Kỹ thuậtsảnxuấtgiốngvànuôi thương phẩmvẹmxanh
Nguồn: vietlinh.com.vn
Vẹm vỏ xanh (Perna viridis Linne, 1758) là một loài động vật thân mềm
hai mảnh vỏ, sống phân bố rộng khắp ở các vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới,
trong đó có Việt Nam. Theo độ sâu, chúng phân bố từ trên dưới tuyến hạ triều đến
20m nước, ở độ sâu 5 - 6m nước có mật độ tương đối cao. Vẹm vỏ xanh là loài có
giá trị kinh tế, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được nuôi phổ biến làm nguồn
thực phẩm cho con người và những đối tượng nuôi khác. Trong tự nhiên, vẹm
xanh thành thục quanh năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là các tháng 1 - 5 và
tháng 8 - 10. Tuyến sinh dục của vẹm tồn tại ở 3 hình thức: đực, cái và lưỡng tính.
Khi vẹm thành thục, tuyến sinh dục của con đực màu trắng sữa, con cái màu đỏ
cam.
Chọn giốngvà kích thích phóng tinh, đẻ trứng
Vẹm được chọn cho đẻ là những cá thể khỏe mạnh, có kích thuớc từ 85 -
100mm, tức là vẹm đã trên 1 năm tuổi tính từ giai đoạn ấu trùng, đây là giai đoạn
vẹm có tuyến sinh dục phát triển chín muồi. Nuôi từ 3 - 7 ngày, cho ăn các loài tảo
đơn bào như: Chaetoceros sp, Nanochlopsis sp, Platymonas sp… vàthường xuyên
sục khí, thay 40 - 60% nước hàng ngày. Sau khi làm vệ sinh vỏ, dội qua nước
ngọt, nước biển và đem rải đều phơi nắng 20 - 30 phút, cho vào lồng treo trên bể
đẻ đã chuẩn bị sẵn. Tiếp tục dùng vòi dội mạnh nước mặn đã được lọc sạch đã qua
xử lý chlorine hoặc viên aquasep. Qua nhiều công đoạn, vẹm bố mẹ bị kích thích,
trứng, tinh trùng được phóng ra và thụ tinh trong nước. Khi ngửi thấy mùi tanh,
kiểm tra dưới kính hiển vi có trứng được thụ tinh thì vớt vẹm bố mẹ ra ngoài.
Ương ấu trùng nổi
Sau khi trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng chữ D (Veliger) sẽ được
chuyển sang bể ương ấu trùng. Mật độ ấu trùng từ 2 - 3,5 con/ml. Thêm nước
trong những ngày đầu và thay từ 25 - 30% nước từ ngày thứ 5 trở đi. Kiểm tra kích
thước ấu trùng 2 ngày/lần. Giai đoạn ấu trùng chữ D cho ăn tảo đơn bào
Nanochloropsis sp, Chaetoceros sp… lượng tảo cho ăn 5 - 10 ngàn tế bào/ml, ngày
cho ăn 2 lần vào sáng và chiều mát. Từ giai đoạn tiền kỳ đỉnh vỏ về sau, ban đêm
vào 21 - 22 giờ có thể cho ăn thêm men bánh mì. Thời gian này, độ mặn của nước
phải đảm bảo từ 30 - 34%; sục khí 24/24 giờ để đảm bảo nhiệt độ 24 - 30oC.
Thu ấu trùng và phương pháp nuôi
Thả vật bám làm từ dây nylon, tấm nhựa, lưới… được vệ sinh sạch để ấu
trùng bám khi ấu trùng có điểm mắt. Có thể thu được con giống cỡ 3 - 5mm sau
khoảng 50 ngày kể từ khi đẻ. Môi trường sống của vẹmxanh rất thích hợp các
thủy vực kín, ít sóng gió và có dòng chảy lưu thông. Chất lượng nước giàu thức ăn
tự nhiên, có độ mặn từ 20 - 30%; nhiệt độ 23 - 30oC; pH 7,5 - 8,5; oxy hòa tan 4 -
5mg/l.
Có nhiều phương pháp nuôi khác nhau như cọc bê tông, cọc gỗ, treo băng
bè hoặc dây treo… Nuôi treo bằng phao hoặc bằng bè được sử dụng rộng rãi vì
phù hợp ở những vùng có sóng gió, dễ di chuyển và thao tác. Sau 2 năm có thể thu
hoạch vẹmthươngphẩm với kích thước 10 - 15cm, khối lượng 80 - 120g.
. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm vẹm xanh
Nguồn: vietlinh.com.vn
Vẹm vỏ xanh (Perna viridis Linne, 1758). cao. Vẹm vỏ xanh là loài có
giá trị kinh tế, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được nuôi phổ biến làm nguồn
thực phẩm cho con người và những đối tượng nuôi