TâyBắcmùabannở
Núi rừng TâyBắc rất nhiều loài hoa đẹp, hoa mơ nở trắng đất Mường, hoa vông
rực rỡ, hoa lan quyến rũ hay lấp lánh hoa lê nơi rẻo cao Sìn Hồ. Nhưng phải khi
mùa xuân về nơi đây mới thực sự khoe sắc bởi sự xuất hiện của hoa ban – “nữ
chúa” của các loài hoa Tây Bắc.
Tây bắcmùabannở
Bản tình ca núi rừng
Tạo hóa sao khéo phân chia, nếu mùa xuân miền Bắc có sắc thắm hoa đào, miền Nam là
sắc vàng hoa mai thì TâyBắc cũng được thiên nhiên ưu ái ban tặng hoa ban để mùa xuân
thêm đẹp. Với người Tây Bắc, hoa ban còn tuyệt vời hơn thế, hoa ban là “cuốn lịch” mùa
xuân để dựa vào đó họ tính ngày tra ngô, làm nương, nhặt cỏ. Hoa ban báo hiệu mùa
màng, nắng mưa…
Tây bắcmùabannở
Không chỉ dâng sắc làm lên mùa xuân Tây Bắc, hoa ban còn là biểu tượng cho tâm hồn
người vùng cao với những ước mơ cháy bỏng, khát vọng vươn lên. Khi mùa xuân “gõ
cửa” ban làm đỏ thêm má hồng thiếu nữ trong những phiên chợ tình truyền thống, ban
rụng trắng sườn dốc đưa bước chân dân bản lên nương. Với trai gái, hoa ban là biểu
tượng về tình yêu chung thủy, hạnh phúc lứa đôi thông qua câu chuyện người già kể hàng
đêm về mối tình chàng trai tên Khum và cô gái tên Ban. Mỗi năm khi mùa xuân đến, ban
nở trắng trời, người TâyBắc lại có hi vọng mới, niềm tin trẻ mãi không già như những
rừng hoa ban.
Hoa ban có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc ở Tây Bắc, chúng xuất
hiện trong các lễ hội, không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành kính
với người đi trước… Hơn thế, loài hoa tưởng chừng chỉ có sắc này còn góp mặt trong
nhiều món ăn làm nên nét độc đáo cho ẩm thực vùng cao mà đặc biệt là người Thái Tây
Bắc.
“Điếm nhấn” cho ẩm thực vùng cao
Hoa ban có rất nhiều loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, song trở thành nguyên liệu được sử
dụng nhiều trong những món ăn của người Thái vẫn là ban trắng. Từ phần hoa và lá ban
non người Thái chế biến được nhiều món ăn độc đáo chỉ có ở xứ sở này nào xôi, nào
nộm, hay bát canh nóng hổi thơm hương nhè nhẹ…
Tây bắcmùabannở
Theo tiếng Thái ban có nghĩa là “ngọt”. Nhị hoa ban ngọt khiến ong bướm phải ngẩn
ngơ, còn cánh hoa ban vừa ngọt lại vừa bùi. Thông dụng nhất trong cách thưởng thức hoa
ban của người Thái đó là đem đồ chín rồi trộn giấm, vừng, muối tinh thành món nộm hoa
ban độc đáo. Chỉ là vị đắng đắng, ngọt hậu cùng với thứ nước chấm “chẩm chéo” không
thể thiếu trong mỗi món ăn của người Thái mà khiến mọi du khách phải đắm say, không
muốn rời đũa.
Tại mỗi thời điểm bannở người dân TâyBắc lại có cách chế biến khác nhau khiến các
món ăn từ ban mang một hương vị riêng. Khi ban vừa mới nụ, những cái hoa mới chỉ
chúm chím, lá non chát chúa thì món hầm móng giò là hợp vị nhất. Khi ăn vị hơi chát,
hơi ngọt của hoa dung hòa với vị béo ngậy của móng giò khiến bát canh ngọt đậm, dậy
mùi, dễ ăn chứ không hề ngấy. Bannở thêm một chút nữa người ta lại chỉ ăn theo cách
đồ. Đĩa hoa ban vừa đồ chín, còn bốc khói và tỏa hơi đắng lan khắp không gian, song khi
“quẹt” qua bát chẩm chéo, đưa vào miệng mới cảm nhận hết sức hút của núi rừng. Ban đồ
ăn càng nóng càng ngon, khi đó vị không quá đắng mà từ từ lan tỏa như ngồng cải đầu
mùa.
Người ta cũng “khoái” món ban xào, ban hấp không kém. Chỉ đơn giản là hoa, là lá đồ
chín rồi ăn kèm thứ nước chấm thủ công của người vùng cao, chỉ thế thôi mà biết bao
người phải ngất ngây, tốn bao rượu, bao giấy mực mà vẫn chưa “lột tả” được hết cái ngon
hiếm thấy từ sâu thẳm.
Đâu riêng chỉ có cánh hoa và lá non mới được “lên mâm”, sau khi ban tàn người Thái
tách lấy hạt, phơi khô và rang ăn bùi như lạc, làm đồ nhắm rất “chuẩn”.
Xuân về ban nở, người Thái lại nô nức trẩy hội hoa ban. Với họ, hội hoa ban là lễ hội tình
yêu, tuổi trẻ. Trời vừa rạng sáng các bản làng đã rộn rã khua chiêng, đánh trống. Nhà nhà
đồ xôi, luộc gà làm cỗ, mang ra những ché rượu cần thơm ngon nhất để dành chờ mùa
xuân. Sau khi cúng tổ tiên, ăn uống no say mọi người rủ nhau vào rừng, cố đi thật nhanh
để chọn mang về những cành ban đẹp nhất cúng tổ tiên, dành tặng cha mẹ, người yêu.
Ngày hội hoa ban cũng là dịp trai gái tìm hiểu, kết duyên bởi họ tin rằng dưới những
cánh hoa ban tình yêu của họ sẽ thắm thiết, thủy chung như chuyện chàng Khum, nàng
Ban trongtruyền thuyết.
. tính ngày tra ngô, làm nương, nhặt cỏ. Hoa ban báo hiệu mùa màng, nắng mưa… Tây bắc mùa ban nở Không chỉ dâng sắc làm lên mùa xuân Tây Bắc, hoa ban còn là biểu tượng cho tâm hồn người vùng. sắc vàng hoa mai thì Tây Bắc cũng được thiên nhiên ưu ái ban tặng hoa ban để mùa xuân thêm đẹp. Với người Tây Bắc, hoa ban còn tuyệt vời hơn thế, hoa ban là “cuốn lịch” mùa xuân để dựa vào. sắc bởi sự xuất hiện của hoa ban – “nữ chúa” của các loài hoa Tây Bắc. Tây bắc mùa ban nở Bản tình ca núi rừng Tạo hóa sao khéo phân chia, nếu mùa xuân miền Bắc có sắc thắm hoa đào, miền