Tiêu chảycấpdovirus
Rota khôngphảibệnh
thường nhưlầmtưởng
Khi nói đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ, không ít bà mẹ cho rằng đây là căn
bệnh thường gặp mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải và có thể
khỏi bệnh sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn
không đúng với bệnh tiêuchảycấp do virus Rota, căn bệnh mà ở các
nước phương Tây người dân vẫn thường gọi là “cúm dạ dày” (stomach
flu), mặc dù nó không liên quan gì đến bệnh cúm.
Virus Rota tấn công vào hệ vi nhung mao gây tiêu chảycấp ở trẻ
Virus Rota: nguy hiểm vì khả năng tồn tại dai dẳng
Giống nhưbệnh cúm, tiêuchảycấpdovirusRota đúng là bệnh có khả năng
lây lan dữ dội, với đường truyền phổ biến là phân – miệng. Khi trẻ cầm nắm
đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus
sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh. Các nhà khoa
học thấy rằng mỗi 1ml phân của một trẻ bị tiêuchảycấp do virusRota có thể
chứa hơn 10.000 tỷ virusRota trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ
để lây bệnh cho con người. Virus gây bệnh này có thể sống nhiều giờ trên
bàn tay, vài ngày trên các bề mặt rắn và tồn tại đến 21 ngày trong phân. Điều
đáng lo ngại là virusRota gần nhưkhông thể bị tiêu diệt bởi các biện pháp
vệ sinh thông thườngnhư xà phòng mà chỉ bị tiệt trừ bởi các dung dịch diệt
khuẩn có chứa cồn.
Phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến các bệnh viện sản nhi, trung tâm y tế dự
phòng để được tư vấn chủng ngừa bằng vắc-xin phù hợp
Những hậu quả từ tiêuchảycấpdovirusRota
Tiêu chảycấpdovirusRota là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng trẻ có
thể mắc bệnh rất sớm, 6 – 24 tháng tuổi, thậm chí từ 3 tháng tuổi. Bệnh
thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt và nôn ói, sau đó là tiêuchảy với đặc
điểm phân lỏng, rất nhiều nước, có thể lẫn đờm, nhớt nhưng không có máu.
Số lần đi tiêu sẽ tăng mạnh trong vài ngày sau đó giảm dần, trẻ có thể tự
khỏi sau 4 – 8 ngày. Trong giai đoạn bệnh, trẻ có thể chán ăn uống và bị mất
nước do một lượng lớn nước đào thải ra ngoài khi nôn ói, đi tiêu.
Nghe tưởngnhư đơn giản, thế nhưng khi trẻ bị tiêuchảycấpdovirusRota
có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường nhưlàm trẻ kiệt sức, suy dinh
dưỡng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Tại những nước đang phát triển người ta ước tính hàng năm virusRota
thường gây bệnh cho hàng triệu trẻ em, trong đó khiến hai triệu trẻ phải nhập
viện để điều trị. Trong một hội thảo khoa học về tiêuchảycấpdovirusRota
do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức giữa năm nay ở Hà Nội và
TP.HCM, bác sĩ Carlo Giaquinto, giám đốc bộ phận nhiễm nhi – sơ sinh và
nghiên cứu lâm sàng nhi Đại học Padova (Ý), cho biết trẻ càng nhỏ tuổi thì
triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng và hậu quả càng nặng nề.
Do những biện pháp vệ sinh quen thuộc như: rửa tay đúng cách, sử dụng
nước sạch, vệ sinh môi trường… không thể giúp phòng ngừa tiêuchảycấp
do virus Rota, trong khi đó tỷ lệ nhập viện vì bệnh vẫn còn cao nên Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo uống vắc-xin ngừa siêu virus này là biện
pháp chủ yếu để phòng ngừa bệnh.
Vắc-xin ngừa vi-rút Rota được khuyên dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi, khoảng
cách giữa các lần uống tối thiểu là 1 tháng và nên hoàn tất trước 6 tháng
tuổi. Phụ huynh có trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi nên đưa trẻ đến các bệnh viện sản
nhi, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế để được tư vấn, uống ngừa bằng vắc-
xin phù hợp.
Virus Rota lây nhiễm rất mạnh, trẻ có thể nhiễm ở giai đoạn rất nhỏ và bệnh
có thể để lại hậu quả nặng nề. Chính vì thế, điều quan trọng của các bậc cha
mẹ là cần phải bảo vệ cho trẻ càng sớm càng tốt trước khi trẻ có nguy cơ bị
virus Rota tấn công.
ThS. BS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn- phó khoa sinh học lâm sàng – trưởng
phòng khám bệnh và tiêm ngừa viện Pasteur TP HCM.
.
Tiêu chảy cấp do virus
Rota không phải bệnh
thường như lầm tưởng
Khi nói đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ, không ít bà mẹ cho rằng đây là căn
bệnh thường. tiêu chảy cấp do virus Rota có thể
chứa hơn 10.000 tỷ virus Rota trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ
để lây bệnh cho con người. Virus gây bệnh