Làng nghề:Chuyệnở
làng sừngĐôHai
Làng ĐôHai (xã An Lão, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam) có
tới 90% dân số theo đạo Thiên chúa và 100% theo nghề làm
sừng lúc nông nhàn. Danh hiệu LàngĐôHai văn hóa được
công nhận từ hai năm nay, nhưng đã hàng chục năm rồi nhu
cầu sát sườn của người dân là thị trường cho sản phẩm sừng
mỹ nghệ lại không có. Trộm nghĩ, chẳng lẽ làng văn hóa
cũng là làng nghề truyền thống lại đồng nghĩa với làng nghèo
và bệnh tật?
Người làm sừng loại một
Tìm lại trong trí nhớ khá lâu, ông Lê Ngọc Nuôi- Bí thư chi
bộ làng mới giới thiệu được cho chúng tôi cụ Nguyễn Văn Ba
- một người tỉ mẩn với nghề, kèm theo lời phân trần: "Bây
giờ, các cụ khéo nổi tiếng già hết cả rồi, đến nỗi tay run, mắt
mờ trí nhớ kém không thể trò chuyện nổi. Chỉ có cụ Nguyễn
Văn Ba là hơn hẳn thôi". Giữa những tiếng cưa, đục, mài
chúng tôi được tiếp chuyện với một cụ già 78 tuổi nước da
hồng hào, dáng vẻ nhanh nhẹn và khoẻ mạnh. Đã 65 năm làm
sừng mỹ nghệ cụ Nguyễn Văn Ba được tiếng là tinh tế, như
vậy đủ thấy sự quý giá của mỗi sản phẩm cụ làm ra. Thuở
hàn vi cha của cụ dạy cụ từ cách tiếp cận mẫu mã đến những
thao tác dù nhỏ nhất. Cụ tâm sự "Ngày ấy con cái không cãi
cha mẹ. Chúng tôi đã quen với việc xếp đặt nên học nghề một
cách tự nhiên".
Buổi sơ khai của sừng mỹ nghệ chỉ là lược chải tóc, bàn chải
đánh răng, tóm lại là những vật dụng rất nhỏ. Cũng vì nhu
cầu ngày ấy không thể cao hơn. Rồi hợp tác xã sừng ra đời là
nơi gửi thân những người theo nghề. Trước năm 1974, mỗi
khi đạn bom giội xuống thì hợp tác xã sơ tán, yên ổn lại tụ về
sản xuất. Những năm tháng đó, ai làm sừng thì yên tâm hoàn
toàn vì số tiền mỗi người có được hàng tháng thừa sức gõ
được thịt, cá! Nhà nước "bao tiêu", làng nghề được lợi như
thế. Đang hàn huyên, cụ Ba như bị thực tế đánh thức, nhìn
sang ông Bí thư chi bộ, chau mày nói: "Con trai nó đang giục
tôi lên Hà Nội ở cùng cho vui. Nhưng vui gì, chật chội tôi
không quen, với lại tôi còn lao động được".
IMAGE
NOT FOUND!
Một tháng cụ Ba cũng chỉ làm một vài sản phẩm cho khách
quen. Đấy là những bộ tam đa, những con giống có kích
thước lớn, đôi khi cụ làm theo mẫu khách đưa. Sản phẩm cụ
làm là những "sản phẩm tinh" nên người làng rất nể và khách
hàng rất nhớ. Mặc dù ngày nay đã được sự trợ giúp của máy
móc, nhưng có những sản phẩm cụ vẫn mất đến hàng tuần,
chẳng thế cả làng gọi cụ là Nghệ nhân. Chỉ nói riêng công
đoạn đánh bóng, dẫu không còn dùng đến lá chịu, lá ngái như
ngày xưa nhưng sau 2-4 công (1-2 ngày) mới xong. Vậy là
"người làm hàng loại một" chỉ còn lại một.
Đã thấy những hạt mưa to làm tung lớp bụi rất mịn từ khu
sản xuất của cụ Ba, chúng tôi xin phép đi thăm một số gia
đình sản xuất đại trà. Tiễn chúng tôi, cụ dặn: "Hãy ở lại lâu,
vì làngĐôHai có nhiều chuyện để nói lắm".
Những chuyện đau đầu
Từ Thường Tín (Hà Tây) hoặc từ nước láng giềng Lào thân
thuộc, sừng được chuyển về làngĐôHai vẫn còn nguyên lớp
biểu bì. Những năm gần đây ngày càng ít người nuôi trâu, bò
vì sức của gia súc không sánh được với máy móc, nên khó
tránh khỏi khan hiếm sừng. Giá một kg sừng bình thường là
10.000 đồng, nếu khéo làm thì đem lại 3000- 4000 lãi. Anh
Nguyễn Văn Vệ - một người "biết tính toán" đến quắt người,
thở dài: "Trừ đầu, từ đuôi chúng tôi hết lãi". Đầu đuôi ở đây
nào là tiền thuê công nhân, tiền hao mòn máy móc, tiền vốn
và các khoản phụ phí khác. Quả thật người dân ĐôHai đang
chật vật kiếm công làm lãi.
IMAGE
NOT FOUND!
Bất giác tôi hình dung lại những gương mặt của con cháu ông
bí thư chi bộ lúc chúng tôi đến hỏi thăm, họ là những người
tuổi dưới 40 nhưng gương mặt khắc khổ. Họ không biết gì
ngoài làm sừng và nước chè?
Khao khát có một làng nghề như trước năm 1974 dường như
quá xa vời. Một lao động lành nghề thu nhập từ 7000 -
10.000 đồng/ngày rất hiếm, phổ biến chỉ từ 3000-5000
đồng/ngày, có người chỉ làm hộ để giết thời gian. Điều này
giải thích vì sao ngày một nhiều người bỏ làng đi các tỉnh và
thành phố lớn khác kiếm cơ hội tiếp cận đồng tiền nhanh
hơn.
Bé Hương mới 11 tuổi nhưng đã bỏ học vì nhà quá nghèo.
Lúc chúng tôi đến nhà em đã 12 giờ trưa, Hương đang ngồi
co đầu gối để chặt sừng. Nếu không nhìn thấy em chắc chắn
tôi sẽ nghĩ đấy là nơi chứa rác, vì từ đó bốc lên một mùi khét
nồng rất khó chịu. Hàng ngày mở mắt ra em phải có mặt ởđó
để làm công việc nhẹ nhàng nhất, đó là đẽo lộ lớp sừng sau
khi đã đốt và ngâm trong nước cho mềm. Mẹ của Hương
nhìn con gái mình và nói trong xót xa: "Tôi xấu đã đành, con
gái tôi không khác tôi là mấy. Tôi rất lo, nhưng tôi nghèo".
Ông Lê Ngọc Nuôi xác nhận: "Đa số những người vừa qua
tuổi 30 đều có bệnh về mắt. Phổ biến là bệnh phổi, bệnh gan,
bệnh ngoài da. Mấy năm trước phòng y tế về khảo sát nhưng
không có phương án giải quyêtë". Vẫn là chuyện cái khó bó
cái khôn (?)
IMAGE
NOT FOUND!
Một thực tế trong thiên nhiên là, chân của núi Nguyên Lão,
thôn An Lão cũng thuộc xã Bình Lục cắm sâu trong lòng đất
chính là vật cản khiến nguồn nước sạch không thể đến được
thôn Đô Hai. Nhiều hộ gia đình khoan xuống hàng chục mét
vẫn không thấy mạch nước. Cá biệt có gia đình anh Nguyễn
Văn Vệ khoan tới 4 mét mạch đã xủi. Đấy chính là nguồn
nước từ ao hồ, đồng ruộng dồn về trông sền sệt và có màng
rất thích hợp với ký sinh trùng. Vì thế nhà nào cũng có một
bể chứa nước mưa. Thành ra người làngĐôHai tránh vỏ dưa
lại gặp vỏ dừa! Giải thích điều này như sau, nhiều hộ gia đình
đem phế liệu từ sừngđổ xuống ruộng tưởng rằng như vậy là
tiết kiệm nhưng sâu bọ đã nhanh chóng sinh sôi và ngày một
ngày hai lúa chết. Đáy giếng lại cùng nằm trên một mặt
phẳng với đồng ruộng và hàng trăm hố phế liệu, tất yếu
không thể có nguồn nước đảm bảo, kể cả nước mưa!
Với một lượng là 3 đến 5 tấn sừng được đem ra chế biến mỗi
ngày, tương đương với 1/2 trong số đó là phế thải, thì con số
bệnh nhân là 1000 người của làng (!) Vậy, bên cạnh việc tìm
hướng đi cho làng nghề sừng mỹ nghệ thì vấn đề sức khoẻ
của người dân cũng rất đáng quan tâm. Có con người khoẻ
mạnh mới có tất cả, nhưng bế tắc hiện nay đã làm cho những
người trẻ tuổi nghi ngờ, phó mặc tất cả. Ông Bí thư chi bộ đã
không giấu được buồn bã trong lòng, buột miệng: "Hai cô
con gái của tôi cũng vào Nam từ lâu đem theo của hồi môn là
nghề truyền thống, nay sống ổn rồi".
Sau khi hợp tác xã giải thể (1974), đa số các hộ gia đình
chuyển sang làm sừng mỹ nghệ đại trà. Những người thiết
lập được mối quan hệ ở biên giới, xuất hàng đi Trung Quốc
và như vậy, đúng hơn là làngĐôHai bán mẫu sản phẩm của
mình. Anh Vệ nói: "Nếu tính chuyện lỗ lãi thì chắc chắn
chúng ta đã lỗ từ hàng chục năm rồi, bà con ta không tính
khác được, mọi người làm như vậy vì mong thu hồi vốn, mà
thu hồi được nhanh thật". Nhiều gia đình khác đem bán hoặc
ký gửi ở trong nước thì bị một số tư nhân ép giá, nợ tiền qua
vài năm là chuyện bình thường. Tôi tò mò lục vào cái bao tải
dồn ở góc nhà của mẹ con chị Hương, chị giải thích "Người
ta vừa trả lại hàng từ năm ngoái, tôi đang tính phải tái chế
như thế nào không thì mất trắng!"
Ông Lê Ngọc Nuôi tiết lộ, sắp tới làng sẽ có một nhà trưng
bày sản phẩm trị giá 360 triệu - đây chính là bước khởi động
cho việc xây dựng một làng nghề sừng mỹ nghệ thực sự.
Nhưng, từ nay đến tương lai tươi sáng đó người dân ĐôHai
vẫn cần một sự đầu tư thiết thực cụ thể để cải thiện tình hình
hiện nay, không phải chỉ để giải quyết khâu tinh thần.
Chúng tôi ra về dưới cơn mưa mà thấy có cái gì đó sàn sạn
nơi cổ họng. Phía trước mặt, bụi từ máy cưa, máy mài nhà cô
bé Hương làm mờ tầm nhìn Hà Nam, Hà Nội tháng
9/2002.(VHNT)
. Làng nghề: Chuyện ở làng sừng Đô Hai Làng Đô Hai (xã An Lão, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam) có tới 90% dân số theo đạo Thiên chúa và 100% theo nghề làm sừng lúc nông nhàn. Danh hiệu Làng. "Hãy ở lại lâu, vì làng Đô Hai có nhiều chuyện để nói lắm". Những chuyện đau đầu Từ Thường Tín (Hà Tây) hoặc từ nước láng giềng Lào thân thuộc, sừng được chuyển về làng Đô Hai vẫn. Làng Đô Hai văn hóa được công nhận từ hai năm nay, nhưng đã hàng chục năm rồi nhu cầu sát sườn của người dân là thị trường cho sản phẩm sừng mỹ nghệ lại không có. Trộm nghĩ, chẳng lẽ làng