• Thành phần kết cấu thứ yếu xà gồ, thanh chống đỉnh tường và dầm tường là các thanh thép nhẹ tạo hình nguội chữ “Z” và chữ “C” hoặc các dầm bụng rỗng • Tấm thép tạo hình bằng cán tấm m
Trang 1hà thép tiền chế
Đăng ngày: 19:27 25-05-2009
Thư mục: KẾT CẤU THÉP KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP
Nhà thép tiền chế là nhà thép được làm sẵn theo yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật
Nhà thép tiền chế điển hình gồm 3 thành phần sau:
• Các khung chính (cột và kèo) là các cấu kiện tổ hợp tiết diện “I”, có bề cao tiết diện không đổi hoặc vát
• Thành phần kết cấu thứ yếu (xà gồ, thanh chống đỉnh tường và dầm tường) là các thanh thép nhẹ tạo hình nguội chữ “Z” và chữ “C” hoặc các dầm bụng rỗng
• Tấm thép tạo hình bằng cán (tấm mái và tường)
Tất cả các thành phần kết cấu chinhd và thứ yếu đều được cắt, đột lỗ, khoan lỗ, hàn và tạo thành hình trước trong nhà máy trước khi được chuyển đến công trường Chất lượng của các thành phần nhà luôn luôn được bảo đảm vì được sản xuất hoàn toàn tại nhà máy theo tiêu chuẩn và được kiểm tra nghiêm ngặt Tại công trường, các thành phần tiền chế tại nhà máy sẽ được liên kết với nhau bằng các bulông.
Việc tiết kiệm vật liệu tại các vùng ít chịu lực của các cấu kiện khung chính đã giúp Nhà thép tiền chế kinh tế hơn so với nhà thép thường đặc biệt là các nhà thấp tầng với độ rộng dưới 60m và chiều cao mép mái dưới 30m Hơn nữa,
hệ thống Nhà thép tiền chế chỉ sử dụng các mối liên kết đã được thiết kế sẵn và các nguyên vật liệu đã được xác định trước để thiết kế và sản xuất các kết cấu nhà Vì vậy, nó làm giảm đáng kể thời gian thiết kế, sản xuất và lắp dựng
Nhà thép tiền chế có thể được lắp cùng với các phụ kiện kết cấu khác nhau như sàn lửng, dầm cầu trục sàn phẳng trên mái, đường đi trên cao và các phụ kiện khác như mái đua, diềm mái và vách ngăn Nhà thép cachs nước tốt bằng cách sử dụng hệ thống mái mối đứng, các thành phần thoát nước và diềm mái Đây là một hệ thống nhà cực
kỳ linh hoạt, cho pháp trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiên trúc đẹp Chính lý do này khiến nhà thép tiền chế là loại nhà lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị…
Cấu kiện nhà cơ bản
Những thông số cơ bản để xác định một nhà thép tiền chế là:
Trang 2Chiều rộng nhà:
Không phụ thuộc vào hệ thống khung chính, chiều rộng nhà được tính bằng khoảng cách từ thanh chống mép mái của tường bên cho tới mặt ngoài thanh chống mép mái của tường bên đối diện Chiều rộng nhà không bao gồm chiều rộng của nhà chái hoặc phần mái được mở rộng
Độ dốc mái là góc của mái so với đường nằm ngang Độ dốc mái thông dụng nhất là 0.5/10 và 1/10 Có thể làm độ dốc mái bất kỳ.
Là khoảng cách từ phía ngoài của cánh ngoài cột hồi tới đường tim của cột khung đầu tiên
Là khoảng cách giữa các đường tim của hai cột khung chính kề nhau Bước gian thông dụng nhất là 6m, 7,5m và 9m Có thể có bước gian tới 15m.
Trừ khi có quy định khác, nhà tiền chế Zamil Steel được thiết kế với các tải trọng tối thiểu sau:
Thiết kế đối với tải trọng tuyết, động đất và tải trọng phụ thêm hay các điều kiện khí hậu địa phương khác (nếu cần)
Tải trọng phù hợp theo các qui phạm và tiêu chuẩn Hoa Kỳ mới nhất áp dụng cho nhà tiền chế, trừ khi có qui định khác vào lúc báo giá.
Khung tiêu chuẩn
Những nhà thép tiền chế của Zamil Steel được thiết kế để thoả mãn một cách chính xác yêu cầu của khách hàng.
Hệ thống khung cơ bản nhất được miêu tả bên dưới Thực tế, chúng tôi có thể chế tạo bất kỳ loại khung hình học nào Hãy liên hệ với đại diện của Zamil Steel để cung cấp những yêu cầu riêng biệt của bạn
Trang 3Những hình dạng khung như trên là những loại khung thường được sử dụng Tại Zamil Steel, chúng tôi có thể sản xuất những loại khung không tiêu chuẩn khác, với bất kỳ hình dạng nào theo yêu cầu
Nhà khung với một cột chống bên trong
- độ rộng thực tế tối đa mỗi mô đun = 70 m
Khung nhiều nhịp “2” (MS-2)
Nhà khung với hai cột chống bên trong
- độ rộng thực tế tối đa mỗi mô đun = 70 m
Khung nhiều nhịp “3” (MS-3)
Nhà khung với ba cột chống bên trong
- độ rộng thực tế tối đa mỗi mô đun = 70 m
Trang 4Khung nhiều mái dốc (MG)
độ rộng thực tế tối đa mô đun = 80 m
Trang 5Đây là tấm mái tiêu chuẩn cho những bức tường bên ngoài, tấm lót bên trong, vách ngăn bên trong và mặt trần.
Hiện có các tấm panen thép với độ dày danh định là 0.5mm và ở tất cả các màu tiêu chuẩn.
Tấm nhôm hiện chỉ có ở độ dày 0.5mm và chỉ có loại trơn và màu trắng mờ; chỉ sử dụng cho những tấm đệm bên trong
Trang 6Application - Exterior walls soffits, interior liners and partitions
Colors - XRW available in all standard colors
Các chi tiết liên quan đến tấm panel
Máng hiên, ống thoát nước, mái cong, tấm chắn nước đều được sản xuất với cùng một loại vật liệu (kim loại nền, độ
dày, lớp phủ nền, màu sắc và lớp sơn hoàn thiện) cũng như tấm tường của nhà thép
Tấm ốp nóc và các chi tiết liên quan đến panen mái được sản xuất với cùng một loại vật liệu như panen mái.
Tấm sàn lửng (Loại "K")
Panen kiểu chữ “K” của Zamil Steel: là loại panen sàn tiêu chuẩn dùng trong hệ thống gác lửng và sàn.
Mặc dù có độ bền rất cao, loại panen này cũng chỉ được dùng làm cốt pha cho sàn bê tông của gác lửng mà không thay cho cốt thép của tấm bê tông gác lửng Tấm panen loại “K” này chỉ có sẵn với loại (không sơn) 0.7 mm thép mạ phù hợp với tiêu chuẩn ASTM A653M SS Mức 550: mạ Z0
Trang 7Anchor Bolt Plan - Bản vẽ mặt bằng bulông neo
Bản vẽ mặt bằng móng nhà cho biết mọi kích thước và tiết diện cần để bố trí chính xác bulông neo, kể cả phần lộ ra bên trên bêtông, phần chôn sâu yêu cầu Cũng cho biết phản lực cột (độ lớn và phương) và kích thước bản đế Minh hoạ:
Anchor Bolts - Bulông neo
Bulông dùng để neo cấu kiện vào sàn bêtông , móng, hoặc gối đỡ khác Thường dùng để chỉ các bulông ở chân cột và chân trụ đứng của cửa
Minh hoạ:
Angle -
Approval Drawings -
Assembly - Bộ ghép:
Hai hay nhiều bộ phận bắt bulông với nhau
Astragal - Gioăng cửa
Một tấm uốn được gắn vào một cánh cửa bản lề hoặc cửa đẩy để ngăn bụi và ánh sáng xâm nhập
Trang 8Auxiliary Loads - Tải trọng phụ thêm
Tên thuật ngữ
Back-up Plates - Bản thêm
Bản phụ thêm trong liên kết để bulông đủ chỗ xiết, để tạo dung sai lắp dựng, hoặc để tăng cường độ
Trang 9Bay - Gian
Không gian giữa các đường trục của các cấu kiện chịu lực chính theo phương dọc nhà Còn gọi là bước khung
Bead Mastic - Matit cuộn
Chất bít dưới dạng cuộn, dùng để bít khe nối giữa các tấm mái
Beam - Dầm
Cấu kiện nằm ngang chủ yếu chịu mômen uốn
Trang 10Bill of Materials - Bản thống kê vật liệu
Bản liệt kê các bộ phận, dùng để chế tạo, vận chuyển, tiếp nhận và thanh toán
Bird Screen - Lưới chắn chim
Lưới thép dùng để ngăn chim không bay vào nhà qua các lỗ quạt gió và lá chớp
Blind Rivet - Đinh tán nhỏ
Một thanh chốt nhỏ có mũ và có thân dãn nở được , dùng để liên kết các thanh thép nhỏ Đặc biệt dùng để bắt các nẹp, máng, v.v Còn gọi là Đinh tán nhỏ (Pop Rivet)
Brace Grip - Khuyên cáp giằng
Tao thép mạ được cuốn thành hình dây tóc xoắn để vặn xoắn vào đầu tao cáp làm giằng
Brace Rods/Cables - Thanh giằng / dây cáp giằng
Thanh thép tròn và dây cáp đặt theo đường chéo trên mái và tường để truyền tải trọng gió xuống móng và để ổn định cho nhà
Trang 11Braced Bay - Gian có giằng
Gian có bố trí giằng
Bracket - Công xôn
Kết cấu đỡ nhô ra khỏi tường hay cột để liên kết một cấu kiện khác Ví dụ : công xôn đỡ dầm cầu trục
Bridge Crane - Cầu trục
Máy trục di động trên cao, chạy trên ray và dầm cầu trục
Builder - Nhà thầu xây dựng
Nhà thầu chính hoặc phụ chịu trách nhiệm cung cấp và lắp dựng nhà tiền chế
Building Codes - Quy chuẩn xây dựng
Luật lệ thiết lập bởi một cơ quan có thẩm quyền, quy định những yêu cầu tối thiểu cho các mục đích cấp phép, an toàn và công năng như luật lệ phòng cháy, không gian và khoảng cách Quy chuẩn xây dựng thường có các quy chuẩn thiết kế được công nhận Ví dụ: UBC - Quy chuẩn xây dựng thống nhất là một Quy chuẩn xây dựng
Trang 12Building Width - Bề rộng nhà
Bề rộng theo phương ngang của nhà đo từ mép ngoài đến mép ngoài của các đường chuẩn thép tường biên
Minh họa:
Built-up Section - Tiết diện tổ hợp, Thanh tổ hợp
Cấu kiện thông thường có tiết diện chữ H, do nhiều bản thép riêng rẽ hàn với nhau
Minh họa:
Butt Plate - Bản mặt bích
Bản tại đầu mút một cấu kiện , để tì vào một bản tương tự của một cấu kiện khác, để tạo nên liên kết Dùng cho liên kết chịu mômen Còn gọi là Bản đỉnh (Cap plate)
By-pass Girt - Dầm tường chạy suốt
Trang 13Dầm tường chạy liên tục dọc mép ngoài của các cột.
By-pass Mounted - Lắp phía ngoài
C Section - Thép chữ C, Thép máng
Cấu kiện được tạo nguội từ cuộn thép thành hình chữ C
Minh hoạ:
Cable Catch Assembly - Bộ móc khoá cáp
Tay quay dùng để đóng mở quạt gió trên nóc nhà
Minh họa:
Cables - Cáp
Dùng làm cáp giằng Cũng có thể dùng để thao tác nắp ống thông hơi trên nóc và để giằng tạm thời
Canopy - Mái đua
Trang 14Kết cấu mái nhô ra hoặc treo hẫng, ở bên dưới đỉnh tường, chỉ được tựa một đầu.
Minh họa:
Cantilever - Công xôn
Dàm nhô ra, được tựa và cố định chỉ tại một đầu
Cap Plate - Bản đỉnh
Bản đặt trên đỉnh cột hay đầu mút dầm để che cho bộ phận lộ ra đó Dùng cho liên kết khớp
Capillary Action - Sự mao dẫn
Hiện tượng nước được dâng lên mức cao hơn
Catwalk - Lối đi hẹp
Lối đi hẹp để đi đến các thiết bị cơ khí thường được đặt trên mái
Caulking - Trét, Xảm
Dùng chất xảm để trét các mối nối kín nước
Channel (Hot Rolled) - Thép chữ C, Thép máng cán nóng
Thanh được tạo hình, khi thép đang ở trạng thái nửa chảy, thành hình chữ C, có các kích thước và đặc trưng quy định bởi tiêu chuẩn tương ứng
Checkered Plate - Bản thép vân
Bản thép cán có các đường vân nổi lên để chống trượt ; dùng làm các sàn thiết bị công nghiệp, lối đi, bậc thang
Clear Height - Chiều cao thông thuỷ
Kích thước theo phương đứng từ mặt sàn hoàn thiện đến điểm thấp nhất của kèo
Clear Span - Nhà một nhịp
Nhà không có cột bên trong Minh họa:
Trang 15Clip - Bản liên kết
Bản hay thép góc dùng để liên kết hai hay nhiều cấu kiện với nhau
Minh họa:
Closer - Thiết bị đóng cửa
Thiết bị cơ khí, thường gắn vào bản lề cửa, để tự động đóng cửa
Closure Strip - Giải bít
Giải xốp chế sẵn để chèn vào bên trong hay bên ngoài tấm tường và tấm mái để kín nước Minh họa:
Coil - Cuộn thép
Cuộn thép tấm hay dây hép
Cold-Formed Member - Thép tạo hình nguội
Trang 16Cấu kiện thép nhẹ được chế tạo từ cuộn thép qua một loạt các trục cán, ở nhiệt độ bình thường
Collateral Load - Tải trọng phụ thêm
Tải trọng tĩnh ngoài tải trọng thiết kế cơ bản, như tải trọng do các vòi phun, hệ thống điện và cơ khí, trần, v.v
Column - Cột
Cấu kiện chính chịu lực của nhà, đặt thẳng đứng, dùng để truyền tải từ dầm chính của mái, dàn hay thanh kèo xuống móng Minh họa:
Component - Thành phần
Một bộ phận độc lập của một bộ lắp ghép
Concrete Notch - Rãnh khấc bêtông, gờ khấc bêtông
Khấc hay gờ dọc mép ngoài của bản móng hay dầm bậc để cho các tấm tường được tựa thấp hơn mức nền nhà, do đó mà ngăn bụi và nước đi vào Minh họa:
Continuous Beam - Dầm liên tục
Dầm có nhiều hơn hai điểm tựa Minh họa:
Continuous Ridge Vent - Băng thông gió trên nóc nhà
Hai hay nhiều cửa thông gió được lắp trên nóc nhà để lưu thông không khí Xem Băng thông gió (Ridge Vent) Minh họa:
Trang 17Corner Column - Cột góc
Cột tại góc bất kì của nhà Cột góc có thể là cột của khung chính hoặc cột của hệ dầm cột tường hồi Minh họa:
Counter Flashing - Tấm che khe mái
Diềm dùng để nối mặt tường bên của nhà chính với mái của nhà thấp hơn
Crane - Máy trục, cầu trục
Máy dùng để nâng cất hoặc di chuyển đồ vật bằng một móc cẩu
Crane Beam - Dầm cầu trục
Dầm đỡ cầu trục chạy trên cao Tại các cầu trục treo thì dầm này cũng dùng làm ray cầu trục Minh hoạ:
Crane Bracket - Công xôn cầu trục
Gối đỡ được hàn vào khung chính của nhà để có thể gắn dầm cầu trục Xem Công xôn (Bracket)
Crane Bridge - Cầu của máy trục
Một hoặc hai dầm có thể tiết diện hộp, tựa trên hai xe lăn Xem thêm Cầu trục (Bridge Crane)
Trang 18Crane Capacity - Sức cẩu
Trọng lượng lớn nhất mà một máy trục có thể nâng an toàn Sức cẩu phụ thuộc vào thiết kế tiêu chuẩn của các bộ phận máy trục và kết cấu đỡ chúng
Crane Rail - Ray cầu trục
Ray hàn hoặc bắt bulông vào dầm cầu trục để làm đường chạy cho bánh xe cầu trục
Crane Stopper - U chắn cầu trục
Bộ phận nhỏ thẳng đứng hàn vào đỉnh dầm cầu trục để chặn cầu trục khi chạy hết phạm vi
Cross Section - Tiết diện ngang
Mặt nhìn do một mặt phẳng cắt qua một vật, thường là vuông góc với trục của nó Minh hoạ:
Curb - Bờ ô cửa trên mái
Diềm nhô cao chung quanh lỗ mở trên mái để ngăn nước cho lỗ mở Xem thêm Gờ mái (Roof curb)
Curved Eave - Mép mái cong
Damper - Cánh điều chỉnh
Cánh điều chỉnh lượng gió trong quạt gió, có thể đóng hay mở nhờ bộ móc khoá cáp
Dead Load -
Design Codes - Quy phạm thiết kế
Các Quy phạm lập bởi các cơ quan được thừa nhận, quy định các tải trọng thiết kế, phương pháp , chi tiết cấu tạo cho các kết cấu Ví dụ của MBMA, AISC, AISI, AWS, v.v
Diagonal Bracing - Thanh giằng / dây cáp giằng
Thanh thép tròn và dây cáp đặt theo đường chéo trên mái và tường để truyền tải trọng gió xuống móng và để ổn định cho nhà
Door Guide - Đường dẫn của cửa
Đường dẫn bằng thép góc, thép máng hay có hình đặc thù để giữ cánh cửa hay tường màn trong lúc đóng mở
Door Stopper - Cái chặn cửa
Một móc bắt bulông vào thanh đứng của cửa để ngăn không cho mở quá giới hạn
Double Channel - Thép C kép
Trang 19Hai thép C đặt cho bụng sát nhau, bắt bulông với nhau Minh hoạ:
Double Faced Tape - Băng dính hai mặt
Dùng để cố định chất cách nhiệt sợi thuỷ tinh
Double Sliding Door - Cửa kép trượt
Cửa trượt có hai cánh cửa Minh hoạ:
Downspout - ống đứng
Đoạn ống kim loại mỏng tạo hình nguội, dùng để dẫn nước từ máng mái nhà xuống đất hoặc hệ thống thoát nước mưa Minh hoạ:
Downspout Elbow/Shoe - Khuỷu ống đứng
Đoạn ống kim loại mỏng tạo hình nguội hợp với hình của ống đứng, lắp vào đầu dưới của ống đứng và uốn cong để hướng nước chảy ra khỏi tường Minh hoạ:
Trang 20Downspout Straps - Móc liên kết ống đứng
Móc kim loại dùng để giữ ống đứng vào tường bên.Minh hoạ:
Eave - Đỉnh tường , Mép mái
Đường thẳng dọc theo tường bên, tạo nên bởi giao tuyến của các mặt trong của mái và của các tấm tường bên
Eave Gutter - Máng nước biên
Máng nước ở mép mái nhà
Eave Height - Chiều cao đến đỉnh tường , độ cao mép mái
Trang 21Kích thước thẳng đứng từ mặt nền hoàn thiện đến đỉnh tường Minh hoạ:
Eave Strut - Thanh chống đỉnh tường
Cấu kiện ở đỉnh tường để đỡ mái và liên kết vào các tấm tườngMinh hoạ:
Eave Strut Clip - Liên kết thanh chống đỉnh tường
Bản liên kết cho thanh chống đỉnh tường Minh hoạ:
Eave Trim/Flashing - Diềm đỉnh tường, Tấm chắn nước đỉnh tường:
Tấm bít bằng kim loại để che công trình được kín mưa gió tại chỗ mép mái, giữa máng đỉnh tường và các tấm tường
Edge Distance - Khoảng cách đến mép
Khoảng cách vuông góc giữa mép bản thép và tim lỗ bulông Minh hoạ
Trang 22Elevation -
End Bay - Gian ngoài cùng, gian biên
Gian đầu tiên hay cuối cùng của nhà, khác với gian trong Đó là khoảng cách giữa mặt ngoài của cánh ngoài của cột tường hồi và đường tim của cột đầu tiên bên trong
End Framing - Kết cấu tại tường hồi
Hệ khung đặt tại tường hồi của nhà, chịu tải trọng tác dụng lên một phần của gian biên
End Lap - Chỗ phủ mép
Nói về chỗ phủ bên trên xà gồ của một tấm mái phủ trùm lên tấm bên dưới nó Minh hoạ:
End Lap Mastic - Mattit chỗ phủ mép
Chất bít dưới dạng cuộn dùng để bít các mép phủ của tấm mái để chống mưa nắng Còn gọi là Matít cuộn Minh hoạ:
End Plate -