bài giảng hướng nghiệp làm nghề giáo viên

47 3.7K 17
bài giảng hướng nghiệp làm nghề giáo viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài giảng hướng nghiệp làm nghề giáo viên các tiêu chí, chức năng của giáo viên, những khó khăn và thuận lợi giáo viên gặp phải trong công tác giảng dạy. từ đó đưa ra hướng giải quyết thích hợp cho nghề giáo viên tương lai. tieu chí đánh giá giáo viên, chức năng của giáo viên trong giảng dạy , giảng đường nhà trường và xã hội,

SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUẢNG BÌNH * * * HƯỚNG NGHIỆP Đề tài: EM thÝch nghÒ GIÁO VIÊN 1 Người thưc hiện: Bùi Tiểu Minh Lớp: 10 Hoá Năm học: 2014-2015 Mục lục 1. Trang bìa trang 1 2. Mục lục trang 2 3. Lý do chọn nghề giáo viên trang 3 4. Triển vọng của nghề giáo viên trang 6 5. Những yêu cầu của nghề giáo viên trang 9 6. Năng lực của bản thân trang 33 7. Những nghề yêu thích khác trang 34 8. Những tấm gương thành đạt trong nghề giáo viên trang 40 9. Những cơ sở đào tạo nghề giáo viên trang 46 10. Tài liệu tham khảo trang 49 2 I. LÝ DO CHỌN NGHỀ GIÁO VIÊN: 1. Dạy học là công việc rất có ý nghĩa: Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tôn vinh và kính trọng. Nghề giáo được coi là một trong những nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Chủ tich HCM từng nói: Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa. Bác xem việc dạy học là một nghề đào luyện những thế hệ con người xây dựng xã hội. Tuy sự cố hiến của thầy giáo là rất thầm lặng nhưng nếu trở thành một người thầy giáo tốt là điều vô cùng hữu ích và rất mực vẻ vang. Vì thế, Người dạy: Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Nghề giáo luôn được coi là một trong những nghề cao quý nhất, bởi họ là những người dìu dắt thế hệ trẻ của đất nước. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui, sự thăng hoa cho mình thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Là một giáo viên, bạn còn được giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế thệ người lao động cho tương lai. Là một nhà giáo bạn đã nắm trong tay cơ hội truyền đạt và dạy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Bạn là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Vì vậy bạn hãy hỏi bất kỳ ai rằng, người nào có tầm ảnh 3 hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và người bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo. 2. Mọi người đều tôn trọng và yêu quý giáo viên: Nếu bạn là một giáo viên, bạn có thể tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Giáo viên được yêu quý, tôn trọng vì rất nhiều lý do và có lẽ lý do mà họ được mọi người ngưỡng mộ nhất đó là lòng kiên nhẫn, khả năng điều khiển và truyền đạt cho hàng chục con người. Và vì tất cả những lý do chúng ta đã có ngày 20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam) để tỏ lòng biết ơn cũng như ngợi ca công lao của những người thầy người cô. Là một người thầy có tâm, cuộc sống của bạn sẽ luôn đầy ắp tiếng cười và lòng kính yêu của học trò, dù bạn mới bước chân lên bục giảng hay đã ra ngoài cái tuổi “thất thập cổ lai hi”. Những dịp như ngày 20 - 11, Tết Nguyên đán nhiều học trò dù đã định cư ở nước ngoài vẫn không quên gửi thiệp và hoa chúc mừng thầy, cô giáo cũ. Có người sau mười lăm, hai mươi năm trời xa xứ, lặn lội về nước để gặp lại thầy cô. Những câu chuyện giản dị mà cảm động như thế diễn ra ở khắp nơi. Bạn là một người thầy, tình yêu thương, sự gắn bó quan tâm trong cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ cạn, dù bạn ở tuổi nào, và dù bạn ở đâu. Là một người thầy có tâm, cuộc sống của bạn sẽ luôn đầy ắp tiếng cười và lòng kính yêu của học sinh. 3.Dạy học cũng giúp bạn tự bồi bổ thêm kiến thức: Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu về một vấn đề nào đó tốt hơn khi bạn bắt đầu giảng về nó. “Học, học nữa, học mãi” đó là châm ngôn của những ai yêu nghề giáo. Kiến thức là vô tận và bởi vậy những người thầy, người cô cần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới, những cách dạy mới thông qua sách báo hay những lớp học dành cho cán bộ giảng dạy để không bị tụt hậu so với nền giáo dục của các nước trên thế giới. Có như vậy họ mới có đủ khả năng để dìu dắt cho những thế hệ tương lai của đất nước. Bạn sẽ có cơ hội đối mặt với nhiều thách thức. Bạn phải truyền cảm hứng, hướng dẫn, vui chơi với các em thông qua các hoạt động và các kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua. Trong một ngày đứng trên 4 bục giảng bạn phải thể hiện được khả năng tổ chức, lên kế hoạch, đào tạo và vui chơi. 4. Công việc ổn định: Ở nhiều nơi giáo viên là lực lượng tương đối khan hiếm. Điều đó cho thấy để tìm công việc giảng dạy không khó, mặc dù bạn có thể phải chờ tới thời điểm bắt đầu năm học và có khi phải dạy ở xa nhà. Tất nhiên về yêu cầu với giáo viên thì mỗi vùng mỗi khác nhưng nếu đã chứng tỏ được mình là người có năng lực giảng dạy thực sự, bạn sẽ tìm được việc cũng như chuyển đổi công tác rất dễ dàng. 5. Trẻ trung hơn, luôn vui vẻ mỗi ngày: Nếu bạn có thái độ tích cực và khiếu hài hước, bạn sẽ luôn tìm thấy những điều có thể cười vui mỗi ngày. Đôi khi nhờ những câu chuyện vui bạn kể làm các sinh viên phá lên cười nhưng cũng có khi chính các em học sinh sẽ kể chuyện vui cho bạn nghe. Cũng có lúc các em nói điều gì đó thật buồn cười mà lại không nhận ra điều đó. Hãy biết tìm kiếm niềm vui và tận hưởng chúng mỗi ngày. Thường xuyên ở bên những người trẻ tuổi sẽ giúp bạn am hiểu về suy nghĩ, ý tưởng và chiều hướng tình cảm của những người trẻ. Điều đó cũng giúp xoá bỏ những rào cản về khoảng cách thế hệ. 6. Giúp ích cho cuộc sống gia đình: Nếu bạn đã có con đến tuổi đi học thì lịch làm việc ở trường sẽ cho phép bạn có thời gian nghỉ ngơi giống như các con. Thêm nữa, mặc dù đôi khi bạn phải đem việc về nhà làm nhưng bạn luôn có thể về nhà gần như đúng giờ cùng với các con. Hơn nữa, làm giáo viên còn có một thời gian nghỉ hè. Trừ khi bạn làm việc ở một trường thực hiện chương trình giảng dạy suốt cả năm, còn không bạn sẽ được nghỉ hè khoảng một vài tháng. Thời gian nghỉ đó bạn có thể tranh thủ làm thêm một công việc nào đó như dạy thêm hoặc nghỉ ngơi, đi du lịch. 5 Vì thế, nếu bạn thuộc phái nữ, sẽ là lợi thế rất lớn khi làm trong ngành sư phạm. Bạn có nhiều thời gian để chăm nom cho gia đình tốt và chu đáo hơn. II. TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ GIÁO VIÊN: 1. Xu hướng phát triển của nghề trong những năm tới (sau 7 năm): Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ truyền thông đã có những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống con người. Bên cạnh đó, sự phát triển của nên kinh tế đất nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến dạy học nói chung, đến vai trò của người thầy nói riêng. Trong dạy học xuất hiện nhiều hình thức giảng dạy mới như học trên truyền hình, dạy học thông qua internet (trực tuyến) với các phương tiện dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học mới làm thay đổi đáng kể quá trình và cách thức truyền đạt tri thức từ thầy giáo tới người học. Vai trò của người thầy có những thay đổi đáng kể. Từ vị trí trung tâm, chủ động truyền thụ kiển thức, kinh nghiệm cho người học, vai trò người thầy ngày nay đang dịch chuyển theo hướng chỉ đạo, định hướng, tư vấn, hướng dẫ người học Người học trở thành trung tâm của quá trình dạy học, chủ động, sáng tạo tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Điều này không có nghĩa là vai trò của người thầy bị giảm xuống mà ngược lại càng được nâng cao hơn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, hệ thống dạy nghề đã có những bước phát triển vượt bậc. Số lượng học sinh vào trong các trường nghề ngày càng tăng, điều này hứa hẹn những tiềm năng lớn trong sự phát triển của dạy nghề. Mỗi năm qua đi, bức tranh về sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng có nhiều điểm sáng. Sự tiến bộ đó thể hiện qua chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, công tác dạy nghề đã và đang được đầu tư thoả đáng, tạo hành trang cho lực lượng lao động trẻ, đặc biệt là 6 lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, đóng góp trí tuệ và sức lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 7 2. Cơ hội việc làm: Tốt nghiệp cử nhân sư phạm, các bạn sẽ có cơ hội trở thành giáo viên các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT (tùy chuyên ngành đào tạo); những bạn có kết quả học tập khá, giỏi còn có cơ hội tiếp tục học sau ĐH ngay sau khi tốt nghiệp dể trở thành thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. Nếu tốt nghiệp loại trung bình hay trung bình khá, bạn cần có kinh nghiệm thực tiễn 2 năm mới đủ điều kiện dự thi sau ĐH. Đối với ngành sư phạm, cơ hội việc làm luôn phong phú, nhu cầu tuyển dụng luôn cao và công việc với mức lương ngày càng tăng, nghề giáo viên dần trở thành một trong những nghề được nhiều người chú ý và coi trọng. Ở nhiều nơi giáo viên là lực lượng tương đối khan hiếm. Điều đó cho thấy để tìm công việc giảng dạy không khó, mặc dù bạn có thể phải chờ tới thời điểm bắt đầu năm học và có khi phải dạy ở xa nhà. Tất nhiên về yêu cầu với giáo viên thì mỗi vùng mỗi khác nhưng nếu đã chứng tỏ được mình là người có năng lực giảng dạy thực sự, bạn sẽ tìm được việc cũng như chuyển đổi công tác rất dễ dàng.  Một số công việc phổ biến trong nghề giáo viên: • Giáo viên mầm non • Giáo viên tiểu học • Giáo viên THCS • Giáo viên THPT • Giảng viên Đại học • Gia sư • 8 3. Thu nhập: Đối với một sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm và bắt đầu sự nghiệp giáo dục tại một trường cấp 2 hoặc cấp 3 hưởng mức lương được tính như sau: Theo Quyết định 244/2005/QĐ- TTG ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập thì giáo viên cấp 2,3 tại miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được hưởng thêm mức phụ cấp 35%; và 30% đối với giáo viên trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.  Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường cấp 2, cấp 3 trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thu nhập: (2,34 x 1.050.000) + (2,34 x 1.050.000 x 30%) = 3.194.100 VND.  Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường cấp 2, cấp tại miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có thu nhập: (2,34 x 1.050.000) + (2,34 x 1.050.000 x 35%) = 3.316.950 VND.  Đối với giáo viên dạy cấp 2, cấp 3 đã có bằng tốt nghiệp đại học , công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được chính phủ quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang đang công tác ở v ùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng thêm 70% ưu đãi đứng lớp và 70% phụ cấp thu hút: (2,34 x 1.050.000) + (2,34 x 1.050.000 x 70% x 2) = 5.876.800 VND Ngoài ra, giáo viên cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách làm gia sư hoặc mở lớp dạy thêm. 9 III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ GIÁO VIÊN 1. Đặc trưng của nghề:  Nghèo tiền: tuyệt đại đa số thầy giáo có mức sống trung bình và nghèo. Hiếm có thầy giàu. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, số đông nhà giáo cũng không thuộc tầng lớp giàu. Ai muốn giàu, muốn thành đại gia thì chớ chọn nghề dạy học.  Thanh bạch: nghèo nhưng nhà giáo là người luôn sống theo phương châm “đói cho sạch, rách cho thơm” vì nhà giáo không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu là dạy làm người, do đó phải nêu gương bằng hành động của mình, lối sống của mình. Ai có nếp sống phóng túng đều không thích hợp với nghề này.  Thầm lặng: những nỗ lực của người thầy là bền bỉ, liên tục, không tên, năm này qua năm khác, là nỗ lực tập thể. Phải qua thời gian dài, có khi rất dài mới thấy được thành quả, người đời mới nhận ra. Ai muốn nổi tiếng, được ngưỡng mộ, được tung hô thì đừng chọn nghề dạy học.  Học không ngừng: người thầy hằng ngày phải tự làm mới, tự bồi bổ hiểu biết, nâng cao trình độ của mình để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày một khác, mỗi ngày một khôn theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người thầy có trình độ cao khiến học trò nể phục. “Người thầy như ngọn nến, đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”.  Giàu tình cảm: nghề dạy học đòi hỏi người thầy phải giàu tình cảm, phải sống được “nhiều cuộc đời” - nghĩa là phải biết hóa thân vào thân phận từng học trò của mình để hiểu hoàn cảnh, động cơ, mục đích hành động của trò từ đó nghĩ ra cách dạy, cách nâng đỡ, cách tha thứ và cách thuyết phục thành công. Người thầy giàu tình cảm luôn được trò thương, trò nhớ, gia đình học trò biết ơn.  Có duyên thầm: nghề dạy học khó thu hút người ngoài nghề bằng bề ngoài hào nhoáng, hấp dẫn nhưng níu chân người đã bước vào nghề bằng cái duyên thầm của mình. Nhiều người lúc đầu không có cảm tình đặc biệt với nghề này nhưng bước 10 [...]... suy nghĩ của học sinh vào bài giảng Giáo viên nên tránh những câu dài, cấu trúc từ phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu Ngược lại, giáo viên cân nhắc những lời nói quá ngắn ngủi, quá vắn tắt thường làm cho học sinh khó hiểu - Nhịp độ ngôn ngữ của giáo viên cũng có một ý nghĩa nhất định Nếu ngôn ngữ của giáo viên đều đều, đơn điệu sẽ gây mệt mỏi rất nhanh chóng làm cho người nghe 25 chán... trọng của người giáo viên Nó là công cụ sống còn đảm bảo cho người giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình Sở dĩ như vậy là vì: bằng ngôn ngữ truyền đạt thông tin từ giáo viên đến học sinh, bằng ngôn ngữ thúc đẩy sự chú ý và sự suy nghĩ của học sinh vào bài giảng, bằng ngôn ngữ điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh Năng lực ngôn ngữ của người giáo viên thường được... đẩy năng lực chế biến tài liệu ở người giáo viên  Năng lực dạy học: Kết quả lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh đối tượng học tập phụ thuộc vào 3 yếu tố: Trình độ nhận thức của học sinh, nội dung của bài giảng và cách dạy của giáo viên Vì vậy, giáo viên phải biết cách dạy và ngâng cao trình độ cách dạy lên mức độ năng lực Nghề nào cũng có kỹ thuật hành nghề của mình Nghề dạy cũng có kỹ thuật riêng của nó... nhân, huống gì người giáo viên Người giáo viên phải có kiến thức đa dạng, uyên thâm, có kiến thức sư phạm về các đề tài giảng dạy đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị sáng tỏ, áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào đường lối đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc giảng dạy Giáo viên có nhiều kiến thức, có nhiều... tiếp sư phạm không chỉ thể hiện trong việc tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong mọi mặt của hoạt động sư phạm Thông qua sự giao tiếp này, giáo viên đóng góp công sức của mình vào việc gắn giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, làm cho giáo dục cuộc sống cùng chiều với giáo dục nhà trường tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ 26 Việc rèn luyện năng lực giao... phá Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Internet là nguồn thông tin không thể thiếu được của những người làm nghề dạy học Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói quen không thể từ bỏ được của mỗi giáo viên Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy tính trở thành kỹ năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả giáo viên. .. tỏ cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy chắc chắn giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và thành công hơn mong đợi 31 IV NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN: 1 Trong gia đình có người thân làm trong ngành giáo viên: Vì vậy em có thể tích lũy kinh nghiệm và học hỏi được phương pháp làm giáo viên, bổ sung được kiến thức và kĩ năng Luôn có thể tiếp cận với nghề bất cứ lúc nào, học hỏi từ thế... chính bộ mặt chính trị đạo đức và tài nghệ sư phạm của giáo viên 27  Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm: Trong quá trình giáo dục, người giáo viên thường đứng trước nhiều tình huống sư phạm khác nhau Điều đó một mặt đòi hỏi người giáo viên phải hiểu biết tâm lý học sinh, hiểu được những điều đang diễn ra trong tâm hồn các em; mặt khác đòi hỏi người giáo viên phải biết giải quyết linh hoạt và sáng tạo những... mình  Cẩn trọng: Là đức tính giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh Để thực hành tính cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ , trí thông minh, kỹ năng , lý luận, lo xa, thận trọng, đề phòng  Kiên nhẫn: Đức tính kiên nhẫn giúp giáo viên vượt thắng những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc giáo dục người trẻ Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự... hợp  Năng lực thiết kế bài giảng: Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ, kinh nghiệm của các em và đảm bảo logic sư phạm Muốn làm được điều đó trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải đánh giá đúng đắn tài liệu Việc đánh giá đúng đắn tài liệu của giáo viên chính là xác lập . hỏi bất kỳ ai rằng, người nào có tầm ảnh 3 hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và người bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo. 2. Mọi người đều tôn trọng và yêu quý giáo viên:. làm các sinh viên phá lên cười nhưng cũng có khi chính các em học sinh sẽ kể chuyện vui cho bạn nghe. Cũng có lúc các em nói điều gì đó thật buồn cười mà lại không nhận ra điều đó. Hãy biết tìm. dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông tin. Những kiến thức nhà trường chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ những cơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay người

Ngày đăng: 02/04/2014, 15:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5. Nhà giáo Vũ Hữu Bình - Một tấm gương sáng của trường THCS Trưng Vương

  • Từ năm 1961, khi mới bắt đầu vào tuổi mười tám, đôi mươi, nhà giáo Vũ Hữu Bình đã đứng trên bục giảng trường cấp hai. Cho đến hôm nay, đã hơn 40 năm trôi qua, ông vẫn miệt mài đứng trên bục giảng ấy. Bao lớp học trò kế tiếp nhau, đã ngồi nghe ông giảng, nhận từ ông không chỉ kiến thức Toán học, mà cả những bài học về đạo đức, về lối sống, cách hành xử khiêm nhường, rồi lớn lên, thành công trong học vấn, đi ra đóng góp với xã hội, Người thầy mái tóc mướt xanh ngày nào, giờ đã pha sương mà vẫn bền bỉ một tâm huyết có từ thời trai trẻ.

  • Có thể gọi Vũ Hữu Bình là một trong những nhà giáo có nhiều học trò nhất hiện nay. Vì ngoài tâm sức dành cho những học trò ở lớp mình dạy, ông còn dành phần thời gian và tâm sức rất lớn soạn những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, chủ yếu do Nhà xuất bản giáo dục phát hành, dành cho những lứa học sinh như học trò trực tiếp của ông, dành cho những đồng nghiệp của ông để họ có thêm kinh nghiệm dạy học trò của mình. Có biết bao nhiêu học sinh chưa hề gặp thầy Vũ Hữu Bình, chỉ đọc sách của thầy, viết thư cho thầy xin được nhận là học trò, mãi mãi biết ơn thầy vì những bài học nhận được từ những trang sách của thầy. Và thầy Vũ Hữu Bình cũng không quản ngại, nếu điều kiện cho phép, sẵn sàng trả lời tỉ mỉ, chu đáo qua thư cho những học sinh không quen biết viết gửi tới ông hỏi về một bài toán bất kỳ nào đó.

  • Ông đã được Bộ giáo dục tặng Bằng khen về những đóng góp lớn trong việc viết sách giáo khoa. Là một nhà giáo giỏi chuyên môn, có uy tín rất cao đối với đồng nghiệp, phụ huynh cũng như học sinh, ông lại có lối sống cũng như tác phong chan hoà, gần gũi với mọi người. 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan