1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện Pháp Huy Động Vốn Tại Công Ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam-Hungari

58 407 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Biện Pháp Huy Động Vốn Tại Công Ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam-Hungari

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình học tập tại Khoa Ngân Hàng- Tài Chính được sự giúp

đỡ và giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trong khoa và các cán bộ trong khoa, em đã được trang bị những kiến thức kinh tế và các vấn đề liên quan đến vấn đề tài chính.Mặc dù trên lý thuyết chúng em đã được trang bị khá đầy đủ và bài bản về tài chính, các yếu tố tác động đến quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Nhưng vốn kiến thức thực tế cũng rất nhiều hạn chế, để hoàn thiện nhận thức hơn nữa, cũng như ứng dụng lý thuyết đố được học trong trường Vì vậy đợt thực tập nảy trước khi tốt nghiệp có một ý nghĩa rất lớn, giúp em trau rồi kiến thức, tác phong làm việc và nhiều hơn nữa

Trong quá trình học tập, em nhận thấy vấn đề huy động vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp.Vì vậy em đã trọn

cơ sở hạ tầng cũng nhiều thiếu thốn vì vậy nghành chế tạo máy điện còn nhiều việc phải làm Hai, là công ty Chế Tạo máy Điẹn Việt Nam-Hungari là một doanh nghiệp nhà nước, hoạch toán độc lập và là một doanh nghiệp đầu đàn của ngành máy điện.Các hoạt động kinh doanh

Trang 2

của công ty diễn ra năng động hiệu quả Vì vậy việc thực tập tại công ty

là rất thuận lợi

Do thời gian thực tập còn hạn chế, cùng với vồn kiến thức hạn chế nên trong đế tài thực tập này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em mong được sự góp ý của các thầy, các cô , các cán bộ trong công ty và các bạn giúp em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa đặc biệt là thầy Phan Hữu Nghị và các cô bác tại công ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam-Hungari đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Bùi Quốc Khương

Trang 3

Chương 1 Khái quát chung về vốn đối với doanh nghiệp

1 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

1.1 Các khái niệm về vốn:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn Theo Samuelson, vốn là hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Trong cuốn "Kinh tế học" của D.Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa: vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp Như vậy, D.Begg đã bổ sung vào định nghĩa vốn của Samuelson

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, việc huy động vốn, quyết định đầu tư là theo định hướng và theo kế hoạch của nhà nước Các doanh nghiệp không được quyền tự chủ huy động vốn và ra các quyết định đầu tư Vốn của các doanh nghiệp chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp hoặc vay ngân hàng với lãi suất rất thấp

Với chế độ cấp phát vốn và giao nộp sản phẩm, các doanh nghiệp luôn

ỷ lại cho trung ương về các nguồn tài trợ, luôn đòi hỏi rót vốn, tăng đầu tư như một điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch, pháp lệnh Các doanh nghiệp tìm cách xin thêm vốn càng nhiều càng tốt, còn hiệu quả sử dụng không được chú ý đến Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn trong khi nguồn vốn của Nhà nước có giới hạn Chính vì vậy, có nhiều người có vốn nhàn rỗi, dư thừa lại không có thị trường để lưu thông

Cơ chế bao cấp đã làm cho vốn không được lưu thông và sử dụng có hiệu quả vì không có nơi giao dịch mua bán trên thị trường đồng thời làm

Trang 4

mất đi vai trò và tác dụng khách quan, đặc biệt là một đặc trưng của vốn

Tư bản là giá trị mang lại "giá thị thặng dư" Định nghĩa cô đọng này đã

phản ánh được nội dung, các đặc trưng và vai trò, tác dụng của vốn Tuy nhiên do hạn chế của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.Theo quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản thì không những khu vực sản xuất vật chất tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế mà còn phải kể đến cả khu vực dịch vụ

Tóm lại, có thể đưa ra một khái niệm khái quát về vốn của doanh nghiệp như sau:

"Vốn của doanh nghiệp là các quĩ tiền, vốn mà các doanh nghiệp dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình Vốn thực chất là một số tiền mà các doanh nghiệp ứng ra trước một chu kỳ sản xuất kinh doanh và

nó phải được thu hồi đầy đủ(bảo toàn về giá trị) sau mỗi chu kỳ sản xuất, kinh doanh."

1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp

và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Trong mọi loại hình doanh nghiệp,vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh Trong quản lý tài chính các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động và sự khác nhau của tài sản và hiệu quả tài chính.nói cách khác

Trang 5

vốn cần được xem xét và quản lý trong trạng thái vận động và mục tiêu hiệu quả của vốn có ý nghĩa quan trọng nhất.

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau Trong điều kiện kinh tế thị trường,các phương thức huy động vốn cho doanh được đa dạng hoá giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế,thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp sự phát triển nhanh tróng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút voón vào kinh doanh Sự phát triển nhanh tróng của lền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh

Vốn là yếu tố hết sức quan trọng để một doanh nghiệp đầu tư sản suất

Là yếu tố quyết định đến việc một doanh nghiệp có thể tiếp thu những tiến

bộ của khoa học nhanh hay không Nếu một doanh nghiệp có só lượng vốn lớn thì doanh nghiệp sẽ mua được nhưng bản quyền về công nghệ có tính khoa học cao.sẽ đưa ra được những sản phẩm có chất lượng cao ,để cạnh tranh với những sản phẩm khác

Vốn là uếu tố không thể thiếu của mọi quá trình kinh doanhDo vậy, quản lý sử dụng vốn và tái sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý, sử dụng vốn và tài sản là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bìmh thường với hiệu quả kinh tế cao nhất

Nếu căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất ,tư liệu sản xuấtcủa doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất.Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ

Trang 6

liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định

mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được.Những tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn về thời gian:có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

Tiêu chuẩn giá trị ở nước ta hiện nay tái sản có giá trị từ 5 triệ đồng trở lên

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận thiết bị riêng lẻ liên kết với

nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó thì cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó Nhưng do yêu cầu quản lý ,sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận thiết bị nói trên được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập,ví dụ :khung và động

cơ trong một máy bay

Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật như ngày nay-khi mà khoa học đã trở thành lự lượng sản xuất trực tiếp thì khái niệm về tài sản cố định cũng được mở rộng ra.bao gồm cả những tái sản cố định không có hình thái vật chất Loại này là hai tiêu chuẩn nêu trên và thường gồm:

Chi phí thành lập doanh nghiệp

Chi phí về bằng pg\hát minh sáng chế

Chi phí về lợi thế kinh doanh

Khi mà nền kinh tế thị trường càng bphát triển thì tỉ trọng của những tài sản cố định tài sản cố định vô hình ngày càng lớn

Tài sản cố đinhj phục vụ cho mục đích kinh doanh

Đây là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh kiếm lời.loại nay gồm :

Tài sản cố định hữu hình.loại tài sản cố định này được chia thành các loại sau:

Trang 7

Loại 1: Nhà cửa vật kiến chúc :là loại tài sản cố định của doanh

nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như thụ sở làm việc,nhà kho,hàng rào,tháp nước sân bãi các công trình trang trí cho nhà cử đường sá cầu cống đường sắt, cầu cảng

Loại 2:Máy móc thiết bị là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhư máy móc chuyên dùng thiết bị công tác ,dây chuyền công nghệ những máy móc khác…

Loại 3;Phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn :là các loại phương

tiện vận tải đường bộ đường sắt ,đường thuỷ,đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin hệ thống điện ,đường ống nước,băng tải…

Loại 4 Thiết bị ,dụng cụ thiết bị:là những thiết bị,dụng cụ dùng trong

công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi- tính phục vụ cho quản lí ,dụng cụ đo lường ,kiểm tra chất lượng ,máy hút ẩm , hút bụi …

Loại5:Vườn cây lâu năm ,súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm ,như

vườn cà phê ,vườn chè vườn cao su ,vườn cây ăn quả ,thẳm cỏ… súc vật làm việc ,súc vật cho sản phẩm như đàn ngựa , đàn voi ,đàn bò v.v…

Loại6:Các loại tài sản chưa liệt kê vào các loại nêu trên như tranh

Ngoài hai loại tài sản cố định trên , trong cac doanh nghiệp Nhà nước còn có loại tài sản cố đinh bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nườc theo quyết đinh của các cơ quan Nhà nườc có thẩm quyền

Trang 8

Hao mòn hữu hình là loại cố định bị hao mòn nên trong mỗi chu kỳ sản xuất người ta tính chuyển một lượng giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm đựoc tiêu thụ bộ phận tiên này trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất tài sản cố định, công việc đó gọi là khấu hao tàisản cố định Như vậy đối với người quản lí tài chính còn phải xem xét tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp …

Trích khấu hao tài sản cố định

Khi xác định mức trích khấu hao tài sản cồ định Nhà quản lí cần xét các yếu tố sau:

Tình hình tiêu thụ sản phẩm do tài sản cố định đó chế tạo ra trên thị trường

Hao mòn vô hình của tài sản cố định

Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định

ảnh hưởng của thuế đối với việc trìch khấu hao tài sản cố định

Tầm quan trọng của dự toán vốn:

Về bản chất, quá trình dự toán vốn có thể chia thành cac bước như sau:

Đánh giá những cơ hội đầu tư tiềm năng

Đự doán nhũng luông tiền tương lai cho dự án

Tìm giá trị hiện tại của mỗi luồng tương lai, bằng cách chiết khấu chi phí của vốn được sử dụng để tài trợ cho dự án Sau đó tính tổng những giá trị hiện tại này để đạt được giá trị hiện tại cho mỗi dự án

So sánh giá trị hiện tại của mỗi dự án với chi phí đấu tư của nó và đi đến quyết định cuối cùng Dự án sẽ dược chấp thuận Khi giá trị hiện tại của cac luồng tiền tương lai của dự án vượt quá chi phí của nó

Như chúng ta đã biết ở nhưng chương trước, tỉ lệ chiết khấu thích hợp cho mỗi luồng tiền phụ thuộc vào mức độ rủi ro của nó Luồng tiền rủi ro(hợăc tài sản rủi ro) thì tỉ lệ chiết khấu càng lớn Vì thế, dự án càng rủi ro

Trang 9

thì chi phí vốn của vốn của công ti cho một dự án có mức độ rủi ro trung bình Đó chính là chi phi cận biên của vốn mà chúng ta đãhọc trong chương trước Chi phí vốn này sẽ được điều chỉnh cao hơn cho những dự án rủi ro hơn và được điều chỉnh thấp hơn cho những dự án ít rủi ro hơn

Những quyết định dự toán vốn nằm trong số những quyết định quan trọng nhất mà các giám đốc tài chính phải thực hiện Trước hết ảnh hưởng của những quyết định dự toán vốn thường kéo dài trong nhiều năm.Do vậy làm cho người ra quyết định mất khả năng linh hoạt của họ.Ví dụ quyết định mua một tài sản cố định có đời sống là 10 năm có nghĩa là chói buộc công

ty trong giai đoạn 10 năm hơn nữa việc mở rộng tài sản liên quan đến việc

dự báo bán hàng trong 10 năm

Những lỗi lầm trong việc

Dự báo yêu cầu về tài sản có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng …nếu công ty đầu tư quá nhiều về tài sản ,thì nó sẽ phải chịu một chi phí quá lớn không cần thiết.Nếu nó không chi tiêu đủ cho tài sản cố định nó sẽ phải đối mặt với hai vấn đề Trước hết thiết bị của nó có thể không đủ hiệu quả

để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh Thứ hai nếu không đủ công suất nó có thể mất thị phần cho đối thủ cạnh tranh và việc nấy lại những khách hàng đã mất đòi hỏi một chi phí bán hàng rất lớn và sự giảm giá mạnh

Dự toán vốn có hiệu quả có thể cải thiện thời điểm mua tài sản cố định

và chất lượng của những tài sản đó Một công ty dự báo trước nhu cầu của

nó đối nới những tài sản vốn Một công ty dự báo trước nhu cầu của nó đối với những tài sản vốn sẽ có cơ hội mua và lắp đặt tài sản trước khi chúng cần thiết Các công ty khác không đặt hàng trước khi sử dụng hết công suất

và bị sức ép thay thế những tài sản đã hao mòn hết sẽ gặp bất lợi Nếu việc bán hàng tăng lên do kết quả của việc tăng nhu cầu thị trường nói chung ,thì tất cả các công ty trong ngành sẽ có xu hướng đặt hàng cùng một lúc.trong trường hợp này sẽ phải chịu bất lợi về thời gian chờ đợi giảm chất

Trang 10

lượng của hàng mua và giá cao.Công ty nhìn thấy trước nhu cầu của nó và mua hàng hoá vốn trước có thể tránh được những vấn đề này.

Cuối cùng dự toán vốn quan trọng về việc mở rộng tài sản liên quan đến việc chi tiêu một khối lượng tiền đáng kể.khối lượng tiền này không thể có một cách tự động và ngay lập tức mà đòi hổi công ty phải chuẩn bị trong nhiều năm

Trang 11

2 Phân loại vốn.

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể chia vốn thành các loại sau:

2.1 Nếu căn cứ vào hình thái biểu hiện:

Thì vốn của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình

- TS hữu hình như: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đất đai, công cụ, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu

- TS vô hình như: vị trí sản xuất kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng, bản quyền phát minh sáng chế

2.2 Nếu căn cứ vào nguồn hình thành: vốn của doanh nghiệp chia làm

2 loại:

2.2.1 Vốn của chủ sở hữu(vốn tự có của doanh nghệp.

Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu:

+ Vốn góp ban đầu:

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải

có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông –chủ sở hữu góp Khi nói đến nguồn vồn chủ sở hữu củ doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vồn của bản thân doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước Chủ sở hữu của các doanh nghiệp là nhà nước Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước nói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế

Đối với các doanh nghiệp ,theo luật doanh nghiệp , chủ doanh nghiệp phải

có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trang 12

+ Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia :

Quy mô số vốn ban đầu của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ,tuy nhiên thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động sản xuất –kinh doanh ,nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp

Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia-nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫncủa các doanh nghiệp ,

vì doanh nghiệp giảm được chi phí ,giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại ,họ đặt gia mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng

Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động có lợi nhuận , được phép tiếp tục đấu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của nhà nước

Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư , tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần ,các cổ đông không được số vốn cổ phần tăng lên của công ty

Trang 13

Cổ phiếu thường:

Cổ phiếu thường (hay còn gọi là cổ phiếu thông thường)là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nócó những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán.Cổ phiếu thường

là cổ phiếu quan trọng nhất được trao đổi mua bán trên thị trường chứng khoán ,điều đó cũng đủ để minh chứng tầm quan trọng của nó so với các công cụ tài chính khác

Giới han phát hành : mặc dù việc phát hành cổ phiếu cónhiều ưu thế

so với các phương thức huy động vốn khác nhưng cũng có những hạn chế

và các ràng buộc cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng Giới hạn phát hành là một quy định ràng buộc cần được có tính pháp lý Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép.Đây là một trong những quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán.Tại nhiều nước ,số cổ phiếu được phép phát hành được ghi trong điều lệ của công ty Tuy nhiên ,một số nước khác không quy định ghi

số lượng đó trong điều lệ của công ty ;tuy nhiên một số nước khác không quy định ghi số lượng đó trong điều lệ công ty Muốn tăng vốn cổ phần thì trước hết cần phải được đại hội cổ đông cho phép,sau đó phải hoàn tất những thủ tục quy định khác

Quyền hạn cổ đông :

Các cổ đông lắm dữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công ty, do đó họ có quyền trước hết đối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thu nhập của công ty.Cổ đông có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các công việc của công ty Tuy nhiên thông thường có một số lượng

cổ đông của công ty ,nên mỗi cổ đông chỉ có một quyền lực giới hạn nhất định trong việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viên của ban giám đốc.Một số

Trang 14

công việc hay những vấn đề đặc biệt cần có sự nhất trí của đại đa số cổ đông.

Cổ phiếu ưu tiên:

Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành Tuy nhiên trong một số trướng hợp , việc dùng cổ phiếu ưu tiên là thích hợp Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có

cổ tức cố định Người chủ của cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường Nừu số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông

ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức của kỳ đó Việc giải quyết chính sách cổ tức được nêu rõ trong điều lệ công ty

Phần lớn các công ty cổ phần quy định rõ: công ty có nghĩa vụ trả hết

số lợi tức chưa thanh toán của các kỳ trước cho các cổ đông ưu tiên,sau đó mới thanh toán cho các cổ đông ưu tiên ,sau đó mới thanh toán cho cacvs

cổ đông thường

Các cổ phiếu ưu đãi có thể được chính công ty phát hành thu hồi lại khi công ty thấy cần thiết Những trường hợp như vậy cần quy định rõ những điểm sau:

Trường hợp nào thì công tycó thể mua lại cổ phiếu

Gía cả khi công ty mua lại cổ phiếu

Thời gian tối thiểu không được phép mua lại cổ phiếu

Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập khi phát hành cổ phiếu ưu tiên,

đó là thuế Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty,cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế Đó là hạn chế của cổ phiếu

ưu tiên Mặc dù vậy ,như đã đề cập cổ phiếu ưu tiên vẫn có những ưu điểm đối với cả công ty phát hành và cả nhà đầu tư

Các hãng thường cố gắng cân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu để giữ vững khả năng thanh toán ,củng cố uy tín tài chính Khi tỷ lệ nợ ở mức thấp ,nếu cần vốn thì các công ty thường chọn cách phát hành trái phiếu tức là

Trang 15

tăng nợ nếu tỷ lệ nợ ở mức cao ,công ty phải tránh việc tăng thêm ty lệ nợ

và chọn cách phát hành cổ phiếu

Tuy nhiên thực tế các công ty không quan tâm đến việc giữ một muíưc cân bằng chính xác Việc điều chỉnh vốn chủ sở hữu và các khoản nợ thường ngẫu hứng và theo kiểu linh hoạt

Sự phản ứng trước các biến động của thị trường chứng khoán là một yếu tố đáng chú ý

Một số nhà phân tích tài chính doanh nghiệp đã đưa ra những nhận xét Phần lớn các cổ đông được phát hành bổ sung sau khi thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó tăng trên thị trường chứng khoán

Gía cổ phiếu tăng lên là một dấu hiệu có nhiều cơ họi đầu tư mở rộng vào những dự án triển vọng trong doanh nghiệp

2.2.2 Vốn vay:

Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có nhiệm vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như: ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế khác, tiền vay

từ phát hành trái phiếu, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà

nư-ớc, cho cán bộ công nhân viên

Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất –kinh doanh,doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn :tín dụng ngân hàng ; tín dụng ngân hàng ;tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp

mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp , trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn

Trang 16

Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường Trong quá trình hoạt động , các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh, đặc biệt là đẳm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.

Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay, bao gồm: vay dài hạn và vay ngắn hạn , vay trung hạn Tiêu chuẩn

và quan niệm về thời gian để phân loại trong thực tế không giống nhau giữa các nước,và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại

Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay thành các loại mhư:cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản cố định ,chop vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án.Cũng có những cách phân chia khác như: cho vay theo ngành kinh tế ,theo lĩnh vực phục phụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm,nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn

Điều kiện tín dụng

Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng.Doanh gnhiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn

Các điều kiện bảo đảm tiền vay:

Khi doanh nghiệp xin vay vốn , nói chung các ngân hàng thường yêu cầudoanh nghiệp đi vay phải có các bảo đảm tiền vay,phổ biến nhất là tài sản thế chấp Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiểutường

Trang 17

hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiênj vay, kể cả những thủ tục pháp lý về giấy tờ…do đó ,doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Sự kiểm soát của ngân hàng:một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích

và tình hình sử dụng vốn vay Nói chung, sự kiểm soát này không gây khó khăn cho doanh nghiệp,tuy nhiên trong một số trường hợp điều đó cũng làm cho doanh nghiệp cí cảm giác bị kiểm soát

Lãi suất vay vốn: lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn Lãi suất vốn vay ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ.Nừu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn và lón và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp.Có những thời kì ở nước ta lãi suất vay vốn khá cao và thiếu tính cạnh tranh do

dó không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất-kinh doanh

Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp.Nguồn vón tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà còn đối với toàn

bộ lền kinh tế Trong một số doanh nghiệp nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn , thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn

Đối với doanh nghiệp,tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ,tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, hơn nữa nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách nâu bền Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hay hợp đồng kinh tế nói chung tuy nhiên cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tìn dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn

Trang 18

Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay,đó là chi phí lãi vay sẽ được tính vào giáthành sản phẩm hay dịch vụ Khi mua bán hàng hoá trả chậm chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá tuỳ thuộc quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên Trong xu hướng hiện nay ở việt nam cũng như trên thế giới các hìmh thức tín dụng ngày càng được đa dạng hoá và ninh hoạt hơn với tính chất cạnh tranh hơn do đó các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp

Phát hành trái phiếu công ty.

Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty Trái phiếu còn được gọi

là trái khoán

Một trong những vấn đề cần sem xét trước khi phát hành trái là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính

Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có lien quan đến chi phí tră lãi,cách thức trả lãi ,cách thức trả lãi , khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu.Trước khi quyết định phát hành ,cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu trên thị trường tài chính ở nhiều nước, hiện nay thường lưu hành những loại trái phiếu doanh nghiệp như sau:

Trái phiếu có lái suất cố định

Loại trái phiếu này thường được sử dụng nhiều nhất ,tức là phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó Như vậy cả doanh nghiệp và người giữ trái phiếu đều hiểu rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ

Trang 19

Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu tính hấp dẫn phụ thuộc cào những yếu tố sau :

Lãi suất của trái phiếu :đương nhiên ,người đầu tư muốn được hưởng mức lãi suất cao nhưng doanh nghiệp phát hành phải cân nhắc lãi suất có thể trả thật cao cho nhà đầu tư

Lãi suất của trái phiếu được đặt trong tương quan so sánh với lãi suất trên thị trường vốn đặc biệt là phải tính đến sự cạnh tranh với trái phiếu của các công ty khác và trái phiếu chính phủ Giả sử trái phiếu kho bạc nhà nước kỳ hạn 5 năm có lãi suất 7,0%/năm, trái phiếu trung bình của một số công ty khác cùng kỳ hạn :8,0%/năm ,khi đó để phát hành thành công trái phiếu, cần quy định lãi suất trái phiếu soa cho có thể cạnh tranh được với mức lãi suất đó tuy nhiên một ràng buộc khác là chi phí lãi vay mà công

ty phải trả cho các trái chủ nếu đưa thêm các yếu tố khuyến khích vào trái phiếu thì có thể không cần nâng cao mức lãi suất

Kỳ hạn của trái phiếu:đây là yếu tố rất quan trọng không những đối với công ty phát hành mà cả đối với nhà đầu tư.khi phát hành doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thị trường vốn và tâm lý dân cư mới có thể xác định kỳ hạn hợp lý ví dụ trong tháng 9-2001,ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam phát hành các loại trái phiếu vô danh và ghi danh với kỳ hạn

5 năm và 7 năm.Loại trái phiếu 5 năm bán được với số lượng rất lớn nhưng loại trái phiếu 7 năm thì không hấp dẫn công chúng

Uy tín của doanh nghiệp :không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thu hút được công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu tư phải đánh giá uy tín

và vững mạnh thì dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn

Trong việc phát hành trái phiếu cũng cần chú ý đến mệnh giá vì nó

có thể liên quan đến sức mua của dân chúng.Đặc biệt,ở Việt nam khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần xác định một mức mệnh giá vừa phải để

Trang 20

nhiều người có thể mua được tạo sự lưu thông dễ dàng cho trái phiếu trên thị thị trường.

Trái phiếu có lãi suất thay đổi.

Tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực ra loại này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác.Chẳng hạn lãi suất LiBOR hoặc lãi suất cơ bản

Khi nào nên phát hành loại trái phiếu thả nổi?Trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định doanh nghiệp có thể khai thác tính ưu việc của loại trái phiếu này.Do các biến động của lạm phát kéo theo sự giao động của lãi suất thoả đáng khi so sánh với tình hình thị trường vì vậy một số người ưa thích trái phiếu thả nổi Tuy nhiên ,loại trái phiếu này có một vài nhược điểm :

Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu,điều này gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoặch tài chính Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất

Trái phiếu có thể thu hồi

Một số doanh nghiệp lựa chọn cavhs phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức là soanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó Trái phiếu như vậy phải được quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu.Thông thường người ta quy định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi, ví dụ trong thời gian 36 tháng

Loại trái phiếu có thể thu hồi có những ưu điểm sau:

Có thể được sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng Khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua các trái phiếu, tức là giảm số vốn vay

Doanh nghiệp có thể thay nguòn tài chính do phát hành trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó

Trang 21

Tuy nhiên ,nếu không có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu này không được ưa thích.

Chứng khoán có thể chuyển đổi

Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thường phát hành những chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được.Nói chung, sự chuỷen đổi và lựa chọn cho phép các bên có thể lựa chọn cách thức đầu tư có lợi và thích hợp

Có một số hình thức chuyển đổi

Giấy bảo đảm :người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng

cổ phiếu thường, dược quy định trước với giá cả và thời gian xác định Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường Nừu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao

3 Hiệu quả của việc sử dụng vốn.

3.1 Vốn cố định.

Vốn cố định là giá trị biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản cố định trong doanh nghiệp Tài sản cố định thuộc loại tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

Đặc trưng của tài sản cố định là không thay đổi hình thái vật chất sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, giá trị của nó giảm dần do có hao mòn Có hai loại hao mòn tài sản cố định là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình Để chống hao mòn cần phải trích quỹ khấu hao nhằm bù đắp cho hao mòn tài sản cố định Tất nhiên nó không trùng khít với số tiền tài sản thực tế bị hao mòn(có thể lớn hoặc nhỏ hơn)

3.1.1 Hao mòn và khấu hao tài sản cố định.

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần

về giá trị của tài sản cố định Có hại loại hao mòn tài sản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

Trang 22

Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hay điện hoá học Hao mòn vô hình là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật,làm cho tài sản

cố định bị giảm hoặc bị nỗi thời

Do tài sản cố dịnh bị hao mòn nên trong mỗi hcu kỳ sản xuất, người

ta tính chuyển một lượng giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm Khi sản phẩm được tiêu thụ bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất tài sản cố định ,công việc đó gọi là khấu hao tài sản cố định Như vậy đối với người quản lý tài chính còn phải xem xét tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp

3.1.2 Trích khấu hao tài sản cố định.

Khi xác định mức trích khấu hao tài sản cố định Nhà quản lý cần xét các yếu tố sau:

Tình hình tiêu thụ sản phẩm do tài sản cố định đó chế tạo ra trên thị trường

Hao mòn vô hình của tài sản cố định

Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định

Anh hưởng của thuế đối với việc trích khấu hao

Quy định của Nhà Nước trong việc khấu hao tài sản cố định

Phương pháp trích khấu hao thông thường được sử dụng ở các doanh nghiệp là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm được tính bằng công thức:

Trang 23

Trong đó:

Mk là số khấu hao hàng năm

NG: là nguyên giá của tài sản cố định

T: là thời gian sử dụng tài sản cố định

(Nguồn: Giáo trình tài chính doanh nghiệp)

Thông thường thì các doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định Tuy nhiên khi chưa có nhu cầu tái tạo lại tài sản cố định doanh nghiệp

có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình

Trong các tổng công ty Nhà Nước, việc huy động số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các quy định về ché độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của tổng công ty đã được bộ trưởng Bộ tài chính thông qua

3.2 Vốn lưu động.

Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của các tài sản lưu động Có hai loại tài sản lưu động:

Các tài sản lưu động sản xuất: có đặc điểm gắn trực tiếp với quá trình

sản xuất chẳng hạn như nguyên liệu, vật liệu, các sản phẩm dở dang, các bán thành phẩm

Tài sản lưu động lưu thông: ví dụ sản phẩm chưa tiêu thụ, tiền mặt, các chứng khoán dễ chuyển nhượng(tín phiếu, trái phiếu )

NG

Mk = T

Trang 24

Tài sản lưu động có đặc điểm là hình thái vật chất thường xuyên thay đổi qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của tài sản lưu động chuyển toàn bộ vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất.

Tài sản lưu độnglà biểu hiện bằng tiền các khoản có sự thanh khoản cao như thư tín phiếu,kỳ phiếu… hàng tồn kho và các khoản phải thu.Đó là các đối tượng chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay đó là các tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh

Tài sản lưu động được tài trợ một phần từ nguồn tài trợ ngắn hạn Nguồn tài trợ ngắn hạn là các khoản tín dụng ngắn hạn (các khoản vay dự phòng trong một năm) các nguồn này gồm:

3.2.1 Tín dụng thương mại(hay tín dụng của nhà cung cấp):

Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thươngmại Nguồn này được khai thác tự nhiên trong các quan hệ mua, bán chịu,mua bán trả chậm hay trả góp Nguồn tín dụng thương mại ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đói với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế

Tín dụng thương mại là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và tạo khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền và rất có thể gặp rủi ro khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạnan toàn.Các điều kiện dàng buộc cụ thể có thể ấn định khi hai bên ký kết các hợp đồng kinh tế nói chung

Chi phí của việc sử dụng vốn tín dụng thương mại thể hiện qua lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩmhay dich vụ Khi nào mua bán hàng hoá trả trậm, chi phí này có thể ẩn dưới sự thay đổi mức giá Quy mô của các khoản tín dụng này phụ thuộc vào tính chất kỹ thuật của sản phẩm,tình trạng tài chính của người bán, người mua và giảm giá hàng bán

3.2.2 Tín dụng ngân hàng:

Trang 25

Nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọng của doanh nghiệp là các khoản vay tại các ngân hàng thương mại CácNgân hàng này có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp vớilượng vốn theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và hạn mức tín dụng của ngân hàng Sự tài trợ của các ngân hàng cho doanh nghiệp được tiến hành theo các phương thức như:

Một là, vay theo từng nhóm, phương thức này ,khi phát sinh nhu cầu

bổ xung vốn với một lượng nhất định và thời hạn xác định thì doanh nghiệp làm đơn xin vay Nừu được ngân hàng chấp nhận ,doanh nghiệp sẽ ký thế ước nhận nợ và sử dụng tiền vay Việc trả nợ được thực hiện theo các kỳ hạn nợ đã thoả thuận hoặc trả một lần vào ngày đáo hạn

Hai là, cho vay theo hạn mức, Phương thức này được áp dụng khi doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh và đáp ứng những điều kiện nhất định mà ngân hàng đặt ra Theo phương thức này ,doanh nghiệp và Ngân Hàng thoả thuận một một hạn mức tín dụng cho một thời hạn nhất định Hạn mức tín dụng dựa trên nhu cầu vốn bổ xung của doanh nghiêp và mức vay tối đa mà Ngân Hàng

có thể chấp nhận Căn cứ vào mức tín dụng đã thoả thuận ,doanh nghiệp có thể nhận tiền vay nhiều lần nhưng tổng các món nợ không vượt qúa hạn mức đã xác định

Trên đây chỉ là một số nguồn tài trợ cho tài sản lưu động chính xác hơn là cho vốn lưu động của doanh nghiệp thường sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp trong nền king tế thị trường Ngoài ra các doanh nghiệp

có những nguồn tài trợ khác đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp

Trang 26

Chương 2 Thực trạng của việc huy động vốn tại công ty chế tạo máy điện việt

nam- hungary

1 Khái quát về công ty chế tạo máy điện việt nam-hungary.

1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam-Hungary

Nhà máy động cơ điện việt nam –hunggary ,nay là công ty trách nhiệm hứu hạn một thành viên chế tạo máy điện việt nam-hungary ,tên viết tắt là công ty chế tạo máy điện Việt Nam –Hungary.Tên giao dịch quốc tế bằngTiếng Anh: Việt Nam-Hungary Electric Machinery Manufacturing Limited Company:viết tắt là VIHEM Co., Ltd được thành lập ngày 04/12/1978 do Hungari trang bị thiết bị toàn bộ

-Địa chỉ :thị trấn Đông Anh Hà Nội (trên quốc lộ 3, cách Hà Nội 25 Km

về phía bắc)

Số CBCNVlà:560

Số tốt nghiệp đại học trở lên:89

Số công nhân bậc cao(bậc 5/7 trở lên) 239

Sản phẩm chính của công ty là các loại máy điện quay và Balat đèn huỳnh quang

Công ty đã có hàng trăm chủng loại sản phẩm gồm động cơ điện 1 pha

và 3 pha có công suất từ 0,125 kw đến 2500 kw điện áp từ 110v đến 6000 v

Trang 27

hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như:Bănglađet, Lào,irắc, CuBa, Miến điện,philipin, Campuchia,Braxin, kể

cả thị trường khó tính như Hoa kỳ …Sản phẩm của VIHEM đã chiếm được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc và một số khu vực trên thế giới

Công ty đã hoàn thành nhiều đè tài cấp bộ như:Nghiên cứu,thiết kế và chế tạo động cơ điện 1 pha , chủ trì đè tài KC40-93 cấp nhà nước , nghiên cứu, thiết kế và chế tạo động cơ điện 3 pha rô to dây quấn, điện áp 6000 V với mục tiêu giảm chi phí nguyên vật liệu đến 30%.Và nghiên cứu thiết kế chế tạo động cơ điện phanh từ có dải công suất từ 0,75kw đến 7,5kw, hoạt động trên nhiều lĩnh vực cán thép ,mía đường, xi măng,thuỷ lợi,cần cẩu …(công ty đường Biên Hoà, cán thép Nhà Bè, cán thép Tân Thuận , cảng Với sự cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công

ty ngày một hoàn thiện, chiém lĩnh thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Tại các hội trợ triển lãm quốc tế hàng công

nghiệp,Công ty đã nhận được nhiều cúp vàng chất lượng, Ngôi sao chất

lượng và sản phẩm của công ty đã nhận trên 50 huy chương vàng, 15 bằng

khen Đặc biệt trong nhiều năm liên tục sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là “sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích” do hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Hà Nội tổ chức

Công ty được nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng 3; Huân chương lao động hạng 2; Huân chương lao động hạng nhất Huân chương chiến công hạng 3 về công tác bảo vệ an ninh

tổ quốc

Hiện nay công ty đã có 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng , hơn 50 đại lý bán hàng ở các thành phố lớn và các tỉnh trong toàn quôc

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của ViHEM được đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iSO- 9001: 2000

Trang 28

Cơ cấu tổ chưc bộ máy hoạt động của công ty.

Chủ tịch công ty:

Chủ tịch công ty do đại diện chủ sở hữu công ty bổ nhiệm có thời hạn; chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu đại diện chủ sở hữu công ty giao;chủ tịch công ty có quyền điều hành cao nhất trong công ty

Giám Đốc công ty.

Giám đốc công ty do đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm có thời hạn ,miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật và chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu công ty và pháp luật về điều hành hoạt động

PHÓ giám đốc kinh doanh

Chỉ đạo lập kế hoạch sản xuất tháng ,quý, năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn

Tổ chức cung ứng vật tư nguyên liệu;

Phối hợp cùng kế toán trưởng chỉ đạo quản lý tài chính, kinh tế để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh lành mạnh có hiệu quả ,chỉ đạo khâu dự chữ thành phẩm ,bán thành phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty

Chỉ đạo công tác thị trường –kinh doanh –tiếp thị, đề xuất lựa chọn các nhà cung ứng đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh Xây dựng triến lược thị trường trung và dài hạn

Trang 29

Chỉ đạo hạch toán kinh tế ,tính toán hiệu quả trong từng thời kỳ kế hoạch.

CHỈ đạo việc thực hiện các văn bản của nhà nước và quy định của công

ty về thanh tra đo lường chất lượng hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp

CHỈ đạo xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật như định mức vật tư, định mức tiêu hao nguyên liệu ,năng lượng, định mức lao động trong công ty CHỈ đaọu công tác quản lý thiết bị, phương tiện chỉ đạo công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng- là chủ tịch hội đồng thanh lý tài sản cố định kém chất lượng

PHÓ giám đốc hành chính

CHỈ đạo diều hành công tác hành chính ,công tác quản trị công tác bảo vệ sản xuất

Ngày đăng: 20/12/2012, 08:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Bảng 2.1): Bảng Nguồn Vốn Kinh Doanh - Biện Pháp Huy Động Vốn Tại Công Ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam-Hungari
Bảng 2.1 : Bảng Nguồn Vốn Kinh Doanh (Trang 38)
Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn - Biện Pháp Huy Động Vốn Tại Công Ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam-Hungari
Bảng 2.3 Bảng nguồn vốn (Trang 44)
Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn - Biện Pháp Huy Động Vốn Tại Công Ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam-Hungari
Bảng 2.3 Bảng nguồn vốn (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w