các ngành kinh tế khác
Trong quá trình huy động vốn chưa triệt để tận dụng được mọi nguồn vốntrong và ngoài doanh nghiệp như: nguồn vốn liên doanh liên kết, vốn huy độngcủa bản thân cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạtđộng đầu tư
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư không đồng bộ, mang tính chất chắp vá, đầu
tư mở rộng tăng năng lực sản xuất là chủ yếu chứ chưa chú ý đầu tư chiều sâu;chưa áp dụng được kĩ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lí, chưa kết
Trang 39hợp hài hòa, có hiệu quả giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đạinhằm vừa thỏa mãn được yêu cầu tiêu dùng tại chỗ, vừa thỏa mãn được yêu cầuchất lượng cao cho xuất khẩu.
Hơn nữa, hoạt động đầu tư mang tính chất tự phát và manh mún do thiếucác chính sách đồng bộ và qui hoạch chi tiết của Ngành cho mỗi vùng mỗi tỉnh.Quản lí Nhà nước về hoạt động đầu tư trong Ngành Thủy sản chưa có hệ thốngchính sách đồng bộ gây thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả vốn đầu tư đồng thờiảnh hưởng tới vấn đề bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trườngsinh thái ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của Ngành
Tiếp đến, việc giải ngân vốn của các dự án đầu tư vay vốn tín dụng ưu đãicủa Ngành còn chậm, kể cả vốn đóng tàu đánh bắt hải sản xa bờ và vốn tín dụngchương trình xuất khẩu Các địa phương còn lúng túng về thủ tục đầu tư xâydựng Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số dự án đóng tàu đánh bắt hải sản
xa bờ đã thực hiện trong năm 1997, 1998 còn kém, nên các tỉnh phải đắn đo, cânnhắc, thẩm định kĩ tính khả thi của các dự án sẽ đầu tư Tư tưởng bao cấp ỷ lại,trông chờ vào Nhà nước của chủ dự án thuộc các thành phần kinh tế vẫn còn phổbiến
Ngoài ra, vốn vay không lãi cho các dự án chương trình 773 chưa được giảiquyết làm chậm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội tại vùng dự án Hệ thống giốngthủy sản chưa được qui hoạch và đầu tư thỏa đáng Việc tạo nguồn nguyên liệu
và nâng cấp nhà máy chế biến cũng chưa được đầu tư tương xứng, chưa đápứng yêu cầu về điều kiện sản xuất, bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất, đồngthời bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe của kháchhàng
Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì hiện nay đang có tiến triểntốt nhưng trong tiến trình thẩm định và thực hiện các điều kiện tiếp nhận vẫncòn chậm dẫn đến vốn đối ứng trong nước chưa được giải quyết kịp thời Môitrường đầu tư nước ta nói chung, của Ngành Thủy sản nói riêng chưa được hấpdẫn nên nguồn vốn của bên ngoài chưa thu được thu hút đáng kể cho đầu tư pháttriển Ngành Thủy sản Hiện nay, số các nhà tài trợ song phương và đa phương
Trang 40vào Ngành Thủy sản còn quá ít (chỉ hơn 10), còn những dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài của Ngành có qui mô nhỏ và tính hiệu quả chưa cao.
II TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 1996-2000
1.Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay
1.1 Diện tích nuôi
Nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã phát triển ở cả loại hình mặt nước: lợ,mặn, ngọt, đang được mở rộng và vươn ra biển, với tốc độ tăng nhanh, bìnhquân tăng 4-5%/năm Theo số liệu thống kê năm 1998, diện tích các loại mặtnước đã sử dụng chiếm 37% diện tích tiềm năng, trong đó mặt nước ao hồ nhỏ
và vùng triều đã được sử dụng quá ngưỡng an toàn sinh thái, riêng phần sử dụngnuôi ruộng trũng và mặt nước lớn là có thể phát triển thêm vì hiện nay chỉ mới
sử dụng được 27% diện tích tiềm năng Diện tích sử dụng mặt nước vùng triềutính đến hết năm 1998 đã đạt 44% so với diện tích tiềm năng, tại một số địaphương tỉ lệ này còn cao hơn và đang có xu hướng gia tăng Việc phát triển nuôi
ở các vùng trên triều(9) và cao triều, các vùng đất trên triều hiệu quả còn chưacao
(9) Vùng trên triều: là vùng xa biển vài chục km, với hệ thống mương và cống dẫn nước biển
về khu vực nội địa để phát triển nuôi thủy sản công nghiệp Nuôi thủy sản công nghiệp là phương thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợp các máy móc thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có môi trường sinh thái và những điều kiện sống khác tối ưu