1. Chu Văn An (1292 - 1379)
Nhà giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Ông là một trong những nhà giáo ưu tú nhất trong lịch sử Việt Nam. Thầy Chu Văn An vốn là người chính trực nên không thích việc quan trường luôn ẩn chứa nhiều điều thị phi. Ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Sau này, ông được chính vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này.
Điển tích nổi tiếng nhất của thầy Chu Văn An khi sinh thời thể hiện sự chính trực chính là việc ông dâng “Thất trảm sớ”, yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên gian thần song bị vua từ chối. Sau đó, ông cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương, làm một thầy giáo truyền thụ kiến thức cho đến khi mất.
2. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.
Ông nổi tiếng vì tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường.
Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…
3. Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
Nhà giáo Lê Quý Đôn tên thật là Lê Danh Phương. Ông là một vị quan, một nhà khoa học trong rất nhiều lĩnh vực ở thời hậu Lê.
Với kiến thức uyên thâm, tài trí hơn người, Lê Quý Đôn đã để lại nhiều bộ sách có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau như lịch sử, địa lý, thơ văn, lý số… Ngoài ra, ông còn là một nhà nho, nhà giáo dục tài năng và đức độ. Qua bàn tay dạy dỗ với những bài học về kiến thức, đạo đức làm người, học trò của ông có rất nhiều người đã thành tài và giữ chức vụ quan lớn trong triều đình như Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu...
4. Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
Nguyễn Đình Chiểu tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, hay còn được gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu. Ông là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là một trong những con người có cuộc đời khá bất hạnh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông cũng có một tương lai tươi sáng khi đang rộng bước trên con đường khoa cử. Bên cạnh đó, ông còn được
gái. Tuy nhiên, việc thân mẫu của ông mất chính là bước ngoặt thay đổi hoàn toàn cuộc sống của nhân vật này. Mẹ mất, vì quá thương mẹ mà khóc đến mù hai mắt, sau đó là bệnh tật, hôn thê bội ước, gia cảnh sa sút. Tuy vậy, chính hoàn cảnh này mới bộc lộ được tính cách của một nhà nho, nhà giáo, nhà yêu nước chân chính.
Sống vào thời điểm loạn lạc nhất trong lịch sử phong kiến khi nước Pháp bắt đầu mang quân sang xâm lược nước ta, trước những cám dỗ của kẻ thù, ông vẫn một mực nói không. Ông đã để lại cho đời rất nhiều áng văn lỗi lạc như Lục Vân Tiên và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
5. Nhà giáo Vũ Hữu Bình - Một tấm gương sáng của trường THCS Trưng Vương
Từ năm 1961, khi mới bắt đầu vào tuổi mười tám, đôi mươi, nhà giáo Vũ Hữu Bình đã đứng trên bục giảng trường cấp hai. Cho đến hôm nay, đã hơn 40 năm trôi qua, ông vẫn miệt mài đứng trên bục giảng ấy. Bao lớp học trò kế tiếp nhau, đã ngồi nghe ông giảng, nhận từ ông không chỉ kiến thức Toán học, mà cả những bài học về đạo đức, về lối sống, cách hành xử khiêm nhường, rồi lớn lên, thành công trong học
vấn, đi ra đóng góp với xã hội, Người thầy mái tóc mướt xanh ngày nào, giờ đã pha sương mà vẫn bền bỉ một tâm huyết có từ thời trai trẻ.
Có thể gọi Vũ Hữu Bình là một trong những nhà giáo có nhiều học trò nhất hiện nay. Vì ngoài tâm sức dành cho những học trò ở lớp mình dạy, ông còn dành phần thời gian và tâm sức rất lớn soạn những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, chủ yếu do Nhà xuất bản giáo dục phát hành, dành cho những lứa học sinh như học trò trực tiếp của ông, dành cho những đồng nghiệp của ông để họ có thêm kinh nghiệm dạy học trò của mình. Có biết bao nhiêu học sinh chưa hề gặp thầy Vũ Hữu Bình, chỉ đọc sách của thầy, viết thư cho thầy xin được nhận là học trò, mãi mãi biết ơn
thầy vì những bài học nhận được từ
những trang sách của thầy. Và thầy
Vũ Hữu Bình cũng không quản ngại,
nếu điều kiện cho phép, sẵn sàng trả
lời tỉ mỉ, chu đáo qua thư cho những
học sinh không quen biết viết gửi tới
ông hỏi về một bài toán bất kỳ nào
đó.
Ông đã được Bộ giáo dục tặng Bằng
khen về những đóng góp lớn trong
việc viết sách giáo khoa. Là một nhà
giáo giỏi chuyên môn, có uy tín rất
cao đối với đồng nghiệp, phụ huynh
cũng như học sinh, ông lại có lối sống
cũng như tác phong chan hoà, gần gũi
với mọi người.
Nhà giáo Vũ Hữu Bình đã được
Hội Toán học Việt Nam trao tặng Giải
thưởng Lê Văn Thiêm. Ông cũng đã
được Nhà nước ta phong tặng danh
hiệu Nhà giáo ưu tú ngay đợt đầu tiên
(1988). Năm 2002 này, ông đang
được đề nghị Nhà nước xét phong
tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân.
Những danh hiệu khác nữa rồi sẽ đến với ông. Nhưng có lẽ phần thưởng cao nhất chính là sự thành đạt của lớp học trò, tình cảm biết ơn chân thành của họ đối với ông, là những phút giây ông thư thái trong ngôi nhà ấm cúng, thuận hoà, con cái
thưởng ấy thì ông đã được nhận xứng đáng từ lâu rồi. và ông sẽ được tiếp tục nhận những niềm vui như thế nữa, bởi ông vẫn đang tiếp tục cống hiến.
6. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường.
Ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy, ông đã viết
sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Vươn lên số phậnẤn tượng đầu tiên về ông là dùng đôi chân của mình mở khoá, rót trà mời khách và làm tất tần tật mọi việc nho nhỏ trong gia đình. Năm 1951, khi lên 4 tuổi, sau một cơn sốt, ông bị liệt hẳn 2 tay.Từ đó, ngày nào cậu bé Ký cũng nhìn đôi tay mềm nhũn của mình mà khóc.
Khó khăn thế, nhưng ông miệt mài tập viết ngày đêm. Cuối cùng ông cũng kẹp thước, compa vẽ hình tròn, hình vuông. Việc gì trong nhà ông cũng đều làm bằng đôi chân kỳ diệu của mình.Năm 1962, ông được Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc. Năm ấy, ông xuất sắc đứng thứ 5 và một lần nữa được
Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý lần
hai.Lên cấp 3, theo lời động viên của
bạn bè khắp cả nước gửi thư về, ông đã
chọn ngành văn. Năm 1966, ông được
Đại học Tổng hợp Hà Nội gửi giấy
mời nhập học ngành Ngữ văn.Trong
4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn
đe dọa tính mạng, ông vẫn miệt mài
đèn sách. Ông quan niệm: "Xa
trường, xa lớp nhưng không xa sách
vở". Vì thế, ngay cả trên giường bệnh,
ông vẫn miệt mài học tập.Năm
1970, ông bảo vệ thành công luận
văn tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký đầu tiên viết bằng chân ở Việt Nam, nhan đề: "Những năm tháng không quên".