Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc điểm, vai trò của Ngành Thủy sản Đặc điểm của Ngành Thủy sản

Vai trò của Ngành Thủy sản cũng được khẳng định trong Nghị quyết của Chính phủ (ngày 15/6/2000) về ‘một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp’, đó là: “Thủy sản là Ngành sản xuất sản phẩm đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành Ngành sản xuất có lợi thế lớn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản dễ dàng kết hợp với các hoạt động sản xuất khác trong hệ thống canh tác tại khu vực miền núi để tăng thu nhập và đa dạng hoá các sản phẩm lương thực thực phẩm cho gia đình, hạn chế rủi ro và tận dụng các phế phụ phẩm trong gia đình tạo thành sản phẩm khác có giá trị sử dụng.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng thủy sản 1. Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản

Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu dân sống ở đầm phá, tuyến đảo của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thủy sản đáng kể, chiếm tỉ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Chưa kể một bộ phận khá đông ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản.

Sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

* Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư phải đảm bảo những nguyên tắc của phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản, nghĩa là quản lí, duy trì cơ sở nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái; phải đảm bảo sự công bằng trong một thế hệ, nghĩa là phải đáp ứng các nhu cầu của con người trong thế hệ hiện tại và mai sau, là đảm bảo cho mọi tầng lớp dân cư đều được hưởng bình đẳng do sự phát triển bền vững mang lại. Do nhu cầu trong nước và quốc tế đối với các loại cá và thủy sản khác có giá trị dùng tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho người đều tăng cùng với sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, Trung Quốc đã hướng các chính sách phát triển nghề cá vào tăng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, và nhất là nuôi ở biển như là “chìa khóa” để đáp ứng nhu cầu trong nước và cách thức tiêu dùng đang thay đổi.

TA GIAI ĐOẠN 1996-2000

Tình hình đầu t theo lĩnh vực

Thực hiện chủ chương công nghiệp hoá hiện đại hoá, đầu tư trong Ngành Thủy sản đã tập trung vào 3 chương trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ hải sản. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư cho sản xuất của Ngành như nuôi trồng, khai thác, chế biến, Ngành Thủy sản đã chú tâm đầu tư cho cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá (chiếm16.45%, tăng 4,6 lần so với thời kì 1991-1995, tăng cao nhất trong các lĩnh vực), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm sau khai thác và nuôi trồng.

Tình hình đầu tư nước ngoài 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, nâng cấp điều kiện sản xuất, cải tạo sửa sang nhà xưởng, coi trọng khâu bảo quản nguyên liệu, chú ý vệ sinh công nghiệp, bổ sung thiết bị máy móc chế biến các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao, áp dụng chương trình quản lí chất lượng tiên tiến. Đặc biệt trong số 266 nhà máy chế biến thủy sản có 220 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh được trang bị dây chuyền đông lạnh IQF và trong 220 nhà máy nhà máy này có 60 nhà máy đã đầu tư nâng cấp đổi mới trang bị, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như: EU, Mĩ, Nhật Bản….

Đánh giá kết quả đầu tư thủy sản thời kỳ 1996-2000 1. Đánh giá kết quả đầu tư

Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, trở thành một trong những nguồn nguyên liệu chính giúp cho ngành chế biến phát triển, nâng cao giá trị của các mặt hàng xuất khẩu… Đặc biệt là các mặt hàng thủy sản tươi sống có giá trị như cá biển, tôm nước lợ, ba ba, lươn, ếch được nhiều thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nuôi năm 1998 lên tới 472 triệu USD, chiếm gần 57% giá trị xuất khẩu toàn ngành. Vì tôm mang lại giá trị xuất khẩu lớn nên nếu nói riêng về tôm thì nuôi tôm đã trở thành nghề sản xuất chính ở vùng ven biển Việt Nam, đem lại thu nhập cao, giá trị xuất khẩu lớn: từ chỗ chỉ có một số nơi ở miền Trung, miền Nam đến nay đã mở rộng ra toàn quốc, đưa tổng diện tích nuôi tôm nước lợ lên tới 290.000 ha, đạt sản lượng 90.000 tấn, trong đó giá trị tôm nuôi xuất khẩu chiếm hơn 50% tổng giá trị tôm xuất khẩu toàn ngành.

Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000 1. Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản

Đây là nguồn vốn chủ yếu xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển các cơ sở sản xuất giống, tăng cường năng lực chế biến thức ăn và hậu cần nghề cá, phát triển nguồn nhân lực; đây cũng là nguồn vốn đầu tư vào những công trình, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được và không muốn làm và có tác dụng là nguồn vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác. Các vùng dự án tiếp tục phát triển ra bãi bồi ven sông, ven biển, các dự án này cần thiết phải rà soát lại trước khi tiếp tục đầu tư để phát huy hiệu quả theo hướng vẫn khai thác được bãi bồi hoang hóa, nâng cao được cao trình của bãi bồi để áp dụng các hình thức nuôi trồng thủy sản chủ động hơn (nuôi bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp năng suất cao), nhưng vẫn giữ được thảm rừng ngập mặn để ổn định môi trường.

Đánh giá kết quả đầu tư cho nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000

Viện trợ của nước ngoài không hoàn lại cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong 16 dự án nuôi trồng thủy sản và 2 hợp phần của dự án hỗ trợ phát triển ngành đạt 181,25 tỉ đồng, bằng 13,61% tổng mức đầu tư theo dự án được duyệt. Hầu hết các dự án viện trợ không hoàn lại tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu, điều tra cơ bản, qui hoạch chế biến thủy sản, xây dựng cảng, bến cá, hội thảo khoa học, nghiên cứu về quản lí môi trường, nguồn lợi và trợ giúp kĩ thuật.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI

    Cần nhanh chóng xử lí những vấn đề tồn tại trong luật khuyến khích đầu tư trong nước có liên quan đến vấn đề thuế như: thuế sử dụng diện tích đất đai mặt nước nuôi trồng thủy sản (nuôi trồng thủy sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thì thực hiện thuế nông nghiệp hiện hành; nuôi trồng thủy sản ở mặt nước eo vịnh, đầm phá, hồ chứa nước, sông, đất bãi bồi ven biển được áp dụng thuế theo chính sách khai hoang phục hóa), về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, đồng thời nhanh chóng bổ sung, đồng bộ hóa các văn bản dưới luật để các văn bản này động viên mọi tầng lớp nhân dân đẩy mạnh đầu tư. Để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này, cần chú trọng các giải pháp chung của nền kinh tế như: tiếp tục hoàn thiện và bổ sung hệ thống luật pháp, chính sách tạo ra môi trường pháp lí ổn định và nhất quán cho hoạt động đầu tư, mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, tạo môi trường hấp dẫn hơn, sớm xem xét và có quyết định hợp tác đầu tư nuôi trồng thủy sản với Đan Mạch; đồng thời giữ vững sự ổn định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước để thu hút và phát huy hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng nuôi khó khăn, nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Để mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ tốt, việc cần thiết là tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trên từng thị trường cho từng chủng loại mặt hàng, lợi dụng đồng bộ các yếu tố địa lí, thương mại, ngoại giao, truyền thống… Đối với mặt hàng tươi sống, để tiêu thụ nhanh với chất lượng và giá trị dinh dưỡng không bị thất thoát, cần có hướng đầu tư chủ yếu vào các nhà hàng thủy đặc sản nhằm giới thiệu các đặc sản của mỗi vùng tại chỗ, đặc biệt là phát triển các nhà hàng thủy đặc sản ở các khu du lịch, nghỉ mát ven biển - nơi có nhiều khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước - vì thế mà sức mua cao hơn ở những nơi khác.

    Bảng 15:Sản lượng thủy sản cung cấp cho tiêu dùng trên thế giới năm 2010 (28)
    Bảng 15:Sản lượng thủy sản cung cấp cho tiêu dùng trên thế giới năm 2010 (28)