Nghệ nhân có công hồi sinh gốm cổ Luy Lâu potx

5 406 0
Nghệ nhân có công hồi sinh gốm cổ Luy Lâu potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghệ nhân công hồi sinh gốm cổ Luy Lâu Gốm Luy Lâu là cái tên quá xa lạ bên cạnh bốn dòng gốm nổi danh xứ Bắc kỳ được nhiều người biết đến như Chu Đậu, Thổ Hà hay Bát Tràng, Phù Lãng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dòng gốm cổ tưởng chừng đã mai một dần nhưng với tình yêu gốm, niềm say mê tìm hiểu những tinh hoa của đất mẹ, nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông đã làm sống lại dòng gốm truyền thống này. Tinh hoa từ lòng đất Gốm cổ Luy Lâu ra đời từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Trong quá trình khai quật thành Luy Lâu, căn cứ vào kỹ thuật đắp lò, những vật liệu chứa trong lò được tìm thấy thì các nhà nghiên cứu đã khẳng định Bãi Định, Hà Mãn, Thanh Khương là kho lò nung gốm vào khoảng thế kỷ thứ II đến VII - X sau Công nguyên, vào thời kỳ mà Luy Lâu giữ vai trò trung tâm của quận Giao chỉ. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông tâm sự: “Ngày đó tôi khoảng 15 ; 16 tuổi, thấy người trên tỉnh, thành phố về nói chuyện về gốm nên tôi tự nhiên cảm giác thích gốm, muốn tìm hiểu về nó”. Mang trong mình tình yêu gốm, ông luôn nung nấu ý định phải tìm hiểu về gốm Luy Lâu. Những câu hỏi đặt ra trong đầu như gốm Luy Lâu của mình gì khác với các dòng gốm khác ?; Làm sao để xác định được tuổi thọ của gốm ?; Những hoa văn, họa tiết ra sao cho đúng với nguyên mẫu ? Trò chuyện với phóng viên tại xưởng gốm của nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông ở xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông say sưa kể cho chúng tôi nghe về dòng gốm cổ mang nhiều nét độc đáo nhưng lại ít người biết đến này. Với màu men của gốm, chắc chắn trên đất nước Việt Nam không đâu lại màu men lạ và đặc trưng như gốm Luy Lâu, chất men đặc trưng chiết xuất là tro từ thân cây dâu nên màu men ôliu bất hủ. Qua những người thợ nhiều kinh nghiệm, học hỏi từ lớp đàn anh ở các làng gốm khác, nghệ nhân Vông tự mày mò tìm phương pháp làm gốm và nguyên liệu làm từ chính đất Luy Lâu. Các sản phẩm làm ra từ đất Luy Lâu như gạch ngói, đồ dùng cá nhân, nhất là đồ tùy táng cho dù trải qua mưa nắng hay vùi lấp dưới đất hàng trăm năm vẫn không bị rêu phong. Dẫn chứng cho điều đó, ông Vông cho chúng tôi xem 2 chiếc bình cổ theo ông nó niên đại khoảng 2000 năm, mà từng họa tiết trên 2 chiếc bình độc đáo và lạ kỳ đến không ngờ. Từ thuở sơ khai, ông cha ta đã biết dùng những vật dụng, cây cối gần gũi với đời sống con người để tạo ra họa tiết trang trí như bao tải hay lá cây dương xỉ. Rồi ngay cả tháp Hòa Phong ở chùa Dâu cũng được xây dựng bằng gạch Luy Lâu. Theo 1 số nhà nghiên cứu gốm Luy Lâu thì loại gốm này đặc thù mà các loại gốm trong nước và ngoài nước không được như thể chịu nhiệt từ nhiệt độ 1.050 độ C xuống đến âm 40 độ C. Gốm Luy Lâu sử dụng đất tại chỗ, thành phẩm Sio2, cao xương gốm tương đối cứng nên sản phẩm dầy mà không vỡ. Gian nan một dòng gốm Phải chăng ra đời vào thời kỳ đất nước đang bị phong kiến, phương Bắc đô hộ nên gốm cổ Luy Lâu đã bị chôn sống? Một dòng gốm độc đáo tưởng chừng như rơi vào quên lãng đã được khôi phục nhờ bàn tay tài hoa của nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông. Cho đến nay, những sản phẩm gốm cổ Luy Lâu vẫn được coi là sản phẩm mẫu mực của dòng gốm dân gian tồn tại trong xã hội cổ đại nước ta. Hiện nay cả làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông làm gốm, kế thừa, phục dựng những truyền thống của cha ông cách đây cả nghìn năm là điều rất khó khăn. Những ngày mới bắt tay vào làm, ông kể: “không bất kỳ tài liệu nào nói về quá trình dựng lò, sau đó nhờ đoàn khảo cổ của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng về khai quật thì mọi thứ mới hé lộ”. Ông Vông quyết tâm theo đuổi đến cùng nghề gốm, vì chỉ nghĩ đến một điều đơn giản đó là truyền thống quê hương. Ông nói: “Đây là nghề đốt tiền, lại vất vả nhưng mình cũng quyết chí rồi nên gia đình cũng không ai ngăn cản. Kinh phí tự mình làm ra thì mình đi thôi”. Từ đó ông bỏ công việc ở Sở văn hóa tỉnh Bắc Ninh để đi khắp các làng gốm truyền thống trong Nam ngoài Bắc tìm hiểu xem chúng khác với gốm Luy Lâu ở điểm nào và nếu muốn kết hợp 1 số công nghệ hiện đại để giảm tải cho sức người sẽ phải áp dụng ra sao ? Gốm Luy Lâu là thú chơi của giới quý tộc, trong gốm Luy Lâu lượng sắt lớn, người thợ gốm không dùng bàn xoay mà hoàn toàn dùng tay để tạo nên phần xương gốm nên không dị bản, phương thức sản xuất cũng ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa nhưng với những họa tiết trang trí đều thuần Việt. Sản phẩm gốm thủ công của nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông đã được trưng bày tại triển lãm đồ gốm chào mừng Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14. Năm 2007, để tìm hướng khôi phục và phát triển dòng gốm độc đáo này, tỉnh Bắc Ninh cũng đã tổ chức một hội thảo khá quy mô, nhiều giải pháp được đưa ra nhưng đều thống nhất ở một điểm: cần nỗ lực đồng bộ của cả người dân vùng Dâu và nhiều quan, chức năng. Gốm ở thời nào cũng vai trò rất quan trọng, đánh dấu lịch sử văn hóa của Luy Lâu và văn hóa của tâm linh người Việt cổ, nét riêng của dân tộc. Tâm linh thể hiện trên gốm phải ở những cảm nhận, “ cũng giống như 1 gái duyên, cái khó của gốm phải là tự cảm nhận, phải yêu gốm đã, những lúc ngồi cả đêm để ngắm gốm ”, ông Vông bộc bạch. Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, gốm cổ Luy Lâu cũng góp món quà là một ngọc bình kích thước lớn, giữ nguyên màu men màu xanh lá ôliu và được đắp phù điêu nổi của 1.000 nhân vật văn hóa trong lịch sử, và 1.000 chữ ký như để chứng mình sự “ hồi sinh” của mình. . Nghệ nhân có công hồi sinh gốm cổ Luy Lâu Gốm Luy Lâu là cái tên quá xa lạ bên cạnh bốn dòng gốm nổi danh xứ Bắc kỳ được nhiều người biết đến. cũng được xây dựng bằng gạch Luy Lâu. Theo 1 số nhà nghiên cứu gốm Luy Lâu thì loại gốm này có đặc thù mà các loại gốm trong nước và ngoài nước không có được như có thể chịu nhiệt từ nhiệt độ. sao ? Gốm Luy Lâu là thú chơi của giới quý tộc, trong gốm Luy Lâu có lượng sắt lớn, người thợ gốm không dùng bàn xoay mà hoàn toàn dùng tay để tạo nên phần xương gốm nên không có dị bản,

Ngày đăng: 02/04/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan