Những lầmtưởngkhi học giaotiếp
Anh văn
Thi TOEFL theo tôi thật ra cũng chỉ là một dạng thi theo kiểu kiểm tra testing skill,
tức là kiểm tra khả năng làm test!. Bạn hoàn toàn có thể “luyện” được. Điểm
TOEFL cao với chuyện giaotiếp lưu loát bằng tiếng Anh là hai chuyện khác nhau!
Thú thật trước đây khi còn học phổ thông, tôi rất tệ môn tiếng Anh. Văn phạm thì
sơ sài, giaotiếp thì ú ớ. Chỉ tới khi có ý định đi du học thông qua chương trình trao
đổi văn hóa CCI của trung tâm ILA khi ấy, tôi mới bắt đầu thực sự lao vào học.
Nhưng phải nói, học ngoại ngữ là cả một quá trình rèn luyện, không chỉ một thời
gian ngắn mà có thể tiến bộ nhanh được. Bằng tất cả những nỗ lực của bản thân, tôi
chỉ có thể học theo kiểu đối phó để đủ điểm TOEFL và học thuộc vài câu phỏng
vấn để đủ điều kiện tham gia vào chương trình.
Thi TOEFL theo tôi thật ra cũng chỉ là một dạng thi theo kiểu kiểm tra testing skill,
tức là kiểm tra khả năng làm test!. Bạn hoàn toàn có thể “luyện” được. Điểm
TOEFL cao với chuyện giaotiếp lưu loát bằng tiếng Anh là hai chuyện khác nhau!
May là lúc đó thi TOEFL không có phần nói, nếu có chắc tôi sẽ chẳng bao giờ có
cơ hội đi du học.
Khi sang tới Mỹ, sống trong môi trường của người bản địa với những cách sử dụng
tiếng Anh hoàn toàn khác với những gì học ở Viêt Nam, tôi mới thật sự “thấm
thía”. Thời gian đó mới thực sự là quãng thời gian học nhiều và hiệu quả nhất.
Đến ngay hôm nay, tôi tự tin khi cho rằng mình đã chiến thắng chính mình,cảm
thấy thoải mái hơn trong vấn đề giaotiếp mặc dù còn rất rất nhiều điều còn phải
hoàn thiện. Đúc kết từ những kinh nghiệm xương máu của chính bản thân, tôi thấy
rằng khi học giaotiếpAnh văn, chúng ta thường mắc phải nhữnglầmtưởng sau
đây:
1. Nói tiếng Anh giỏi là nói giống người bản xứ
Mục tiêu của việc học giaotiếp tiếng Anh không phải là nói như người bản xứ, mà
chính là nói lưu loát bằng chính accent (giọng điệu) của riêng mình. Việc nói giống
người bản xứ còn tùy thuộc vào những yếu tố bẩm sinh như chất giọng và năng
khiếu của người học. Bạn không nên đặt nặng vấn đề nói giọng chuẩn hay giọng
bản xứ, mà hãy chú tâm hơn vào việc diễn đạt ý của mình một cách lưu loát, bằng
chất giọng của riêng mình, có thể là nghe chưa hay nhưngvẫn đủ để người khác
hiểu.
Những chính trị gia, nhà ngoại giao của những nước không nói tiếng Anh cũng
vậy. Họ vẫn nói tiếng Anh theo giọng địa phương nhưng cực kỳ lưu loát. Đôi khi
chính các accent đó lại tạo cho họ một phong cách riêng biệt thu hút người nghe.
(ông Kofi Anan, nguyên tổng thư ký LHQ là một ví dụ.)
Đừng quá bận tâm vào việc nói thế nào cho giống người bản xứ, hãy tập trung vào
việc nói sao cho lưu loát trước. Nếu bạn nói bằng giọng bản xứ mà không lưu loát
trong diễn đạt thì cũng chẳng có ích gì. So sánh một cách dễ hiểu, mình là người
Việt, tiếng Việt là tiếng mẹ để nhưng đâu phải ai cũng nói chuyện lưu loát! Một số
ông Tây học tiếng Việt vẫn có khả năng diễn đạt cực tốt, như Mr Dâu Tây nổi
tiếng ở Hà Nội.
Do đó, hãy chú trọng học nói lưu loát tiếng Anh hơn là luyện nói giọng chuẩn, nói
giọng bản xứ.
2. Khigiao tiếp, cần chú trọng nói đúng ngữ pháp
Thật ra điều này đúng, nhưng đừng quá cứng nhắc. Nếu đã là văn nói thì không
nhất thiết phải đúng chính xác ngữ pháp như văn viết, đặc biệt trong ngữ cảnh giao
tiếp hằng ngày. Quan trọng nhất trong giaotiếp là áp dụng nhiều ngữ pháp liên
quan đến động từ ghép (phrasal verb). Tôi sẽ liệt kê một danh sách động từ ghép
phổ biến thường dùng trong giaotiếp ở một bài blog khác.
3. Khả năng Anh ngữ là điều quan trọng nhất giúp bạn xin được việc làm tốt
Không hẳn! Anh ngữ chỉ là công cụ giúp bạn xin việc tốt. Bạn hoàn toàn vẫn có
thể thành công mà không cần ngoại ngữ. Hãy xác định rõ mục đích họcAnh ngữ
của mình. Nếu bạn học mà không dùng nhiều trong công việc, không sử dụng
nhiều hằng ngày thì sẽ rất khó tiến bộ. Kỹ năng giaotiếp là một kỹ năng cực kỳ
quan trọng giúp bạn thành công ở tất cả mọi ngành nghề.
Chúng ta đang sống ở Việt Nam, làm ra sản phẩm hay dịch vụ hướng đến khách
hàng là người Việt thì kỹ năng giaotiếp tiếng mẹ đẻ là quan trọng nhất giúp bạn
xin việc tốt. Kế đến mới đến kỹ năng giaotiếp tiếng Anh. Nếu bạn cực kỳ lưu loát
ngoại ngữ mà lúng túng khi phải thuyết trình bằng tiếng Việt thì nhà tuyển dụng
cũng sẽ không bao giờ lựa chọn bạn.
Nói điều này ra để chúng ta luôn nhớ rằng, bên cạnh kỹ năng Ngoại ngữ, đừng bao
giờ quên rèn luyện kỹ năng giaotiếp tiếng bản ngữ!
4. Luyện nói bằng đàm thoại với bạn bè người Việt Nam trong lớp học
Theo tôi, tập nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè đồng trang lứa, những người
cũng đang học giống mình sẽ rất khó nâng cao kỹ năng giao tiếp. Vậy mà đây là
việc thường thấy trong các trung tâm anh ngữ. Thầy cô thường chia nhóm và cho
các bạn thực tập nói chuyện với nhau.
Thật sự mà nói, sau này tôi mới thấy điều đó hoàn toàn không có lợi vì đối với một
số người (trong đó có tôi), việc nói chuyện bằng ngoại ngữ với người Việt Nam
luôn gây một cảm giác không được thoải mái cho lắm. Một cảm giác rất khó lý
giải. Bạn nào có cùng cảm giác này xin hãy chia sẻ nhé. Tôi thì thấy thực tập với
người bản xứ vẫn luôn đạt hiệu quả cao nhất. Bạn đừng mất quá nhiều thời gian
đàm thoại với bạn bè bằng tiếng Anh, thay vào đó hãy cùng nhau ngồi xem một bộ
phim Mỹ và đúc kết những kinh nghiệm học được.
5. Muốn nâng cao từ vựng, quan trọng nhất là phải đọc thật nhiều
Theo tôi đọc nhiều là tốt nhưng chưa đủ. Quan trọng nhất là phải nghe thật nhiều.
Nghe thường đi đôi với nói, đọc với viết. cho nên để nâng cao từ vựng cho việc
nói, hãy nghe thật nhiều. Nghe để làm quen với từ rồi chúng ta tự tìm và tra ra ý
nghĩa, nghe để học cách người bản xứ phát âm. Mặc dù đọc sẽ giúp bạn biết ngay
từ mới được đánh vần ra sao, nhưng nghe rồi mất thời gian tìm kiếm để biết cách
đánh vần sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Kinh nghiệm cá nhân của tôi là nghe thật nhiều phim Mỹ, tin tức nước ngoài như
CNN, Chanel News Asia, hay CNBC (nếu bạn quan tâm nhiều đến kinh tế). CNN
là chuẩn nhất bởi nó bao trùm tất cả các lĩnh vực văn hóa kinh tế chính trị, xã
hội…Mưa lâu thấm dần. Nghe thật nhiều rồi bạn sẽ quen. Không có cách nào khác,
phải nghe thật nhiều vào.
Trên đây chỉ là một số điều đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân. Mỗi người chúng ta sẽ
tự lựa chọn một cách họcAnhvăn mà mình cảm thấy phù hợp nhất. Tuy nhiên,
nếu trước giờ bạn cảm thấy mình có những “lầm tưởng trên”, đồng thời việc học
anh vănvẫn chưa như mong đợi, hãy thử nghe tôi và gạt bỏ những điều lầmtưởng
đó đi xem thế nào nhé!:)
Rất mong nhận được những chia sẻ của các bạn!
. thấy rằng khi học giao tiếp Anh văn, chúng ta thường mắc phải những lầm tưởng sau đây: 1. Nói tiếng Anh giỏi là nói giống người bản xứ Mục tiêu của việc học giao tiếp tiếng Anh không phải. chuyện giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh là hai chuyện khác nhau! Thú thật trước đây khi còn học phổ thông, tôi rất tệ môn tiếng Anh. Văn phạm thì sơ sài, giao tiếp thì ú ớ. Chỉ tới khi có. Những lầm tưởng khi học giao tiếp Anh văn Thi TOEFL theo tôi thật ra cũng chỉ là một dạng thi theo kiểu kiểm