Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
164,91 KB
Nội dung
Công nghệ nhân và sản xuất giống dừa I- VAI TRÒ, VỊ TRÍ CÂY DỪA (COCOS NUCIFERA L) * Diện tích trồng dừa của Việt Nam hiện nay vào khoảng 220.000 ha với năng suất bình quân là 36 - 38 quả/cây/năm, năng suất cơm dừa khô (copra) đạt 1 - 1,2 tấn/ha/năm. * Theo số liệu của Công ty Dầu thực vật (Bộ Công nghiệp) năm 1989 Việt Nam đã sản xuất 167.400 tấn dầu thực vật, trong đó dầu dừa chiếm hơn 40%. Năm 2001, Việt Nam đã sản xuất 270.000 tấn dầu thực vật. Dầu dừa chủ yếu để xuất khẩu và được pha trộn với các loại dầu khác để sản xuất dầu ăn (cooking oil, salad oil, ). * Điều kiện tự nhiên Việt Nam thuận lợi cho việc phát triển cây dừa nhất là từ vĩ tuyến 20 trở vào. Dừa có thể sinh trưởng trên các loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt trên đất cát có nhiễm mặn nhẹ. * Đặc biệt cây dừa cũng có thể sống trên một số loại đất phèn mặn mà các loại cây trồng khác khó phát triển, tạo điều kiện phủ xanh và sử dụng đất đai hợp lý ở các vùng ven biển. Với vốn đầu tư ban đầu thấp, ít tốn công chăm sóc hàng năm, không kén đất, có thể tận dụng đất trống để trồng ở ven kênh rạch, bờ mương, sân vườn lại cho thu hoạch hằng tháng, cây dừa đã là cây trồng truyền thống của ĐB SCL và Duyên hải miền Trung. Các sản phẩm chế biến của dừa bao gồm: dầu dừa, thạch dừa, than gáo dừa, các sản phẩm từ chỉ sơ dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ lá dừa, gáo dừa, gỗ dừa, II- TẦM QUAN TRỌNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG DỪA: Dừa là cây lấy dầu, là một trong năm cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới. Năng suất bình quân của các vườn dừa Việt Nam còn quá thấp: chỉ đạt khoảng 36 - 38 quả/cây/năm so với tiềm năng năng suất (80 - 100 quả/cây/năm, các giống lai 150 quả/cây/năm). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất thấp, nhưng quan trọng hơn cả là do giống xấu. Giống có liên quan chặt chẽ với các yếu tố khác, chỉ có giống tốt mới có thể sử dụng một cách hoàn hảo nhất các điều kiện canh tác và ngược lại, chỉ trong điều kiện canh tác tốt thì giống có khả năng cho năng suất cao mới biểu hiện được ưu thế của giống. Nếu dùng giống xấu phải chịu hậu quả hàng chục năm sau (khác với cây hàng niên). Giống tốt có thể nâng cao năng suất thêm 30 - 40%. Ba mục tiêu chính trong chọn tạo giống dừa là: - Năng suất cao và ổn định (hàm lượng dầu cao đối với các giống dùng để lấy dầu và chế biến công nghiệp, năng suất quả cao và nước ngọt đối với các giống dừa uống nước). - Ra hoa sớm, cho quả sớm. - Thích nghi rộng với các điều kiện môi trường sinh thái, kháng sâu bệnh, III- NHU CẦU GIỐNG DỪA: - Do hệ số nhân giống thấp: 1/50 (cây cọ dầu: 1/4.000) nên việc sản xuất và cung cấp giống dừa năng suất cao, chất lượng tốt phải được tính toán kỹ tránh hụt hẫng về cây giống. Hãy thử làm một phép tính đơn giản: với 250.000 ha dừa có chu kỳ khai thác kinh tế 50 năm, mỗi năm phải trồng lại 1/50 diện tích tương đương 5.000 ha. Mật độ trồng 160 cây/ha thì nhu cầu giống 800.000 cây dừa giống (cộng thêm 5% cây giống dự phòng thì số cây giống thực tế sẽ là 840.000 cây dừa giống/năm. Từ kinh nghiệm 1 cây mẹ bình tuyển thu được 60 quả dừa giống, nhưng ươm ra chỉ được khoảng 50 cây dừa giống (1/50): như vậy số cây dừa mẹ cần bình tuyển để thu quả giống là: 840.000/50) 168.000 cây mẹ. IV- MỘT SỐ GIỐNG DỪA NĂNG SUẤT CAO ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG 1- Những khác biệt chủ yếu giữa 2 nhóm giống dừa cao và nhóm giống dừa lùn: NHÓM DỪA CAO NHÓM DỪA LÙN - Thụ phấn chéo - Tự thụ phấn - Ra hoa muộn, có quả muộn (5 - 7 năm) - Ra hoa sớm, có quả sớm (3 - 4 năm) - Số quả/qu ày ít, trái lớn - Số quả/quày nhiều, trái nhỏ - Cây cao 12 - 20 m, tăng trưởng nhanh - Cây thấp, tăng trưởng chậm (< 10 m) - Gốc cây phình to - Gốc thẳng - Cơm dừa dày - Cơm dừa mỏng - Hàm lượng dầu dừa cao 65 - 70% - Hàm lượng dầu thấp < 65% - Tính chống chịu tốt - Tính chống chịu kém - Thích hợp để lấy dầu, chế biến công nghiệp, sản phẩm phụ (chỉ, xơ ) - Thích hợp để uống nước 2- Các giống dừa được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay: NHÓM GIỐNG DỪA CAO NHÓM GIỐNG DỪA LÙN - Dừa Ta (xanh, vàng) - Dừa Xiêm (xanh, đỏ) - Dừa Dâu (xanh, vàng) - Dừa Tam Quan - Dừa Lửa - Dừa Ẻo - Dừa Giấy - Dừa Dứa - Dừa Đặc ruột (Sáp) Trong đó các giống dừa Ta, dừa Dâu, dừa Giấy, dừa Tam Quan có tiềm năng năng suất cao, có nhiều triển vọng để sử dụng trong công tác lai tạo giống mới, được khuyến cáo sử dụng để trồng mới, trồng lại các vườn dừa lão, năng suất thấp Dừa Sáp, dừa Dứa là những giống có giá trị kinh tế cao hiện được nông dân ưa thích. 3- Một số giống dừa lai năng suất cao: - Giống dừa lai PB - 121 (MAWA) do CIRAD, Pháp sản xuất tại Port Bouet, Côte d'Ivoire: Các chỉ tiêu LVM (Lùnvàng Mã Lai) (Mẹ) PB - 121 (Mawa) (con lai) CTP (CaoTây Phi) (cha) Tốc độ nảy 6 - 7 10 - 11 16 - 17 mầm tuần Ra hoa s ớm (khi có 50% cây ra hoa) (tháng) 36 48 62 Số quả/cây 100 104 55 Corp/quả (gam) 130 - 140 240 234 Corp/ha (tấn) 2,6 3,5 ch ịu hạn 1,8 Giống dừa lai PB 121 đã được sản xuất tại Vườn dừa giống Trảng Bàng thuộc Viện Nghiên cứu Dầu thực vật và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá năm 1998. Giống dừa lai này đang được sử dụng trong dự án giống dừa 2001 - 2005. - Giống dừa lai JVA do PCA, Philippines sản xuất: Các chỉ tiêu JVA Ra hoa sớm (tháng) 29 Số quả/cây 96 Số quày/cây 18,5 Corp/ha (tấn) 3,17 JVA là giống lai giữa dừa lùn vàng Malaysia (hoặc lùn đỏ Malaysia) và Bago-oshiro, là một trong những giống dừa lai chủ yếu của Philippines, JVA được nhập vào Việt Nam từ năm 1987 đã được Bộ NN & PTNT đồng ý cho trồng khảo nghiệm. Hiện JVA đang được sản xuất tại Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò và trồng khảo nghiệm trong dự án phát triển giống dừa 2001 - 2005. V- CÔNG NGHỆ NHÂN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG DỪA 1- Nhập nội nguồn gen cây dừa: Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế (FAO, CIRAD, COGENT/IPGRI ) nhiều giống dừa có triển vọng của các nước như Irory Coast, Philippine, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan đã được nhập vào Việt Nam. Cùng với nguồn gen cây dừa được thu thập trong nước đây là nguồn gen quý giá, nguồn thực liệu ban đầu để sử dụng cho công tác chọn tạo giống mới với các đặc tính mong muốn. Hiện nay Viện Nghiên cứu Dầu thực vật đang bảo tồn một tập đoàn gồm 44 mẫu giống dừa (trong đó 13 mẫu giống nhập từ nước ngoài). Công tác tư liệu hoá, đánh giá đang được thực hiện. Mục tiêu của công tác nhập nội giống dừa chủ yếu để tạo nguyên liệu khởi đầu, chỉ một số ít là dùng để sản xuất trực tiếp. 2- Bình tuyển cây đầu dòng: Ưu điểm của công tác bình tuyển cây đầu dòng (các cây dừa giống bản địa có biểu hiện xuất sắc, vượt trội các cây khác trong cùng một điều kiện canh tác hoặc chăm sóc) để thu quả giống là cung cấp nhanh số lượng lớn các cây dừa giống đủ tiêu chuẩn, cây giống đã thích nghi tự nhiên với các điều kiện sinh thái. Các tiêu chuẩn tuyển chọn cây đầu dòng (cây mẹ) như sau: - Số quả/cây là 60 đối với dừa Ta và 80 đối với dừa Dâu. - Khối lượng cơm dừa tươi/trái là 450 gr đối với dừa Ta và 380 gr đối với dừa Dâu. - Thân thẳng, sẹo lá khít. [...]... tăng năng suất của các vườn dừa hiện nay cần thiết phải làm công tác cải thiện giống Bên cạnh việc bình tuyển, chọn lọc những giống dừa bản địa ưu tú đã thích hợp từ lâu đời của các địa phương, Viện Nghiên cứu Dầu thực vật còn nghiên cứu, lai tạo ra các giống dừa lai mới, sử dụng ưu thế lai để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng của giống dừa, đáp ứng kịp thời cho sản xuất Từ năm 1993, Viện Nghiên... ngoài cùng dùng làm copra Công việc này các địa phương tự làm dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Dầu và cây có Dầu 2- Xây dựng vườn sản xuất giống dừa bằng phương pháp thụ phấn trợ lực: Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều giống dừa lai như PB 121 (Lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi), PB 132 (Lùn vàng Cameroun x Cao Polynesie), PB 111 (Lùn đỏ Mã Lai x Cao Tây Phi), JVA (Lùn vàng Mã Lai x Cao HIJO),... cứu ứng dụng thành công kỹ thuật sản xuất giống dừa lai bằng phương pháp thụ phấn trợ lực Kết quả là các giống dừa lai năng suất cao như PB 121, PB 141, JVA1, JVA2 đã được tạo ra ngay tại Việt Nam, góp phần gia tăng năng suất của các vườn dừa, ổn định thu nhập cho nông dân và gia tăng sản lượng nguyên liệu cho ngành dầu thực vật - Kỹ thuật cắt hoa đực (khử đực): Khi cây mẹ ở vườn giống phát triển đầy... (50% số cây ra hoa và số hoa cái/phát hoa > 5 thì thực hiện cắt bỏ hoa đực, chỉ để lại hoa cái, đây là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật thụ phấn trợ lực để sản xuất giống dừa lai, quyết định tính chính thống của quả lai sau này Việc cắt bỏ hoa đực phải làm thường xuyên và liên tục trong vườn giống Mỗi công nhân chuyên theo dõi khử đực cho 300 - 400 cây dừa mẹ/ngày - Kỹ thuật thụ phấn nhân tạo: Sau khi... (hay thay vì màu xanh, vàng, đỏ thì chồi có màu trắng chẳng hạn) Về lâu dài để bảo đảm cung cấp đủ số lượng và chất lượng cây dừa giống cho nhu cầu phát triển, nhu cầu trồng lại các vườn dừa lão (chu kỳ khai thác kinh tế của cây dừa là 50 năm) cần phải chuẩn bị các bước sau: - Bình tuyển từ các vườn dừa trong sản xuất Chọn những cây có đủ tiêu chuẩn, có năng suất cao từ các giống bản địa có tiềm năng,... lần/ngày vào buổi sáng và kéo dài từ 8 - 15 ngày tuỳ theo phát hoa mang nhiều hay ít hoa cái Ngưng phun phấn khi đầu nuốm của tất cả các hoa cái đều chuyển sang màu nâu, một công nhân thụ phấn phụ trách 800 - 1.000 cây dừa mẹ để theo dõi và phun phấn mỗi buổi sáng - Kỹ thuật xử lý phấn hoa dừa để thụ phấn trợ lực: Với quy trình kỹ thuật nêu trên, Viện Nghiên cứu Dầu thực vật đã sản xuất thành công tổng... thuật và xuất vườn những cây giống đúng tiêu chuẩn Nội dung này do các địa phương thực hiện, từ công tác bình tuyển tới xây dựng vườn ươm kiểu mẫu ở các cấp huyện, xã dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Dầu và cây có Dầu, của cán bộ khuyến nông Xây dựng các vườn giống tập trung Vườn giống này sẽ trồng những cây giống lấy quả từ những cây được bình tuyển một cách thận trọng từ các giống. .. vườn giống này sẽ cung cấp quả giống được cải thiện cho chương trình phát triển dừa Cách thiết lập: Mỗi vườn giống được thiết lập với quy mô khoảng 50 - 100 ha Các vườn giống nên biệt lập, cách các vườn dừa khác tối thiểu khoảng 100m, khoảng cách ly này có thể trồng lúa hoặc các loại cây ăn quả khác Tuy nhiên nếu nơi nào không có điều kiện để cách ly thì có thể trồng bình thường nhưng khi thu quả giống. .. quả nẩy mầm nhờ các chất dinh dưỡng có sẵn trong nước và cơm dừa - Thời gian ươm quả phải dự trù khoảng 9 - 11 tháng trước khi trồng Thời gian nảy mầm làm thay đổi tuỳ theo loại dừa và độ chín của quả khi đem đặt vào vườn ươm Do đó khi ươm phải: + Đặt các quả cùng một loại hoặc là cùng 1 kiểu lai vào cùng một nơi + Trong 1 lô quả phải cùng 1 độ chín và đặt cùng một thời gian để sau này dễ lựa chọn quả... thành công tổng cộng hơn 36.000 quả lai của các giống dừa lai năng suất cao như PB 121, PB 141, JVA, JVA2 cung cấp cho nông dân để thay đổi dần cơ cấu giống dừa Kỹ thuật cơ bản của phương pháp thụ phấn có trợ lực là các cây lừa lùn (làm mẹ) và các cây dừa cao (làm bố) được trồng riêng biệt, được cách ly bảo đảm, sau đó loại bỏ hết bông đực ở vườn cây mẹ và thu hoạch bông đực ở vườn cây bố để phun lên . được sản xuất tại Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò và trồng khảo nghiệm trong dự án phát triển giống dừa 2001 - 2005. V- CÔNG NGHỆ NHÂN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG DỪA 1- Nhập nội nguồn gen cây dừa: . Các giống dừa được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay: NHÓM GIỐNG DỪA CAO NHÓM GIỐNG DỪA LÙN - Dừa Ta (xanh, vàng) - Dừa Xiêm (xanh, đỏ) - Dừa Dâu (xanh, vàng) - Dừa Tam Quan - Dừa. Công nghệ nhân và sản xuất giống dừa I- VAI TRÒ, VỊ TRÍ CÂY DỪA (COCOS NUCIFERA L) * Diện tích trồng dừa của Việt Nam hiện nay vào khoảng 220.000 ha với