1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay

26 1,6K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 374 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kì cho sựphát triển của thế giới Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá,cạnh tranh

và hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học Giáo dục đào tạo đại học được côngnhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao

và phát triển xã hội trên nhiều phương diện

Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế có nhiều khởi sắc,đòi hỏi các công tykhông ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh và nâng cao vị thếcạnh tranh.Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng mở rộng vàphát triển mạnh mẽ,nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng tăng cao Và trong môitrường đó,đội ngũ lao động phải không ngừng được đào tạo và đào tạo lại mộtcách sâu rộng.Vì vậy,nhu cầu về đội ngũ lao động có chất lượng cao ngày càngđặt ra bức thiết và cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của độingũ lao động đó Khi hoạt động của các doanh nghiệp trở nên toàn cầu hóa hơnthì các doanh nghiệp phải có một lực lượng lao động có trình đọ tay nghề và tiếnhành cuộc chiến tranh mang tính toàn cầu Điều đó đòi hỏi người tôt nghiệp đạihọc phải có những phẩm chất nhất định,có khả năng cạnh tranh thành công trênthị trường lao động đang ngày một gay gắt Việc nâng cao chất lượng đào tạohiện nay là việc cần làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao độngchất lượng cao nước ta

Trước thực trạng quản lý đào tạo của nước ta hiện nay cón nhiều khuyết điểm

và bộc lộ nhiều yếu kém,xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏigiáo dục đại học Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo

và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo

2 Mục tiêu của bài nghiên cứu.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới, cơ hội việc làm

và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, những vấn đề cấp thiết đã vàđang được đặt ra với đội ngũ lao động nước ta Trước tình hình đó,việc nâng caochất lượng dạy và học tại các trường đại học hiện nay được đặt ra với cả người

Trang 2

học và người quản lý Việc quản lý chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiệnnay còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm,đặt ra không chỉ với người quản lý chấtlượng đào tạo mà cả những doanh nghiệp,người học và tất cả mọi người quantâm đến sự phát triển của đất nước.

Việc quản lý đào tạo đại học hiện nay đặt ra câu hỏi : việc quản lý của nhànước với đào tạo đại học đã phát huy tác dụng chưa? Đã có cơ chế chặt chẽ vàđồng bộ trong việc quản lý chưa? Chất lượng đào tạo đại học có đáp ứng nhữngmục tiêu đặt ra không? Sinh viên tốt nghiệp ra trường có tay nghề, kiến thức vàđáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng không? v.v

Do đó cần thiết phải có cơ chế quản lý góp phần nâng cao chất lượng đàotạo đại học Việt Nam hiện nay Do tính cấp thiết của đề tài,là một sinh viêntrường ĐH KTQD, đứng trước thực trạng quản lý đào tạo đại học ở Việt Nam

hiện nay,em xin chọn đề tài : Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay Qua bài viết này em xin nêu lên và đóng góp ý kiến của

mình trong việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiệnnay Do còn hạn chế về trình độ kiến thức cũng như tài liệu tham khảo, bài viếtcòn chưa nêu đầy đủ các nhân tố và còn nhiều hạn chế Rất mong được sự góp ýcủa các thày cô và các bạn

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thày Nguyễn Văn Phúc đã nhiệt tình

giúp đỡ em cùng các thày cô đã cung cấp cho em các bài giảng liên quan để emhoàn thành bài viết

Trang 3

CHƯƠNG I: BẢN CHẤT VÀ YÊU CẦU VỚI CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM.

I Những yêu cầu đối với chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam.

1.Chức năng của đào tạo đại học trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Đào tạo là một loại hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị chongười lao động nhận thức kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc Quản

lý chất lượng đào tạo đại học thực hiện bằng việc quản lý các quá trình trong nhàtrường Có thể quản lý cơ cấu và vận hành theo quá trình nơi lưu thông sản phẩm

và thông tin, chất lượng sản phẩm hay thông tin trong cơ cấu đó

Nhà trường thực hiện nhiều hoạt động như thiết kế chương trình, giảngdạy, đảm bảo chất lượng Nhà trường cần tổ chức, duy trì mạng lưới quá trình vànhững chỗ tương giao, cải tiến và cung cấp chất lượng cho người học

Phát triển giáo dục đào tạo đại học là quốc sách hàng đầu nhằm nâng caodân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài của nhà nước Phát triển chất lượnggiáo dục đào tạo đại học giúp đào tạo sinh viên có những kỹ năng, kiến thức, tưduy có khả năng làm việc, đáp ứng nhu cầu củn người sử dụng lao động Pháttriển giáo dục đào tạo đại học gắn với việc phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoahọc công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa,đảm bảo cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề,mở rộng quy mô trên cơ

sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng

Đào tạo đại học có ý nghĩa về mặt giá trị và giá trị sử dụng Về mặt giá trị,dịch vụ đào tạo đại học có ích đối với xã hội trong việc tạo ra và duy trì đội ngũlao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu việc làm đang ngày càng tăng Giátrị sử dụng của dịch vụ đào tạo đại học là lợi ích, sự thiết thực của nó và điềunày được quyết định một cách khách quan,đem lại cho những người liên quan sựthụ hưởng lợi ích, những người có nhu cầu cần đáp ứng từ việc đào tạo đại học,

nó thỏa mãn nhu cầu cần được đào tạo của học sinh, sinh viên và những vị phụhuynh, và thêm nữa là thỏa mãn nhu cầu của xã hội trong việc cung cấp đội ngũlao động đã qua đào tạo cũng như nhu cầu mong muốn của người sử dụng

Đào tạo đại học hiện nay là hình thức dịch vụ có tác động đến nhiều đốitượng trong xã hội như: Người học như sinh viên là người trực tiếp đóng học phí

và tiếp nhận những kiến thức,kỹ năng mà nhà trường cung cấp Người hỗ trợ

Trang 4

sinh viên trong việc đi học và đóng học phí, chi trả các khoản trong cuộc sốnghàng ngày chịu ảnh hưởng bởi việc tăng hay giảm học phí Đối tượng thứ ba làngười sử dụng lao động, là người có nhu cầu về lao động có chất lượng cao từcác trường đại học Vì vậy, chất lượng của các trường đại học có ảnh hưởng lớntới các đối tượng trên.

Đào tạo đại học hiện nay được coi là hình thức dịch vụ thương mại, dịch vụquần chúng Thật vậy, trước đây do quản lý nhà nước theo chế độ tập trung, baocấp nên đào tạo đại học được coi là việc của nhà nước, do nhà nước đặt chỉ tiêu

và quản lý ở tất cả mọi khâu các cơ sở đào tạo đại học thuộc loại hình cơ quanhành chính sự nghiệp Sản phẩm cơ sở đào tạo đại học là các chuyên gia đượcđào tạo ra theo kế hoạch từ trên đưa xuống và được phân công làm việc

Tuy nhiên, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, đào tạo đại học có những bước chuyển đáng kể từ loại hành chính sựnhiệp sang loại sự nghiệp có thu Như ta đã biết hàng hóa không nhất thiết gắnvới việc mua bán hay thương mại và dịch vụ GD do vậy vẫn được gọi là mộthàng hóa Khi nền giáo dục còn là “tinh hoa”, sản phẩm của nó là những conngười khoa học, chủ yếu đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội Nhưng ngàynay, giáo dục đại học đã là giáo dục cho số đông, phần lớn đại học lại là giáodục nghề nghiệp,tấm bằng đại học của từng cá nhân sẽ là “tấm hộ chiếu vào đời”

và nó chủ yếu mang lại lợi ích cá nhân.Mục tiêu xuất phát của thi trường giáodục đại học là là làm cho đại học được tổ chức và vận hành một một cách hiệuquả hơn đáp ứng nhu cầu của phá triển kinh tế xã hội Đặc biệt với chủ trương

xã hội hóa nói chung và giáo dục đào tạo đại học nói riêng, với sự ra đời của đạihọc dân lập nói chung, đại học bán công hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế

tự cân đói thu chi, đào tạo đại học đã trở thành một dịch vụ cao cấp, dịch vụ đàotạo nhân lực Và sản phẩm của loại hình dịch vụ này chịu ảnh hưởn của cơ chếthị trường, thị trường lao động

Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình doanhnghiệp ngày càng phát triển và nhu cầu về sử dụng lao động chất lượng cao ngàycàng tăng Do đó, sinh viên ra trường muốn có việc làm, có cơ hội phát triển thìyêu cầu phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng laođộng Các trường đại học cần có những chương trình đào tạo đáp ứng những

Trang 5

đang cần Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà hiện nay nhà nước đãkhông còn trực tiếp điều chỉnh, quản lý các trường đại học mà để cho các trường

tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự hoạch định sự phát triển, quy mô đào tạo và cácngành nghề mà khách hàng cần

Đào tạo đại học là dịch vụ và người học cần phải đóng học phí để có đượcnhững kiến thức cần thiết do nhà trường cung cấp, và những kiến thức đó đượcgiảng dạy là do nhu cầu của người học Vì vậy, đào tạo đại học đã và đang trởthành ngành dịch vụ thương mại

Các trường đại học cần có nâng cao chất lượng đào tạo đại học để đáp ứngnhu cầu và thỏa mãn khách hàng là 3 đối tượng đã nêu trên Và với chất lượngđào tạo tốt, tạo được uy tín, thương hiệu, trường đại học đó có thể thu hút nhiềukhách hàng, và ngày càng phát triển cùng với thương hiệu của mình

2 Tiêu chí của dịch vụ đào tạo đại học.

-Độ tin cậy: Là khả năng thực hiện chất lượng đào tạo đã hứa hẹn một cáchtin cậy và chính xác, nâng cao uy tín, chất lượng cam kết với khách hàng

- Sự đảm bảo: Thể hiện qua kiến thức và tác phong làm việc, tinh thần tráchnhiệm của độ ngũ giáo viên, khả năng gây lòng tin cậy và sự tín nhiệm của họ,luôn có trách nhiệm trong việc giảng dạy và nhiệm vụ được giao, đảm bảo cungcấp cho người học kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc và nhu cầu của xãhội

- Tính hữu hình: Dịch vụ đào tạo đại học các trường phải đảm bảo điều kiện vật chất, có đầy đủ giảng đường, phòng học cho việc học tập,trang thiết bị và đồ dùng, hình thức bề ngoài của nhân viên phục vụ, nhân viên trực giảng đường

- Sự thấu cảm: Đó là sự quan tâm, lưu ý đối với từng khách hàng của nhàtrườn, hiểu được tâm lý, nhu cầu từng đối tượng để có cách thức phục vụ tốthơn

- Trách nhiệm: Là sự sẵn lòng giúp đỡ từng đối tượng khách hàng như sinhviên, bậc phụ huynh , các doanh nghiệp,… và cung cấp dịch vụ mau lẹ, đúngthời điểm

II Quản lý chất lượng đào tạo đại học

1 Thực chất của quản lý chất lượng đào tạo đại học

* Là hệ thống các hoạt động phối hợp để định hướng, tổ chức, đảm bảo, cảitiến và kiểm soát cơ sở đào tạo về chất lượng

Trang 6

* Là sự tác động có mục tiêu, có hệ thống, có hiệu lực và hiệu quả của chỉnhthể quản lý đến quá trình dạy và học.

- Quản lý chất lượng đào tạo đại học là một quá trình được xây dựng thựchiện theo các bước sau:

12

Quản lý đào tạo

(xét theo quá trình)

Quản lý chất lượng đào tạo

Đảm bảo chất lượng

Các nhân tố

và điều kiện đảm bảo chất lượng

Cải tiến liên lục:

Giáo trình, chương trình, phương tiện, phương pháp

Kiểm soát chất lượng:

Kiểm định, thanh tra, kiểm tra

- Tổ chức bộ máy

- Tổ chức thực hiện

Quá trình dạy và học (Tuyển sinh, tổ chức dạy và học)

Đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục:

 Chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục

 Tiêu chuẩn (Nhà giáo, thành lập trường, trường…)

 Quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ

 Phân công phân cấp đào tạo theo hướng tăng cường quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm của cơ sở giáo dục

Đổi mới quản lý đào tạo đại học của các trường

 Thực hiện tốt chức năng, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn Đốivới đào tạo: tổ chức quản lý tốt quá trình dạy và học để đảm bảo và nâng caochất lượng đi đôi với tăng quy mô và đảm bảo hiệu quả

 Nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường

Trang 7

2 Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng đào tạo đại học.

* Xây dựng chiến lược, mục tiêu đào tạo đại học: Chiến lược, mục tiêu đàotạo đại học cần được xây dựng thống nhất, rõ ràng và phù hợp, giúp cho cáctrường có phương hướng trong công tác giảng và dạy hoc, mỗi người hiểu rõ họđược và phải làm gì để thực hiện được chiến lược và mục tiêu do trường đề ra

* Hoàn thiện chương trình, giáo trình, học liệu: là phần quan trọng trong việcgiảng dạy ở các trường đại học hiện nay Nhờ có chương trình, giáo trình thốngnhất mà có dễ dàng trong việc quản lý chất lượng đào tạo Nó cũng góp phầntrong việc giúp sinh viên có sự say mê trong học tập và nghiên cứu, sinh viên vàgiáo viên có thể có những cách dạy khoa học, tìm ra những cách giảng dạy cóhiệu quả và dễ tiếp thu nhất, nâng cao chất lượng đào tạo

* Hoàn thiện cơ cấu đào tạo và hình thức đào tạo

* Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý đào tạo đại học:

đó là việc quan trọng không thể thiếu trong việc góp phần nâng cao chất lượngđào tạo đại học và quản lý chất lượng đào tạo đại học,

* Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất: trường lớp khang trang, các trang thiết

bị đầy đủ được trang bị hiện đại, nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên

* Đổi mới phương tiện và phương pháp đào tạo đại học

3 Công tác tổ chức quản lý chất lượng đào tạo đại học.

 Việc xây dựng tiêu chuẩn:

Bộ GD-ĐT đã xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đào tạo đại học.Các tiêu chuẩn được xây dựng đưa ra các tiêu chí rõ ràng và cụ thể hơn Các tiêuchuẩn về tổ chức quản lý, chương trình giáo dục, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán

bộ và nhân viên, người học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và triểnkhai công nghệ, hoạt động về hợp tác quốc tế và các tiêu chuẩn và tài chính vàquản lý tài chính

 Một số biện pháp thực hiện quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay:

Để nâng cao chất lượng quản lý đào tạ đại học hiện nay nhà nước cần xâydựng các tiêu chuẩn cho các trường để thực hiện nhất quán chủ trương đề ra và

có phương hướng cho các trường phát triển Một số biện pháp như:

* Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học Nhànước nên để các trường tự hoạch định về tài chính, tự chủ về các mặt và có thểnâng cao tính hiệu quả, chất lượng trong giáo dục đào tạo đại học ở các trường

Trang 8

* Đào tạo theo nhu cầu: Các trường đại học cần xác định nhu cầu đào tạo, vàcông bố đầu ra, đưa ra những tiêu chuẩn của một sinh viên sau khi ra trường cóđược kỹ năng, kiến thức cần thiết cho nhu cầu tuyển dụng như thế nào.

* Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận vói nhữngkiến thức khoa học mới,phù hợp với sự phát triển toàn cầu hóa hiện nay

* Kiểm định chất lượng đào tạo đại học là việc không thể thiếu và ngày càngtrở nên quan trọng trong quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay Nhờ kiểmđịnh chất lượn mà nhà nước có thể đánh giá chất lượng các trườn và có biệnpháp với các thiếu sót

* Đào tạo theo tín chỉ thay cho đào tạo theo niên chế nhờ đó mà sinh viên cóthể chủ động về thời gian và phưỡng pháp học, lấy người học là trung tâm, nângcao tinh thần tự học tự rèn luyện cho sinh viên, từ đó khác sâu thêm hiểu biết vàkhả năng tự tu duy

* Sắp xếp lại mạng lưới các trường

Trang 9

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

I.Thực trạng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.

1.1 Chất lượng đào tạo đại học.

Theo Bộ GD- ĐT thì “Chất lượng đào tạo đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề

ra của trường Đại học”

Chất lượng giáo dục đại học là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn cóđáp ứng nhu cầu xã hội Các đặc tính vốn có đó là: Phẩm chất đạo đức, sứckhỏe, kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ra trường

Để đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường căn cứ vào nhiều chỉ tiêu nhưkết quả học tập,khả năng của sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầucông việc, có kiến thức kỹ năng, phẩm chất, kiến thức sức khỏe đảm bảo các kỹnăng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của đội ngũ lao động chất lượng cao củađất nước

Chất lượng trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường đại học,nhưng mục tiêu này phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế-xã hội đất nước.Người hưởng lợi chất lượng đại học ở đây chính là người học (học sinh, sinhviên), phụ huynh và người tài trợ học phí cho việc học của sinh viên, và người

sử dụng lao động Tuy nhiên chất lượng đó còn tùy thuộc vào chất lượng củangười hưởng lợi như đã nêu

Trong giáo dục đại học (GD ĐH), đảm bảo chất lượng được xác định như các

hệ thống, chính sách, thủ tục quy trình, hành động và thái độ được xác định từtrước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng Nói cách khác,đảm bảo chất lượng GD ĐH là toàn bộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơchế quản lí, các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng những biện pháp khác đểduy trì, nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra

1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam như:

+ Nhân tố bên ngoài:

- Kinh tế thế giới :sự phát triển của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ tới

sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển củacác doanh nghiệp và cơ hội cũng như nhu cầu việc làm Do đó cũng tác độngmạnh mẽ tới chương trình giảng dạy hay nâng cao chất lượng học tập của người

Trang 10

học, giảng dạy những chương trình đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp với sựphát triển của nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ : sự phát triển của kinh tế toàn cầukéo theo khoa học công nghệ ngày một phát triển và yêu cầu các trường cầnnhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ, giúp sinh viên tiếp cận với côngnghệ khoa học nhanh chóng, xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ cao

- Toàn cầu hóa : do sự toàn cầu hóa, sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới, chấtlượng của các trường đại học trên thế giới ngày càng được nâng cao, do đó cáctrường đại học ở Việt Nam cần được quản lý và nâng cao, phấn đấu đạt chuẩnquốc tế và không bị lạc hậu so với các trường trên thế giới

- Văn hóa xã hội : Ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản lý của Bộ GD vàviệc thực hiện các quy định đó tại các trường Nó còn ảnh hưởng tới cách làmviệc của các cán bộ quản lý đào tạo đại học, cách học và dạy trong các trườngđại học hiện nay Ví như truyền thống hiếu học và coi việc học là con đường duynhất để thoát khỏi đói nghèo, để làm giàu cho bản thân và cho đất nước Với tưtưởng đó, cả sinh viên và giáo viên sẽ dạy và học say mê, nhiệt tình, chất lượngđào tạo đại học cũng được nâng cao

- Cơ chế chính sách : buộc các trường phải tuân theo và tác động mạnh mẽ tớiphương hướng phát triển của các trường, các trường đại học cần theo dõi cơ chếchính sách của Đảng và Nhà nước đề ra để có hướng phát triển phù hợp

+ Nhân tố bên trong:

- Chiến lược đào tạo: Mục tiêu, mô hình đào tạo: các trường đại học cần đề racho mìnhchiến lược mục tiêu đào tạo cụ thể để từ đó có thể có con đường pháttriển cho riêng mình, không bị đi vào những mục tiêu chung chung, khó xácđịnh

- Nội dung, chương trình giáo trình: chương trình, giáo trình của trường cóảnh hưởng tới chất lượng học của sinh viên Nội dung, chương trình, giáo trìnhcần phải được bố trí, giảng dạy phù hợp với việc dạy và học, phù hợp với nhucầu mà sinh viên đang cần được giảng dạy Đặc biệt, chương trình, giáo trìnhcủa nhà trường cần phải thống nhất, có chương trình phù hợp tạo thuận tiện chosinh viên theo học các trường khác nhau trong cùng một khối ngành

Trang 11

- Tổ chức đào tạo: Mạng lưới các trường, sắp xếp các trường theo một trình

tự phù hợp, đảm bảo cho việc học va quản lý dễ dàng, việc ra quyết định và thựchiện quyết định có hiệu quả hơn

- Phương pháp đào tạo: các trường có những phương pháp đào tại tiên tiến,tạo được sự thu hút, hứng thú trong học tập với sinh viên sẽ tạo động lực chosinh viên trong việc hăng say học tập, ham học hỏi và nghiên cứu khoa học, khảnăng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ,kỹ năng và tư duy Từ đó mà góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo đại học

- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: cơ sở vật chất góp phần quan trọng trongviệc giảng dạy hiện nay ở các trường, đặc biệt là các trường đại học, giúp chogiáo viên và sinh viên áp dụng những phương pháp học mới có hiệu quả tronghọc tập, giúp sinh viên tiếp thu bài giảng nhanh hơn, nâng cao chất lượng học

- Trình độ, năng lực đội ngũ thầy giáo:ảnh hưởng lớn tới chất lượng học củasinh viên trong kinh nghiệm giảng dạy, việc áp dụng những phương pháp dạymới hay khả năng cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới có tắnh toàn diện

- Cơ chế quản lý giáo dục (quản lý nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm cáctrường): cơ chế quản lý giáo dục có ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động củacác trường, ngày càng cho phép các trường hoạt động tự chủ, tự chịu tráchnhiệm, và họa động có hiệu quả và giúp các trường nâng cao chất lượng giảngdạy và đào tạo sinh viên ngày một đáp ứng nhu cầu xã hội

II.Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.

2.1.Những điểm đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.

Khi nhìn lại những hoạt động đã đýợc triển khai trong những nãm vừa qua,

có thể nói hệ thống đảm bảo chất lýợng giáo dục đại học còn rất non trẻ của ViệtNam đã đạt đýợc khá nhiều thành tựu

Chất lýợng đào tạo đại học ngày càng đýợc chú ý quan tâm phát triển, chútrọng vào mục tiêu đào tạo ra sinh viên sau khi ra trýờng có chất lýợng cao, đápứng nhu cầu công việc, hòa mình vào nền kinh tế đang ngày càng phát triểnmạnh mẽ, hội nhập với kinh tế tri thức, công nghệ cao Bên cạnh đó, việc quản

lý đào tạo đại học ngày càng đýợc các trýờng và Bộ GD-ĐT chú ý và quản lýchặt chẽ, nâng cao công tác đào tạo quản lý với việc kiểm tra, kiểm định chấtlýợng đào tạo ở các trýờng, thiết lập hệ thống quản lý đào tạo đại học đồng bộ,

Trang 12

phát huy tốt nhất nãng lực của các trýờng Đồng thời cũng tạo cho các trýờng cõchế tự hoạch định, tự chủ, tự quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trýờng ngàymột phát triển mạnh ở Việt Nam.

Thật vậy, đầu thế kỷ 21, toàn ngành giáo dục Việt Nam còn hoàn toàn xa lạvới đảm bảo chất lýợng và kiểm định.Nhýng chỉ vài nãm sau, yêu cầu kiểm địnhchất lýợng bắt buộc đối với tất cả các trýờng đại học và cao đẳng đã đýợc thểchế hóa Năm 2004, Bộ GD - ĐT đã thành lập Cục Khảo thắ và Kiểm định chấtlượng giáo dục Đến nay, 138 trường ĐH, CĐ thực hiện tự đánh giá về chấtlượng (chiếm 37% số trường ĐH, CĐ), trong đó 20 trường ĐH (chiếm 5%) đãđược đánh giá từ bên ngoài

Bộ giáo dục đã thành lập cõ quan đảm bảo chất lýợng cấp quốc gia (CụcKhảo thắ và Kiểm định chất lýợng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), xâydựng các quy định về kiểm định chất lýợng trýờng đại học, býớc đầu thiết lập vàtiếp tục hoàn thiện hệ thống dọc cho hoạt động đảm bảo chất lýợng quốc gianhý Cục Khảo thắ và Kiểm định chất lýợng giáo dục, các trung tâm đảm bảochất lýợng của hai đại học quốc gia và các đại học vùng, và bộ phận đảm bảochất lýợng của các trýờng

Một số biện pháp thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo đại học đãđược Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trườngĐại học ngày 02/12/2004: ỘKiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếunhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đốivới nhà trường.Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ vàđối với từng cơ sở giáo dụcỢ (Điều 17, Luật Giáo dục 2005)

Ngoài ra Bộ GD- ĐT còn xây dựng và býớc đầu triển khai kế hoạch kiểmđịnh chất lýợng trýờng đại học cho toàn hệ thống giáo dục đại học của Việt Namđến nãm 2010, phát triển nãng lực cho đội ngũ chuyên gia và các nhân sự chủchốt của hệ thống đảm bảo chất lýợng quốc gia, tham gia vào các mạng lýớiđảm bảo chất lýợng khu vực: AUN (Mạng đại học Đông Nam Á), APQN (Mạngđảm bảo chất lýợng châu Á-Thái Bình Dýõng), và INQAAHE (Hiệp hội các cõquan đảm bảo chất lýợng quốc tế)

Trong hơn 20 năm đổi mới, quản lý GDĐH nước ta đang trong quá trìnhđổi mới cơ bản và toàn diện giai đoạn 2006 - 2020 Trong việc quản lý chất

Trang 13

không" với nội dung là "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứngnhu cầu xã hội".Và việc quản lý chất lượng đào tạo đại học đã và đang được đặt

ra thành tiêu chuẩn với các trường để thực hiện việc quản lý tốt hơn với cáctrường và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học Việt Nam hiện nay,đặc biệt là đào tạo đại học đang hướng tới việc lấy phương châm đào tạo theonhu cầu xã hội, đào tạo cái mà xã hội cần chứ không phải nhà trường có, đểđánh giá chất lượng đào tạo,nhà nước đang áp dụng cho các trường đại học tựchủ, tự chịu trách nhiệm về việc giảng dạy, tự xác định nhu cầu để đề ra biệnpháp và việc tuyển sinh đáp ứng nhu cầu xã hội

Từ năm 2007 đến nay, Bộ GD - ÐT đã cùng các bộ, ngành và các doanhnghiệp tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội Mỗi hộithảo ngành GD và ÐT phối hợp cùng một bộ chuyên ngành tổ chức và mời cácdoanh nghiệp thuộc lĩnh vực đó để cùng các trường ÐH, CÐ ngồi lại với nhauxem doanh nghiệp cần gì, nhà trường đáp ứng được gì, để đổi mới chương trình,phương pháp và tăng cường lực lượng giảng viên cho đào tạo

Việc đầu tư ngân sách cho giáo dục và quản lý chất lượng đào tạo đại họchiện nay ngày càng được quan tâm và đầu tư đáng kể Nhà nước đặc biệt quantâm đến chất lượng đào tạo sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, lực lượng lao động chấtlượng cao nhằm áp dụng hơn nữa khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao độnghiện nay nhằm đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiệnđại hóa

Ngoài ra công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng đào tạo đại học đangđược chú trọng, cung cấp kiến thức, kỹ năng, cử cán bộ đi học ở nước ngoài, ápdụng những phương pháp quản lý tiên tiến,có hiệu quả để nâng cao chất lượngđào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay

Nhà nước ngày càng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng quản lý đàotạo đại học, giúp các trường đại học hiện nay tự chủ về mọi mặt, phát huy hơnnữa tính đọc lập của các trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáoviên và chất lượng học cho sinh viên qua việc tự hoạch định con đường pháttriển cho trường mình, nâng cao tính chủ động, giúp sinh viên có thể vừa họcvừa thực hành,được trực tiếp tiếp xúc với tình huống thực tế để nâng cao kinhnghiệm và không bỡ ngỡ khi ra trường

Ngày đăng: 19/12/2012, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.GS.TS Nguyễn Đình Phan, Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao động xã hội, 2005 Khác
2.GS.TS Nguyễn Đình Phan , slide quản trị chất lượng đào tạo đại học Khác
3. Thời báo kinh tế Việt Nam số 209, ngày 1/9/2009 và số 270 ngày 11/11/2009 Khác
4. Tạp chí quản lý nhà nước số 162 tháng 7/2009 và số168, tháng 1/2010 Khác
5. Tạp chí giáo dục số 209 kì 1-3/2009 Khác
6. trang web :www.google.com.vn www.Chungta.com.vn.www.dantri.com.vn _giáo dục khuyến học www.vnexpress.com.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w