MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
1.1.1 Khái niệm giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
Giải quyết vụ án dân sự (“VADS”) bằng phương thức trực tuyến hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới trong nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam Chính vì vậy, khái niệm này cần được tiếp cận theo hướng phân tích từng thành phần bên trong để làm sáng tỏ nội hàm của nó.
Về “vụ án dân sự”, thuật ngữ “vụ án” lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong các văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở Hiến pháp 1959 và Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960 “Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự và dân sự…” 6 Trong giai đoạn từ năm 1960 đến trước năm 1989, thuật ngữ “việc kiện dân sự”, “tranh chấp dân sự”, “vụ án dân sự” được sử dụng đồng thời với ý nghĩa chỉ những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của Tòa án nhân dân (“TAND”) Khi Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ban hành, thuật ngữ “vụ án dân sự” mới được sử dụng thống nhất, dùng để chỉ những tranh chấp hay yêu cầu liên quan đến tài sản, nhân thân trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình và lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 10) Tuy nhiên, nội hàm này sau đó đã bị thu hẹp đáng kể khi Pháp lệnh số 31-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29/3/1994 về Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh số 48-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành ngày 11/4/1996 về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động đã loại trừ những tranh chấp kinh tế và lao động ra khỏi cách hiểu nêu trên Sau này, khi Bộ luật Tố tụng dân sự (“BLTTDS”) năm 2004 ra đời và BLTTDS năm 2015 kế thừa cho đến nay, VADS đã được định
6Những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trước năm 1945 gồm hai loại: Việc hình và việc hộ.
Trong đó, việc hộ được hiểu là “các việc về dân sự và thương sự” (theo Điều 3, Điều 17 Sắc lệnh số 13-SL của Chủ tịch nước ngày 24/01/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán) Điều 9 Sắc lệnh số 85-
SL của Chủ tịch nước ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy Tư pháp và Luật Tố tụng sử dụng thuật ngữ “việc kiện dân sự”, cũng có thể được gọi là “vụ kiện dân sự”, để chỉ những tranh chấp dân sự có yêu cầu được Tòa án giải quyết (“việc” và “vụ” trong trường hợp này là tương đồng).
Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật Tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng,Nxb Tư pháp, tr 154. nghĩa lại với nội hàm đầy đủ Theo đó, tại Điều 1 BLTTDS năm 2004 và Điều 1 BLTTDS năm 2015 đều có nội dung: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định… trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)”.
Quy định này không chỉ liệt kê các loại VADS thuộc thẩm quyền của TAND mà còn cho thấy rõ các đặc trưng quan trọng của VADS: (i) Có sự tranh chấp hay sự bất đồng, xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật 7 ; (ii) Có hành vi khởi kiện ra Tòa án nhằm yêu cầu giải quyết tranh chấp; (iii) TAND có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện để chấp nhận giải quyết. Như vậy, mặc dù BLTTDS không trực tiếp đưa ra định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ VADS nhưng có thể hiểu một cách ngắn gọn thông qua quy định trên như sau: VADS là các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng (gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) được cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và đã được Tòa án thụ lý.
Về “giải quyết VADS”, thuật ngữ “giải quyết” trong tố tụng nói chung và
“giải quyết VADS” nói riêng không có định nghĩa pháp lý cụ thể mặc dù được sử dụng phổ biến Nguyên nhân có thể do các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay thường tập trung vào khai thác các vấn đề cụ thể, chuyên sâu trong trình tự, thủ tục tố tụng dân sự nên không đưa ra nội hàm cho khái niệm này vì nó mang tính bao quát, chung chung “Giải quyết” theo nghĩa thông thường được hiểu là “làm cho đạt được kết quả, không còn là khó khăn, trở ngại nữa” 8 Như đã phân tích ở trên, VADS là những tranh chấp về quyền, lợi ích giữa các đương sự trong lĩnh vực dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) mà các bên vì không thể tự mình giàn xếp, hòa giải đã khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bằng một quyết định hay bản án, được Tòa án thụ lý Do đó, dựa vào những lập luận này, cùng với việc căn cứ vào nội dung quy định tại Phần thứ hai, Phần thứ ba và Phần thứ tư của BLTTDS, giải quyết ở đây có thể hiểu là Tòa án bằng việc thực hiện các trình tự, thủ tục luật định về tố tụng dân sự để giúp các bên đương sự đạt được mong muốn chấm dứt tranh chấp, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo đảm.
7Nguyễn Văn Tiến và Bành Quốc Tuấn (2011), Thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài và việc bảo vệ quyền dân sự tại cơ quan tư pháp Việt Nam, Nxb Lao động, tr 7.
8Trung tâm Từ điển học (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 503.
Tóm lại, giải quyết VADS là tổng hợp các hành vi tố tụng của Tòa án, đương sự và các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng dân sự quy định, gồm hai giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị), từ nộp đơn khởi kiện cho đến khi Tòa án ban hành quyết định hoặc bản án, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động Do đó, việc giải quyết VADS phải được thực hiện theo những quy định mang tính bắt buộc do cơ quan nhà nước ban hành, đảm bảo tính công khai, ổn định và gắn liền với yếu tố trình tự, thời gian.
Trong giải quyết VADS, xét xử đóng vai trò hạt nhân quan trọng Bởi lẽ, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm
2020 đã xác định trong hệ thống các cơ quan tư pháp, “Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” Vai trò và vị trí trung tâm của thủ tục xét xử được giải thích trước hết bởi tính pháp lý cao so với các phương thức khác dùng để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn lợi ích: Đây là thủ tục công khai, dễ hiểu, dân chủ 9 Toàn bộ những yếu tố như sự độc lập của người xét xử; thủ tục được quy định công khai, được bảo đảm để các bên phản ánh hết ý kiến của mình với Tòa án một cách trực tiếp, được tiến hành dưới sự giám sát của Viện kiểm sát, của các luật sư, của nhân dân… đã làm cho Tòa án và thủ tục xét xử là một giá trị không gì có thể thay thế được 10 Tùy vào tranh chấp, mâu thuẫn lợi ích phát sinh giữa từ hai chủ thể trở lên thuộc lĩnh vực nào mà thủ tục xét xử mang những đặc thù, nguyên tắc, mục đích nhất định Riêng đối với tố tụng dân sự, thủ tục xét xử là hoạt động Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước xem xét, đánh giá và ra phán quyết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của đương sự trong tranh chấp dân sự (nghĩa rộng) Và tùy thuộc vào tính chất của thủ tục xét xử vụ án mà việc xét xử của Tòa án diễn ra ở các cấp xét xử khác nhau (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) cũng có những đặc thù mang tính chất pháp lý khác nhau.
Về “phương thức trực tuyến”, thuật ngữ này hiện nay bắt đầu được sử dụng tương đối phổ biến, nhưng chủ yếu với ý nghĩa bổ sung cho thuật ngữ “xét xử” hoặc
9Đỗ Đức Hồng Hà và Lê Quang Hậu, “Xét xử trực tuyến – giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xét xử trong đại dịch toàn cầu Covid- 19”, http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/xet-xu-truc-tuyen -giai-phap-quan-trong-thuc-hien-chu-truong- duong-loi-cua-dang-chinh-sach-phap-luat-cua-nha-nuoc-ve-cong-tac-xet-xu-trong-dai-dich-toan-cau-covid- 19.html, ngày 01/10/2021.
10 Đào Trí Úc và Nguyễn Thu Trang, “Vai trò của hoạt động xét xử của tòa án trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid 8193, ngày01/10/2021.
“phiên tòa/phiên điều trần” Tuy nhiên, cách hiểu của “trực tuyến” trong “xét xử trực tuyến” hay “phiên tòa trực tuyến” có độ chênh nhất định so với nội hàm cụm từ này trong “giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến”, cần được phân biệt làm rõ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết vụ án dân sự bằng phương thức trực tuyến
Giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến ở các quốc gia nói chung, tại Việt Nam nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau mà trong đó, sự phát triển của công nghệ; các quy định của hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng hơn cả Việc xác định rõ sức ảnh hưởng của các yếu tố này sẽ giúp cho các nhà lập pháp đánh giá được vị trí, tiềm năng và đưa ra những chiến lược, kế hoạch tổng thể mang tính định hướng lâu dài cùng những lộ trình, giải pháp cụ thể nhằm xây dựng một cơ chế giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến hiệu quả.
1.2.1 Sự phát triển của công nghệ
Sự ra đời của Internet cùng với sự phát triển sau đó của mạng lưới toàn cầu World Wide Web (hay còn gọi tắt là Web) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho thế giới, làm thay đổi nhiều hoạt động của con người, trong đó bao gồm cả hoạt động tư pháp Các tòa án không thể đứng ngoài sự can thiệp sâu rộng của công nghệ, thay vào đó đang tích cực tham gia bằng cách xây dựng hệ thống trực tuyến nhằm lưu trữ hồ sơ tòa án điện tử, cho phép hoặc thậm chí yêu cầu nộp các văn bản tố tụng bằng con đường trực tuyến, đồng thời xây dựng các phòng xử án công nghệ cao để trình bày chứng cứ Không phải tất cả những thay đổi này đều xảy ra do những quyết định mang tính chủ động của các hệ thống tòa án nhằm mục đích đồng bộ với công cuộc hiện đại hóa toàn bộ đất nước mà một vài trong số những thay đổi này còn bắt nguồn từ những hạn chế trong hoạt động tư pháp truyền thống, một số khác lại vì sự tiện lợi của công nghệ hiện đại 21
21 Herbert B Dixon Jr., “Technology and the Courts: A Futurist View”, https://www.americanbar.org/groups/ judicial/publications/judges_journal/2013/summer/technology_and_the_courts_a_futurist_view/, ngày 01/4/2021. Ở bất kỳ một quốc gia nào, sự thành công của việc giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến ở một mức độ nào đó đều phải phụ thuộc vào các vấn đề kỹ thuật và công nghệ Nói khác đi, tốc độ phát triển và sự hoàn thiện của cơ chế này cũng chịu tác động bởi khả năng phát triển của công nghệ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của đất nước nói chung và của hệ thống tòa án nói riêng Điều này xuất phát từ đặc điểm mang tính chất đặc trưng của giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến là cơ chế kết hợp linh hoạt giữa thủ tục giải quyết VADS theo quy định của pháp luật tố tụng và các hỗ trợ tiện ích của công nghệ điện tử.
Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn cung cấp 05 dịch vụ công của TANDTC tại Cổng dịch vụ công quốc gia, bắt đầu giải quyết một số hoạt động tố tụng bằng phương thức trực tuyến; cơ sở vật chất được đảm bảo, ngày càng khang trang hơn, tốt hơn; công nghệ thông tin từng bước hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, nhiều bất cập hiện nay vẫn chưa được giải quyết, đó là nền tư pháp còn lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới (xu hướng Tòa án thông minh đã khá phổ biến trên thế giới); mong muốn của người dân nhiều nhưng chưa đáp ứng được (chưa thuận tiện, còn tốn kém); hạn chế của người dân tham gia vào tiến trình tư pháp Có thể thấy, cải cách tư pháp vẫn còn cần đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng sự thay đổi của tình hình mới, đó là nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin đặt ra mục tiêu năm 2023 hoàn tất xây dựng Tòa án điện tử để khắc phục những bất cập nêu trên 22 Điều này cũng đồng nghĩa với việc để xây dựng một cơ chế giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến tương đối hoàn chỉnh, Việt Nam còn phải cố gắng trong một chặng đường dài.
Một điều cần lưu ý khi xây dựng phương thức giải quyết trực tuyến VADS dựa trên những cơ sở sẵn có đó là khả năng phát triển lâu dài của mô hình trên những nền tảng đó Mặc dù nhiều hệ thống thông tin, lý thuyết tổ chức và các học giả về công lý điện tử 23 rất đề cao những ưu điểm của việc thiết kế mô hình công lý điện tử dựa trên một cơ sở đã được thiết lập từ trước (bao gồm các giải pháp
22 “Mô hình Tòa án thông minh và vấn đề cải cách tư pháp”, https://toaantamky.gov.vn/mo-hinh-toa-an- thong-minh-va-van-de-cai-cach-tu-phap.html, ngày 02/4/2021.
23 Ole Hanseth và Kalle Lyytinen (2010), “Design Theory for Dynamic Complexity in InformationInfrastructures: The Case of Building Internet”, Tạp chí Journal of Information Technology, số 25(2010), tr.1-19; Claudio U Ciborra và Giovan Francesco Lanzara (1994), “Formative Contexts and InformationTechnology”, Tạp chí Accounting, Management and Information Technologies, số 4(1994), tr 61-86;Giampiero Lupo (2012), “The Case of Money Claim Online and Possession Claim Online in England andWales.”, tham luận tại Hội thảo nghiên cứu cuối cùng về Xây dựng khả năng tương tác cho các trình tự, thủ tục tố tụng dân sự trực tuyến của châu Âu (the Building Interoperability for European Civil ProceedingsOnline) - Final vào ngày 15/6/2012 tại Bologna, Italy;… công nghệ, sự chuẩn bị về mặt thể chế, thực tiễn tổ chức và khuôn khổ pháp lý đã có sẵn khi hệ thống tư pháp điện tử mới được phát triển) nhưng điều này vẫn có thể làm phát sinh rào cản khi một số thành phần của cơ sở đã thiết lập đó làm ngăn chặn sự thay đổi, cản trở sự phát triển của mô hình Hay nói một cách ngắn gọn, việc tận dụng các nền tảng sẵn có mang đặc tính kép: vừa cung cấp một nhóm tài nguyên luôn sẵn sàng để biến thành những “vật liệu” có thể chuyển đổi và sử dụng được, nhưng đồng thời cùng lúc đó vừa có thể tạo ra sức ì, cản trở sự phát triển của những cái mới 24
Khác với Việt Nam, nhờ sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực mà một trong số đó bao gồm cả công nghệ thông tin, Trung Quốc là một trong những quốc gia điển hình trong xây dựng mô hình giải quyết tranh chấp nói chung, giải quyết VADS nói riêng bằng phương thức trực tuyến, đã đi vào thử nghiệm từ khá sớm và gặt hái nhiều kết quả khả quan Theo đó, kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (diễn ra từ ngày 08/11/2012 đến ngày 14/11/2012), TANDTC Trung Quốc được hưởng lợi từ lợi thế quy mô và những thành tựu của ngành công nghiệp Internet, đã kết hợp phát triển Tư pháp trực tuyến vào kế hoạch chiến lược tổng thể nhằm phát triển sâu hơn lĩnh vực tư pháp Các tòa án Trung Quốc đã coi công khai tư pháp là dự án khởi đầu cho việc ứng dụng công nghệ Internet trong lĩnh vực tư pháp.
Kể từ năm 2013, các tòa án của Trung Quốc đã tích cực thực hiện Chiến lược sức mạnh Internet quốc gia, Chiến lược dữ liệu lớn (big data) và sáng kiến Internet Plus, đồng thời khám phá nhiều phương pháp, lĩnh vực và mô hình mới để tích hợp công nghệ Internet vào các thủ tục của hệ thống tư pháp Theo đó, hệ thống tư pháp của quốc gia này đã nỗ lực hoàn thành việc xây dựng bốn trang web chính thức, bao gồm: Thông tin quy trình tư pháp Trung Quốc trực tuyến, Phán quyết trực tuyến Trung Quốc, Truyền hình trực tiếp xét xử Trung Quốc và Thông tin hành pháp trực tuyến Trung Quốc, nhằm thúc đẩy tính công khai và minh bạch của tư pháp Để đáp ứng các nhu cầu đa dạng về công lý, các tòa án Trung Quốc liên tục thử nghiệm thực tiễn tư pháp trên Internet, chẳng hạn như trong giải quyết tranh chấp đa dạng, dịch vụ tranh tụng, xét xử và thi hành, Một hệ thống dịch vụ tranh tụng kết nối trực tuyến và hệ thống dịch vụ tranh tụng ngoại tuyến đã được xây dựng Mô hình dịch vụ giải quyết tranh chấp trực tuyến một cửa, bao gồm toàn bộ quy trình trực tuyến trong các hoạt động xét xử của tòa án (hòa giải, nộp đơn, thanh toán phí, phiên điều trần và giao gửi văn bản
24 Giampiero Lupo và Jane Bailey (2014), “Designing and Implementing e-Justice Systems: Some Lessons Learned from EU and Canadian Examples”, Tạp chí Laws, số 3, tr 356-357. trực tuyến, ) đã được phát triển Trung Quốc còn ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, blockchain và trí tuệ nhân tạo, việc áp dụng các mô-đun như nhận dạng giọng nói trong các phiên điều trần, trình bày bằng chứng số hóa, xác minh tài liệu tự động và tạo đồng thời các tệp điện tử, xử lý vụ án có hỗ trợ thông minh và quản lý hồ sơ vào bộ công cụ cho ngành tư pháp Đến nay, các khuôn khổ này đã hình thành và đang dần hoàn thiện, các quy tắc tư pháp và chính sách về quản trị không gian mạng đã được thiết lập, không gian mạng đã được quản lý chặt chẽ và đi vào nề nếp, hệ thống quản trị quốc gia và năng lực quản trị đã được hiện đại hóa tương ứng Từ đó, mô hình tố tụng tại Trung Quốc đã chuyển từ tuyến tính và biệt lập sang tích hợp, mở và thông minh 25
Một trong các vấn đề lớn có thể có tác động đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận công lý thông qua các hệ thống công nghệ đó là tính thích ứng nhanh chóng và tính dự đoán của các quy phạm pháp luật Do đó, với đặc trưng công nghệ hiện đại len lỏi vào từng hoạt động tố tụng dân sự để giải quyết tranh chấp, mô hình giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến phụ thuộc nhiều vào những quy định pháp luật tố tụng để trả lời cho những câu hỏi có được áp dụng hay không, áp dụng như thế nào hay cách thức thực hiện ra sao Nói khác đi, hệ thống pháp luật nói chung, các quy định pháp luật tố tụng dân sự nói riêng tác động sâu đến tính khả thi của mô hình giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến trên thực tế áp dụng.
Thứ nhất, về khả năng được áp dụng vào thực tế, có thể nói cách mạng công nghiệp 4.0, nền tảng công nghệ hiện đại và xu hướng cải cách tư pháp nói chung, xây dựng tòa án điện tử nói riêng là những cơ sở xã hội, chính trị để hình thành, thúc đẩy phát triển mô hình giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến, nhưng sẽ là không đủ nếu không nhắc đến vai trò cơ sở áp dụng của hệ thống pháp luật nói chung, các quy định pháp luật tố tụng nói riêng Nói một cách cụ thể, nếu không có điều luật nào cho phép sử dụng, các tiện ích hỗ trợ trực tuyến sẽ không thể tham gia vào bất cứ thủ tục, quy trình tố tụng nào khi giải quyết VADS, cũng như việc giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến sẽ khó có tính khả thi nếu những điều luật tố tụng quy định còn thiếu hay còn bộc lộ nhiều mâu thuẫn, gây lúng túng khi áp dụng.
25 Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (中华人民共和国最高人民法院) (2019),
中国法院的互联网司法 – Chinese Courts and Internet Judiciary, Nxb 人民法院, tr 59-79.
Ví dụ ở Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tố tụng hiện nay đã được ghi nhận trong BLTTDS và một số văn bản pháp luật khác nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng về việc tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và hoạt động của các cơ quan tư pháp, làm nền tảng để xây dựng Tòa án điện tử Tuy nhiên, những quy định này chỉ điều chỉnh đối với một số hoạt động tố tụng nhất định và cũng chưa thật sự hoàn thiện Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hoạt động tố tụng khác chưa được luật quy định theo hướng cho phép ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện 26 Ví dụ điển hình như việc tiến hành phiên tòa xét xử trực tuyến khó triển khai vì thiếu khung pháp lý và hướng dẫn chi tiết. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay chưa đề cập một cách hoàn chỉnh hay hướng dẫn cụ thể về cách thức tổ chức, còn nhiều quy định của luật tố tụng vẫn chưa thực sự khuyến khích được việc triển khai xét xử trực tuyến, điển hình như:
(i) Yêu cầu phòng xử án dù được tổ chức tại trụ sở Tòa án hay ngoài trụ sở đều phải bảo đảm tính trang nghiêm và hình thức theo quy định (Điều 223 BLTTDS) trong một số trường hợp sẽ khó có thể đáp ứng: Phiên tòa xét xử trực tuyến mang đặc trưng khiếm khuyết tính tương tác, trải nghiệm và còn gây tranh cãi về tính trực tiếp bởi các bên tham gia phiên tòa thông qua sự hỗ trợ của Internet và các phần mềm công nghệ điện tử thay vì phải tương tác trực tiếp trong một không gian vật lý cụ thể Có thể thấy rằng trải nghiệm thực tế của quy trình tố tụng giải quyết VADS sẽ khác đáng kể so với trải nghiệm trực tuyến: Kiến trúc tòa nhà Tòa án hay sự sắp xếp của phòng xét xử vật lý mang tính biểu tượng, phần nào truyền đạt uy nghi của nhà nước pháp quyền, sức mạnh của Nhà nước; cách bố trí phòng xử án phản ánh mối quan hệ giữa những người tham gia phiên tòa; trang phục của Thẩm phán, luật sư và nhân viên tòa án truyền tải thông tin về vai trò và địa vị của họ Các thủ tục này có thể dùng để nhấn mạnh các nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và sự công bằng của Thẩm phán 27 Tính biểu tượng và tính hình thức trong các khía cạnh vật lý của các tòa án kết hợp với nhau truyền tải tính trang trọng của quy trình pháp lý Và sẽ rất khó để tái tạo những điều này khi giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến, đặc biệt là khi những người tham gia phiên họp, phiên tòa
26 Báo cáo số 17/BC-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 05/7/2021 về công tác ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Tòa án và định hướng xây dựng Tòa án điện tử.
27 Joe Mcintyre, Anna Olijnyk và Kieran Pender, “Courts and COVID-19: Challenges and
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT
Về việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử
2.1.1 Cấp, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử theo pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành
Theo quy định của BLTTDS của Việt Nam hiện nay, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức có liên quan là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án Theo đó, các phương thức có thể được áp dụng để thực hiện nghĩa vụ này theo Điều 173 BLTTDS bao gồm: (i) Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo; (ii) Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử; (iii) Niêm yết công khai; (iv) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; (v) Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của BLTTDS dành cho đương sự ở nước ngoài.
Như vậy, phương thức tống đạt văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử không loại trừ khả năng áp dụng các phương thức còn lại nhưng lại là loại phương thức chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác và những chủ thể này phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 15 Nghị quyết số 04/2016/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS số 92/2015/QH13, Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử (“Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP”).
Bên cạnh đó, nghị quyết này cũng đưa ra nhiều quy định hướng dẫn chi tiết cho việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng (đối với Tòa án) cũng như việc nhận và xử lý các văn bản tố tụng đó (đối với người nhận) Tuy nhiên, việc xác định thời hạn tố tụng là ngày được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo phương thức này vẫn chưa có quy định nào điều chỉnh, đồng thời trường hợp để xác định người tham gia tố tụng đã nhận được văn bản tố tụng còn tương đối hẹp Trong khi đó, khoản 1 Điều 22 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP chỉ quy định người nhận phải “có trách nhiệm gửi thông báo đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án về việc đã nhận được thông điệp dữ liệu điện tử”.
Về vấn đề này, Điều 17 Quy định về Tòa án Internet điều chỉnh cách thức xác định thời điểm tiến hành tống đạt và thời điểm hoàn thành việc tống đạt như sau:
“Trường hợp các Tòa án Internet tiến hành tống đạt văn bản, tài liệu đến địa chỉ điện tử được cung cấp hoặc xác nhận bởi người nhận tống đạt thì nó được coi là được tống đạt tại thời điểm thông tin đến được hệ thống do người nhận đã chỉ định nêu trên.
Khi Tòa án Internet tiến hành tống đạt văn bản, tài liệu đến địa chỉ điện tử thông thường hoặc địa chỉ điện tử khác có thể lấy được của người nhận tống đạt, việc tống đạt đã hoàn thành hay chưa được xác định dựa trên các trường hợp sau:
(1) Khi người nhận xác nhận rằng họ đã nhận được văn bản, tài liệu được cung cấp hoặc thực hiện hành động dựa trên và phù hợp với nội dung văn bản, tài liệu thì việc tống đạt được coi là hoàn thành;
(2) Khi hệ thống truyền thông của người nhận phản hồi rằng họ đã đọc nó hoặc khi có chứng cứ khác chứng minh người nhận đã nhận được nó thì có thể xem như việc tống đạt văn bản, tài liệu đã hoàn tất, trừ khi người nhận có thể chứng minh rằng họ không nhận được văn bản trên vì lý do lỗi của hệ thống phương tiện lữu trữ, địa chỉ nhận tống đạt không phải của họ hay do họ sử dụng hoặc không phải họ đã truy cập vào nó.
Khi việc tống đạt đã hoàn thành, Tòa án Internet sẽ soạn thảo biên nhận tống đạt Biên nhận tống đạt có giá trị như chứng cứ của việc tống đạt.”
Ngoài ra, trong Dự thảo quy định về phiên tòa trực tuyến, áp dụng cho các VADS (thương mại), hành chính và cưỡng chế và một số vụ án hình sự được TANDTC Trung Quốc công bố để lấy ý kiến, có tên “Quy định về một số vấn đề liên quan đến việc xử lý vụ án trực tuyến của Tòa án nhân dân” 38 , Điều 28 quy định về tiêu chuẩn xác định hiệu lực của việc tống đạt điện tử cũng có nội dung tương tự. Gần đây nhất, Điều 31 Quy tắc tranh tụng trực tuyến của TAND có hiệu lực từ ngày
38 http://www.court.gov.cn/hudong-xiangqing-285071.html, ngày 20/7/2021.
01/8/2021 cũng giữ lại quy định ở Điều 28 nêu trên và bổ sung thêm “Trường hợp các tài liệu, văn bản có cùng nội dung được tống đạt đến người nhận bằng nhiều phương thức điện tử thì thời gian tống đạt hoàn thành trước sẽ là thời gian tống đạt có hiệu lực 39 ”
Như vậy, thời điểm xác định hoàn thành việc tống đạt văn bản tố tụng bằng phương thức trực tuyến trong mô hình Tòa án Internet hay trong tố tụng dân sự trực tuyến của TAND thông thường tại Trung Quốc đều được mở rộng khá nhiều so với quy định tại Việt Nam Điều này giúp tránh trường hợp người nhận đã nhận được hoặc thậm chí đã đọc được văn bản tố tụng nhưng không thực hiện trách nhiệm gửi thông báo đã nhận được cho Tòa án khiến cho Tòa án bị thụ động trong việc xác định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ tống đạt Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, không ít các hệ thống truyền thông có kèm theo tính năng hoặc công cụ bổ trợ riêng biệt có chức năng thông báo người nhận đã nhận/đã đọc thông điệp dữ liệu điện tử Đây là điểm nên được nghiên cứu và sử dụng kết hợp vào quy trình giải quyết VADS bằng phương thức trực tuyến.
Hơn nữa, việc ấn định cụ thể thời điểm xác định tống đạt hoàn thành trong quy định của mô hình Tòa án Internet như trên là tương đối hợp lý và cần thiết Bởi lẽ, theo quy định của BLTTDS Việt Nam, Điều 176 quy định “Việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử…” Theo đó, dẫn chiếu Luật Giao dịch điện tử 2005, nội dung về nhận thông điệp dữ liệu có liên quan được quy định như sau:
Khoản 2 Điều 18 về nhận thông điệp dữ liệu: “Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau: a) Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được;… c)Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thoả thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc thoả thuận này;
39 https://www.court.gov.cn/zixun-xiangqing-309551.html, ngày 20/7/2021. d)Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận thì thông điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó;…”
Về việc giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực tuyến
2.2.1 Giao nộp, kiểm tra tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực tuyến theo pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc và Việt Nam hiện hành
Chứng cứ là công cụ quan trọng để các đương sự cũng như Tòa án sử dụng khi muốn chứng minh vấn đề nào đó trong VADS Từ việc nghiên cứu chứng cứ, Tòa án sẽ xác định được sự thật khách quan, và dựa vào yêu cầu của các bên đương sự để đưa ra phán quyết, giải quyết tranh chấp một cách đúng đắn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ Chính bởi tầm quan trọng như vậy, việc giao nộp, kiểm tra chứng cứ bằng phương thức trực tuyến (đối với tài liệu, chứng cứ có thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử, không thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS) cũng cần được quan tâm để có những quy định điều chỉnh hợp lý. Điểm mạnh của việc giao nộp tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực tuyến có thể thấy rõ ràng nhất là tính đơn giản và thuận tiện khi có thể thực hiện được dù ở vị trí địa lý xa, không cần thiết phải giao nộp qua hình thức gửi bưu điện hay đến nộp trực tiếp tại Tòa án mà chỉ cần có trong tay các công cụ điện tử đã có thể thực hiện tất cả Đặc biệt, tài liệu, chứng cứ điện tử (bao gồm cả tài liệu, chứng cứ kỹ thuật số và dạng bản cứng đã được số hóa) có thể được gửi kèm với “siêu dữ liệu”(metadata) “Siêu dữ liệu” là thông tin về dữ liệu (còn được gọi là “dấu vết kỹ thuật số” của chứng cứ điện tử), bao gồm những dữ liệu quan trọng như ngày, giờ tạo, sửa đổi tài liệu; tác giả; ngày, giờ gửi đi; chủ thể tiếp nhận…
Và việc giao nộp tài liệu, chứng cứ bằng phương thức trực tuyến lúc này thể hiện được ưu điểm vượt trội so với gửi trực tiếp bằng giấy in bởi nó có thể nhanh chóng truy xuất, theo dõi và xác định nguồn, đích đến của dữ liệu, ngày, giờ, thời lượng, loại hình… của tài liệu mà không phải lo ngại đến vấn đề chỉnh sửa, cắt xén Do đó, trong việc kiểm tra tài liệu, chứng cứ, siêu dữ liệu có thể cung cấp bối cảnh cần thiết và nhanh chóng để đánh giá chúng trong mối tương thích với các tài liệu, chứng cứ khác 40 Tuy nhiên, việc giao nộp và kiểm tra tài liệu, chứng cứ nói chung, tài liệu, chứng cứ có thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử nói riêng bằng phương thức trực tuyến còn đặt ra một số vấn đề cần được nghiên cứu để có thể đảm bảo chất lượng giải quyết VADS mà không làm phức tạp thêm về mặt thủ tục tiến hành. Ở Trung Quốc, Tòa án Internet, như đã giới thiệu, là mô hình sử dụng các phương pháp trực tuyến để xét xử các vụ án, theo đó các bước thủ tục như thụ lý vụ án, tống đạt, hòa giải, trao đổi chứng cứ, chuẩn bị trước xét xử, xét xử và công bố phán quyết thường sẽ được tiến hành trực tuyến Đối với việc giao nộp chứng cứ, Điều 9 và Điều 10 Quy định về Tòa án Internet của TANDTC Trung Quốc quy định Tòa án Internet sẽ tổ chức việc giao nộp, trao đổi chứng cứ bằng phương thức trực tuyến Theo đó, các bên phải đăng tải chứng cứ điện tử hoặc số hóa chứng cứ (đối với các tài liệu, chứng cứ như tài liệu xác định danh tính, bản sao giấy phép kinh doanh, văn bản ủy quyền, tài liệu thẩm định hoặc hồ sơ yêu cầu,…) thông qua các phương pháp như quét, chụp ảnh, ghi âm và nhập dữ liệu điện tử đó vào nền tảng tranh tụng Trường hợp các bên và những người tham gia tố tụng khác sử dụng các công nghệ số hóa và gửi tài liệu, chứng cứ sau khi đã được Tòa án Internet xác minh thì chúng được xem là đáp ứng yêu cầu chính thức của bản gốc Tuy nhiên, nếu có bên phản đối tính xác thực của các tài liệu đó và có cơ sở hợp lý, Tòa án Internet sẽ yêu cầu các bên cung cấp bản gốc để kiểm tra. Đối với hệ thống Tòa án thường (không phải các Tòa án Internet) tại Trung Quốc, trước sức lây lan nhanh chóng của đại dịch COVID-19 và nhờ vào một số kinh nghiệm đã được đúc kết từ mô hình Tòa án Internet, các Tòa án thông thường đã nhanh chóng thích nghi với việc tiến hành các thủ tục tố tụng bằng phương thức trực tuyến Trong đó, việc giao nộp chứng cứ cũng được hướng dẫn tương tự: Mục
40 Hướng dẫn của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng Châu Âu ngày 12/01/2019 về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (Electronic evidence in civil and administrative proceedings –Guidelines and explanatory memorandum), tr 15-23.
7và 10 trong Thông báo của TANDTC Trung Quốc về việc tăng cường công tác tố tụng trực tuyến trong thời kỳ mới xuất hiện dịch viêm phổi do virus Corona đã phân loại phương thức giao nộp chứng cứ thành hai trường hợp: (i) Trường hợp các bên và đại diện của họ sử dụng phương pháp số hóa để gửi tài liệu và chứng cứ: Sau khi được TAND chấp thuận thì không cần phải nộp bản gốc; (ii) Trường hợp các bên và đại diện của họ sử dụng các phương pháp như thư để nộp tài liệu giấy (tài liệu bản in): TAND phải nhanh chóng quét và ghi vào hệ thống thụ lý vụ án Bản gốc của các tài liệu đã cung cấp phải được giao nộp ngay cho Tòa án.
Trong Quy tắc tranh tụng trực tuyến của TAND Trung Quốc cũng có các quy định từ Điều 11 đến Điều 19 dành riêng cho việc gửi, trao đổi và xác minh chứng cứ điện tử Cụ thể, các bên có thể số hóa các tài liệu, chứng cứ và tải chúng lên nền tảng tố tụng trực tuyến bằng cách quét, chụp ảnh hoặc sao chép chúng; Nếu tài liệu tố tụng là dữ liệu điện tử và đã có sự kết nối với nền tảng tố tụng trực tuyến, các bên có thể trực tiếp gửi dữ liệu điện tử lên nền tảng tố tụng trực tuyến (Điều 11) Các bản đại diện kỹ thuật số này có giá trị như bản chính và bản chính không cần phải nộp cho Tòa án trừ những trường hợp cụ thể được liệt kê tại Điều
12 bao gồm: (i) Bên đối lập tin rằng tài liệu điện tử không phù hợp với tệp gốc hoặc tài liệu gốc và đưa ra lý do cùng cơ sở hợp lý; (ii) Tài liệu điện tử không đầy đủ, có nội dung không rõ ràng, hoặc định dạng bất thường; (iii) Quy chế quản lý hồ sơ, lưu trữ của TAND yêu cầu phải có tệp gốc hoặc tài liệu gốc; (iv) TAND xét thấy cần thiết phải giao nộp tệp gốc hoặc tài liệu gốc Như vậy, trong trường hợp không có yêu cầu đặc biệt hay tài liệu, chứng cứ có vẻ như không có gì bất thường thì việc nhận biết tính xác thực của tài liệu, chứng cứ tùy thuộc hoàn toàn vào những người tham gia tố tụng.
Có thể thấy điểm chung trong quy định về việc giao nộp chứng cứ nói chung,chứng cứ không được tạo ra và tồn tại ở dạng kỹ thuật số nói riêng, ở cả Tòa án thông thường và Tòa án Internet tại Trung Quốc là chứng cứ sau khi được số hóa,gửi cho Tòa án và được Tòa án tiếp nhận thì không bắt buộc phải giao nộp chứng cứ gốc Điều này mặc dù làm cho thủ tục tố tụng trong việc giao nộp tài liệu, chứng cứ được nhẹ nhàng hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc công tác xác minh tính toàn vẹn của nó trở thành một mối quan tâm lớn Điều 13 Quy tắc tranh tụng trực tuyến của TAND của quốc gia này đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách quy định các trường hợp TAND chấp nhận tính xác thực của tài liệu, chứng cứ do các bên được giao nộp nếu: (i) Bên đối lập không phản đối tính xác thực của các tài liệu điện tử; (ii) Quá trình hình thành tài liệu điện tử đã được cơ quan công chứng chứng nhận; (iii) Tài liệu điện tử đã được gửi trong một vụ kiện trước đó và được TAND xác nhận; (iv) Các tài liệu điện tử đã được so sánh và phù hợp với tệp gốc hoặc tài liệu gốc thông qua các phương tiện trực tuyến hoặc ngoại truyến; (v) Có bằng chứng khác để chứng minh rằng tài liệu điện tử phù hợp với tệp gốc và tài liệu gốc Các biện pháp số (iii) và (iv) dường như an toàn hơn cả khi so sánh với hai trường hợp đầu tiên Rõ ràng việc chỉ dựa vào khả năng của những người tham gia tố tụng, nếu họ thừa nhận thì tài liệu, chứng cứ được một bên giao nộp xem như đạt đầy đủ yêu cầu mà không cần phải nộp bản gốc để kiểm tra mang tính rủi ro cao và có khả năng thiệt thòi cho các bên Hướng quy định này mặc dù có thể đẩy nhanh tiến trình tố tụng, thuận lợi cho việc giải quyết VADS hoàn toàn bằng phương thức trực tuyến nhưng dường như lại làm nhẹ đi tính quan trọng của việc bảo đảm quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng Rõ ràng chỉ với năng lực của họ trong trường hợp không có chuyên môn hay ngay cả khi có sự tham vấn của chuyên gia về kỹ thuật cũng khó lòng chắc chắn có thể nhận biết được tính xác thực của tài liệu, chứng cứ đã số hóa có sự bất thường nào không để đặt nghi vấn, trong khi đó họ phải đưa ra lý do cùng cơ sở hợp lý mới có thể thuyết phục được Tòa án yêu cầu bên đã giao nộp nộp lại bản gốc và tiến hành kiểm tra Hay việc công chứng quá trình hình thành và so sánh giữa các phiên bản kỹ thuật số và bản gốc của các tài liệu không phải là kịch bản tốt nhất trong môi trường kỹ thuật số này 41 Biết rằng công chứng, chứng thực được xem là phương pháp xác minh mạnh nhất ở Trung Quốc hiện nay, khi Điều 69 BLTTDS Trung Quốc hiện hành quy định: “TAND coi các tình tiết pháp lý và các tài liệu được công chứng theo thủ tục luật định là cơ sở để quyết định các tình tiết, trừ trường hợp có bất kỳ bằng chứng nào ngược lại đủ để chứng minh việc công chứng là không đúng theo luật định.” TANDTC của quốc gia này cũng quy định trong văn bản giải thích tư pháp “Một số quy định của TANDTC về chứng cứ trong tố tụng dân sự” rằng chứng cứ được công chứng được coi là có thật, không cần chứng minh thêm Tuy nhiên, sự không đồng đều của các tổ chức công chứng trong trình độ công nghệ công chứng, tiêu chuẩn liên quan và nguồn lực khác nhau đã làm dấy lên nghi ngờ về chất lượng, khiến cho công chứng trở thành một phương pháp không hoàn hảo.
41 Straton Papagianneas, “Brief: Consolidating Digital Justice”, https://www.chinalawtranslate.com/ en/brief-consolidating-digital-justice/#_edn6, ngày 05/7/2021.
Trong khi đó, ở Việt Nam, khoản 1 Điều 19 Nghị quyết số 04/2016/NQ- HĐTP quy định trong mọi trường hợp, người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã gửi tài liệu, chứng cứ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án trong thời hạn nhất định. Trong đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 95 BLTTDS “Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”, điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử “… Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, có thể thấy rằng bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính vẫn được chấp nhận trong tố tụng dân sự và có giá trị thay cho bản chính Nói cách khác, người khởi kiện, người tham gia tố tụng nộp tài liệu, chứng cứ đã được số hóa là bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính thì không cần phải nộp lại tài liệu, chứng cứ gốc hoặc bản sao giấy khác.
Từ những nghiên cứu và phân tích trên, có thể thấy quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam so với Trung Quốc trong điều chỉnh việc giao nộp tài liệu, chứng cứ nhìn chung an toàn hơn khi yêu cầu người khởi kiện, người tham gia tố tụng phải giao nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp trong mọi trường hợp sau khi đã gửi bản số hóa vào Công thông tin điện tử cho Tòa án Tuy nhiên, quy định này cũng sẽ là một hạn chế khiến cho quy trình tố tụng nói chung, việc giao nộp tài liệu, chứng cứ nói riêng trở nên rườm rà, nhiều thủ tục, đặc biệt đối với các tranh chấp đơn giản Trong lúc đó, Điều 11, 12 và Điều 13 Quy tắc tranh tụng trực tuyến của TAND của Trung Quốc như đã phân tích ở trên, mặc dù chứa đựng rủi ro cao nhưng ban soạn thảo văn bản này đã nỗ lực đưa ra các giải pháp đơn giản hóa thủ tục, cải thiện cả về chất lượng lẫn thời lượng giải quyết VADS Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang dần nghiên cứu và áp dụng nhiều công nghệ mới (điển hình như blockchain, hàm băm (hash codes),…) vào quy trình tố tụng để đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn các dữ liệu điện tử nói chung, tài liệu, chứng cứ được số hóa và giao nộp trực tuyến nói riêng thay vì quá tin tưởng vào công tác công chứng, chứng thực như hiện nay khi nó đang dần bộc lộ một số hạn chế nhất định 42 Đây là vấn đề
42 Tian Lu, “The Implementation of Blockchain Technologies in Chinese Courts”, https://stanford-jblp.pubpub.org/pub/blockchain-in-chinese-courts/release/1, ngày 09/7/2021. phức tạp, cần nhiều thời gian nghiên cứu và theo dõi thêm kinh nghiệm ứng dụng của các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc để đưa ra những đúc kết phù hợp cho việc chỉnh sửa, bổ sung pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong vấn đề này.
Ngoài ra, tài liệu, chứng cứ dù nguyên bản được tạo thành và tồn tại ở dạng kỹ thuật số hay được số hóa thì chúng đều được gửi cho Tòa án thông qua một phương tiện điện tử nhất định nếu người khởi kiện, người tham gia tố tụng lựa chọn phương thức giao nộp trực tuyến Điều này đồng nghĩa với việc Tòa án phải đối mặt với rủi ro tài liệu, chứng cứ có thể bị xóa, thay đổi, biến đổi…, đặc biệt đối với dữ liệu vốn tồn tại ở dạng điện tử, không có tài liệu gốc bản cứng để đối chiếu và về mặt trạng thái, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường, khó xác thực 43 Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay, Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự cho thấy dữ liệu điện tử không thuộc trường hợp bắt buộc phải giám định và trong pháp luật tố tụng dân sự cũng tương tự Do đó, có tiến hành giám định hay không phụ thuộc vào nhận định của cơ quan tiến hành tố tụng Đồng thời, vai trò của các chuyên gia công nghệ trong việc đánh giá tài liệu điện tử lúc này tương đối quan trọng Tuy vậy, ý kiến của chuyên gia chỉ mang tính chất tham khảo và Thẩm phán phải là người cuối cùng quyết định về giá trị của tài liệu, chứng cứ, mà chính xác hơn là tính xác thực của nó Để phục vụ cho công tác này, bên cạnh ý kiến chuyên gia mang tính chất tham khảo, pháp luật tố tụng dân sự cũng cần có những quy định cụ thể để định hướng cho Thẩm phán các nhiệm vụ, các nội dung cần kiểm tra để đảm bảo tính xác thực của tài liệu, chứng cứ điện tử Tham khảo quy định của pháp luật tố tụng hình sự quốc gia, để xem xét dữ liệu điện tử có giá trị làm chứng cứ hay không, cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu rất nhiều yếu tố: Cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác 44 Cũng tương tự như vậy, Điều 11 Quy định về Tòa án Internet của Trung Quốc điều chỉnh vấn đề này như sau: “Khi các bên phản đối tính xác thực của dữ liệu điện tử, Tòa án Internet sẽ tóm tắt những tranh luận về bằng chứng, xem xét và đánh giá tính xác thực của việc tạo, thu thập, lưu trữ và chuyển dữ liệu điện tử, nhấn mạnh vào việc xem xét nội dung sau:
43 Đỗ Thị Phượng (2019), “Bàn về khái niệm chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 19 (tháng 10/2019), tr 30.
44 Võ Minh Tuấn, “Khó khăn, vướng mắc về dữ liệu điện tử trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm2015”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/kho-khan-vuong-mac-ve-du-lieu-dien-tu-trong-bo-luat-to- tung-hinh - su-nam-2015, ngày 14/7/2021.
(1)Mức độ an toàn và đáng tin cậy của hệ thống máy tính và các môi trường phần cứng và phần mềm khác được sử dụng để tạo, thu thập, lưu trữ và truyền dữ liệu điện tử có an toàn và đáng tin cậy;
(2) Mức độ chắc chắn của đơn vị tạo ra dữ liệu điện tử và thời điểm tạo ra dữ liệu điện tử; mức độ rõ ràng, khách quan và chính xác của nội dung thể hiện;
(3)Mức độ chắc chắn của phương tiện lưu trữ và bảo quản dữ liệu điện tử và sự phù hợp của các phương tiện, chiến thuật;
Về phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng phương thức trực tuyến
2.3.1 Tham gia phiên tòa xét xử bằng phương thức trực tuyến từ điểm cầu thành phần
2.3.1.1 Tính trực tiếp của phiên tòa xét xử bằng phương thức trực tuyến
Một số tác giả bày tỏ quan điểm rằng theo pháp luật tố tụng của các quốc gia, phiên xét xử từ xa không đáp ứng được các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản trong tố tụng dân sự.
Trong hệ thống thông luật, quan điểm này dường như dựa trên các nguyên tắc tiến hành tố tụng trong xét xử, đó là các phiên điều trần phải bằng miệng (“nguyên tắc truyền miệng” - principle of orality) và cho phép trao đổi đồng thời các lập luận hoặc bằng chứng (“nguyên tắc tức thời” - principle of immediacy) 45 Tuy nhiên,
45 Maxi Scherer (2020), “Remote hearings in International Arbitration: An analytical framework”, Tạp chí Journal of International Arbitration, tập 37, số 4, tr 410. hiện nay vẫn chưa có một lời giải thích hợp lý nào để trả lời cho câu hỏi vì sao một phiên điều trần từ xa không đáp ứng được những yêu cầu này.
Thứ nhất, các lập luận được đưa ra bằng miệng trong các phiên điều trần vật lý cũng như trong các phiên điều trần từ xa, với sự khác biệt đơn thuần là những lập luận đó được truyền tải bằng âm thanh và/hoặc video đến các bên tham gia tố tụng thông qua công nghệ truyền thông.
Thứ hai, trong cả hai phiên điều trần vật lý và từ xa, việc trao đổi lập luận hoặc bằng chứng đều có thể được thực hiện đồng thời: Các bên tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng đều có thể thảo luận, trao đổi tài liệu, chứng cứ, đưa ra các quan điểm, lập luận một cách trực tiếp.
Do đó, mặc dù có những khác biệt nhất định giữa hai phương thức tiến hành nhưng các nguyên tắc nói trên về tính truyền miệng và tính tức thời vẫn không đủ để bác bỏ tính khả thi của các cuộc điều trần từ xa, không thể khiến nó trở nên không hợp pháp khi so sánh với các cuộc điều trần vật lý.
Nghiên cứu quy định trong quy tắc của các trung tâm trọng tài cũng cho thấy điều tương tự Một minh họa cụ thể cho nhận định này là khoản 2 Điều 25 của Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) năm 2017 quy định rằng: “Dựa trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu mà các bên đệ trình, ủy ban trọng tài sẽ xét xử trực tiếp với sự có mặt cùng nhau của các bên tham gia tố tụng nếu một trong số họ có yêu cầu hoặc nếu không, ủy ban trọng tài có thể tự ra quyết định trên” (tuy nhiên đoạn quy định này đã bị bãi bỏ trong bản quy tắc năm 2021) Một phiên điều trần “cùng nhau” và “trực tiếp” ở đây được hiểu là một phiên điều trần được tiến hành tại phòng xét xử vật lý, nơi mà các bên tham gia tố tụng cùng có mặt và không được tiến hành bởi bất kỳ một phương thức nào khác Mặc dù vậy, các phiên bản ngôn ngữ khác của Quy tắc trọng tài ICC lại không chứa từ “trực tiếp” mà thay vào đó, Quy tắc chỉ đơn giản yêu cầu các bên phải được xét xử bằng miệng 46 và cho phép trao đổi các lập luận đối đầu 47 ICC đã nói rõ trong Lưu ý Hướng dẫn COVID-19 gần đây của mình rằng các yêu cầu
46 Khoản 2 Điều 25 Quy tắc trọng tài ICC năm 2017 phiên bản tiếng Đức quy định như sau: “Nach
Schriftsọtze der Parteien und der Dokumente, auf die diese Bezug genommen haben, fỹhrt das Schiedsgericht auf Antrag einer der Parteien oder von sich aus mit den Parteien eine mündliche Verhandlung durch.” 47Khoản 2 Điều 25 Quy tắc trọng tài ICC năm 2017 phiên bản tiếng Pháp quy định như sau: “Après examen des écritures des parties et de toutes pièces versées par elles aux débats, le tribunal arbitral entend contradictoirement les parties si l’une d’elles en fait la demande; à défaut, il peut décider d’office de leur audition.”
Khoản 2 Điều 25 Quy tắc trọng tài ICC năm 2017 phiên bản tiếng Tây Ban Nha quy định như sau: “Una vez examinados los escritos y documentos presentados por las partes, el tribunal arbitral deberá oírlas contradictoriamente si una de ellas así lo solicita A falta de tal solicitud, podrá oírlas de oficio.” này có thể được đáp ứng bằng các phiên điều trần từ xa Do đó, “trực tiếp” ở đây cần được hiểu là một phiên điều trần nơi mà những người tham gia tố tụng được trao đổi lập luận hoặc tài liệu, chứng cứ trực tiếp với nhau, đơn thuần là sự tương tác, trao đổi giữa người và người mà không bàn đến việc nó được thực hiện bằng phương thức nào. Nói cách khác, việc tham gia trao đổi, tranh luận của các bên tham gia tố tụng vào phiên điều trần tại phòng xử án vật lý hay từ xa đều có giá trị như nhau và không làm sai lệch hay vi phạm ý nghĩa của nguyên tắc xét xử trực tiếp Bởi lẽ, về mặt bản chất, một phiên điều trần đúng quy định là khi các bên tham gia xét xử được trao đổi các luận điểm, tranh luận bằng miệng và mang tính đồng thời chứ không phải là sự trao đổi bằng văn bản một cách rời rạc, thiếu đồng bộ trong bản tóm tắt hồ sơ vụ án của các bên Chính vì vậy, ngay cả khi các bên áp dụng quyền được điều trần 48 thì phiên điều trần đó cũng không bắt buộc phải được tổ chức bằng phương thức truyền thống Nói tóm lại, chỉ cần cuộc điều trần từ xa cho phép các bên trao đổi bằng miệng và đồng bộ (tức là diễn ra đồng thời, có tính tương tác tức thời) thì nó vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một phiên điều trần thông thường.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng phiên tòa/phiên điều trần khi được tiến hành bằng phương thức trực tuyến sẽ làm cho Thẩm phán khó đánh giá mức độ tin cậy trong lời trình bày của các bên đương sự, lời làm chứng của nhân chứng… đặc biệt vì lý do mất đi các tín hiệu phi ngôn ngữ và không thể xem xét kỹ lưỡng phong thái, phản ứng của người đó 49 Tuy nhiên, đây vẫn không thể xem là một lý do thuyết phục để khiến cho các tòa án phân vân khi lựa chọn phương thức trực tuyến để tiến hành phiên tòa vì hạn chế này vẫn có thể được giải quyết bằng các giải pháp công nghệ phù hợp. Theo đó, các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể có thể được thu thập trong các phiên điều trần từ xa nếu nó được tiến hành với hình thức truyền video và có nhiều camera cho phép nhìn thấy toàn bộ khung hình của các bên tham gia tố tụng, đặc biệt là khung hình khuôn mặt/thân của họ Với điều kiện chất lượng đường truyền tốt và thiết lập từ xa phù hợp, bao gồm cả màn hình lớn, khả năng nhìn
48 Quyền được điều trần của một bên được coi là nguyên tắc quan trọng trong trọng tài quốc tế. Nhiều luật quốc gia và quy tắc trọng tài có các điều khoản chỉ rõ rằng (i) một bên có thể yêu cầu một phiên điều trần (khoản 1 Điều 1047 BLTTDS Đức, khoản 1 Điều 24 Luật Trọng tài Thụy Điển, khoản 1 Điều 32 Quy tắc Trọng tài của SCC, khoản 3 Điều 17 Quy tắc Trọng tài của UNCITRAL) hoặc (ii) trọng tài không thể tiến hành phiên điều trần khi chỉ dựa trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ trừ khi được tất cả các bên đồng ý (khoản 1 Điều 24 Quy tắc Trọng tài của SIAC).
49 Ví dụ vụ án Campaign Master (UK) Ltd và Forty Two International Pty Ltd (No 3), số F.C.A.
1306 năm 2009, đoạn 77 án lệ của Tòa án liên bang Úc; vụ án Dorajay Pty Ltd và Aristocrat Leisure Ltd., số F.C.A 1502 năm 2007, đoạn 7 án lệ của Tòa án liên bang Úc; vụ án Hanson-Young và Leyonhjelm (No 3), số F.C.A 645 năm 2019, đoạn 2 án lệ của Tòa án liên bang Úc (Federal Court of Australia). và nghe của Thẩm phán thậm chí còn tốt hơn trong phòng xét xử thực tế Bên cạnh đó, âm lượng âm thanh có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của từng người tham gia và, trong một số cài đặt, còn cho phép người tham gia điều khiển từ xa máy ảnh và phóng to nếu cần Hơn nữa, dù ở hình thức truyền hình và/hoặc truyền thanh thì phiên tòa trực tuyến đều có điểm vượt trội so với phương thức tiến hành truyền thống khi hội đồng xét xử có thể nghe nhìn lại những chi tiết trong phiên xử, đặc biệt khi nghị án, để có thể xem xét kỹ lưỡng và đưa ra quyết định thận trọng, chính xác hơn thay vì chỉ đọc lại biên bản phiên tòa Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, các tín hiệu phi ngôn ngữ mà đặc biệt là ngôn ngữ hình thể không nên được đánh giá quá cao trong việc đưa ra những phán xét của hội đồng xét xử Đồng ý rằng có những manh mối về “ngôn ngữ cơ thể”, nếu được diễn giải đúng cách, có thể bổ sung vào tổng thể phán đoán của con người về độ tin cậy trong lời trình bày của các bên Nhưng nó vẫn tiềm ẩn mối nguy hiểm khi
“ngôn ngữ cơ thể” đó có thể bị hiểu sai lệch, nhầm lẫn trong nhận biết dẫn đến đưa ra dự đoán không chính xác Ví dụ như biểu hiện hành vi của lo lắng có thể xuất phát từ sự không chắc chắn hoặc thiếu chân thành, nhưng đó cũng có thể là vì bản tính nhút nhát Hay sự táo bạo hoặc sự quyết đoán rõ ràng đôi khi không hoàn toàn là thật mà đó chỉ là kỹ năng giao tiếp được rèn luyện mà thành Có thể thấy các tín hiệu phi ngôn ngữ là cần thiết, nhưng nó không phải quá quan trọng trong một phiên xét xử mà chỉ tham gia với vai trò là một yếu tố bổ trợ Điều đáng quan tâm nhất vẫn là nội dung lời trình bày của các bên có trùng khớp về mặt logic với những tài liệu, chứng cứ mà các bên đã cung cấp, với các sự kiện đã được chứng minh hoặc các khả năng được suy luận Nhìn chung, những lo ngại xung quanh định kiến phiên tòa xét xử tiến hành bằng phương thức trực tuyến gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ tin cậy trong lời trình bày của các bên đương sự, của người làm chứng… dường như bị phóng đại lên quá mức Thực tế cho thấy, những Thẩm phán có nhiều kinh nghiệm không gặp trở ngại trong việc xét xử nếu lời trình bày được tiến hành bằng phương thức trực tuyến, chất lượng kinh nghiệm của họ cũng giống như trong các phiên điều trần vật lý: Họ có cùng sự hiểu biết về vụ việc và các vấn đề pháp lý cơ bản của nó, đồng thời có thể đặt càng nhiều câu hỏi hơn và không hề bỏ sót phần tương tác hình thể 50 , công nghệ đã nâng cao chất lượng của phiên tòa vì nó cho phép họ tập trung tốt hơn vào nét mặt của những người tham gia tố tụng 51
50 Richard Susskind (2019), Online Courts and the Future of Justice, Nxb Oxford University Press, tr 60.
51 Tòa án Liên bang Úc (2020), “Remote court proceedings toolkit”, Dự án Pacific Judicial
Từ những lập luận trên, xem xét lại ở góc độ quy định tố tụng dân sự tại Việt Nam, có thể thấy rằng với nội dung Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác; hỏi và nghe trả lời câu hỏi; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; điều hành và nghe tranh luận giữa các đương sự; nghe Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, nguyên tắc xét xử trực tiếp quy định tại Điều 225 BLTTDS vẫn được đảm bảo nếu phiên tòa xét xử sơ thẩm được tổ chức bằng phương thức trực tuyến Bởi lẽ, phương thức này được thực hiện bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ cho phép hai hoặc nhiều chủ thể từ nhiều vị trí tương tác đồng thời bằng cách thức truyền video và/hoặc âm thanh hai chiều, tạo điều kiện giao tiếp và tương tác cá nhân giữa các địa điểm này cùng một lúc Chính vì vậy, khái niệm “có mặt” theo quy định tại khoản 16 Điều 70 BLTTDS đối với phiên tòa xét xử sơ thẩm VADS cũng nên được hiểu theo nghĩa rộng, mang hàm ý đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hiện diện cùng một thời điểm tại phiên tòa xét xử (tại địa điểm xét xử hoặc từ địa điểm khác thông qua sự hỗ trợ của phương tiện điện tử) để vừa đúng với ý nghĩa, mục đích mà quy định này hướng đến vừa linh hoạt phù hợp được cả khi phiên tòa được tổ chức theo phương thức trực tuyến.
2.3.1.2 Quy định về điểm cầu thành phần trong phiên tòa xét xử bằng phương thức trực tuyến
Bàn thêm về tham gia phiên tòa trực tuyến từ địa điểm khác ngoài phòng xét xử nêu trên, có thể thấy những quy định điều chỉnh về vấn đề này cũng có vai trò quan trọng đối với tính khả thi của phiên tòa xét xử sơ thẩm VADS bằng phương thức trực tuyến Điểm khác biệt lớn khi so sánh pháp luật tố tụng Việt Nam với nhiều quốc gia quy định về điểm cầu thành phần trong phiên tòa trực tuyến đó là hạn chế số lượng, khiến cho việc áp dụng mô hình này trong tố tụng dân sự gặp nhiều khó khăn: