Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai giai đoạn không thể tách rời của quá trình sản xuất. Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm, còn tiêu thụ là quá trình đưa sản phẩm đến tay ngưới tiêu dùng thực hiện mục đích nhằm thu lợi nhuận. Đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, để có chỗ đứng vững vàng luôn đòi hỏi các doanh nghiệp tìm ra những biện pháp tích cực và hiệu quả. Trong đó, giai đoạn tiêu thụ sản phẩm là một thực tế chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không ? Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm với nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh chính xác kịp thời tình hình tiêu thụ thành phẩm, tính các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản chi phí, các khoản thuế phải nộp Nhà nước và xác định kết quả hoạt động kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu và luôn gắn liền với mọi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, trong thực tế ở mỗi doanh nghiệp việc tổ chức công tác kế toán và hiệu quả của nó thường không như mong muốn. Một phần vì thực tế luôn phức tạp và nẩy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán sao cho hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu quản lý của doanh nghiệp mình . Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam em đã lựa chọn đề tài : “ Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam ” Chuyên đề được kết cấu làm 3 phần : Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam Phần II: Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Trần Đức Vinh đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn đến các anh, chị phòng kế toán Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. PHẦN I ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của công ty Bao bì Việt Nam * Tên Công ty : Công ty Cổ phần bao bì Việt Nam * Tên giao dịch : Vietnam packaging corporation * Tên viết tắt : VPC VN.,JSC * Ðịa chỉ trụ sở chính : Số 31 phố Hàng Thùng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn kiếm, thành phố Hà Nội. + Mã số thuế:0100107349 + Ðiện thoại : 04. 6451688 + Fax : 6451699 Công ty Cổ phần bao bì Việt Nam tiền thân là Công ty bao bì xuất khẩu được thành lập theo quyết định số : 652/BNgT-TCCB ngày 13/7/1982 của Bộ ngoại thương. Công ty có phòng chức năng thuộc văn phòng Công ty, các Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Ðà Nẵng, thành phố Hải Phòng, Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu 1 (sản xuất bao bì giấy, chất dẻo) và Xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 (sản xuất bao bì gỗ). Cuối năm 1989, ba đơn vị trực thuộc là Chi nhánh của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Xí nghiệp bao bì xuất khẩu 1, Xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 xin tách ra khỏi Công ty để trở thành những đơn vị trực thuộc Bộ, Công ty đồng ý và Bộ chấp thuận. Công ty bao bì xuất khẩu cũ được Bộ kinh tế đối ngoại ra quyết định số 812/KTÐN-TCCB ngày 13/12/1989 đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì. Công ty còn các phòng chức năng, hai Chi nhánh tại thành phố Ðà Nẵng và thành phố Hải Phòng. Do thay đổi về tổ chức ba đơn vị làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính tách ra nên quy mô phạm vi hoạt động của Công ty có phần thu hẹp lại không còn cơ sở sản xuất trực thuộc. Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là trực tiếp xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, phụ kiện bao bì và đảm nhiệm công việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực bao bì. Năm 1993 Công ty được thành lập lại theo Nghị định : 388 (thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước) theo thông báo số 163/TB ngày 24/5/1993, công văn số : 2999/KTN ngày 19/6/1993 của Văn phòng Chính phủ và quyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước số : 738/TM - TCCB ngày 28/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Ðến thời điểm này ngoài các phòng chức năng, hai Chi nhánh như cũ, Công ty thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật bao bì tại 139 Lò Ðúc, Xí nghiệp bao bì carton (địa điểm thuê ở 251 Minh Khai - Hà Nội, sau đó chuyển đổi về Km số 8 quốc lộ 1A Pháp Vân, Thanh Trì, Hà Nội). * Từ năm 1993 đến năm 1996 tiếp tục thành lập thêm ba đơn vị sản xuất : * Xí nghiệp bao bì Hải Phòng tại Km 7 quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, nay thuộc phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng sản xuất bao bì carton sóng. * Xí nghiệp bao bì Ðà Nẵng tại 245 đường Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Ðà Nẵng. * Tách xưởng in thực nghiệm từ trung tâm NCPT và ứng dụng kỹ thuật bao bì thành Xí nghiệp in và sản xuất bao bị tại 139 Lò Ðúc, Hà Nội, sau khi nhập thêm máy dập hộp và một số thiết bị khác cùng máy in của Dự án VIE 84/009. Ðến quý II năm 1997 đầu tư thêm một xưởng sản xuất túi nhựa từ hạt nhựa trực thuộc Chi nhánh Hải Phòng địa điểm tại Hùng Vương, thành phố Hải Phòng. Căn cứ vào Nghị định : 62/2002/NÐ-CP ngày 19/6/2002 và quyết định số : 1127/1998/QÐ-BTM ngày 29/9/1998 của BTM Công ty thực hiện hình thức cổ phần hoá là : Bán một phần giá trị vốn Nhà nước tại Công ty để trở thành Công ty cổ phần và đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê duyệt tại quyết định số : 1551/2004/QÐ-BTM ngày 27/10/2004 Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần bao bì Việt Nam. 1.2 Đặc điểm hoạt động bán hàng 1.2.1 Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm tại công ty: + Sản xuất, gia công, kinh doanh, xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu bao bì, vật tư, nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất bao bì, các sản phẩm bao bì, các sản phẩm hàng hoá khác và hàng tiêu dùng thuộc danh mục ngành nghề, hàng hoá pháp luật không cấm; + In nhãn hiệu bao bì, in bao bì và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật về hoạt động in; + Kinh doanh dịch vụ bao bì hàng hoá cho khách hàng; + Kinh doanh giao nhận vận tải hàng hoá; + Ðại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; + Ðầu tư, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kho tàng, nhà ở, trung tâm thương mại; + Kinh doanh bất động sản; + Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bài, trung tâm thương mại. + Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản + Bán buôn gạo + Bán đồ uống: đồ uống có cồn và không có cồn + Bán buôn ô tô con + Bán buôn phân bón và hoá chất khác sử dụng trong nông nghiệp + Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 1.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty : Những năm đầu sau khi đi vào hoạt động, do đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá, sản phẩm của Công ty chỉ được tiêu thụ chủ yếu thị trường trong nước. nhưng từ khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” Công ty đã xây dựng theo chiến lược của mình. Cùng với các mục tiêu như : nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng, sản phẩm cúng ngày đa dạng phong phú, chất lượng ngày càng cải thiện, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng, vì vậy làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng . +) Đối với thị trường trong nước : Các sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong nước thông qua các công ty hệ thống các đại lý. Ngoài các Đại lý, Công ty còn có Quầy bán hàng, Cửa hàng giới thiệu sản phẩm +) Đôí với thị trường nước ngoài : Bên cạnh thị trường trong nước Công ty còn xuất khẩu ra các nước như: Hồng Kông, Inđonexia, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc… 1.2.3 Phương thức bán hàng tại Công ty : Phương thức tiêu thụ là cách thức bán hàng và thu tiền hàng. Trong mỗi phương thức ít nhiều có sự khác nhau về: địa điểm giao hàng (tại kho, chuyển hàng) khối lượng hàng (bán buôn, bán lẻ) phương thức thanh toán tiền hàng(trả ngay,trả chậm,trả góp, hàng đổi hàng.). Thực tế hiên nay,ở công ty sử dụng phương thức tiêu thụ sau: Hình thức bán buôn theo phương thức tiêu thụ trực tiếp(tại kho, tại xưởng) - Tiêu thụ trực tiếp là phương thức mà khi xuất kho sản phẩm giao cho người mua thì sản phẩm đã được xác định là tiêu thụ. -Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau: TK155,154 TK632 (1) TK511 TK 111,112,131 (2) (4) TK3331 (3) (1): Giá vốn hàng bán; (2): Doanh thu bán hàng; (3): Thuế GTGT phải nộp; (4): Tổng giá thanh toán Theo phương thức này hàng hóa mua về sẽ được nhập vào kho của doanh nghiệp và được bảo quản theo những điều kiện quy định. Khi xuất bản, bên mua đại diện đến kho của công ty để nhận hàng. Công ty xuất hàng giao trực tiếp cho bên mua. Thủ tục chứng từ: Công ty sau khi mua hàng sẽ giao trực tiếp giao hàng cho đại diện của bên mua tại kho của người bán. Sau khi giao hàng, nhận hàng, đại diện bên mua ký nhận số lượng và giá trị hàng. Khi bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng đó được xác nhận là tiêu thụ Kế toán căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa có chữ ký của thủ trưởng đơn vị tiến hành lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng Ví dụ: Hóa đơn GTGT ngày 30 tháng 06 năm 2009 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ngày 30 tháng 06 năm 2009 Mẫu số: 01 GTKT-3LL MH/2009B 0007879 Đơn vị bán hàng:………………………………………………………………. Địa chỉ:……… ………………………………………………………………. Số tài khoản:… ………………………………………………………………. Điện thoại:……………………MS: …………………………………………. Họ tên người mua hàng:………………………………………………………. Tên đơn vị:CN Công ty CP Bao bì Việt nam- CN Hải Phòng Địa chỉ:Số 105- Điện Biên Phủ- HảiPhòng……… ………………………………………………………………. Số tài khoản:… ………………………………………………………………. Hình thức thanh toán:BH nội bộ……… MS:0100107349-003 …… … …………………………………. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Hình thức bán lẻ: Bên cạnh phương thức bán buôn theo phương thức tiêu thụ trực tiếp thì công ty áp dụng hình thức bán lẻ trực tiếp. Hình thức bán lẻ của công ty không thông qua hệ thống các Cửa hàng trực tiếp của công ty mà ngay tại kho của công ty. Bởi vậy cũng khá thuận tiện cho việc viết Hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu. Khi chuyển hàng thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho. Công ty cổ phần Bao Bì Việt Nam Địa chỉ: 31 Hàng Thùng – Mã số thuế:0100107349 PHIẾU XUẤT 30/06/2009 Nợ: 63201 Số: p10058621GV Có: 1561 Họ tên người nhận hàng: Địa chỉ (bộ phận): Lý do xuất kho: Bán hàng Pet PA 25/Liễu Cty Đức Trọng Xuất tại kho: Kho PKD 1 Liễu Mã số KH: Tên khách hàng: Tổng giá trị: 545.357.100 đồng Cộng thành tiền: Năm trăm bốn năm triệu ba trăm năm bảy nghìn một trăm đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập Người nhận Thủ kho [...]... ngày (định kỳ) : Ghi vào cuối tháng : Ðối chiếu, kiểm tra PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM 2.1- Đặc điểm sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm ở công ty 2.1.1- Đặc điểm sản phẩm ở công ty - Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của Công ty không mang tính thời vụ bởi vậy hàng tồn kho không được coi như là một tổn thất lớn Sản phẩm của Công ty. .. dụng kết quả kinh doanh 1.3.1 Kỳ kế toán Kết thúc một kỳ kế toán, các doanh nghiệp tiến hành xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa Chỉ tiêu biểu hiện kết quả tiêu thụ trong một kỳ kế toán được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu thuần và các khoản chi phí kinh doanh Lợi nhuận thuần từ hoạt = động tiêu thụ Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng Chi phí quản - lý doanh nghiệp 1.3.2 Cách xác. .. 2006 Quyết định này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, Quy mô và trình độ cũng như yêu cầu về quản lý Cụ thể tại công ty đã sử dụng một số tài khoản :111, 112,131, 331, 152, 153, 627, 621, 642 1.4.2 Đặc điẻm tổ chức sổ kế toán: Công ty Cổ phần bao bì Việt Nam áp dụng chế độ kế toán mới theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, Quy mô và trình... tiện cho việc quản lý và ghi chép, Công ty sử dụng hệ thống mã hoá các loại sản phẩm đó Với mỗi một nhóm sản phẩm sẽ được mã hoá dưới một hệ thống ký hiệu khác nhau theo quy định của Công ty cho từng lĩnh vực sản xuất, bao gồm thông số như thông số về loại giấy, thông số về hình ảnh kích cỡ khác nhau, chỉ tiêu kỹ thuật 2.1.2 - Phương pháp xác định giá vốn của sản phẩm tiêu thụ ở Công ty Có rất nhiều... phí quản - lý doanh nghiệp 1.3.2 Cách xác định Để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: Phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và các khoản lãi phát sinh trong kỳ Bên có: Phản ánh doanh thu thuân từ việc tiêu thụ hàng hóa, doanh thu tài chính và thu nhập từ hoạt động khác, lỗ từ hoạt... trong kỳ Kết chuyển CKTM Cuối kỳ TK 531 Hàng bán bị trả lại trong kỳ Kết chuyển DT hàng Bị trả lại cuối kỳ TK 532 Giảm giá hàng bán trong kỳ Kết chuyển doanh thu GGHB cuối kỳ TK 3331 VAT tương ứng với số CKTM, GGHB và hàng bán bị trả lại trong kỳ Sơ đồ phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 2.4 – Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty 2.4.1... pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên *) Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên / Tài khoản sử dụng : Hạch toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau : TK 157 - Hàng gửi đi bán có kết cấu sau : Bên Nợ : - Giá trị sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ gửi bán Bên Có : - Giá trị sản phẩm, hàng hóa, lao vụ,... hàng, kế toán sử dụng TK 521 Tài khoản này dùng để theo dõi toàn bộ số chiết khấu thương mại chấp thuận cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận về lượng hàng đã tiêu thụ và có kết cấu như sau: Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua Bên Có: Kết chuyển chiết khấu thương mại vào TK 511,512 Tài khoản này không có số dư Phương pháp hạch toán: Công ty cổ phần Bao Bì Việt. .. TK 632 TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kỳ TK 511,512 Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng cuối kỳ TK 641,642 TK421 K/c chi phí bán hàng, QLDN cuối kỳ Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi Sơ đồ: Phương pháp hạch toán kết quả kinh doanh 1.4 Đặc điẻm tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán: 1.4.1 Đặc điẻm tổ chức hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản của công ty được sử dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC... số được xác định là đã bán trong kỳ - Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp - Các khoản triết khấu thương mại, GGHB, hàng bán bị trả lại cuối kỳ - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả Bên Có : - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán Cuối kỳ, TK 511 không có số dư và được . thực tập tại Công ty Cổ phần Bao bì Việt Nam em đã lựa chọn đề tài : “ Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam ” Chuyên đề được kết cấu. cấu làm 3 phần : Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam Phần II: Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam Phần III:. tiết Báo cáo kế toán PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VIỆT NAM 2.1- Đặc điểm sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm ở công ty 2.1.1-