HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG
Khái quát về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005
Việc xác định nội hàm của khái niệm hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005 (LTM 2005) bắt nguồn từ khái niệm hàng hóa theo Luật này Bởi lẽ, khái niệm hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc xác định tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng Chỉ khi xác định được quan hệ giữa các bên là quan hệ mua bán hàng hóa, thông qua việc xác định đối tượng của hợp đồng và quyền, nghĩa vụ cơ bản của các bên, thì các quy định pháp luật về thương mại hàng hóa mới có thể áp dụng, trong đó bao gồm quy định về tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng.
LTM 2005 đã quy định hàng hóa bao gồm: (1) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và (2) những vật gắn liền với đất đai 1 Có thể thấy, LTM 2005 đã định nghĩa hàng hóa một cách tổng quan và bao quát những đối tượng được đề cập trong giao dịch mua bán hàng hóa Quy định này của LTM 2005 là dễ hiểu, có thể phân loại và đánh giá được trên thực tế, do đó, quá trình xác định hàng hóa theo quy định này đã diễn ra hiệu quả trong các quan hệ mua bán hàng hóa.
Liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, Luật Thương mại (Luật số 58/L-CTN) ngày 10/5/1997 (LTM 1997) quy định: “trường hợp chất lượng hàng hóa không được xác định cụ thể trong hợp đồng, người bán phải giao hàng có chất lượng trung bình của loại hàng hóa đó được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng” 2 Bên cạnh đó, LTM 1997 cũng ghi nhận “trường hợp bao bì hàng hoá không được quy định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng với bao bì thường dùng cho loại hàng này” 3 Có thể thấy, LTM 1997 quy định theo hướng “trường hợp các bên không có thỏa thuận thì hàng hóa như thế nào được xem là phù hợp” thông qua xem xét các tiêu chí “chất lượng trung bình được lưu thông trên thị trường tại thời điểm giao hàng” và “bao bì thường dùng” Đến LTM 2005, vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được ghi nhận cụ thể hơn thông qua xem xét hai trường hợp cụ thể: có sự thỏa thuận giữa các bên và không có sự thỏa thuận giữa các bên Trường hợp giữa các bên có sự thỏa thuận, hàng hóa không phù
3Khoản 3 Điều 60 LTM 1997 quy định bao bì phải bảo đảm an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, có tính đến khả năng chuyển tải trong điều kiện bốc dỡ thông thường và phải phù hợp với thời gian,phương tiện vận tải. hợp là hàng hóa không đảm bảo các đặc tính được ghi nhận trong hợp đồng (Điều
34 LTM 2005 quy định bên bán phải giao hàng đúng và đầy đủ theo sự thỏa thuận của các bên) Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, thay vì quy định hàng hóa như thế nào là phù hợp, LTM 2005 đã quy định theo hướng ghi nhận một số tiêu chí nhất định để đánh giá hàng hóa không phù hợp với hợp đồng So với yêu cầu “chất lượng trung bình” và “bao bì thường dùng” của LTM 1997, LTM 2005 đã ghi nhận các tiêu chí sau: (1) mục đích sử dụng thông thường (so với các hàng hóa cùng chủng loại), (2) mục đích cụ thể (đã được bên mua thể hiện hoặc thuộc trường hợp bên bán phải biết), (3) mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao, và (4) cách thức bảo quản, đóng gói Như vậy, bằng việc mở rộng tiêu chí xem xét, vấn đề “hàng hóa không phù hợp với hợp đồng” được LTM 2005 quy định một cách chi tiết và đa dạng hơn so với LTM 1997.
Cùng vấn đề này, pháp luật quốc tế cũng có những quy định nhất định nhằm điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, tiêu biểu là Công ước Viên năm
1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) Theo CISG, các bên có quyền thỏa thuận về chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng tại Điều 35(1) Trường hợp các bên không có thỏa thuận về vấn đề này, CISG cũng liệt kê các tiêu chí nhằm xem xét hàng hóa có phù hợp hay không tại Điều 35(2) Có thể thấy, quy định của CISG và LTM 2005 về vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng là tương tự nhau 4 Một trong những nguyên nhân của sự tương tự này là do các nhà làm luật Việt Nam đã tham khảo CISG trong quá trình soạn thảo pháp luật thương mại 5 Như vậy, xem xét quy định và thực tiễn xét xử của CISG sẽ có ý nghĩa tham khảo rất lớn, trong quá trình đánh giá tính hiệu quả của LTM 2005 và thực tiễn áp dụng của cơ quan tài phán Việt Nam trong một số trường hợp cụ thể.
Nhìn chung, vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được LTM 2005 đề cập thông qua hai khía cạnh: (1) tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định pháp luật về định danh loại hình hàng hóa, và (2) tính phù hợp của hàng hóa so với ý chí của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa Trong đó, khía cạnh (2) được LTM 2005 xem xét trong hai trường hợp: (2.a) có sự thỏa thuận giữa các bên, và (2.b) không có sự thỏa thuận giữa các bên Đối với trường hợp không có sự thỏa thuận giữa
4Bộ Công Thương, “Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)”, https://quochoi.vn/uybandoingoai/content/tulieu/Lists/Tulieu/Attachments/11/Bao%20cao%20tong%20hop% 20ket%20qua%20nghien%20cuu%20Cong%20uoc%20Vien%201980%20(final).pdf, truy cập ngày
5 “So sánh CISG và Luật Việt Nam”, https://cisgvn.wordpress.com/2010/11/01/so-sanh-cisg-va- lu%e1%ba
%adt-vi%e1%bb%87t-nam, truy cập ngày 20/5/2021. các bên, các tiêu chí xem xét được quy định tại Điều 39 bao gồm: (2.b.i) mục đích sử dụng thông thường, (2.b.ii) mục đích cụ thể, (2.b.iii) chất lượng của hàng mẫu và(2.b.iv) cách bảo quản, đóng gói hàng hóa Với những phân tích trên, để thuận tiện nghiên cứu vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo LTM 2005, tác giả sẽ trình bày vấn đề này thông qua các tiêu chí: (I) Hàng hóa không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, (II) Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường, (III) Hàng hóa không phù hợp với mục đích cụ thể, và (IV) Hàng hóa không phù hợp với yêu cầu chất lượng theo mẫu và yêu cầu đóng gói, bảo quản.
Hàng hóa không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
Thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, có thể nói, “hàng hóa có chất lượng phù hợp” là lợi ích chính đáng mà bên mua mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng với bên bán Hay nói cách khác, “nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa” 6 Do đó, pháp luật thương mại đã ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về đặc điểm của hàng hóa Sự thỏa thuận này phải được thể hiện minh thị, cụ thể trong hợp đồng Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại Việt Nam, các bên có quyền tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, thiện chí; và việc thỏa thuận không được trái với quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội 7 Nghĩa là, các bên có thể thỏa thuận bất cứ đặc điểm nào của hàng hóa trong hợp đồng mà các bên cảm thấy cần thiết được ghi nhận, làm rõ và thông tin đến đối phương Việc thỏa thuận cụ thể về hàng hóa không những tạo điều kiện cho các bên hiểu rõ nhu cầu của nhau, mà còn là một cơ hội để bên bán xem xét, rà soát khả năng thực hiện hợp đồng của mình so với các yêu cầu mà bên mua đưa ra, từ đó các bên có thể đánh giá tính khả thi, hiệu quả của hợp đồng, dẫn đến nâng cao khả năng thực hiện trọn vẹn hợp đồng đã ký kết.
Theo CISG, thỏa thuận của các bên về hàng hóa trong hợp đồng cần có các điều khoản chủ yếu (về tên hàng hóa, số lượng, giá cả), trong khi đó, pháp luật thương mại
Việt Nam lại không có bất kỳ quy định nào về vấn đề này 8 Tuy nhiên, khoản 1 Điều 34 LTM 2005 về nghĩa vụ của bên bán quy định: “Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng” Quy định này đã thể hiện việc pháp luật thương mại có đề cập đến các đặc điểm của hàng hóa mà bên bán phải đáp
6Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (Tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 109.
8Tlđd (6). ứng trong trường hợp các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, gồm: số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản Điều này có thể được hiểu rằng, “nếu trong hợp đồng có yêu cầu hàng hóa phù hợp với mô tả thì người bán sẽ phải tuân thủ yêu cầu này” 9 Tại Điều 35(1) CISG cũng quy định, hàng hóa phải phù hợp với các yêu cầu về số lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói được đề cập tại hợp đồng giữa các bên Như vậy, cả LTM 2005 và CISG đều ghi nhận quyền thỏa thuận cụ thể về chất lượng hàng hóa của các bên trong hợp đồng Với quy định này, thỏa thuận của các bên đã trở thành một căn cứ, tiêu chuẩn quan trọng để xem xét “mức độ” phù hợp của hàng hóa được giao, từ đó đánh giá “mức độ” hoàn thành nghĩa vụ của bên bán.
Có thể thấy, quy định này của pháp luật thương mại là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên khi điều chỉnh quy định mang tính chất dân sự này.
Bên cạnh đó, pháp luật thương mại cũng thể hiện rằng, xem xét thỏa thuận giữa các bên là ưu tiên hàng đầu Cụ thể, tại Điều 39 LTM 2005, các tiêu chí luật định chỉ được xem xét đến trong trường hợp hợp đồng giữa các bên không có quy định cụ thể về vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Trong trường hợp hợp đồng tồn tại ít nhất một điều khoản có nội dung mâu thuẫn với quy định tại Điều 39 LTM 2005, sự thỏa thuận giữa các bên sẽ được áp dụng thay cho quy định pháp luật Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là điều khoản đó, hợp đồng đó phải hợp pháp Nguyên tắc xem xét thỏa thuận giữa các bên trước tiên này cũng được ghi nhận tại Điều 35(1) CISG Một ví dụ điển hình về vấn đề này là vụ tranh chấp giữa người bán Slovakia và người mua Séc 10 với hợp đồng mua bán một loại thảm Sau khi nhận hàng, người mua cho rằng hàng hóa có những khiếm khuyết khiến hàng kém bền và ngày càng hao mòn nên đã yêu cầu người bán giảm giá 30% so với giá ban đầu nhưng người bán không đồng ý Vì người mua không tiến hành thanh toán đủ số tiền hàng, người bán đã khởi kiện người mua, yêu cầu thanh toán số tiền còn thiếu và lãi tương ứng Tòa sơ thẩm cho rằng chất lượng hàng hóa không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định đối với loại thảm tương tự nên đây là hàng hóa đã không phù hợp với hợp đồng theo trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên Tuy nhiên, Tòa phúc cho rằng, có một hợp đồng mua bán hợp lệ giữa các bên và hàng hóa được giao trước hết phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong đơn đặt hàng của người mua Tòa án nhận thấy yêu cầu của
9Nguyễn Thanh Phương Vy (2019), Tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng theo quy định của Công ước
Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố
10 Czech Republic 29 March 2006 Supreme Court of the Czech
Republic, http://www.unilex.info/cisg/case/1941, truy cập ngày 25/6/2021. người mua là “thảm loại ADOS”, điều này ngụ ý rằng người mua đã đặt mua hàng hóa có chất lượng được xác định trong hợp đồng bằng cách tham chiếu đến tên một doanh nghiệp chính xác: hãng ADOS Thực tế cho thấy, người bán đã giao loại thảm hãng ADOS đúng theo yêu cầu của người mua Do đó, Tòa phúc thẩm cho rằng, cần phải xem xét thỏa thuận của các bên trước khi xem xét đến các tiêu chí luật định, và trong tranh chấp này, hàng hóa đã giao là phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Như vậy, cả LTM 2005 và CISG đều cho rằng, vấn đề “giữa các bên có thỏa thuận hay không” cần thiết được xem xét đầu tiên khi đánh giá tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng Trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận thì trước hết, sự phù hợp của hàng hóa sẽ được đánh giá dựa trên thỏa thuận này Khi đó, mọi đặc tính được ghi nhận trong hợp đồng đều được phân tích và trở thành cơ sở đối chiếu, phổ biến nhất là các yếu tố số lượng, chất lượng và cách đóng gói, bảo quản hàng hóa.
1.2.1 Sự thỏa thuận về số lượng
Số lượng được định nghĩa là “con số biểu thị sự có nhiều hay có ít” 11 Thực tế khi đề cập đến số lượng, một sự thể hiện đầy đủ cần được ghi nhận gồm: con số và đơn vị tính, ví dụ như: 50 cái, 70 tấn Trong trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên về số lượng của hàng hóa, chữ số la-tinh được khuyến khích sử dụng, hoặc cẩn thận hơn, các bên có thể dùng cả chữ và số để diễn đạt thông tin này Trường hợp các bên sử dụng những lượng từ có thể tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, việc giải thích ýnghĩa của chúng được dựa trên ý chí của các bên tại thời điểm giao kết, thói quen giữa các bên và tập quán thương mại (nếu có) Ví dụ, các bên giao kết một hợp đồng mua bán xoài tại Cần Thơ, trong hợp đồng nêu rõ bên bán sẽ bán cho bên mua “sáu chục quả xoài, đóng thành sáu thùng với mỗi thùng một chục quả” Thông thường, một chục được hiểu là mười (10) Tuy nhiên, trong thực tế, tồn tại nhiều trường hợp đơn vị “chục” được sử dụng cho mười hai (12), mười bốn (14) hoặc có thể là mười sáu
(16), đặc biệt là người dân Cần Thơ (và miền Tây Nam Bộ nói chung) Do đó, việc các bên không diễn đạt số lượng theo hướng chỉ có thể hiểu một cách duy nhất có thể dẫn đến sự bất đồng trong việc “hiểu cho đúng hợp đồng” Chính vì vậy, không chỉ khuyến khích các bên thỏa thuận về số lượng trong hợp đồng mà việc thỏa thuận này còn cần thiết được thực hiện một cách chi tiết, đơn nghĩa trong hợp đồng.
So với LTM 2005, CISG có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về việc số lượng là một yếu tố bắt buộc phải được thỏa thuận trong hợp đồng Việc giao hàng không đúng về số lượng sẽ được xem là giao hàng không phù hợp với hợp đồng và các bên có
11 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr 866. quyền yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục, thậm chí là các chế tài thương mại. Thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng cho thấy, nhiều bản án của Tòa án, phán quyết của Trọng tài đã tuyên hành vi giao thiếu hàng, thừa hàng của bên bán cấu thành hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng Tại tranh chấp về giao hàng thiếu trong hợp đồng mua bán quần áo trẻ em giữa người mua Cuba và người bán Trung Quốc 12 , trọng tài đã dựa trên thỏa thuận về số lượng hàng hóa của các bên trong hợp đồng để xác định người bán phải chịu trách nhiệm trong việc giao thiếu hàng và yêu cầu người bán phải hoàn trả cho người mua số tiền hàng còn thiếu mà người mua đã thanh toán.
Như vậy, yếu tố số lượng được thỏa thuận trong hợp đồng của các bên là một tiêu chí để xem xét sự phù hợp của hàng hóa Tại LTM 2005, dù không quy định rõ các bên phải thỏa thuận về số lượng nhưng khoản 1 Điều 34 đã thể hiện rằng bên bán có nghĩa vụ giao đúng số lượng hàng hóa mà các bên đã đề cập trong hợp đồng Đồng thời, việc giao hàng không đúng số lượng sẽ được hiểu là giao hàng không phù hợp khi xem xét trường hợp có sự thỏa thuận của các bên theo khoản 1 Điều 39 LTM 2005 Về bản chất, quy định này của LTM 2005 là phù hợp, bởi lẽ, suy cho cùng, tính phù hợp của hàng hóa là được xét trên ý chí của các bên trong hợp đồng, nhằm đánh giá mong muốn của bên mua về hàng hóa đã được đáp ứng hay chưa Tuy nhiên, khi quy định về quyền khắc phục do giao hàng không đúng số lượng của bên bán, Điều 41 LTM 2005 đã quy định đồng thời với cả trường hợp “giao thiếu hàng” và “hàng hóa không phù hợp với hợp đồng” Ngoài ra, Điều 43 LTM 2005 cũng có quy định về trường hợp
“giao thừa hàng” Xét thấy, sự chênh lệch về số lượng hàng hóa là một vấn đề thuộc về tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng, do đó, cần thiết điều chỉnh tên gọi của các điều khoản này để quy định của LTM 2005 trở nên thống nhất hơn.
HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG THÔNG THƯỜNG
Trình tự xem xét đối với các tiêu chí về mục đích của hàng hóa
Xem xét tổng quát các tiêu chí được liệt kê tại khoản 1 Điều 39 LTM 2005, cần xác định thứ tự áp dụng của chúng khi đánh giá một hàng hóa có phù hợp hay không với hợp đồng Trong đó, mục đích của hàng hóa được quy định thành hai tiêu chí: mục đích sử dụng thông thường (điểm a) và mục đích cụ thể (điểm b) Tuy được ghi nhận tại điểm a và b khoản 1 Điều 39 LTM 2005 nhưng thứ tự áp dụng giữa hai tiêu chí về mục đích của hàng hóa này vẫn không được LTM 2005 quy định cụ thể.
24 Nguyễn Thanh Phương Vy, tlđd (10), tr 28.
Với CISG, mục đích sử dụng thông thường và mục đích cụ thể cũng được quy định lần lượt tại điểm (a), (b) của Điều 35(2) để xem xét vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận Đối với thứ tự xem xét của hai tiêu chí này, CISG cũng không quy định rõ Thực tiễn xét xử khi áp dụng CISG cho thấy, hầu hết các tòa án đều cho rằng phạm vi áp dụng của mục đích cụ thể là hẹp hơn so với mục đích sử dụng thông thường Một ví dụ về vấn đề này là tranh chấp giữa người bán Ý và một người mua Đức 25 về một mặt hàng dệt Theo tranh chấp, Tòa án đã nhận định: vì người mua không thông báo cho người bán các đặc tính đặc biệt cần có của hàng hóa, do đó, không áp dụng Điều 35(2)(b) Sau đó, khi xem xét đến Điều 35(2)(a), Tòa án nhận thấy hàng dệt nói chung thích hợp để sản xuất váy và hàng hóa đã giao phù hợp với mô tả về mục đích thường được sử dụng của loại hàng hóa này Vì vậy, Tòa án đã nhận định hàng hóa được giao là phù hợp với hợp đồng.
Xét thấy, quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 LTM 2005 và Điều 35(2)(a), (b) của CISG có tính chất tương đồng Dù cả LTM 2005 và CISG đều không quy định về thứ tự xem xét hai tiêu chí này, thông qua nhận định của tòa án ở tranh chấp trên, có thể thấy thực tiễn áp dụng CISG đã thể hiện việc ưu tiên xem xét mục đích cụ thể so với mục đích sử dụng thông thường Theo tác giả, đây là một trình tự xem xét hợp lý và thuyết phục Khi đánh giá sự tương tác giữa các bên khi thể hiện hai tiêu chí này, có thể thấy, đối với mục đích cụ thể, bên mua cần thiết phải đề cập đến thông tin này cho bên bán hoặc thông tin này thuộc trường hợp bên bán phải biết. Nghĩa là, trong quan hệ giữa các bên, mục đích cụ thể của hàng hóa là một nội dung nắm bắt được và đặc thù Trong khi đó, mục đích sử dụng thông thường không đòi hỏi bên mua phải đề cập đến mục đích sử dụng hàng hóa trước đó cho bên bán, cũng không yêu cầu xem xét sự bắt buộc phải biết của bên bán vì đây là thông tin mang tính chất phổ thông, được xem xét trong tất cả trường hợp đối với hàng hóa cùng loại Vì vậy, tiêu chí mục đích cụ thể của hàng hóa mang tính cá biệt, đặc thù hơn đối với hợp đồng giữa các bên nên được ưu tiên xem xét trước tiêu chí mục đích sử dụng thông thường.
Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 LTM 2005 nên được áp dụng tương tự với thực tiễn xét xử của CISG, nghĩa là, điểm b được ưu tiên xem xét đánh giá trước rồi mới đến điểm a Với thứ tự áp dụng này, việc xem xét tiêu chí mục đích của hàng hóa trong quan hệ hợp đồng giữa các bên sẽ trở nên toàn diện và hiệu quả hơn, góp phần đánh giá đầy đủ về nghĩa vụ giao hàng của bên bán và các trách nhiệm liên quan.
25 Germany 24 September 1998 Landgericht Regensburg, http://www.unilex.info/cisg/case/507, truy cập ngày 27/6/2021.
Mục đích sử dụng thông thường
Để làm rõ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005, trước hết cần phân tích khái niệm: “mục đích sử dụng thông thường” Pháp luật thương mại Việt Nam không có bất kỳ một văn bản chính thức nào cho biết “mục đích sử dụng thông thường” cần được hiểu như thế nào Do đó, việc hiểu thuật ngữ sao cho phù hợp là tùy thuộc vào quan điểm và cách nhìn nhận, đánh giá sự việc trong từng trường hợp cụ thể của từng chủ thể khi tiếp cận.
Theo Từ điển tiếng Việt, “thông thường” được giải thích là “thường có, thường thấy, không có gì đặc biệt” 26 Như vậy, mục đích sử dụng thông thường có thể được hiểu là mục đích sử dụng thường thấy, mục đích sử dụng quen thuộc, không có gì đặc biệt, là mục đích thông dụng gắn liền với từng loại hàng hóa xác định Về cơ bản, để xác định mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa, cần trả lời cho câu hỏi “sử dụng hàng hóa này để làm gì?” trên sự suy nghĩ, tư duy hợp lý của một người có kiến thức và kinh nghiệm bình thường.
Có thể nói, sử dụng là mục đích cơ bản nhất và sau cùng của hàng hóa Do đó, tác giả cho rằng, điều kiện đầu tiên được xem xét khi nhắc đến mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa là tính chất “có thể sử dụng được” Để đáp ứng tính chất này, hàng hóa trước hết phải “hợp pháp cho việc sử dụng chúng” Nghĩa là, trường hợp pháp luật điều chỉnh hợp đồng hoặc pháp luật quốc gia liên quan có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng nhất định đối với loại hàng hóa này khi đưa chúng vào sử dụng thì những điều kiện, tiêu chuẩn nêu trên cần được bên bán chú trọng và tuân thủ Điều này cần được bên bán thực hiện ngay cả khi bên mua không phải là chủ thể trực tiếp sử dụng hàng hóa mà chỉ đóng vai trò mang tính trung gian.
Trong thương mại, mục đích sử dụng thông thường có thể được đánh giá qua nhiều yếu tố, không chỉ đánh giá “mức độ có thể đáp ứng việc sử dụng của hàng hóa” mà còn xem xét qua các khía cạnh khác, ví dụ như khả năng thương mại của hàng hóa (“merchantable quality”), chất lượng trung bình của hàng hóa trên thị trường (“average quality”) hay chất lượng phù hợp của hàng hóa (“reasonable quality”) 27 Mỗi cách thức xem xét chất lượng hàng hóa sẽ mang lại một hệ quả nhất định và thường khác biệt nhau, do đó, cách thức xác định sự phù hợp của hàng hóa trong tiêu chí mục đích sử dụng thông thường vẫn luôn được các nhà nghiên cứu thảo luận Phân tích những cách thức này, các chuyên gia nhận định, việc đánh giá khả năng thương mại của hàng hóa (“merchantable quality”) phải phụ thuộc quá nhiều vào giá cả và có xu hướng gây bất lợi cho bên bán khi ép buộc họ phải giao hàng có chất
26 Viện ngôn ngữ học, tlđd (13), tr 953.
27 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (8), tr 111-113. lượng tương đương với giá cả, điều này là mâu thuẫn với nguyên tắc tự do thỏa thuận một cách bình đẳng và thiện chí giữa các bên Bên cạnh đó, việc so sánh chất lượng hàng hóa trong hợp đồng với chất lượng trung bình của hàng hóa cùng loại hàng hóa trên thị trường (“average quality”) được phân tích là một cách thức không khả thi Bởi lẽ, khi ràng buộc bên bán phải giao hàng với chất lượng đạt từ trung bình trở lên, điều này không chỉ can thiệp vào sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng mà còn gián tiếp công khai “chất lượng trung bình” của loại hàng hóa đó Việc công khai này sẽ làm cho các mặt hàng cùng chủng loại có chất lượng thấp hơn bị “đào thải” khỏi thị trường Điều này đã trực tiếp làm cho giá trị biểu thị
“mức độ trung bình” bị thay đổi Chính vì tính chất biến số của giá trị này mà việc căn cứ vào chúng nhằm xác định tính phù hợp của hàng hóa là một điều không khả thi Khi đó, xác định chất lượng hàng hóa ở mức phù hợp (“reasonable quality”) đã được đề cập như một cách thức dung hòa hai cách thức trên Tương tự như cách thức xem xét khả năng thương mại của hàng hóa, cách thức này vẫn dựa trên tiêu chí thị trường nhưng không chỉ xem xét giá cả của hàng hóa mà còn xem xét đến các yếu tố khác liên quan Mặt khác, cách thức này cũng không ấn định một chuẩn mực xem xét cố định như “chất lượng trung bình của hàng hóa” mà các tiêu chí về chất lượng hàng hóa được xem xét một cách linh hoạt Điều này là phù hợp, bởi lẽ yêu cầu về mục đích thông thường, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, có thể dẫn đến chất lượng ở mức cao hơn hoặc thấp hơn chất lượng trung bình 28 Như vậy, nhìn chung có nhiều cách thức được đề cập để xác định mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa, khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng Tiêu biểu hơn cả là việc xác định mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa thông qua nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó, giá cả là một tiêu chí nổi trội và có tính định hướng.
Xem xét CISG, có thể thấy, quy định tại Điều 35(2)(a) cũng được diễn đạt tương tự với điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005 Tuy nhiên, trong phạm vi điều chỉnh mang tính quốc tế của mình, sự phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa được đánh giá là khó xác định hơn Bởi lẽ, tiêu chuẩn “phù hợp cho mục đích sử dụng thông thường” được áp dụng trên các thị trường quốc tế là không đồng nhất Khi đó, một nội dung có thể được chấp nhận ở quốc gia này nhưng cũng có thể không được chấp nhận ở quốc gia khác 29
Nhìn chung, với quy định của mình, cả LTM 2005 và CISG đều đặt ra một khái niệm định tính là “mục đích sử dụng thông thường” để xem xét tính phù hợp của hàng hóa Tuy không được gán với một giá trị cụ thể (như chất lượng trung bình hoặc
28 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (8), tr 114.
29 Peter Schlechtriem, Petra Butler, tlđd (23), tr 116. giá cả ), nhưng tiêu chí này vẫn là một nội dung có thể xác định được thông qua suy luận dựa trên các tình tiết cụ thể của một vụ việc Do đó, quy định theo hướng nêu trên đã mang lại sự linh hoạt và hiệu quả trong áp dụng pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên Cụ thể, khi các bên không có thỏa thuận về đặc tính của hàng hóa, việc bên bán giao hàng không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường sẽ cấu thành hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng Tranh chấp giữa người bán người Đức người mua Hà Lan 30 sau đây là một ví dụ Người bán đã cung cấp đất sét xay 31 (kaolinit) cho người mua Một thời gian sau, đất sét tại cơ sở của người mua do người bán cung cấp bị phát hiện nhiễm dioxine nghiêm trọng Người mua sau đó đã kiện người bán đòi bồi thường thiệt hại Tòa án cho rằng, đất sét phải tuân thủ quy định về thực phẩm và các quy định liên quan đến thức ăn cho động vật.Khi giao kết hợp đồng với người bán để mua loại đất sét này, người mua có thể mong đợi hợp lý rằng việc sử dụng đất sét này là an toàn cho khoai tây, và sau đó là khoai tây này an toàn để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi mà không cần phải xử lý qua các khâu làm sạch Hơn nữa, các quy định liên quan cho thấy, không bắt buộc một quy trình làm sạch nào khi tiến hành sử dụng đất sét nhằm phân loại khoai tây Do đó,Tòa án kết luận rằng, sử dụng để phân loại khoai tây là mục đích thông thường mà đất sét cần phải đáp ứng theo quy định tại Điều 35(2)(a) CISG Từ đó, Tòa án kết luận hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Có thể thấy, trong vụ án này, Tòa án đã vận dụng những quy định liên quan đến hàng hóa và suy nghĩ hợp lý khi sử dụng hàng hóa theo cách tư duy thông thường để xác định rằng đất sét cần phải an toàn để đảm bảo mục đích thông thường của chúng.
Hàng hóa cùng chủng loại
Bên cạnh khái niệm: “mục đích sử dụng thông thường”, để hiểu rõ về quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005, cần phân tích khái niệm “hàng hóa cùng chủng loại” Pháp luật Việt Nam và CISG không có giải thích về thuật ngữ này Tìm hiểu pháp luật quốc tế có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, nhận thấy, khái niệm hàng hóa cùng chủng loại/hàng hóa tương tự (“goods of same description”) được ghi nhận trong nhiều Hiệp định như Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT
1994), Hiệp định về Chống bán phá giá (ADA), Hiệp định về các biện pháp
30 Germany 26 September 2012 Bundesgerichtshof, http://www.unilex.info/cisg/case/1684, truy cập ngày 30/6/2021.
31 Đất sét được dự định sử dụng trong quá trình phân loại khoai tây, với mục đích là tách khoai tây có hàm lượng tinh bột cao hơn (được sử dụng trong sản xuất thực phẩm) từ khoai tây có hàm lượng tinh bột thấp hơn (được sử dụng cùng với vỏ khoai tây để làm thức ăn trong chăn nuôi).
Trợ cấp và đối kháng (SCM) Tại Điều 1.1 Phần 1 GATT 1994, “sản phẩm tương tự” được ghi nhận nhưng không được giải thích cụ thể Theo GATT, việc xác định tính tương tự của hàng hóa được thực hiện thông qua từng vụ việc cụ thể Một vụ việc tiêu biểu là Taxes on Alcoholic Beverages 32 được giải quyết dựa trên quy định của GATT 1994 Bên khiếu nại là Cộng đồng châu Âu, sau đó có cả Canada và Hoa
Kỳ, cho rằng rượu mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản bị phân biệt đối xử theo hệ thống thuế rượu Nhật Bản Theo quan điểm của bên khiếu nại, rượu “shochu” của Nhật Bản được đánh thuế thấp hơn đáng kể so với whisky, cognac và rượu mạnh trắng. Ban Hội thẩm đã được thành lập và xem xét tính tương tự của những hàng hóa kể trên Trong quá trình xem xét, Ban Hội thẩm đã căn cứ vào đặc tính vật lý và công dụng của các sản phẩm nước uống có cồn kể trên để đánh giá tính tương tự giữa chúng Sau cùng, họ ra báo cáo cho thấy hệ thống thuế của Nhật Bản không phù hợp với Điều III.2 GATT 33 Như vậy, với GATT, dù không có quy định cụ thể nhưng
“hàng hóa cùng chủng loại” vẫn là một yếu tố xác định được trong từng vụ việc, trong đó, như tình huống trên, việc đánh giá yếu tố này đã được căn cứ vào đặc tính vật lý và công dụng của hàng hóa.
Bên cạnh đó, cũng là pháp luật quốc tế, tại ghi chú số 46 của Điều 15.1 SCM và Điều 2.6 ADA cũng có đề cập đến “sản phẩm tương tự” Tại hai hiệp định này,
“sản phẩm tương tự” được chú thích là “một sản phẩm giống hệt, ví dụ như giống hệt sản phẩm đang được xem xét về mọi mặt hoặc nếu không tồn tại một sản phẩm như vậy, một sản phẩm khác dù không tương đồng về mọi mặt, nhưng có những đặc điểm tính chất rất giống với sản phẩm đang được xem xét” Như vậy, với khái niệm này, SCM và ADA cũng xem xét tính tương tự của hàng hóa thông qua sự tương đồng của hàng hóa trong nhiều khía cạnh, mà đặc biệt là về đặc điểm, tính chất.
Ngoài ra, tính năng sử dụng của hàng hóa cũng có thể được xem xét khi đánh giá tính tương tự giữa chúng Một hàng hóa có thể có nhiều hơn một tính năng sử dụng, do đó, khi xem xét, tính năng sử dụng thông thường hoặc tính năng sử dụng cuối cùng của hàng hóa được lựa chọn để xem xét thay vì xem xét tất cả tính năng có thể có của chúng Tính năng sử dụng của hàng hóa cũng có thể được thể hiện qua thị hiếu của người tiêu dùng Việc này có thể được giải thích là, trong cùng một điều kiện thương mại trên thị trường (giá cả, tình trạng sản phẩm ), liệu rằng một người tiêu dùng với suy nghĩ hợp lý có lựa chọn sản phẩm B, sản phẩm C thay thế cho sản
32 DS8: Japan — Taxes on Alcoholic Beverages case, https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds8_e.htm, truy cập ngày 13/6/2021.
33 Nhật Bản đã có kháng cáo sau đó, tuy nhiên Cơ quan phúc thẩm đã khẳng định kết quả báo cáo của Ban Hội thẩm là phù hợp. phẩm A khi chúng hết hàng hay không? Trường hợp câu trả lời là có, sản phẩm B, C có thể được xem là “sản phẩm tương tự” của sản phẩm A Mặt khác, dưới góc độ của chủ thể công, nhà nước cũng có những quy định nhằm phân loại hàng hóa nhất định, biểu thị qua các bảng phân loại, biểu thuế của các cơ quan chuyên môn Kết quả phân loại này của cơ quan nhà nước có thể được xem là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích để cơ quan xét xử đánh giá tính tương tự của hàng hóa trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn về vấn đề này Tựu trung lại, “hàng hóa cùng chủng loại” thường được xem xét thông qua các nội dung sau: (1) đặc tính, thành phần, tính chất vật lý của sản phẩm, (2) tính năng sử dụng cuối cùng của sản phẩm, (3) thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng, và (4) bảng phân loại, biểu thuế Việc xem xét này phải được thực hiện trong từng vụ việc cụ thể, đối với từng sản phẩm nhất định.
Như vậy, hàng hóa cùng chủng loại được xác định thông qua nhiều yếu tố, trong đó có xem xét đến mục đích sử dụng thông thường Việc xác định hàng hóa cùng chủng loại sẽ là tiền đề để xác định mục đích sử dụng thông thường của chúng – cơ sở để xem xét hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005 Đồng thời, mục đích sử dụng thông thường cũng là một tiêu chí để đánh giá các hàng hóa cùng chủng loại Có thể thấy, giữa hai khái niệm nêu trên có mối liên hệ chặt chẽ, cái này là tiền đề xem xét cái kia và ngược lại.
Tóm lại, trong trường hợp đặc tính của hàng hóa không được thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại Trường hợp hàng hóa mà bên bán giao không đáp ứng tiêu chí này, bên bán có thể được xem là giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Nhìn chung, quy định này của LTM 2005 không phải là một quy định quá cụ thể và rõ ràng để áp dụng, bởi lẽ, các khái niệm “thông thường”, “cùng chủng loại” của quy định này là định tính và có thể được xác định khác nhau trong nhiều trường hợp Dù vậy, vẫn phải thừa nhận rằng, chính sự linh hoạt này đã mang lại không gian suy luận và nhận định cho các cơ quan tài phán Việc áp dụng quy định này gắn liền với tình huống cụ thể của từng vụ việc sẽ giúp các khái niệm nêu trên trở nên dễ xác định hơn và mang lại hiệu quả tối ưu, thay vì cứng ngắc quy định một tiêu chuẩn cố định cho mọi trường hợp Vì lẽ đó, theo tác giả, trong vấn đề xác định tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng dựa trên mục đích sử dụng thông thường, quy định của LTM
2005 là hiệu quả và có tính thực tiễn cao Ngoài ra, cần phải xác định rằng, mục đích sử dụng thông thường chỉ là một trong các tiêu chí để xem xét, do đó, việc không đáp ứng tiêu chí này cũng không đương nhiên được kết luận rằng bên bán đã giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Do đó, tiến hành phân tích các tiêu chí còn lại sẽ góp phần hình thành cái nhìn tổng quát về vấn đề này.
Trong chương này, tác giả đã trình bày vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên thông qua xem xét tiêu chí mục đích sử dụng thông thường, cụ thể:
Thứ nhất, tác giả trình bày về thứ tự ưu tiên khi xem xét mục đích của hàng hóa được quy định lần lượt tại điểm a và điểm b Điều 39 LTM 2005 (mục đích sử dụng thông thường và mục đích cụ thể);
Thứ hai, tác giả trình bày về mục đích sử dụng thông thường và hàng hóa cùng chủng loại mà điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005 đề cập đến;
Thứ ba, tác giả trình bày một số phán quyết của tòa án nước ngoài khi áp dụng những quy định có tính chất tương tự của CISG để giải quyết vấn đề này.
HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI MỤC ĐÍCH CỤ THỂ
Mục đích cụ thể
Như đã phân tích, mục đích cụ thể có phạm vi hẹp hơn và được xem là trường hợp đặc biệt của quy định tại điểm a khoản 1 Điều này Trường hợp bên mua có yêu cầu hàng hóa gắn với một mục đích cụ thể mà mục đích này khác với mục đích thông thường thì áp dụng điểm b khoản 1 Điều 39 LTM 2005 mà không áp dụng điểm a khoản 1 Điều này. Điểm b khoản 1 Điều 39 LTM 2005 và Điều 35(2)(b) của CISG đề ghi nhận, mục đích cụ thể của hàng hóa là yếu tố cốt lõi để xác định hàng hóa của các bên có phù hợp với hợp đồng hay không Nghĩa là, trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng, mục đích cụ thể của hàng hóa phải được bên mua đề cập đến, hoặc thuộc trường hợp bên bán phải biết Tìm hiểu về khái niệm “cụ thể”, Từ điển tiếng Việt chú giải, cụ thể là
“được xác định riêng biệt và rõ ràng, không chung, không khái quát” 34 Thông qua khái niệm trên, có thể hiểu, mục đích cụ thể là một mục đích sử dụng rõ ràng, không mang tính trừu tượng, chung chung Mục đích cụ thể là một mục đích mà căn cứ vào đó, ta có thể suy luận một cách hợp lý về (1) những yêu cầu cụ thể về hàng hóa, hoặc (2) những mục đích khác cụ thể hơn 35 Khi đó, từ mục đích cụ thể, bên bán xác định được những yêu cầu về hàng hóa mà bên mua mong muốn nhưng chưa được ghi nhận trong hợp đồng nhằm thực hiện hợp đồng một cách hiệu quả Một ví dụ về vấn đề này là tranh chấp người bán Slovakia và người mua Séc 36 đã được đề cập Cụ thể, trong đơn hàng của mình, người mua có thông báo cho bên bán biết về việc mua các thảm hãng ADOS để sử dụng trong phòng khách sạn, hành lang, cầu thang Tuy nhiên, Tòa án cho rằng, các thông tin mà người mua cung cấp chỉ
34 Viện ngôn ngữ học, tlđd (13), tr 220.
35 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (8), tr 118.
36 Tlđd (10). được dùng để tham chiếu đến kích thước của các vị trí sẽ đặt thảm chứ không thể suy ra bất kỳ một yêu cầu nào cụ thể về đặc tính của thảm Do đó, không thể xem rằng người mua đã cung cấp mục đích cụ thể cho người bán biết theo Điều 35(2)(b) CISG, nên việc người bán giao hàng đúng hãng ADOS là giao hàng phù hợp với thỏa thuận của các bên theo Điều 35(1) CISG.
Có thể nói, sự phù hợp với mục đích cụ thể của hàng hóa tại quy định của LTM
2005 và CISG được xem là “sự thỏa thuận không chính thức” giữa các bên, trong đó, bên mua đưa ra yêu cầu (thông báo hoặc tương tự) và bên bán không phản đối thì được xem là các bên thống nhất Tuy nhiên, “sự thống nhất” này đã không được các bên ghi nhận vào hợp đồng, do đó, đây là trường hợp được xem xét khi không có sự thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng giữa các bên Về bản chất, sự thông báo của bên mua và sự không phản đối của bên bán có thể xem là một phần của thỏa thuận, nhưng thỏa thuận này không chính thức và không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng.
Điều kiện áp dụng
Việc tồn tại của mục đích cụ thể trong quan hệ giữa các bên cần được chứng minh bằng một trong hai cách sau đây: bên mua đã thông báo cho bên bán biết, hoặc thuộc trường hợp bên bán phải biết Trong tình huống bên mua đã thông báo cho bên bán biết, việc thông báo này của bên mua có thể được thực hiện một cách trực tiếp (minh thị) hoặc gián tiếp (ngầm định) Theo tác giả, để chứng minh việc bên mua đã cho bên bán biết, cần chứng minh sự tồn tại của mục đích cụ thể thông qua việc bên mua đã gửi “tín hiệu” về vấn đề này cho bên bán và bên bán đã nhận được
“tín hiệu” đó Như đã đề cập, khi nhận được thông tin nhưng bên bán không phản hồi hoặc không có thái độ phản đối và vẫn tiến hành giao kết hợp đồng với bên mua, nghĩa là, bên bán có biết đến nhu cầu của bên mua về mục đích cụ thể của hàng hóa và chấp nhận chúng Trong tình huống thông tin về mục đích cụ thể của hàng hóa thuộc trường hợp bên bán phải biết, việc xem xét bên mua đã thông báo cho bên bán về vấn đề này hay chưa là không cần thiết.
Mặt khác, bên mua có thể lựa chọn chứng minh: thông tin về mục đích cụ thể của hàng hóa thuộc trường hợp bên bán phải biết khi giao kết hợp đồng Trong cả hai trường hợp trên, việc cần phải chứng minh của bên mua được đánh giá là ít nghiêm ngặt hơn so với việc chứng minh các bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng về vấn đề này 37 Do đó, nhìn chung, việc quy định điều khoản này sẽ tạo thêm trách nhiệm cho bên bán với một cơ chế dễ dàng hơn so với ghi nhận sự thỏa thuận chính thức, rõ ràng của các bên vào hợp đồng Dù vậy, cần phải đồng ý rằng, quy định này là phù hợp
37 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (8), tr 116. trong trường hợp các bên không ghi nhận trong hợp đồng nhưng (1) bên mua đã có thông báo đến bên bán và bên bán đã nhận được thông tin, hoặc (2) thuộc trường hợp bên bán phải biết về thông tin đó khi giao kết với một bên mua cụ thể và một loại hàng hóa cụ thể Bởi lẽ, suy cho cùng, khi bên mua thể hiện ý chí và mong đợi của mình về hàng hóa, bên bán đã biết nhưng không phản đối hay có bất kỳ phản hồi nào về tính bất khả thi trong việc đáp ứng nguyện vọng của bên mua. Đối với thông tin mà bên bán phải biết, đây được xem là quy định tiến bộ của pháp luật thương mại Mua bán hàng hóa chỉ là một trong các hoạt động thương mại được thực hiện tại Việt Nam và trên toàn thế giới, việc tạo một môi trường pháp lý hiệu quả để các cá nhân, tổ chức tham gia được xem là một trong những sứ mệnh quan trọng của những nhà lãnh đạo quốc gia và cả tổ chức quốc tế Hơn nữa, thương mại luôn được khuyến khích thực hiện trong trạng thái chủ động Vì lẽ đó, bên bán cần có trách nhiệm tìm hiểu về bên mua và cả loại hàng hóa mà các bên dự định mua bán Những thông tin này là cần thiết nhằm xác định nhu cầu của các bên khi đàm phán, thậm chí là tính khả thi của việc giao kết, thực hiện hợp đồng Hiểu rõ bản thân và đối tác sẽ là một lợi thế khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa Điều này không những làm giảm thiểu rủi ro trong quá trình đàm phán hợp đồng mà còn tạo một môi trường thương mại chủ động và thiện chí, thúc đẩy phát triển hoạt động của chính các bên trong giao dịch, góp phần thúc đẩy sự lành mạnh, tích cực trong hoạt động thương mại của quốc gia và thế giới.
Như vậy, để áp dụng quy định về mục đích cụ thể để xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không cần lưu ý và chứng minh các vấn đề sau: (1) sự tồn tại mục đích cụ thể của hàng hóa mà bên mua mong muốn; (2) nếu tồn tại mục đích nêu trên, thông tin này có thuộc trường hợp bên bán phải biết khi giao kết hợp đồng hay không; (3) nếu thông tin không thuộc trường hợp bên bán phải biết, bên mua đã có thông báo về vấn đề này cho bên bán hay chưa.
Việc áp dụng quy định này được thể hiện ở Bản án số 16/2020/KDTM-ST ngày 29/10/2020 về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của Tòa án nhân dân Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương 38 Theo đó, Công ty NT và Công ty QH đã ký kết hợp đồng về việc “Cung cấp máy móc thiết bị và thi công hệ thống làm lạnh” Công ty NT đã khởi kiện, yêu cầu Tòa án buộc Công ty QH thanh toán theo hợp đồng Công ty QH cho rằng, Công ty NT cung cấp hàng hóa không đảm bảo chất lượng, cụ thể là chất lượng nước sau khi làm lạnh không trong suốt, có cặn, gỉ sét nên Công ty
38 Bản án số 16/2020/KDTM-ST ngày 29/10/2020 về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của Tòa án nhân dân Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương,https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta624961t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 07/6/2021.
QH không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của Công ty NT.
Tòa án cho rằng, các bên đã không có thỏa thuận cụ thể về mục đích sử dụng hệ thống máy làm mát là làm lạnh nước cất của thiết bị máy cắt laser, cũng như không có yêu cầu về chất lượng nước sau khi làm lạnh phải đảm bảo độ trong suốt, không có tạp chất, đáp ứng yêu cầu về độ dẫn điện thấp Xét về công năng cơ bản, mục đích thông thường của máy làm lạnh giải nhiệt là để làm lạnh nước Tại Bản tự khai ngày 13/8/2020, Công ty QH cũng xác định “thiết bị làm lạnh của Công ty NT vận hành bình thường nhưng sản phẩm nước sau khi làm lạnh không đạt chất lượng (không trong suốt sạch sẽ, mà có màu vàng đục, có cặn)” Do đó, theo Tòa án, phía Công ty NT đã thừa nhận mục đích làm lạnh nước của hàng hóa đã được đảm bảo.
Do đó, Tòa án nhận định, việc Công ty QH cho rằng hàng hóa không đảm bảo chất lượng như thỏa thuận hợp đồng là không có cơ sở.
Có thể thấy, Tòa án đã vận dụng điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005 khi cho rằng mục đích sử dụng thông thường hàng hóa là làm lạnh nước đã được đáp ứng nên đưa ra kết luận hàng hóa được giao này là phù hợp với hợp đồng Tuy nhiên, theo tác giả, trong trường hợp này, Tòa án còn một số nội dung cần phải xem xét thêm.
Thứ nhất, Công ty QH (bên mua) cho rằng Công ty NT (bên bán) đã đến khảo sát hiện trường và biết được mục đích mua bán máy làm lạnh của bên mua là để dùng cho máy cắt laser Tòa án cần xác minh tính chính xác và khách quan của nội dung này, bởi lẽ, trường hợp bên mua đã thông báo cho bên bán về mục đích sử dụng hàng hóa mà mình mong muốn thì Tòa án cần xem xét điểm b khoản 1 Điều
39 LTM 2005 thay vì điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005 như trong bản án Trong trường hợp bên mua đã không có thông báo (kể cả công khai hay ngầm định) cho bên bán về vấn đề này, Tòa án cần xem xét việc lắp máy làm lạnh cho máy cắt laser có phải là thông tin phải biết của bên bán hay không? Thực tế, việc lắp ráp máy làm lạnh cần phải chú ý về vấn đề kỹ thuật, do đó, việc máy làm lạnh phải lắp với thiết bị nào có hay không có ảnh hưởng đến việc cài đặt và lắp máy? Ngoài ra, việc phải lắp đặt hệ thống làm lạnh với máy cắt laser có phải là một mục đích đủ cụ thể để bên bán suy luận ra các đặc điểm cần thiết của hàng hóa 39 hay không? Làm rõ những nội dung trên sẽ xác định được việc áp dụng điều khoản nào là phù hợp trong các quy định tại khoản 1 Điều 39 LTM 2005.
39 Trong trường hợp này, vì thiết bị kết nối với hệ thống làm lạnh là máy cắt laser chuyên dùng nước cất được đặt tại hiện trường của Công ty NT Trong đó, khi lắp máy làm làm lạnh với máy cắt laser này, việc dùng bầu nước bằng inox sẽ giúp đảm bảo độ trong suốt của nước, còn bầu nước bằng sắt sẽ làm cho nước bị màu vàng đục, gỉ sét, không còn trong suốt như ban đầu.
Thứ hai, xem xét về chất lượng của nước sau khi làm lạnh để đánh giá mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa trong trường hợp Tòa án cho rằng điểm b khoản 1 Điều 39 LTM 2005 không thể áp dụng vì mục đích mà bên mua đã đưa ra không đủ cụ thể hoặc không được thông tin đến bên bán/không thuộc trường hợp bên bán phải biết. Tòa án đã cho rằng, vì các bên không thỏa thuận về vấn đề này nên khi máy làm lạnh có khả năng làm lạnh nước và bên mua không có phản hồi nào về vấn đề “làm lạnh” này thì được xem là hàng hóa phù hợp với hợp đồng Theo tác giả, làm lạnh đúng là công năng của hàng hóa trong hợp đồng này, tuy nhiên, sản phẩm sau khi được làm lạnh phải có thể sử dụng Tính sử dụng được của hàng hóa (và cả sản phẩm được tạo ra bởi hàng hóa) cần được xem xét trong phạm vi của khái niệm “mục đích sử dụng thông thường” Do đó, Tòa án cần xem xét việc nước sau khi làm lạnh có màu vàng đục, có cặn có còn khả năng sử dụng hay không Thực tế cho thấy, việc một nguồn nước không có màu vàng đục, có cặn được đưa qua một hệ thống làm lạnh và trở thành nguồn nước có màu vàng đục, có cặn, không trong suốt thường không phải là mong muốn của người sử dụng Do đó, theo tác giả, mục đích sử dụng thông thường trong trường hợp này cần phải được hiểu bao gồm: (1) nước được làm lạnh và (2) nước có “độ tạp chất” không quá chênh lệch so với ban đầu.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng, việc xem xét các tình tiết trong bản án trên vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa phù hợp và thuyết phục.
Xem xét thực tiễn xét xử khi áp dụng CISG, tranh chấp giữa người bán Argentina và người mua Đức 40 là một ví dụ Theo đó, các bên đã ký hợp đồng mua bán than Sau đó, người mua yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại vì cho rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, liên quan đến mục đích cụ thể mà họ đã đề cập khi giao kết hợp đồng Tòa án nhận thấy rằng: theo những bằng chứng do người mua cung cấp, than có thể sử dụng tốt để nấu nướng, đó là mục đích sử dụng hàng hóa của người mua tại thời điểm ký kết hợp đồng Do đó, theo Điều 35(2), Tòa án đã kết luận hàng hóa phù hợp với hợp đồng và không chấp nhận yêu cầu của người mua.
HÀNG HÓA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
Hàng hóa không phù hợp với yêu cầu chất lượng theo mẫu
Tiếp theo các tiêu chí được xem xét trong trường hợp các bên không thỏa thuận về tính phù hợp của hàng hóa, điểm c khoản 1 Điều 39 LTM 2005 đề cập đến “mẫu” – một sản phẩm đã được các bên xem xét khi giao kết hợp đồng Cụ thể, pháp luật quy định: hàng hóa không đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua thì được xem là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng Với quy định này, hai vấn đề cần được làm rõ: (1) khái niệm “mẫu” và chất lượng của mẫu; (2) mẫu được bên bán giao cho bên mua.
4.1.1 Mẫu và chất lượng của mẫu
Trong quan hệ thương mại, tồn tại trường hợp bên bán giao một hoặc một lượng ít sản phẩm cho bên mua xem xét và các bên quyết định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa dựa trên sản phẩm đã được giao đó Khi đó, sản phẩm này được gọi là “mẫu” và dùng làm căn cứ để xác định những sản phẩm được mua bán giữa các bên Theo Từ điển tiếng Việt, “mẫu” được diễn giải là “cái có thể cho người ta hiểu biết về hàng loạt những cái khác cùng một kiểu” 45 Nghĩa là, “mẫu” được xác định dựa trên kiểu dáng Tuy nhiên, trong thương mại, khi giao dịch giữa các bên có tồn tại mẫu hàng hoá, mẫu này có thể được xem là nhu cầu mua hàng mà bên mua mong muốn được đáp ứng bởi bên bán Do đó, bên cạnh về kiểu dáng (hình thức bên ngoài), pháp luật còn xem xét mẫu hàng hóa dưới góc độ chất lượng (đặc tính, công dụng ). Để áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 LTM 2005, cần xác định được chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua Việc đánh giá chất lượng của mẫu hàng hóa có thể được biểu thị thông qua các chỉ tiêu về kỹ thuật, thông số về hiệu suất và được xem xét cá biệt tùy vào từng trường hợp cụ thể Mặt khác, việc xem xét “có chất lượng như mẫu hàng hóa” cần phải được giới hạn trong phạm vi khả thi, nghĩa là, việc kiểm tra tính tương đồng về chất lượng của hàng hóa đã giao và hàng mẫu nên được thực hiện bởi các phương pháp kiểm tra thông thường Bởi lẽ, việc yêu cầu bên bán giao hàng hóa đáp ứng tất cả những đặc tính của hàng mẫu, bất kể ưu điểm hay khuyết điểm, bất kể ưu điểm/khuyết điểm đó có được các bên biết hoặc kiểm tra được bằng phương pháp thông thường hay không, là một điều bất khả thi và không hợp lý Do đó, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về tính phù hợp của hàng hóa trong hợp đồng, khi tiến hành đánh giá tính “đảm bảo chất lượng” của hàng hóa được giao so với hàng mẫu, phương pháp kiểm tra chất lượng
45 Viện ngôn ngữ học, tlđd (13), tr 624. hàng hóa cần được giới hạn là phương pháp kiểm tra thông thường Điều này có thể được hiểu là, khi mẫu hàng hóa có khiếm khuyết nhưng khiếm khuyết này không thể phát hiện bằng phương pháp kiểm tra thông thường, hàng hóa được giao không bắt buộc phải có khiếm khuyết này Đồng thời, trường hợp mẫu hàng hóa có đặc tính không thể kiểm tra bằng phương pháp thông thường, bên mua cũng không thể yêu cầu bên bán phải giao hàng có kèm theo đặc tính này 46 Trừ trường hợp tại thời điểm giao kết hợp đồng, cả bên bán và bên mua đều biết và hiểu rõ về việc: (1) hàng mẫu tồn tại khiếm khuyết/đặc tính không thể kiểm tra bằng phương pháp thông thường; và (2) bên mua có nhu cầu muốn mua hàng hóa có bao gồm khiếm khuyết/đặc tính đó Khi đó, ý chí của bên mua được biết bởi bên bán, việc bên bán không từ chối sẽ phần nào thể hiện ý chí chấp nhận của bên bán đối với yêu cầu của bên mua và có thể xem xét như một căn cứ để xác định tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng.
CISG cũng quy định tương tự trong việc thừa nhận chất lượng hàng mẫu như một yêu cầu để xem xét tính phù hợp của hàng hóa mà bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua Song, quy định của CISG cũng được hiểu rằng, nếu bên bán đã thể hiện rõ về việc chất lượng của hàng mẫu khác với hàng hóa sẽ được giao ở một số khía cạnh nhất định, thì bên bán sẽ không phải tuân theo những khía cạnh đó của mẫu khi giao hàng 47
4.1.2 Hàng mẫu là hàng hóa được bên bán giao cho bên mua Điểm c khoản 1 Điều 39 LTM 2005 quy định hàng mẫu được xem xét là hàng mẫu do bên bán giao cho bên mua Với quy định này, pháp luật đã thể hiện: khi các bên xem hàng mẫu là “tiêu chuẩn” để mua bán những mặt hàng có chất lượng tương đồng, bên bán đã cho thấy khả năng của mình trong việc giao những hàng hóa có chất lượng như hàng mẫu Đây có thể được xem là sự cam kết ngầm định của bên bán đối với nghĩa vụ giao đúng hàng Điều này là một mắt xích quan trọng trong việc bên mua tin tưởng và lựa chọn bên bán để giao kết hợp đồng Do đó, dựa trên chất lượng của hàng mẫu, pháp luật ràng buộc bên bán có nghĩa vụ giao hàng đảm bảo chất lượng cho bên mua Mặt khác, trong trường hợp hàng mẫu không được bên bán giao cho bên mua xem xét mà được bên mua đề cập, đưa ra cho bên bán, liệu rằng pháp luật có điều chỉnh việc bên bán phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa như hàng mẫu? Điểm c khoản 1 Điều 39 LTM 2005 không đề cập đến vấn đề này.
46 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (8), tr 123.
47 “Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat”, http://www.cisg-online.ch/index.cfm?pageIDd4#Article%201, truy cập ngày 30/6/2021, tr.
Tham khảo quy định của CISG, có thể thấy, CISG cũng ghi nhận mẫu hàng hóa được giao bởi bên bán tại Điều 35(2)(c) Trong trường hợp bên mua đề xuất mẫu hàng hóa, CISG cũng không làm rõ về việc có hay không có tồn tại nghĩa vụ giao hàng với chất lượng như hàng mẫu của bên bán Khi tình huống này xuất hiện, hai giải pháp đã được đề xuất nhằm xem xét nghĩa vụ của bên bán Giải pháp thứ nhất, người ta đề xuất áp dụng quy định tại Điều 35(2)(c) này cho cả trường hợp người mua cung cấp mẫu, hay còn được xem là “mẫu đặt hàng” Tất nhiên, việc áp dụng nêu trên không hoàn toàn phù hợp với từ ngữ cụ thể của điều khoản Giải pháp thứ hai, được đánh giá là thích hợp hơn, đó là xem xét tình huống này thuộc trường hợp đã có sự thỏa thuận giữa các bên theo Điều 35(1) Khi đó, cần xác định: liệu rằng giữa các bên đã có thỏa thuận hoặc ngụ ý về việc mua bán hàng hóa với đặc tính của “mẫu đặt hàng” hay chưa 48 Giải pháp thứ hai là nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm khi giải quyết tranh chấp giữa người bán Ý và người mua Áo 49 Trong tranh chấp, người bán và người mua đã ký một hợp đồng mua bán các phiến đá cẩm thạch có chất lượng và mô tả nhất định Người mua cho rằng các tấm đá do người bán giao không phù hợp với mô hình do người mua cung cấp nên đã yêu cầu giảm giá nhưng người bán không đồng ý Khi đưa vụ án ra xét xử tại cấp sơ thẩm, Tòa phúc thẩm đã chỉ đạo tòa cấp dưới xác minh xem các bên có thỏa thuận hay không việc giao hàng theo mẫu do bên mua cung cấp Tòa án nhận định rằng mô hình được cung cấp bởi người mua chứ không phải bởi người bán như quy định tại Điều 35(2)(c) CISG nhưng Tòa án cũng cho rằng điều này cũng không ngăn cản việc áp dụng Điều 35(2)(c) CISG Mặt khác, Tòa cấp phúc thẩm đã khuyến nghị Tòa cấp sơ thẩm đánh giá nghĩa vụ giao hàng của người bán trong trường hợp họ phải cung cấp hàng hóa có chất lượng và mô tả nhất định theo yêu cầu của hợp đồng như quy định tại Điều 35(1) CISG.
Theo tác giả, khi xem xét liệu rằng hàng mẫu do bên mua đề cập có được xem là căn cứ để đối chiếu chất lượng của hàng hóa hay không, cần lưu ý đến vai trò của hàng mẫu khi chúng tồn tại trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng giữa các bên. Trường hợp hàng mẫu do chính bên bán giao cho bên mua, như đã phân tích, hành vi giao hàng mẫu này của bên bán được hiểu kèm theo tính khả thi trong việc giao những mặt hàng tương đồng về chất lượng Tuy nhiên, khi bên mua là chủ thể đưa ra đề xuất về hàng hóa, theo tác giả, hàng hóa do bên mua đưa ra sẽ được xem là một căn cứ đối chiếu chất lượng hàng hóa khi đáp ứng cả hai điều kiện sau: (1) được biết đến khi các bên thảo luận về hàng hóa, và (2) được ghi nhận rõ trong hợp đồng.
48 Villy de Luca, tlđd (22), tr 220.
49Austria 9 November 1995 Oberlandesgericht Graz, http://www.unilex.info/cisg/case/370, truy cập ngày 28/6/2021.
Chỉ khi hợp đồng giữa các bên ghi nhận đối tượng là hàng hóa có chất lượng theo một mẫu cụ thể mà các bên biết đến trước đó, việc xem hàng hóa do bên mua đề xuất như một tiêu chuẩn để đánh giá tính phù hợp của hàng hóa được giao so với hợp đồng mới trở nên khách quan và hợp lý Bên cạnh đó, khi bên mua đề xuất hàng mẫu và thỏa thuận với bên bán về việc ấn định chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng giữa các bên là hàng hóa có cùng chất lượng với hàng mẫu, hành vi này được xem là có sự thỏa thuận về tính phù hợp của hàng hóa hoặc bên mua đã thông báo mục đích cụ thể của hàng hóa cho bên bán biết Trường hợp hành vi ghi nhận hàng hóa trong hợp đồng nêu trên đạt được sự chi tiết nhất định và được xem là có sự thỏa thuận giữa các bên, điểm c khoản 1 Điều 39 LTM 2005 về hàng mẫu này sẽ không được áp dụng mà sẽ áp dụng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Trường hợp hành vi trên không được ghi nhận trong hợp đồng mà được xem là bên mua đã thông báo cho bên bán biết về mục đích cụ thể của hàng hóa, điểm b khoản 1 Điều
39 sẽ được xem xét thay vì điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, trong phạm vi xem xét của điểm c khoản
1 Điều 39 LTM 2005, hàng mẫu và chất lượng của hàng mẫu là những khái niệm cần được xác định một cách cụ thể Ngoài ra, theo quy định này, hành vi giao hàng mẫu được xem xét chỉ là hành vi của bên bán, trường hợp bên mua đề xuất hàng mẫu không thuộc phạm vi của quy định này mà được xem xét trong các quy định khác liên quan được đề cập ở trên Theo tác giả, hàng hóa có yêu cầu chất lượng theo mẫu là một tiêu chí phù hợp khi xem xét đặc tính của hàng hóa trong hợp đồng.Với bản chất ngầm định về khả năng giao hàng giống mẫu của bên bán, bên mua hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn giao kết hợp đồng với bên bán khi mong muốn hàng hóa được giao có đặc tính tương tự hàng mẫu Từ góc nhìn này, việc quy định tiêu chí này khi xem xét tính phù hợp của hàng hóa đã mang lại nhiều hiệu quả trong việc tiếp cận vấn đề này ở góc độ lý luận và cả thực tiễn xét xử.
Hàng hóa không phù hợp với yêu cầu đóng gói, bảo quản
Thông thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận rõ ràng về: (1) việc đóng gói, bảo quản hàng hóa là không cần thiết, hoặc (2) nghĩa vụ này được chuyển sang cho bên mua, việc đóng gói, bảo quản hàng hóa được ngầm định thuộc về bên bán, bao hàm trong nghĩa vụ giao hàng của họ Khi đó, đóng gói, bảo quản là tiêu chí tiếp theo được xem xét khi đánh giá tính phù hợp của hàng hóa trong hợp đồng trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên Cụ thể, điểm d khoản 1 Điều 39 LTM
2005 quy định: hàng hóa được xem là không phù hợp khi không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường Trước hết, cần lưu ý rằng, mục đích cơ bản nhất của việc đóng gói, bảo quản hàng hóa là nhằm duy trì trạng thái ổn định của hàng hóa, phục vụ cho mục đích cơ bản nhất của hàng hóa là sử dụng Bởi lẽ, thậm chí kể cả khi hàng hóa được bên bán chuyển giao cho bên mua vào thời điểm hàng hóa có trạng thái tốt nhất, cũng không thể đảm bảo rằng trạng thái trên của hàng hóa được tiếp tục duy trì dưới điều kiện khách quan của môi trường và nhiều tác nhân khác, do đó, việc đóng gói và bảo quản là cần thiết. Mặt khác, thời điểm bên mua sử dụng hoặc thực hiện các công việc của mình liên quan đến hàng hóa là không thể xác định Nghĩa là, bên mua có thể sử dụng hàng hóa ngay sau khi nhận hàng, hoặc sau một thời gian nhất định để thuận tiện cho hoạt động của mình Vì những lý do trên, đóng gói và bảo quản hàng hóa được xem là một nghĩa vụ cơ bản của bên bán khi giao hàng cho bên mua Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc không yêu cầu đóng gói, bảo quản hàng hóa, điểm d khoản 1 Điều 39 LTM 2005 sẽ không được áp dụng để điều chỉnh tính phù hợp của hàng hóa trong hợp đồng Theo quy định pháp luật, trường hợp các bên không loại bỏ nghĩa vụ đóng gói, bảo quản hàng hóa nhưng cũng không thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ này, hàng hóa cần được đóng gói, bảo quản theo cách thức thông thường hoặc cách thức thích hợp đối với loại hàng hóa đó Cách thức thông thường hay cách thức thích hợp để đóng gói, bảo quản hàng hóa được xem xét trong từng trường hợp cụ thể, thường được xác định dựa trên hoàn cảnh vận chuyển hàng hóa, đặc tính (vật lý, hóa học) của hàng hóa, điều kiện của môi trường tại nơi lưu trữ hàng hóa Bên cạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ hàng hóa, cần phải đồng ý rằng, bản thân bên bán cũng là chủ thể có mục đích sinh lợi khi tham gia vào hợp đồng mua bán Vì vậy, bên mua không thể đòi hỏi việc bảo quản, đóng gói quá hoàn hảo trong trường hợp các bên vốn không có thỏa thuận về vấn đề này, khi đó, việc đóng gói, bảo quản một cách thích hợp của bên bán sẽ được xem là đáp ứng nghĩa vụ này.
Ngoài mục đích duy trì trạng thái ổn định của hàng hóa, việc đóng gói, bảo quản có thể được thực hiện nhằm đáp ứng mục đích khác mang ý nghĩa nhận diện như thương hiệu, nhãn hàng, xuất xứ Khi đó, việc đóng gói hàng hóa không thể chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ hàng hóa mà còn cần phải đáp ứng các yêu cầu về bao bì, nhãn dán, đóng gói một cách chỉn chu Nghĩa là, hàng hóa trong hợp đồng không chỉ bao gồm vật cụ thể được thỏa thuận mà được xem là một tổ hợp gồm vật và hộp/bao bì tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh Như vậy, trường hợp hàng hóa cần được đóng gói, bảo quản một cách đặc thù hơn so với chỉ nhằm bảo vệ hàng hóa, việc không đóng gói đúng cách dù không làm ảnh hưởng đến trạng thái của hàng hóa vẫn có thể được xem là vi phạm nghĩa vụ giao hàng Việc đánh giá cách thức đóng gói phù hợp cho loại hàng hóa đặc thù sẽ được xác định trong từng trường hợp cụ thể.
Về vấn đề này, Điều 35(2)(d) CISG cũng ghi nhận đóng gói là một trong những nghĩa vụ của người bán đối với sự phù hợp của hàng hóa trong hợp đồng Theo đó, nếu không có bất kỳ tiêu chuẩn đóng gói thông thường nào thì hàng hóa phải được bảo vệ thông qua bao bì thích hợp Sự thích hợp này được xem xét cụ thể theo loại hàng hóa, thời gian giao hàng, loại phương tiện vận chuyển, khí hậu và tất cả các trường hợp liên quan khác 50 Ngoài ra, có thể thấy, quy định của CISG đã đưa ra một tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đóng gói, bảo quản hàng hóa, nhưng không nhằm mục đích ngăn cản người bán đóng gói theo cách giúp bảo vệ hàng hóa tốt hơn so với cách đóng gói thông thường 51 Tham khảo thực tiễn xét xử của CISG cho thấy, các tòa án áp dụng điều khoản này một cách hiệu quả khi đánh giá yêu cầu đóng gói, bảo quản của hàng hóa nhằm xác định tính phù hợp của chúng với hàng hóa trong hợp đồng Tranh chấp giữa người bán Ý và một người mua Đức 52 sau đây là một ví dụ Trong hợp đồng, người bán và người mua đã thỏa thuận mua bán một số lượng chai nhất định, hàng hóa được vận chuyển bởi một người chuyên chở do người mua thuê Sau khi người bán giao hàng, người mua đã từ chối thanh toán với lý do bao bì bị lỗi, các chai đã bị vỡ hoặc mất độ vô trùng, do đó không thích hợp để sử dụng Người bán đã khởi kiện yêu cầu người mua thanh toán Tòa án cấp sơ thẩm đã ra phán quyết có lợi cho người mua khi phát hiện ra rằng những chai rượu đã được người bán đóng gói không đúng cách Người bán đã kháng cáo sau đó Tòa phúc thẩm cho rằng người bán đã vi phạm hợp đồng bằng cách đóng gói các chai không phù hợp theo Điều 35(2)(d) CISG Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã ra phán quyết có lợi cho người mua 53
Tựu trung lại, các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 39 LTM 2005 đã ghi nhận các nội dung được xem xét khi đánh giá tính phù hợp của hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng So sánh giữa các tiêu chí này, có thể thấy, mục đích sử dụng thông thường (điểm a) và việc đóng gói, bảo quản hàng hóa (điểm d) được quy định như những “nghĩa vụ chung và chủ yếu nhất, có thể phát sinh trong
50 Ali Ihsan Yarar (2016), “Conformity of Goods in International Sales Under CISG and English Law”, Thesis, University of Amsterdam, https://www.jeanmonnet.org.tr/portals/0/scholars_database_thesis/ali_ihsan_yarar.pdf, truy cập ngày
52 Germany 14 December 2006 Oberlandesgericht Koblenz Court, http://www.unilex.info/cisg/case/1165, truy cập ngày 28/6/2021.
53 Tòa án cấp phúc thẩm còn nhận định: mặc dù rủi ro đáng lẽ đã chuyển cho người mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển của người mua, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại vì hàng hóa đã tồn tại sự không phù hợp trước thời điểm rủi ro được chuyển cho người mua theo hợp đồng (Điều 36 CISG).
Ngoài ra, người mua đã thực hiện nghĩa vụ thông báo một cách phù hợp, do đó, quyền yêu cầu giảm giá của người mua còn có thể áp dụng. tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa” 54 Trong khi đó, mục đích cụ thể (điểm b) và mẫu hàng hóa (điểm c) chỉ được xem xét khi giữa các bên đã tồn tại điều kiện tiền đề luật định như: (i) bên mua thông báo về mục đích cụ thể hoặc bên bán phải biết về mục đích đó; hoặc (ii) bên bán đã giao hàng hóa mẫu cho bên mua Nhìn chung, các tiêu chí luật định là những tiêu chí phù hợp để xem xét đặc tính của hàng hóa được giao so với ý chí của các bên trong trường hợp các bên đã không thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng Việc quy định các khái niệm định tính của LTM 2005 cũng là một cách thức ghi nhận phù hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan xét xử giải thích, nhận định linh hoạt trong từng vụ việc với các tình tiết cụ thể.
54 Nguyễn Hoàng Thái Hy, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2020), Đọc hiểu CISG qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp tiêu biểu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 149.
Trong chương này, tác giả đã trình bày vấn đề hàng hóa không phù hợp với yêu cầu về chất lượng theo mẫu và yêu cầu về đóng gói, bảo quản hàng hóa Cụ thể:
Thứ nhất, tác giả trình bày quy định của điểm c khoản 1 Điều 39 LTM 2005 về vấn đề hàng hóa phải phù hợp với mẫu mà bên bán đã giao cho bên mua và lập luận để xác định khả năng áp dụng của quy định này trong trường hợp mẫu hàng hóa do bên mua đề xuất Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến quy định của CISG liên quan và phán quyết của tòa án nước ngoài;
Thứ hai, tác giả trình bày quy định của điểm d khoản 1 Điều 39 LTM 2005 về vấn đề hàng hóa phải phù hợp với yêu cầu đóng gói, bảo quản Tác giả phân tích hai trường hợp tổng quát đối với việc đóng gói, bảo quản (thông thường/đặc biệt) và đề cập đến quy định của CISG cùng với bản án liên quan.
Thông qua nội dung tại Chương 4, tác giả đã làm rõ hơn việc xem xét tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên khi đánh giá hàng hóa được giao với chất lượng của mẫu, yêu cầu đóng gói,bảo quản Kết hợp với Chương 1, 2, 3 đã trình bày, nội dung này của Chương 4 đã góp phần làm rõ đối tượng nghiên cứu của khóa luận về vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định của LTM 2005.
Nghĩa vụ giao hàng là một nghĩa vụ quan trọng và cơ bản của bên bán trong quan hệ thương mại hàng hóa Một trong những khía cạnh cần phải đánh giá khi nói đến nghĩa vụ này là đánh giá mức độ phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng giữa các bên Khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả đã khái quát việc xem xét hai trường hợp giữa các bên có thỏa thuận và giữa các bên không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều 39 LTM 2005 thành các tiêu chí chung để phân tích, gồm: hàng hóa không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường, hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể, hàng hóa không phù hợp với yêu cầu chất lượng theo mẫu và yêu cầu về đóng gói, bảo quản.
Trong quá trình phân tích quy định của LTM 2005, tác giả đã tiến hành so sánh sơ lược với quy định của CISG Đồng thời, vì quy định của hai nguồn luật có nhiều nét tương đồng, bên cạnh việc trình bày và bình luận về các bản án của Tòa án Việt Nam, tác giả đã viện dẫn một số phán quyết của tòa án nước ngoài khi áp dụng CISG như một ví dụ để tham khảo trong quá trình xem xét, đánh giá thực tiễn xét xử và tính hiệu quả của quy định pháp luật.