1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng

145 2,1K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 4,17 MB

Nội dung

Nghiên cứu vấn đề sử dụng và tiết kiệm điện, nguyên nhân và kết quả của nó. Từ kiến thức của bản thân và những thông tin quý giá từ Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa, tác giả mong muốn tiến hành những đánh giá về thực trạng sử dụng điện của các khách hàng cá nhân sử dụng điện ở TP Nha Trang hiện nay, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng việc sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả hơn trong các hộ gia đình và trong các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành toàn thành phố Nha Trang

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viiii

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1.Lý thuyết về hành vi tiêu dùng 7

1.1.1.Khái quát về hành vi tiêu dùng 7

1.1.2.Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong kinh tế xã hội và tâm lý học 8

1.2.Các mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng 11

1.2.1.Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) 11

1.2.2.Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (The norm activation model) 13

1.3.Các nghiên cứu nước ngoài về hành vi tiêu thụ năng lượng 14

1.3.1.Các nghiên cứu sử dụng chiến lược can thiệp để thay đổi hành vi tiêu thụ năng lượng 15

1.3.2.Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ năng lượng 21

1.4.Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết mô hình nghiên cứu 23

Chương 2 - HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG 28

2.1.Tác động của việc khai thác và sử dụng điện đối với các vấn đề xã hội 28

2.1.1.Đối với kinh tế thành phố Nha Trang………28

2.1.2.Đối với môi trường sống………31

2.2.Quan điểm và chính sách năng lượng của Việt Nam và thế giới 32

2.2.1.Quan điểm về sử dụng năng lượng của thế giới 32

2.2.2.Chính sách năng lượng của Việt Nam và thành phố Nha Trang 33

2.2.2.1.Các chương trình đang được tiến hành 34

2.2.2.2.Trở ngại 36

Chương 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

Trang 2

3.1.Thiết kế nghiên cứu 37

3.2.Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi điều tra 38

3.3.Bảng câu hỏi điều tra 41

3.4.Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu 42

3.5.Thông tin về mẫu 42

3.6.Các phương pháp phân tích dữ liệu: 43

3.6.1.Phương pháp phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha): 43

3.6.2.Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): 44

3.6.3.Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA): 45

3.6.4.Phương pháp, công dụng và lợi thế của mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM) 46

Chương 4 – Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu 54

4.1.Phân tích các đặc điểm của mẫu 54

4.2.Thông số thống kê mô tả của các biến quan sát 55

4.3.Đánh giá mô hình đo lường 57

4.3.1.Phân tích độ tin cậy 57

4.3.2.Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 58

4.3.3.Phân tích thống kê mô tả các đo lường các cấu trúc khái niệm trong mô hình 61 4.3.3.1.Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường “Thái độ” 61

4.3.3.2.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Nhận thức kiểm soát hành vi 61

4.3.3.3.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Ảnh hưởng xã hội” 61

4.3.3.4.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Chuẩn mực đạo đức cá nhân” 62

4.3.3.5.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Nhận thức hậu quả” 63

4.3.3.6.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Nhận thức trách nhiệm” 63

4.3.3.7 Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Giá điện” 64

4.3.3.8.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Ý định tiết kiệm điện” 64

4.3.3.9.Phân tích thống kê mô tả các đo lường “Hành vi sử dụng điện” 65

4.3.4.Đánh giá mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA 65

4.3.5.Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị hội tụ của các thang đo 65

4.3.6.Kiểm định độ giá trị phân biệt giữa các khái niệm 66

4.4.Đánh giá các quan hệ cấu trúc và kiểm định giả thuyết 68

4.5.Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính và định lượng 71

Trang 3

4.5.1.Kiểm định ý định và hành vi giữa phái nam và nữ 71

4.5.2.Kiểm định ý định và hành vi giữa những người có độ tuổi khác nhau 71

4.5.3.Kiểm định ý định và hành vi giữa người có trình độ học vấn khác nhau 72

4.5.4.Kiểm định ý định và hành vi giữa những người có thu nhập khác nhau 72

4.5.5.Kiểm định ý định và hành vi giữa những hộ gia đình có số người sử dụng điện khác nhau 72

4.5.6.Kiểm định ý định và hành vi giữa những hộ có mức chi phí sử dụng điện khác nhau 73

Chương 5 - BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 74

5.1.Bàn luận kết quả 74

5.2.Đóng góp của đề tài 745

5.3.Các giải pháp nhằm thay đổi hành vi tiêu thụ năng lượng 76

KẾT LUẬN - HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 88

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CFA : Phân tích nhân tố khẳng định

CM : Chuẩn mực đạo đức cá nhân đối với vấn đề tiết kiệm điện

EFA : Phân tích nhân tố khám phá

EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GD : Giá điện

GDP : Tốc độ tăng trưởng kinh tế

HQ : Nhận thức hậu quả do lãng phí điện gây nên

HV : Hành vi sử dụng điện thực sự

IPP : Công ty phát điện độc lập

KHP : Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa

KMO : (Kaiser – Meyer – Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

KS : Nhận thức kiểm soát hành vi đối với vấn đề tiết kiệm điện

NAM : (The norm activation model) Mô hình hoạt động tiêu chuẩn

TĐ : Thái độ đối với vấn đề tiết kiệm điện

SEM : Mô hình cấu trúc tuyến tính

TKD : Ý định tiết kiệm điện

TN : Nhận thức trách nhiệm đối với vấn đề tiết kiệm điện

TPB : (Theory of Planned Behavior) Thuyết hành vi dự định

TRA : (Theory of Reasoned Action) Thuyết hành động hợp lý

XL : Ảnh hưởng của xã hội đối với vấn đề tiết kiệm điện

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Mô hình tứ diện về hành vi 9

Bảng 1.2: Các học thuyết tâm lý về hành vi người tiêu dùng 10

Bảng 3.1: Thang đo thái độ (04 chỉ báo) 38

Bảng 3.2: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (3 chỉ báo) 38

Bảng 3.3: Thang đo Ảnh hưởng của xã hội (04 chỉ báo) 38

Bảng 3.4: Thang đo Chuẩn mực đạo đức cá nhân (03 chỉ báo) 39

Bảng 3.5: Thang đo Nhận thức hậu quả (04 chỉ báo) 39

Bảng 3.6: Thang đo Nhận thức trách nhiệm (05 chỉ báo) 40

Bảng 3.7: Thang đo Giá điện (02 chỉ báo) 40

Bảng 3.8: Thang đo Ý định tiết kiệm điện (04 chỉ báo) 41

Bảng 3.9: Thang đo Hành vi sử dụng điện (04 chỉ báo) 41

Bảng 3.10: Kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha 44

Bảng 4.1: Thôn tin cá nhân đối tượng nghiên cứu 56

Bảng 4.2: Thống kê mô tả cho các biến quan sát 56

Bảng 4.3: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 59

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Barlett 60

Bảng 4.5: Ma trận đặc trưng các nhân tố 60

Bảng 4.6: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Thái độ” 62

Bảng 4.7: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Kiểm soát hành vi” 63

Bảng 4.8: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Ảnh hưởng xã hội” 63

Bảng 4.9: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Đạo đức cá nhân” 64

Bảng 4.10: Phân tích thống kê mô tả thang đo “Nhận thức hậu quả” 64

Bảng 4.11: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Nhận thức trách nhiệm” 65

Bảng 4.12: Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Giá điện” 65

Bảng 4.13: Phân tích thống kê mô tả thang đo “Ý định tiết kiệm điện” 66

Bảng 4.14: Phân tích thống kê mô tả thang đo “Hành vi sử dụng điện” 66

Bảng 4.15: Các chỉ số thống kê phản ánh độ phù hợp của mô hình đo lường 67

Bảng 4.16: Bảng hệ số tương quan của các khái niệm 68

Bảng 4.17: Hệ số tương quan bình phương 69

Bảng 4.18: Giá trị ước lượng các mối quan hệ của mô hình 71

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua 7

Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý–TRA 11

Hình 1.3: Thuyết hành vi dự định 12

Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu chuẩn 12

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất 24

Hình 1.6: Các giả thuyết nghiên cứu 27

Hình 2.1: Cơ cấu tiêu thụ điện của các ngành 29

Hình 2.2: Tổng sản lượng điện của tỉnh Khánh Hoà 30

Hình 2.3: Mô hình thị trường điện cạnh tranh có một đại lý mua buôn 30

Hình 2.4: Giá bán điện bình quân của tỉnh Khánh Hoà 31

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 37

Hình 4.1: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh lần 2 – dạng chuẩn hoá 70

Trang 7

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệuhoá thạch làm gần 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm Con số này sẽ tăng gấp 3 lần vàonăm 2025 Từ sau Nghị định thư Kyoto (11/12/1997), cộng đồng thế giới đã có những

nỗ lực nhằm giảm khí thải nhà kính Tuy nhiên, các quốc gia muốn phát triển kinh tếthì phải gia tăng nguồn năng lượng từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch là loại nhiênliệu phát thải lượng khí nhà kính khổng lồ Sự mâu thuẫn này đang là bài toán hóc búađối với mọi quốc gia

Mặt khác theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giaiđoạn 2010- 2020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụngnguồn điện năng Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng Nguyênnhân chủ yếu là do việc sử dụng lãng phí điện năng hiện nay đã đến mức báo động.Đặc biệt là ở các công ty, cơ quan nhà nước như: không tắt đèn, quạt khi ra ngoài, đểđiều hoà ở nhiệt độ thấp hơn 25 độ C v.v…Trong nhân dân cũng như đối với doanhnghiệp, ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn hạn chế

Trước thực trạng đó,trên cơ sở lý thuyết về vai trò của ý định đối với hành vi vàcác yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện, tác giả đã nghiên cứu và khảo sát gần

500 người dân sinh sống ở thành phố Nha Trang với một tập hợp biến ban đầu đại diệncho 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện gồmThái độ đối với vấn đề tiết kiệm điện, Nhận thức kiểm soát hành vi, Ảnh hưởng xã hộiđối với tiết kiệm điện, Chuẩn mực đạo đức cá nhân, Nhận thức hậu quả do lãng phíđiện gây nên, Nhận thức trách nhiệm và cuối cùng là Giá điện Kết quả nghiên cứu đãgiúp hình thành mô hình nghiên cứu mới phù hợp với thực tế dựa trên mô hình của cácnghiên cứu trước và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành

vi sử dụng điện của người dân thành phố Nha Trang Từ đó, sẽ đề xuất một số giảipháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về tầm quan trọngcủa tiết kiệm điện, hành vi sử dụng điện hiệu quả và những tác động của nó đối vớimôi trường, tài nguyên và khí hậu của Việt Nam

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Tiết kiệm điện luôn là vấn đề thiết thực không chỉ đối với mỗi quốc gia, mỗi địaphương mà trong mỗi gia đình càng trở nên quan trọng Tiết kiệm điện vừa có tácdụng giảm chi phí, đồng thời góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong điều kiệnnguồn năng lượng chỉ có hạn Trong khi đó, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, nhucầu năng lượng, đặc biệt là, nhu cầu về điện cho sản xuất và sử dụng ngày càng tăng

Dự báo nhu cầu năng lượng của cả nền kinh tế và các ngành sản xuất, dịch vụ sẽ tăngkhoảng 22 – 25%/năm Mặc dù đã triển khai nhiều dự án lớn nhằm xây dựng các nhàmáy thuỷ điện, song Chính phủ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phóvới tình trạng thiếu điện như hiện nay Đặc biệt đáng lo ngại tình trạng biến đổi khíhậu và môi trường ngày càng nghiêm trọng do việc xây dựng ồ ạt các nhà máy nhiệtđiện và thuỷ điện Vậy đâu là lý do khiến cho việc sử dụng và tiết kiệm điện kém hiệuquả như hiện nay?

Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề sử dụng và tiết kiệm điện, nguyên nhân

và kết quả của nó là hết sức cấp thiết Từ kiến thức của bản thân và những thông tinquý giá từ Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa, tác giả mong muốn tiến hành nhữngđánh giá về thực trạng sử dụng điện của các khách hàng cá nhân sử dụng điện ở TPNha Trang hiện nay, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng việc sử dụngđiện tiết kiệm và có hiệu quả hơn trong các hộ gia đình và trong các doanh nghiệp, các

cơ quan ban ngành toàn thành phố Nha Trang Do đó tác giả đã chọn đề tài “Nghiêncứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng tại thành phốNha Trang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng mô hình các yếu tốảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện của người dân thành phốNha Trang và mức độ tác động của các yếu tố đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sửdụng điện Từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ các hộ gia đình sử dụng điện, các doanhnghiệp và cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố Nha Trang và Công ty cổ phầnĐiện lực Khánh Hòa thực thi và khuyến khích các khách hàng cá nhân (là CBCNV

Trang 9

trong doanh nghiệp, các cá nhân sử dụng điện trong hộ gia đình) sử dụng điện hiệu quả

và tiết kiệm

Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát kể trên, tác giả phải hoàn thành các công việc sau:

- Xác định các yếu tố liên quan đến hành vi dự định bao gồm thái độ tích cực đốivới vấn đề tiết kiệm điện, nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân đối với tiếtkiệm điện và các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan ảnhhưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện hiệu quả và mức tácđộng của các yếu tố trên

- Xác định các yếu tố liên quan đến hành động tiêu chuẩn của cá nhân đối với ýđịnh tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện hiệu quả bao gồm: nhận thức hậuquả do lãng phí điện, chuẩn mực đạo đức cá nhân và nhận thức trách nhiệm gâynên đối với xã hội, môi trường và khí hậu của thành phố Nha Trang và mức tácđộng của các yếu tố trên

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến thái độ,mức độ kiểm soát và cảm nhận đối với hành vi sử dụng điện, đồng thời liên quan đếncác nhận thức về môi trường và yếu tố kinh tế đối với ý định tiết kiệm điện và hành vi

sử dụng điện

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực hiện điều tra, khảo sát về vấn đề sử dụng điện vàtiết kiệm điện đối với các khách hàng cá nhân sử dụng điện tại các hộ gia đình trongkhu vực thành phố Nha Trang Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 6 đến tháng 9năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính:

- Thăm dò ý kiến của các lãnh đạo tại công ty

- Tham khảo đề tài và các nghiên cứu trước

Nghiên cứu này để khám phá, điều chỉnh và xây dựng bảng câu hỏi cũng như

mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình lý thuyết và bảng câu hỏi Từ đó giúp xây dựng

và xác định thang đo phù hợp

Nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp thăm dò trực tiếp ý kiến của khách hàng sử dụng điện

Trang 10

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu định lượng thì luận văn có sử dụng một số phương pháp phân tích cụ thể:

Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ trả lời 3 câu hỏinghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điệnthực sự của khách hàng thành phố Nha Trang?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sửdụng điện như thế nào?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào khuyến khích các khách hàng cá nhân sử dụng điện trong hộgia đình và trong các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Nha Trang sử dụng điệnhiệu quả và tiết kiệm?

Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với khách hàng sử dụng điện tại thành phố Nha Trang

Số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến hết năm 2012

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phương pháp phân tích nhân tố xác định (CFA)

- Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM

Phần mềm sử dụng:

Hiện nay, nghiên cứu các vấn đề kinh tế chủ yếu là mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố, đo lường mức độ cảm nhận, mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ nào đó họ thường sử dụng các phần mềm phổ biến như: EVIEW, SPSS, AMOS với các phiên bản khác nhau

Trong luận văn này tôi lựa chọn sử dụng phần mềm AMOS Bởi vì đây là phần mềm dễ sử dụng nhờ module tích hợp chung với phần mềm phổ biến là SPSS, dễ dàngxây dựng các mối quan hệ giữa các biến, nhân tố (phần tử mô hình) Kết quả được biểu thị trực tiếp trên mô hình hình học, nhà nghiên cứu căn cứ vào các chỉ số để kiểm

Trang 11

định các giả thuyết, độ phù hợp của tổng thể mô hình một cách dễ dàng, nhanh chóng

Do đó, công cụ hỗ trợ này sẽ giúp cho việc phân tích có kết quả chính xác và đáp ứng cao nhất mục tiêu nghiên cứu

5 Cấu trúc của luận văn

Phần mở đầu

Nội dung chương này sẽ trình bày các nội dung về lý do chọn đề tài, mục tiêu,phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và kết cấu củaluận văn

Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết.

Nội dung của chương này trình bày một số nghiên cứu, đề tài và bài báo nghiêncứu về ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện của quốc tế làm cơ sở xây dựngbảng thang đo cho phù hợp

Bên cạnh đó, chương này sẽ trình bày các lý thuyết về mô hình hành vi dự định

và mô hình về hoạt động tiêu chuẩn và ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tiết kiệmđiện và hành vi sử dụng điện Cuối cùng là đề xuất mô hình nghiên cứu và một số giảthuyết để kiệm định mô hình

Tóm tắt chương 1.

Chương 2: Hiện trạng sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam

Nội dung chương này sẽ trình bày tác động của việc khai thác và sử dụng điệnđối với kinh tế, môi trường sống của Việt Nam và thành phố Nha Trang Bên cạnh đócòn đưa ra các quan điểm của thế giới về phát triển bền vững dựa trên nền tảng sửdụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng để phát triển kinh tế đất nước, đồng thời nêu lêncác chính sách thực thi bảo tồn năng lượng của Việt Nam và những khó khăn trở ngại

Tóm tắt chương 2.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày khái quát phương pháp nghiên cứu bao gồm đối tượngđiều tra, phương pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích, xác định thang đo và bảng câuhỏi điều tra

Tóm tắt chương 3.

Chương 4: Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phương pháp phân tích nhân tố xác định với

Trang 12

sự hỗ trợ của phần mềm AMOS, chúng ta sẽ phân tích kết quả với dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi.

Tóm tắt chương 4.

Chương 5: Bàn luận kết quả và đề xuất các giải pháp

Vận dụng các lý thuyết và những vấn đề tồn tại trong các chính sách thực thi, luận văn

sẽ đưa ra những kiến nghị chính sách mang tính gợi mở cho các khách hàng cá nhân

sử dung điện trong hộ gia đình, trong các Doanh nghiệp và cơ quan ban ngành củathành phố Nha Trang, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, chính quyền thành phốNha Trang trong việc sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm

KẾT LUẬN – HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này tác giả sẽ trình bày tổng quan các lý thuyết, các mô hình nghiêncứu về hành vi tiêu dùng, các nghiên cứu trước đó ứng dụng chiến lược can thiệp đểđịnh nghĩa và đo lường các thành phần có ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện và hành

vi sử dụng điện hiệu quả Từ đó đưa ra mô hình đề xuất nhằm đo lường ý định tiếtkiệm điện và hành vi sử dụng điện của người dân thành phố Nha Trang

1.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng.

1.1.1 Khái quát về hành vi tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng là một quá trình của người tiêu dùng trong đó họ hìnhthành các phản ứng đáp lại đối với một nhu cầu Quá trình này bao gồm giai đoạn nhậnthức và giai đoạn hành động Như vậy phạm vi nghiên cứu của hành vi người tiêudùng bao gồm tất cả các hoạt động về tinh thần, tình cảm, hành động của người tiêudùng bộc lộ trong quá trình lựa chọn, mua, sử dụng –tiêu dùng, loại bỏ các sản phẩmdịch vụ trong việc thoả mãn nhu cầu của họ cũng như là những yếu tố ảnh hưởng đếnhoạt động này Có thể tóm tắt phạm vi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng qua Hình1.1 dưới đây

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua.

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang, 2008) Quan điểm cơ bản về hành vi tiêu dùng của con người

Các yếu tố bên ngoài

NGƯỜI TIÊU DÙNG

(lựa chọn, mua, tiêu dùng, loại bỏ sản phẩm)

Các yếu tố bên trong

Trang 14

Hành vi tiêu dùng của con người được hình thành từ nhiều yếu tố, hoàn cảnhkhác nhau và cũng bị chi phối bởi rất nhiều những yếu tố khác Con người có thể hànhđộng theo lý tính (dựa vào kinh nghiệm và cần có tư duy, suy nghĩ) và cũng có thểhành động theo cảm tính, hoàn toàn không theo quy luật và nguyên tắc nào cả Vậy đểgiải quyết vấn đề này, cần có các giả thuyết về con người trong nghiên cứu hành vi của

họ Paul Pellemans đưa ra các giả thuyết về con người dưới đây:

 Con người theo đuổi lợi ích kinh tế

 Hành vi có điều kiện của con người

 Con người ý thức và vô thức

 Con người xã hội

 Con người được định hướng bởi sự lựa chọn có suy nghĩ

 Con người được xem xét trên các đặc tính cá nhân

 Tiêu dùng là quá trình mang tính biểu tượng

1.1.2 Nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong kinh tế xã hội và tâm lý học

Mô hình ra quyết định tiêu dùng đầu tiên được phát triển dựa trên niềm tin rằng,mọi người cố gắng tối đa hoá lợi ích của họ với một ngân sách hạn chế Hansen (2007)

khẳng định rằng “Người tiêu dùng trong thị trường phải có chủ quyền và điều kiện

tiên quyết đối với chủ quyền của người tiêu dùng là tự do tiêu dùng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo Người tiêu dùng có quyền quyết định hàng hóa họ muốn mua ở mức giá phù hợp với nhu cầu của mình” (Hansen và cộng sự, 2007, tr 447).

Đặc biệt là tâm lý tiêu dùng (hành vi cá nhân và thói quen) quyết định những gì

sẽ được tiêu thụ mà không bị giới hạn bởi ngân sách

Herbert Simon (1957) đề xuất lý thuyết “bị chặn hợp lý” như một sự thay thế

cho các mô hình toán học của việc ra quyết định Ông xác định rằng “tính hợp lý trong

quyết định của các cá nhân bị hạn chế bởi những thông tin mà họ có, nhận thức hạn chế của tâm trí họ và số lượng thời gian họ phải đưa ra quyết định hữu hạn” Ví dụ

một người nào đó tràn cà phê trên áo sơ mi của mình trong một quán bar, và ngay lậptức đi đến cửa hàng bên cạnh để mua một cái áo mới Thay thế tốt nhất là mua cùngmột loại áo sơ mi, nhưng quyết định của ông bị giới hạn bởi thời gian, vì vậy mộtchiếc áo sơ mi giá rẻ là thích hợp Lựa chọn của ông có thể không phải là tổng thể tốtnhất, nhưng nó là tốt nhất trong tình huống này Do đó mọi người chỉ quyết định hợp

Trang 15

lý trong một số trường hợp giới hạn và quyết định của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tìnhhuống gặp phải.

Brohmann (2009) đề xuất một cách giải thích kinh tế cho lý thuyết “bị chặn hợp

lý” cho rằng “thời gian và nguồn thông tin có thể được hiểu là chi phí cho việc ra

quyết định” (Brohmann, 2009, tr 5) Nguồn thông tin nhận được sẽ giúp khách hàng

trong việc ra quyết định (đó là một chi phí tích cực), có thể kết luận rằng mô hình giớihạn hợp lý giải thích cho quyền lợi của người tiêu dùng (trong thị trường cạnh tranhngười tiêu dùng có quyền tự xác định loại hàng hóa được sản xuất)

Như vậy, mỗi cá nhân có thể tự quyết định tiêu dùng như thế nào để tối đa hóachi phí thông tin Tuy nhiên, thông tin từ một quan điểm cá nhân đôi khi cũng hướngcon người đến những hành vi không tối ưu Ví dụ, thức ăn nhanh là giá rẻ nhưng cóthể gây ra bệnh béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe Hoặc hành vi tiêu thụ điện bị ảnhhưởng bởi giá điện ngày càng tăng, điều này có thể khuyến khích hành vi tiết kiệmđiện

Quan điểm phát triển bền vững của thế giới tiếp cận con người thông qua việc

thay đổi hành vi và quyền quyết định của mỗi cá nhân Cụ thể “tiêu thụ cho bản thân

không phải là một hành vi mà là hệ quả của các hành vi bật, tắt đèn và giảm mức tiêu thụ điện” (Martiskainen, 2007, tr 12).

Hành vi tiêu thụ năng lượng là một dạng hành vi đặc biệt dựa phần lớn trên thóiquen hay tập quán của người tiêu dùng Trong cuốn phân tích hành vi của Jager(2000), ông phân biệt giữa “lý luận hành vi” (phân tích bằng mô hình kinh tế) và

“phản ứng tự động” (theo thói quen hay tập quán) Hơn nữa, ông cũng nhận thấy rằnghành vi và quyết định của mỗi cá nhân ít bị chi phối bởi các hành vi khác, mà phụthuộc vào nhận thức của những người xung quanh (về mặt xã hội) Xem mô hình tứdiện về hành vi tại Bảng 1.1

Bảng 1.1: Mô hình tứ diện về hành vi.

Sự bắt chước

Học tập những người quen biết so sánh với các đối tượng quen biếtSo sánh xã hội

Trang 16

Việc phân tích hành vi người tiêu dùng được dựa trên một số cách tiếp cận tâm

lý hoặc các mô hình tâm lý phổ biến nhất (tóm tắt trong Bảng 1.2)

Bảng 1.2: Các học thuyết tâm lý về hành vi người tiêu dùng.

Nghiên cứu phản ứng vớicác kích kích trong môitrường và học hỏi kinhnghiệm từ những hậu quảtrong hành động (phản hồitích cực hay tiêu cực)

Mô hình thái độ

hành vi

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)(Fishbein and Ajzen 1975);

Lý thuyết hành vi dự định(Ajzen 1985; 2002)(Corbett 2005)

Dự báo hành vi dựa trên cơ

sở của thái độ, chuẩn mực và

ý định hành vi

Học thuyết nhận

thức của xã hội

Học thuyết quan sátBandura (1986)

Mô hình lý thuyết về thái độ thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý xã hội đểphân tích hành vi, thái độ và chuẩn mực cá nhân Các khía cạnh đạo đức của hành vi,giá trị và chuẩn mực cá nhân được phân tích bằng lý thuyết nhận thức xã hội hoặc lýthuyết giá trị niềm tin (thái độ của cá nhân đối với xã hội hay chuẩn mực đạo đức cánhân là yếu tố dự báo cho hành vi ủng hộ hành động tiết kiệm điện)

Lý thuyết hành động hợp lý cho rằng khía cạnh lợi ích cá nhân đến từ kết quảhành vi của con người

Trang 17

1.2 Các mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng.

1.2.1 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior).

Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của Thuyếthành động hợp lý Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) đượcAjzen và Fishbbein xây dựng từ năm 1985 và được xem là học thuyết tiên phong tronglĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna, 1993;Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trong Mark, C & Christopeher J.A.,1998,

tr 1430) Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định của một cá nhân

để thực hiện hành vi đó Ngược lại, ý định hành vi được xác định bởi thái độ và chuẩnchủ quan Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thựcnghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen, 1988; Ajzen & Fishbein,1980; Canary & Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trongAjzen, 1991, tr 186) Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân vàchuẩn chủ quan Trong đó, thái độ (Attitude) của một cá nhân đề cập đến mức độ đánhgiá tích cực hay tiêu cực đối với hành vi đó và phụ thuộc vào lợi ích chi phí như chiphí tài chính, công sức hoặc thời gian Ví dụ, các hộ gia đình có con nhỏ có thể sửdụng điều hòa như là biện pháp hữu hiệu để làm ấm trong thời gian mùa đông Họ tinrằng việc hạn chế sử dụng điều hòa khiến cuộc sống của họ ít thoải mái hơn

Ajzen (1991, tr.188) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhậnthức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay khôngthực hiện hành vi Ví dụ, chủ hộ gia đình nghĩ rằng các thành viên gia đình sẽ khôngchấp thuận cho họ tiết kiệm điện, chính điều này sẽ cản trở khả năng áp dụng các biệnpháp tiết kiệm năng lượng Mô hình TRA được trình bày ở Hình 1.2

Niềm tin đối với thuộc

Xu hướng hành vi

Hành vi thực sự

Trang 18

Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý–TRA

(Fishbein, M.&Ajzen, I., 1985)

Theo Ajzen (1991), sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB (Theory ofPlanned Behavior) xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát.Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố nhậnthức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control) Nhận thực kiểm soát hành viphản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó

có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr 183) Ví dụ, Các hộ gia đình

có thể không sẵn sàng để giảm sử dụng năng lượng, bởi vì họ cảm thấy không thể làmnhư vậy Học thuyết TPB được mô hình hóa ở Hình 1.3

Hình 1.3: Thuyết hành vi dự định

(Ajzen, 1991)

Trong thực tế các mô hình TPB thường được sử dụng để dự báo và giải thíchhành vi của con người đối với các quyết định cụ thể, ví dụ quyết định hiến máu(Armitage, 2001), quyết định sử dụng các loại thuốc hợp pháp hay bất hợp pháp(Armitage, 2001), nhưng đồng thời nó cũng được sử dụng để dự đoán hành vi tiết kiệm

Hành vi thực sự

Trang 19

năng lượng trong sử dụng chất thải giấy tái chế của sinh viên đại học Hồng Kông(Cheug, 1999); tiết kiệm năng lượng (Harland, Staats, & Wilke, 1999) và sử dụng xebuýt (Heath & Gifford, 2002); sử dụng năng lượng hiệu quả (Lindenberg & Steg,2007) Nói chung, nhận thức kiểm soát hành vi và thái độ có xu hướng quan hệ chặtchẽ nhất với hành vi và ý định ủng hộ môi trường; chuẩn chủ quan có mức độ ít hơn(Armitage & Conner, 2001).

1.2.2 Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (The norm activation model).

Mô hình hoạt động tiêu chuẩn NAM (Schwart, 1977; Schwartz & Howard,1981) xem xét hành vi ủng hộ môi trường như một hình thức của chủ nghĩa vị tha,trong chừng mực cá nhân phải từ bỏ lợi ích cá nhân thay vì lợi ích tập thể (ví dụ môitrường) Hành vi vị tha được xác định bằng (hành động) chuẩn mực đạo đức cá nhân,trong đó kinh nghiệm và nghĩa vụ đạo đức là 2 yếu tố cơ bản Hành vi phù hợp với cácchuẩn mực đạo đức cá nhân có thể dẫn đến một cảm giác tự hào, ngược lại có thểmang lại cảm giác tội lỗi Hai yếu tố khác có liên quan đến hoạt động của chuẩn mựcđạo đức cá nhân Đầu tiên, một người cần phải nhận thức được những hậu quả do hành

vi của mình gây ra cho người khác và cho môi trường (nhận thức về hậu quả) Thứ hai,một người cần phải cảm thấy cá nhân chịu trách nhiệm về những hậu quả hành vi(nhận thức trách nhiệm) Những người tin rằng việc sử dụng năng lượng không có kếhoạch có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường và cảm thấy cá nhânphải chịu trách nhiệm về những vấn đề này, sẽ thúc đẩy trách nhiệm mạnh mẽ hơn đểgiúp giải quyết những vấn đề này bằng cách giảm sử dụng năng lượng Học thuyếthoạt động tiêu chuẩn được mô hình hóa tại Hình 1.4

Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (NAM) đã được áp dụng thành công cho một loạtcác hành vi ủng hộ môi trường, chẳng hạn như tái chế (Guagnano, Stern, và Dietz,1995; Hopper & Nielsen, 1991), hay bảo tồn năng lượng (Black, Stern, và Elworth,1985)

Hành vi thực sự

Trang 20

Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu chuẩn

(Schwart, 1977; Schwartz & Howard, 1981)

Một số nghiên cứu đã mở rộng với các biến số kết hợp giữa mô hình TPB vàNam, đặc biệt là sử dụng khái niệm chuẩn mực đạo đức cá nhân (Parker, Manstead, vàStradling, 1995) Chuẩn mực đạo đức cá nhân đã được tìm thấy trong một số mô hìnhkết hợp TPB để giải thích đáng kể cho một loạt các hành vi môi trường có liên quan(ví dụ như việc sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng và sử dụng xe 712 W.Abrahamse, L Steg / Tạp chí Tâm lý học kinh tế 30 (2009); 711-720 Harland và cộng

sự, 1999)

Ngoài các biến từ mô hình TPB, tác giả hy vọng vấn đề môi trường là động lựccho sự thay đổi hành vi Cụ thể là nhận thức về hậu quả , nhận thức trách nhiệm vàchuẩn mực đạo đức cá nhân sẽ tích cực liên quan đến hành vi tiết kiệm năng lượng

1.3 Các nghiên cứu nước ngoài về hành vi tiêu thụ năng lượng.

Phần này tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu có liên quan đến hành vi tiêu thụnăng lượng từ các chuyên ngành khác nhau (như tâm lý học hành vi, tâm lý học nhậnthức và tâm lý xã hội), đặc biệt là chúng tôi tập trung vào các biện pháp can thiệp khácnhau từng được áp dụng để thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng như: cam kết, thiếtlập mục tiêu, thông tin, hội thảo, thông tin đại chúng, truyền hình, thông tin phản hồi,phần thưởng, nhóm sinh thái, đo lường tổng thể…, cũng như xem xét các điều tra xãhội học về lối sống, thói quen, môi trường…có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm nănglượng

Liên quan đến hành vi tiết kiệm năng lượng, có ba trường phái tâm lý khácnhau đã từng phân tích, nghiên cứu và tất cả đều tập trung vào các khía cạnh nhằmthay đổi hành vi cá nhân: tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận thức (hay tâm lý họcthực nghiệm), và tâm lý học xã hội (đặc biệt là mô hình thái độ-hành vi) (Brohmann,

2009, tr 8)

Trang 21

1.3.1 Các nghiên cứu sử dụng chiến lược can thiệp để thay đổi hành vi tiêu thụ năng lượng.

Abrahamse (2005) đã thực hiện ba mươi tám nghiên cứu có liên quan đến sửdụng năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội và tâm lý học môi trường Các nghiêncứu được phân loại thành 2 chiến lược mục tiêu: chiến lược tiền đề (cam kết, thiết lậpmục tiêu, thông tin, và mô hình hóa) và chiến lược hậu quả (thông tin phản hồi, phầnthưởng) Chiến lược tiền đề xem xét ảnh hưởng của một hoặc nhiều yếu tố quyết địnhtrước khi thực hiện hành vi (Abrahamse, 2005, tr 275) và các chiến lược hệ quả đượcdựa trên giả định rằng sự hiện diện của hậu quả tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đếnhành vi (Abrahamse, 2005, tr 278)

Chiến lược tiền đề

Chiến lược tiền đề bao gồm các bước can thiệp đến hành vi sử dụng năng lượngnhư: cam kết, thiết lập mục tiêu, thông tin và mô hình hóa

Cam kết là “cam kết hay hứa hẹn thay đổi hành vi bằng miệng hoặc bằng văn

bản” (Abrahamse, 2005, tr.275) Katzev (1983) đã phân tích ảnh hưởng của các cam

kết tiêu thụ điện, tất nhiên giả sử rằng lượng điện tiêu thụ của cá nhân phụ thuộc vàocác nhu cầu liên quan đến điện Họ kiểm tra việc sử dụng điện của bốn nhóm bằngcách sử dụng các kỹ thuật sau đây: (1) bảng câu hỏi ngắn về mức sử dụng năng lượng

và yêu cầu họ giảm 10% mức tiêu thụ điện, (2) một văn bản cam kết tiết kiệm 10%điện năng và (3) áp dụng một bảng câu hỏi sử dụng phương pháp “kẹt chân trong cửa”

và yêu cầu cá nhân tham gia ký cam kết giảm 10% mức tiêu thụ điện năng Khi một hộgia đình nhận được hóa đơn tiền điện hàng tháng của họ, Katzev (1983) nhận thấy rằngnhững người tham gia chương trình “kẹt chân trong cửa” tiết kiệm được mức tiêu thụnăng lượng trong suốt 12 tuần theo dõi Tuy nhiên, các khoản tiết kiệm thực tế của

nhóm là gần như tương tự với các nhóm khác, kết luận rằng “hành vi tiêu thụ năng

lượng của các nhóm đều thể hiện mong muốn tiết kiệm năng lượng” (McCALLEY,

2006, tr.130)

Thiết lập mục tiêu tương tự như cam kết, cũng xác định các điểm tham chiếutiết kiệm điện tạo nên sự khác biệt (ví dụ tiết kiệm điện mức 10%) Becker (1978) thửnghiệm tính hiệu quả của bước can thiệp thiết lập mục tiêu cho thấy các mục tiêu đặt

ra cần không quá dễ dàng để đạt được Trong nghiên cứu của mình, ông được phâncông theo dõi mức tiết kiệm điện của hộ gia đình với 2 mục tiêu Đầu tiên, họ đã phải

Trang 22

tiết kiệm 2% điện năng, sau đó, ông đặt ra mục tiêu khó khăn hơn với mức tiết kiệm20% điện năng Ông cũng hỗ trợ bằng việc cung cấp thông tin về mức tiêu thụ điệncủa các thiết bị Becker (1978) xác định rằng việc đặt mục tiêu với mức tiết kiệm điện20% được chứng minh là có hiệu quả hơn mức tiết kiệm 2% Do đó một mục tiêu đặt

ra cần phải có độ khó nhất định chứ không nên quá dễ dàng đạt được

Thông tin là một trong những bước can thiệp thường xuyên được sử dụng để tácđộng đến hành vi cá nhân về tiết kiệm năng lượng Thông tin có thể được đưa ra vớinhiều cách khác nhau như: hội thảo, chiến dịch truyền thông hoặc thông qua các báocáo kiểm toán năng lượng Geller (1981) đã nghiên cứu hiệu quả của bảy hội thảo vềvấn đề tiết kiệm năng lượng Ông đã tiến hành khảo sát 117 người trước và sau khitham dự hội thảo Ông xác định được những thay đổi trong thái độ và hành vi củangười tham dự hội thảo về vấn đề tiết kiệm năng lượng Hơn nữa, sau 6 tuần kết thúchội thảo ông tiếp tục thực hiện cuộc điều tra thực tế tại nhà của một nửa số người thamgia và kết luận rằng hội thảo đã có tác động tối thiểu đến hành vi tiết kiệm năng lượngcủa họ Nói cách khác, thông tin cũng ảnh hưởng đến mọi người trong việc bảo tồn vàtiết kiệm năng lượng nhưng không có nghĩa nó dẫn đến việc thay đổi hành vi cá nhân(Geller, 1981)

Staats (1996) xác định hiệu quả của một chiến dịch truyền thông đại chúng vàđánh giá chiến dịch truyền thông đối với vấn đề hiệu ứng nhà kính Trong hơn haitháng, phương tiện truyền thông đại chúng của Hà Lan (truyền hình quốc gia, báo chí,

và biển quảng cáo) đã thúc đẩy các hoạt động quảng bá cho công chúng những nguyênnhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính và cách đối phó với các vấn đề môi trường.Theo phân tích của giới truyền thông, họ đã thực hiện một cuộc khảo sát với 905 người

tham gia và 704 người trả lời Staats (1996) phát hiện ra rằng “với những kiến thức

nhận được từ truyền thông về hiệu ứng nhà kính, chiến dịch truyền thông không có tác dụng thay đổi nhận thức vấn đề” (Staats, 1996, tr 198) Nói cách khác, các nhà nghiên

cứu thấy rằng kiến thức và nhận thức đối với vấn đề hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng rất

ít đến việc thay đổi hành vi cá nhân về sử dụng năng lượng

McMAKIN (2002) đã tiến hành các cuộc điều tra về vấn đề tiết kiệm nănglượng tại hai căn cứ quân sự Mỹ, nơi dân cư không phải thanh toán hóa đơn tiền điệncủa riêng họ Phương pháp tiếp cận được cho phù hợp với mô hình tâm lý – xã hội tạimỗi một hộ gia đình cụ thể Họ đo trước và sau khi thực hiện những khảo sát về mức

Trang 23

sử dụng năng lượng và tiến hành đo lường hành vi sử dụng cuối cùng của người dân.Mong muốn của người dân là thực hiện tiết kiệm năng lượng để làm gương cho con

cái họ McMAKIN (2002) xác định rằng “tồn tại một số khía cạnh của mô hình tâm lý

– xã hội rất hữu ích trong việc thúc đẩy thay đổi hành vi sử dụng năng lượng, nhưng một số khác thì không mang lại hiệu quả” (McMAKIN, 2002, tr 15).

Winett (1985) sử dụng một kênh truyền hình để phát sóng chương trình về cácbiện pháp tiết kiệm năng lượng Các chương trình được đạo diễn và mô hình hóa cácbiện pháp tiết kiệm năng lượng khác nhau phù hợp với các hộ gia đình trung lưu

Nghiên cứu của họ báo cáo như sau: “Một người xem chương trình truyền hình trong

20 phút có thể tiết kiệm được 10% điện năng mà vẫn đảm bảo cuộc sống thoải mái”

(Winett, 1985, tr 42) Họ cho rằng truyền hình có thể được sử dụng trong một chiếnlược thay đổi hành vi Tuy nhiên một nghiên cứu tiếp theo một năm sau đó cho thấymức tiết kiệm năng lượng đã không được duy trì

Chiến lược hệ quả.

Loại biện pháp thứ hai là can thiệp bằng hệ quả - khi cho rằng sự hiện diện củahậu quả tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện Các chiến lược

hệ quả phổ biến nhất là thông tin phản hồi và khen thưởng

Thông tin phản hồi bao gồm việc “cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ và

tiết kiệm điện năng của hộ gia đình” (Abrahamse, 2005, tr 278) Chúng đại diện cho

tần suất sử dụng điện năng của hộ gia đình Van Houwelingen(1989) đã nghiên cứuảnh hưởng của sự phản hồi liên tục về mức tiêu thụ năng lượng của các hộ gia đìnhtham gia dự án Nhóm mục tiêu của nghiên cứu là 325 hộ gia đình và được tách thành

2 nhóm: nhóm đầu tiên cam kết tiết kiệm 10% lượng điện, trong khi nhóm thứ haikhông đồng ý với các mục tiêu tiết kiệm năng lượng Năm mươi hộ gia đình trong 325

hộ gia đình nhận được các thiết bị giám sát điện tử để theo dõi mức sử dụng điện vàcập nhật chỉ số mức tiêu thụ điện mỗi ngày so với mục tiêu tiết kiệm Các hộ gia đìnhcòn lại được chia thành hai nhóm: nhóm đầu tiên nhận được thông tin phản hồi về mứctiêu thụ điện và nhóm thứ hai giám sát việc tiêu thụ năng lượng dựa trên diện tích căn

hộ của họ Kết quả Van Houwelingen (1989) phát hiện ra rằng nhóm tự theo dõi dựatrên diện tích căn hộ giảm ở mức trung bình 5,1% và nhóm nhận được phản hồi về giá

và mức tiêu thụ điện trung bình giảm được 7,7% Trung bình giảm lớn nhất 12% phải

kể đến nhóm nhận được thiết bị giám sát điện tử và cập nhật chỉ số mỗi ngày Van

Trang 24

Houwelingen (1989) kết luận rằng “các thông tin phản hồi về chỉ số điện, giá điện và

diện tích căn hộ có tác động tích cực đến hành vi tiết kiệm năng lượng của cá nhân”

(Van Houwelingen, 1989, tr 103)

Staats (2004) đã thực hiện chương trình nghiên cứu với một "Nhóm sinh thái"nhằm mục tiêu xác định các hành vi khác nhau có liên quan về quản lý chất thải, sửdụng khí đốt, điện, nước, vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm Họ tập trung vào mốiquan hệ giữa ý định và thay đổi thói quen trong hành vi sử dụng năng lượng Cácnhóm sinh thái là các nhóm nhỏ gồm sáu đến mười thành viên (như hàng xóm, bạn bè,các thành viên nhà thờ, vv.) Thông thường, họ tổ chức cuộc họp hàng tháng để traođổi kinh nghiệm, ý tưởng và thành quả liên quan đến tiết kiệm năng lượng Trong giaiđoạn một năm, Staats (2004) thực hiện các cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi đến 60nhóm sinh thái cam kết tiết kiệm điện năng Kết quả là những người tham gia đã tiếtkiệm được 20,5% với khí thiên nhiên, tiết kiệm 4,6 % mức sử dụng điện, tiết kiệm trên2,8% mức nước sử dụng và giảm chất thải với mức 28,5% Sau 2 năm một báo cáophân tích đánh giá về mức tiết kiệm như sau: 16,9% sử dụng khí đốt tự nhiên, 7,6% sửdụng điện, 6,7% sử dụng nước và 32,1% cho giảm chất thải Tổng kết các biện phápdài hạn về tiết kiệm năng lượng được duy trì đối với các nhóm sinh thái Staats (2004)

kết luận rằng “kiểm soát nhận thức hành vi và thói quen là hai thành phần đã thúc đẩy

mạnh mẽ việc sử dụng các biện pháp tiết kiệm và bảo tồn năng lượng trong quá trình tham gia Chương trình nhóm sinh thái” (Staats, 2004, tr 6) Nói cách khác thay đổi

thói quen một cách lâu dài sẽ tác động làm thay đổi ý định tiêu thụ năng lượng mộtcách bền vững

McClelland (1980 ) đã tiến hành thực nghiệm tại một tòa nhà chung cư Họ đã

tổ chức một cuộc thi tiết kiệm năng lượng cho 4 căn hộ thuộc tòa nhà Hàng tuầnnhững người tham gia nhận được các thông tin phản hồi về mức tiết kiệm năng lượngcủa hàng xóm và các thông tin về biện pháp tiết kiệm năng lượng Sau mỗi hai tuầncạnh tranh, người chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng là 80 $ Sau 12 tuần chủ cáccăn hộ đã giảm 6,6 % lượng tiêu thụ năng lượng với chi phí cạnh tranh McClelland(1980 ) xác định rằng yếu tố tiền bạc có tác dụng ngắn hạn đối với vấn đề tiết kiệmnăng lượng (McClelland và cộng sự, 1980)

Kurz (2002) chứng minh rằng có bốn cách tiếp cận tâm lý cho hành vi tiết kiệmnăng lượng: 1) các mô hình kinh tế hợp lý, 2) Mô hình tình huống xã hội, 3) mô hình

Trang 25

thái độ, và 4) các mô hình cơ bản dựa trên thay đổi hành vi và lý thuyết học hỏi Trong xã hội học công tác điều tra mức sử dụng năng lượng không chỉ áp dụng cho cánhân mà ngay cả các tổ chức xã hội Nhà xã hội học cho rằng việc yêu cầu mọi ngườinhận thức được mức tiêu thụ năng lượng là không có khả năng Bởi vì mức sử dụngđiện là vô chừng.

Aune (1998) đã phân tích ảnh hưởng của việc thay đổi thói quen, lối sống trong

sử dụng năng lượng Ông cho rằng văn hóa và lối sống là nhân tố quyết định đến mức

sử dụng năng lượng và là kết quả của một quá trình (Palm, 2009, tr 6) thiết lập mộtphạm trù về cách hình thành văn hóa thông qua tiêu thụ năng lượng Aune (1998 ) cho

rằng một tổ hợp đặc biệt được tạo ra “thông qua tác động qua lại giữa mức sử dụng

điện của các cá nhân và sử dụng kỹ thuật công nghệ” (Palm, 2009, tr 6) Aune (1998)

định nghĩa các khái niệm về văn hóa sử dụng năng lượng, và phân loại các tác độngkhác nhau của thói quen, văn hóa đến việc tiêu thụ năng lượng Aune (1998) nhấnmạnh sự cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra các tài liệu liên quan đến quá trình và nhu

cầu sử dụng năng lượng Wilhite (2000) cho rằng “bản chất và nguyên nhân của nhu

cầu năng lượng” đã bị đơn giản hóa, cắt giảm hoặc bị lược bỏ trong các nghiên cứu

về chính sách sử dụng năng lượng Họ cho rằng các nghiên cứu khoa học xã hội về

nhu cầu tiêu thụ năng lượng phần lớn đã bị giới hạn bởi những “hành vi” của “người

sử dụng năng lượng” (Wilhite, 2000, tr 1) Mặc dù trong những năm qua, nhiều biện

pháp tiết kiệm năng lượng đã được phát triển dựa trên nhu cầu năng lượng tăng lên tạiHoa Kỳ và Châu Âu và hỗ trợ cho các chính sách mới trong giảm thiểu biến đổi khí

hậu Phương pháp tiếp cận mới không chỉ xem xét đến việc “đánh giá mức độ nhận

thức của người tiêu dùng, mà còn xét trên chuẩn mực xã hội và mạng lưới các tổ chức

xã hội” (Wilhite, 2000, tr 109) Nói cách khác với cách tiếp cận mới, tác giả không

chỉ phân tích các nhân tố quyết định liên quan đến hành vi tiết kiệm năng lượng màcòn hướng mọi người cách thức tổ chức mạng lưới cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệtrong việc bảo tồn nguồn năng lượng

Shove (2000) đã thực hiện phân tích xã hội học về công nghệ tiết kiệm nănglượng trong các tòa nhà đối với hiệu quả tiết kiệm năng lượng Ông sử dụng cách tiếpcận thông qua mô hình tuyến tính kinh tế- kỹ thuật thể hiện sự phát triển hành động

tiết kiệm năng lượng Họ xác định các nhân tố “xã hội” và “phi kỹ thuật” là rào cản

tiếp cận các kiến thức và công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng

Trang 26

Trong một nghiên cứu gần đây Wilhite (2007 ) lập luận rằng công nghệ đóngmột vai trò quan trọng trong việc gia tăng sử dụng năng lượng Sự ra đời của các công

nghệ có thể làm tăng sử dụng năng lượng “nhưng đồng thời tạo ra tiềm năng về cách

thức sử dụng năng lượng hiệu quả” (Wilhite , 2007, tr 23) Ông nhấn mạnh sự cần

thiết phải thay đổi về công nghệ trong bối cảnh kinh tế- xã hội - văn hóa ngày càngphát triển

Martiskainen (2007) trong tài liệu nghiên cứu của mình về vấn đề tiêu thụ nănglượng hộ gia đình, đã xác định hai nhóm hành vi tiết kiệm năng lượng: (1) Hành vi cắtgiảm (trong đó bao gồm các nỗ lực tiết kiệm điện thông qua việc sử dụng các thiết bịđiện hiệu quả) và (2) Hành vi hiệu quả ( trong đó bao gồm quyết định mua sắm - đầu

tư thiết bị điện) Tuy nhiên các nhà nghiên cứu hành vi cũng đồng ý rằng hành vi cắtgiảm và hành vi hiệu quả cũng không mang lại nhiều hiệu quả đối với hành vi tiếtkiệm năng lượng (Martiskeinen, 2007)

Poortinga (2003) xác định việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượngkhác nhau dựa trên đặc điểm nhân khẩu xã hội, lối sống và môi trường nơi cư trú(Poortinga, 2003, tr 59) Trong thời gian gần 2 tháng họ đã thực hiện cuộc khảo sát

455 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên tại Hà Lan Poortinga (2003) xác định có sựkhác biệt về độ tuổi, loại hộ gia đình, thu nhập, trình độ học vấn khi chấp nhận cácbiện pháp tiết kiệm năng lượng

Carew (2002) thử nghiệm một câu hỏi khảo sát với 52 sinh viên đại học để đolường sự hiểu biết của họ về phát triển bền vững Mỗi sinh viên phải trả lời câu hỏi

“Theo quan điểm quả bạn, phát triển bền vững là gì?” Họ phát hiện ra rằng có sự thay

đổi đáng kể trong cách mà sinh viên đại học kỹ thuật mô tả về phát triển bền vững.Những mô tả dao động từ những khái niệm mơ hồ về những gì phát triển bền vữngmang lại cho đến những quan niệm trừu tượng với cấu trúc mở rộng phức tạp về tưduy phê phán hoặc sáng tạo để phát triển bền vững (Carew và cộng sự , 2002, tr 358)

Kagawa (2007 ) nghiên cứu về “sự bất hòa trong nhận thức của sinh viên về

phát triển bền vững và tác động của phát triển bền vững đến môi trường- xã hội tương lai”, cho thấy có hơn 90 % sinh viên tỏ thái độ tích cực đối với phát triển bền vững

hoặc tuyên bố ủng hộ phát triển bền vững (Kagawa, 2007)

Gam (2004) nghiên cứu về kết quả tiêu thụ điện của hộ gia đình phụ thuộc vàothu nhập, tuổi tác, giáo dục , giới tính , hay dân tộc dường như có ảnh hưởng rất ít

Trang 27

Nhóm đối tượng đầu tiên của nghiên cứu bao gồm hơn 50.000 hộ gia đình, ông đãphân tích mối liên hệ giữa mức tiêu thụ điện của cá nhân với các số liệu kinh tế - xãhội, kích thước căn hộ và lối sống Nhóm thứ hai gồm 100 hộ, nghiên cứu mức tiêu thụđiện dựa trên các thiết bị điện sử dụng (Gam, 2004, tr 3) Cuộc khảo sát được tiếnhành để xác định mối liên hệ giữa việc sử dụng các thiết bị và các yếu tố kinh tế xãhội, kích thước căn hộ và thói quen, lối sống đối với hành vi sử dụng năng lượng Gam(2004) phát hiện ra rằng mức tiêu thụ điện phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập Tuổi tác,giáo dục, giới tính và dân tộc dường như có ảnh hưởng rất ít (Gam, 2004, tr 11) Hơnnữa khi phân tích hành vi sử dụng thiết bị điện, ông dường như cũng tìm thấy nhữngbằng chứng thể hiện mối liên hệ giữa việc sử dụng thiết bị điện hiệu quả và bảo tồnnăng lượng.

1.3.2 Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ năng lượng

Phần lớn các nghiên cứu phân tích hành vi tiêu thụ năng lượng của người tiêudùng trong hộ gia đình đều tập trung vào các đặc điểm kinh tế, tâm lý học và xã hộihọc có liên quan: (1) đặc điểm của dân cư, (2) đặc điểm nơi cư trú, (3) đặc điểm củacông nghệ áp dụng, (4) Các yếu tố kinh tế, (5) thời tiết và các yếu tố khí hậu, (6) thôngtin nhận được, (7) và thái độ đối với môi trường (Carlsson-Kanayama, 2007)

Nhiều nhà tâm lý học đã thực hiện những điều tra về các hành vi liên quan đến

sử dụng năng lượng và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp tham gia của ngườidân, bối cảnh xã hội, cũng như các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến bảo tồn năng lượng(cụ thể là phát triển công nghệ, tăng trưởng kinh tế, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu

tố về thể chế và các yếu tố văn hóa)

Trong các tài liệu cũng phân loại các biện pháp tiết kiệm năng lượng: (i) cácbiện pháp chi phí thấp hoặc không tốn chi phí (các biện pháp cụ thể như tắt đèn, thaythế đèn huỳnh quang compact cho bóng đèn sợi đốt), (ii) các biện pháp yêu cầu vốnđầu tư nhiều hơn để thay đổi hệ thống kỹ thuật năng lượng trong nhà ( hệ thống nănglượng mặt trời)

Dillman (Dillman, 1983) và Long (Long, 1993) của Mỹ, Walsh (Martiskainen,2007) và Ferguson (Ferguson, 1993) của Canada, và Mills (Mills và cộng sự, 2008)của Đức xác định rằng người có thu nhập càng cao thì tiết kiệm càng nhiều hơn Điềutra của Young (2008) đã chứng minh rằng các hộ giàu đầu tư nhiều hơn cho các thiết

bị tiết kiệm năng lượng (Young, 2008)

Trang 28

Học vấn cao hơn tạo ra các hoạt động tiết kiệm năng lượng nhiều hơn (HIRST,1982) Giải thích kinh tế cho vấn đề này là trình độ học vấn cao làm giảm chi phí tìmkiếm thông tin

Địa vị xã hội, lối sống (Weber, 2000) có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồnnăng lượng , cũng như giá năng lượng cao hơn có thể đẩy nhanh tiến độ cải tiến côngnghệ của các thiết bị năng lượng (Mills và cộng sự, 2008)

Các hộ gia đình trẻ áp dụng dễ dàng hơn với công nghệ mới, mà thường là cũngtiết kiệm năng lượng nhiều hơn (Carlsson - Kanayama, 2007) Ngoài ra những ngườitrẻ tuổi quen thuộc với các biện pháp tiết kiệm năng lượng hơn so với những người lớntuổi (Martiskainen, 2007)

Kích thước hộ gia đình hay loại hình căn hội cũng có thể ảnh hưởng đến tiếtkiệm năng lượng trong gia đình như nhà cách nhiệt, mô hình hộ gia đình Về nghiêncứu này, các tài liệu cung cấp cho kết quả khác nhau (Curtis, 1984; Long, 1993)

Các thành phố lớn có xu hướng khuyến khích thực hiện và thúc đẩy các chínhsách môi trường Thông tin về chi phí sử dụng năng lượng thường được cập nhật thôngqua các hóa đơn năng lượng Wilhite (1996) báo cáo rằng việc thường xuyên nhậnđược các hóa đơn năng lượng, sẽ thúc đẩy hành vi tiết kiệm năng lượng (Wilhite,1996)

Nhãn năng lượng cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về hiệu suất nănglượng của thiết bị trước khi đưa ra các quyết định mua Thông tin về các công nghệ tiếtkiệm năng lượng thường được tuyên truyền thông qua các chiến dịch truyền thông địaphương, chính quyền khu vực, quốc gia và quốc tế, các tổ chức, cơ quan năng lượng,các hiệp hội người tiêu dùng, các nhà cung cấp công nghệ và các hiệp hội của họ, hoặcbởi các tiện ích (Scott, 1997) Thông tin có thể nâng chất lượng tri thức, nhưng không

có nghĩa là nó sẽ cải thiện kết quả tiết kiệm năng lượng bền vững

Mục tiêu của phần này là xem xét mối quan hệ giữa quyết định của người tiêudùng đối với tiêu thụ năng lượng bền vững Hành vi tiêu dùng được xác định bởi cácquyết định cá nhân và chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế hoặc các yếu tố chínhtrị- xã hội Hành vi tiêu dùng của cá nhân không chỉ đến từ một chiều, mà phải đượcđút kết từ thói quen và lối sống Do đó hành vi phải được phân tích trong một bối cảnh

cụ thể và nhấn mạnh rằng các phân tích cần dựa trên niềm tin, chuẩn mực và giá trịtheo đuổi trong bối cảnh tiêu thụ bền vững

Trang 29

Tóm lại, dựa trên các tài liệu nghiên cứu, tác giả xác định các yếu tố sau ảnh

hưởng đến hành vi tiêu dùng năng lượng bền vững:

 Đặc điểm của các hộ gia đình: bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, kích thước hộ gia đình

và các thành viên trong gia đình, quyền sở hữu, thu nhập, giáo dục, vv;

 Thông tin: các hóa đơn năng lượng, nhãn năng lượng hoặc thông tin tuyêntruyền cũng khuyến khích các hành vi tiết kiệm năng lượng Thông tin được tínnhiệm cao hơn nếu nó được quản lý bởi các cơ quan nhà nước;

 Yếu tố kinh tế: giá năng lượng có ảnh hưởng rất lớn trong việc giảm sử dụngnăng lượng Giá cao hơn khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm năng lượngnhiều hơn (để mua công nghệ tiết kiệm năng lượng hơn) và

 Thái độ, niềm tin và nhận thức môi trường là các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởngđến hành vi tiêu thụ năng lượng

1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở nền tảng học thuyết hành vi dự định (TPB) được coi là một ví dụ vềthuyết lựa chọn hợp lý (Lindenberg và Steg, 2007) với giả định rằng hành vi là kết quảcủa một quá trình lựa chọn nhằm tối đa hóa lợi ích, chi phí về thời gian, tiền bạc, côngsức…Hành vi sử dụng điện được xác định bởi ý định tiết kiệm điện của một cá nhânnhằm thực hiện hành vi đó Đến lượt mình, ý định tiết kiệm điện được xác định bởithái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan (hay ảnh hưởng xã hội) Thái

độ tham khảo mức độ mà một người đánh giá về tiết kiệm điện là tích cực hay khôngtích cực, phụ thuộc vào lợi ích hay tối đa hóa chi phí về thời gian, công sức hay tiềnbac Nhận thức kiểm soát hành vi là những cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăntrong việc tham gia vào quá trình tiết kiệm điện Chuẩn chủ quan đề cập đến áp lực xãhội tác động đến nhận thức của cá nhân đối với vấn đề tiết kiệm điện

Ngoài các biến từ TPB, tác giả hy vọng các vấn đề môi trường là động lực choviệc thay đổi hành vi sử dụng điện Đặc biệt, tác giả hy vọng các biến nhận thức hậuquả, gán ghép trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức cá nhân sẽ tích cực liên quan đến ýđịnh tiết kiệm năng lượng điện

Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu trước (ví dụ, Brandon và Lewis, 1999), tácgiả đưa ra giả thuyết rằng việc sử dụng năng lượng điện của hộ gia đình có liên quanmạnh mẽ với các biến nhân khẩu - xã hội Cụ thể, tác giả hy vọng thu nhập và mô hình

hộ gia đình có liên quan tích cực đến việc sử dụng năng lượng trong gia đình Những

Trang 30

thay đổi trong hành vi sử dụng điện đòi hỏi cá nhân phải có những nỗ lực có ý thức đểđưa ra các quyết định thay đổi.

Mô hình nghiên cứu đề xuất là mô hình kết hợp giữa mô hình hành vi dự định(TPB), mô hình hoạt động tiêu chuẩn (NAM) và các yếu tố khác Như vậy bên cạnhcác yếu tố thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức hậu quả,nhận thức trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức cá nhân, nghiên cứu còn xem xét đếncác yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện như đã đề cập trongmục 1.3 Các yếu tố được xem xét thêm bao gồm các yếu tố kinh tế (giá điện) và cácyếu tố về nhân khẩu học Các yếu tố trên được đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễnViệt Nam và dựa trên các nghiên cứu trước đó Xem chi tiết mô hình nghiên cứu đềxuất Hình 1.5

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng điện trên mô hình nghiêncứu đề xuất như hình 1.5, có 7 giả thuyết tương ứng được đưa ra như hình 1.6 Cơ sở

để đưa ra các giả thuyết dựa trên kết quả nghiên cứu của Wokje Abrahamse và LindaSteg (2009) trên tạp chí tâm lý học kinh tế số 30 về xác định các yếu tố nhân khẩu – xãhội và tâm lý đối với việc sử dụng năng lượng các hộ gia đình và mức tiết kiệm

Mô hình nghiên cứu có hai biến phụ thuộc là ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụngđiện thực sự Bảy giả thuyết được đưa ra, tất cả đều thể hiện quan hệ đồng biến với ýđịnh tiết kiệm điện

Yếu tố về nhân khẩu học

Hành vi sử dụng điện Chuẩn mực đạo đức cá

nhân

Trang 31

Giả thuyết H 1: Thái độ của một cá nhân đề cập đến mức độ đánh giá tích cực haytiêu cực đối với hành vi sử dụng điện và tiết kiệm điện phụ thuộc vào lợi ích chiphí như chi phí tài chính, công sức hoặc thời gian Thái độ tích cực đối với vấn đềbảo tồn năng lượng tác động đồng biến đến ý định tiết kiệm điện.

H 1 +

Giả thuyết H 2: Nhận thực kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khănkhi thực hiện hành vi tiết kiệm điện và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soáthay hạn chế hay không Bản thân khách hàng có mức độ kiểm soát tốt đối vớihành vi tiết kiệm điện sẽ cho tác động đồng biến đến ý định tiết kiệm điện

H 2 +

Giả thuyết H 3: chuẩn chủ quan (hay ảnh hưởng xã hội) là nhận thức của nhữngngười xung quanh sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiệnhành vi tiết kiệm điện Các thành phần xã hội quan tâm đến vấn đề tiết kiệm điện

sẽ tác động đồng biến đến ý định tiết kiệm điện của cá nhân khách hàng

H 3 +

Giả thuyết H 4: Hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức cá nhân có thể dẫnđến một cảm giác tự hào, ngược lại có thể mang lại cảm giác tội lỗi cho cá nhân.Điều này cho thấy bản thân khách hàng có các chuẩn mực đạo đức cá nhân phùhợp với vấn đề tiết kiệm điện sẽ cho tác động đồng biến đến ý định tiết kiệm điện

Ảnh hưởng cơ quan/trường học

Ảnh hưởng của chính sách khuyến

khích , tuyên truyền của chính quyền.

Ý định tiết kiệm điện

Chuẩn mực đạo đức cá nhân

Nghĩa vụ đạo đức

Cảm giác tội lỗi

Cảm thấy bản thân không tốt

Ý định tiết kiệm điện

Ý định tiết kiệm điện Nhận thức kiểm soát hành vi

Biết cách sử dụng điện hiệu quả

Không khó khăn để thực hiện

Có thể thực thiện

Thái độ

Không rắc rối

Cuộc sống thoải mái

Chiếm thời gian

Chất lượng cuộc sống

Ý định tiết kiệm điện

Trang 32

Giả thuyết H 5: Việc tin rằng sử dụng năng lượng không có kế hoạch có thể gây ranhững hậu quả tiêu cực đối với môi trường và cảm thấy cá nhân phải chịu tráchnhiệm về những vấn đề này, sẽ thúc đẩy trách nhiệm mạnh mẽ hơn để giúp giảiquyết những vấn đề này bằng cách giảm sử dụng năng lượng Do đó, Nhận thứchậu quả do việc sử dụng điện lãng phí tác động đồng biến đến ý định tiết kiệmđiện.

H 5 +

Giả thuyết H 6: và Nhận thức trách nhiệm tiết kiệm điện của các nhân đối với cácvấn đề xã hội, khí hậu, tài nguyên, môi trường tác động đồng biến đến ý định tiếtkiệm điện

H 6 +

Giả thuyết H 7: Yếu tố kinh tế cho thấy tùy thuộc vào tình hình tài chính, thu nhập

và giá cả năng lượng, các khách hàng sử dụng điện sẽ có quyết định của cá nhân.Tuy nhiên theo các nghiên cứu trước, thì yếu tố kinh tế (giá điện) tăng sẽ tác độngđồng biến đến ý định tiết kiệm điện

H 7 +

Giả thuyết H 8: Các yếu tố về nhân khẩu học giúp định hình mô hình hộ gia đình

sử dụng điện hiệu quả Tùy thuộc vào giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, chi phí

sử dụng điện để tạo nên sự khác biệt đối với ý định tiết kiệm điện

H 8 +

Giả thuyết H 9: Ý định tiết kiệm điện là những mong muốn của khách hàng sửdụng điện trong việc thay đổi hành vi từ tiêu cực sang tích cực Ý định tiết kiệmđiện cho tác động đồng biến với hành vi sử dụng điện tích cực

H 9 +

Nhận thức hậu quả

Suy giảm các nguồn tài nguyên

Thải khí CO2- trái đất nóng lên

Biến đổi môi trường – khí hậu

Không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ

Ý định tiết kiệm điện

Ý định tiết kiệm điện Hành vi sử dụng điện

tích cực

Các yếu tố về nhân khẩu học Ý định tiết kiệm điện

Yếu tố kinh tế

Tiết kiệm chi tiêu

Gía điện tăng

Ý định tiết kiệm điện

Nhận thức trách nhiệm

Phát triển kinh tế đất nước

Bảo vệ môi trường

Giảm biến đổi khí hậu

Tiết kiệm nguồn tài nguyên

Hạn chế tình trạng thiếu điện

Ý định tiết kiệm điện

Trang 33

Hình 1.6: Các giả thuyết nghiên cứu.

Tóm tắt chương 1:

Chương này trình bày một số đề tài, bài báo nghiên cứu nước ngoài về hành vitiêu thụ năng lượng làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi, xác định thang đo cho phù hợp.Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng, các nhân tốtác động đến ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện, mô hình nghiên cứu đềxuất và các giả thuyết của từng nhân tố tác động đến ý định tiết kiệm điện và hành vi

sử dụng điện Chương tiếp theo tác giả sẽ đi sâu vào phương pháp nghiên cứu cụ thể làtrình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, đối tượng cần nghiên cứu, phương phápchọn mẫu, thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo các nhân tố tác động đến ý định tiếtkiệm điện và hành vi sử dụng điện, thiết kế bảng câu hỏi điều tra chính thức Cácphương pháp phân tích dữ liệu: phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA,CFA và mô hình hóa phương trình cấu trúc SEM cho các nhân tố tác động đến ý địnhtiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện của khách hàng cá nhân tại thành phố NhaTrang

Trang 34

Chương 2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

ĐIỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG2.1 Tác động của việc khai thác và sử dụng điện đối với các vấn đề xã hội 2.1.1 Đối với kinh tế thành phố Nha Trang.

Nguồn cung điện của Việt Nam chưa thật sự phong phú là do cơ sở vật chấtthiếu thốn, nguồn vốn hạn chế và các nghiên cứu khoa học chưa được hoàn chỉnh, đặcbiệt nguồn cung sản xuất điện chủ yếu đến từ thuỷ điện và nhiệt điện Một phần nhỏcòn lại là nhập khẩu điện và nguồn năng lượng tái tạo Chính vì sự phụ thuộc lớn vàocác yếu tố hữu hạn và liên quan tới thời tiết nên các nguồn năng lượng cung cấp điện

bị giới hạn

Bên cạnh đó lượng tiêu thụ điện trong 1 năm của 1 người tại thành phố NhaTrang trung bình là 800 KW, đến năm 2020 con số này có thể sẽ lên tới 2000 KW (Sốliệu dự báo từ Phòng kinh doanh, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, 2013) Theobản Dự thảo về Tổng sơ đồ phát triển Điện lực quốc gia, nhu cầu tiêu thụ điện năngtoàn quốc sẽ tăng từ 14%-16%/năm cho giai đoạn 2011-2015, khoảng 11,5% cho giaiđoạn 2016-2020 và khoảng 7,4%-8,4% cho giai đoạn 2021-2030, vì thế ngành côngnghiệp sản xuất điện sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cung không đáp ứng cầu.Ngoài ra, sự lão hoá của thiết bị truyền điện và thiết bị phát điện dẫn đến tình trạng tỉ

lệ tổn thất điện năng cao là một trong những vấn đề mà ngành điện Việt Nam nóichung và Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà nói riêng đang gặp phải

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Nha Trang đạtmức cao, kéo theo việc tăng trưởng kinh tế là sự chuyển đổi từ nền kinh tế lấy nôngnghiệp là trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và du lịch Cùng với đó lànhu cầu xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp, nhà máy, khách sạn của các công tynước ngoài, trong nước cho nên nhu cầu điện trong công nghiệp, dịch vụ, du lịch ngàycàng gia tăng Mức sống được cải thiện làm thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử dụng điện

cá nhân khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh theo từng năm, đôi lúc vượt quá khảnăng cung cấp hiện tại Cơ cấu tiêu thụ điện tại các ngành được thể hiện tại hình 1.1như sau: ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 51%; quản lý tiêu dùng dân

Trang 35

cư 40%; thương nghiệp và dịch vụ 5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1% và còn lại là3%

Hình 2.1: Cơ cấu tiêu thụ điện của các ngành.

(Nguồn:Chứng khoán phố Wall, Ngành điện-cơ hội lớn từ nguồn năng lượng tái tạo)

Nền kinh tế muốn phát triển phải gắn với sự phát triển của ngành năng lượngquốc gia, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho các hoạt động sản xuất, kinhdoanh và phát triển kinh tế Thành phố Nha Trang cũng không nằm ngoài quy luật đó,khi ngành điện luôn được coi là một ngành then chốt, trọng điểm và nhận được rấtnhiều sự quan tâm của Nhà nước Theo báo cáo thường niên năm 2012 của Công ty cổphần Điện lực Khánh Hoà, tổng sản lượng điện sản xuất năm 2012 đạt 1353 triệukWh, tăng 2,92% so với kế hoạch và tăng 13,86% so với năm 2011 Xem chi tiết tốc

độ tăng trưởng tổng sản lượng điện tại Hình 2.2

Tuy nhiên nguồn cung luôn không đủ cầu, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện củaNha Trang ngày càng cao và có xu hướng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP Sự tăngtrưởng cao cũng đặt ra bài toán cần có một chiến lược lâu dài ổn định Các chính sáchđưa ra cần nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng, giảm thiểu tác hại đến môi trườngnhằm tránh đi ngược lại với xu hướng của thế giới Mỹ và Trung Quốc, 2 quốc gia cólượng thải CO2 lớn nhất thế giới, đều cho rằng cần phải tập trung giải bài toán nănglượng, nguyên nhân sâu xa của những bất ổn kinh tế - tài chính

Trang 36

Hình 2.2: Tổng sản lượng điện của tỉnh Khánh Hoà.

(Nguồn: Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, Báo cáo thường niên năm 2012)

Đặc điểm nổi bật của ngành Điện Việt nam là tính độc quyền cao với Tập đoànđiện lực (EVN) là người mua và bán điện duy nhất tới tay người tiêu dùng Ngành điệnbao gồm 4 khâu là: đầu tư, phát điện, truyền tải và phân phối thì EVN gần như độcquyền trong khâu truyền tải và phân phối Các công ty sản xuất điện độc lập (PPI)không được bán điện trực tiếp cho người tiêu dùng mà phải thông qua đàm phán, kýkết hợp đồng thoả thuận giá với EVN Hầu hết các công ty trong ngành đều do EVNquản lý, điều tiết và phân bổ nguồn sản lượng điện

Hình 2.3: Mô hình thị trường điện cạnh tranh có một đại lý mua buôn.

(Nguồn: nangluongvietnam.vn)

Trang 37

Cơ chế giá do EVN độc quyền quyết định và điều chỉnh trong khung của Nhànước khiến giá điện hiện tại ở Việt Nam được xem là rẻ tương đối so với thế giới, dẫnđến tình trạng tiêu thụ điện bữa bãi Một phần ảnh hưởng khác của việc giữ giá điệnthấp đã khiến cầu tiêu thụ ngày càng tăng mạnh, tình trạng cầu vượt quá cung luôn xảy

ra trong nhiều năm Trong khi đó, nguồn cung điện lại gặp khó khăn do thời tiết khôhạn và nguồn nhiên liệu sản xuất như than sắp cạn kiệt, vốn ít, công nghệ chưa thực sựphát triển Giá nhập khẩu điện từ bên ngoài lại cao hơn rất nhiều so với giá trong nước,khiến sự chênh lệch về cung – cầu càng lớn Điều này làm giảm sự hấp dẫn của ngànhđiện trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu

tư, đổi mới công nghệ

Hình 2.4: Giá bán điện bình quân của tỉnh Khánh Hoà

(Nguồn: Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, Báo cáo thường niên năm 2012)

Để đối phó với tình trạng này, những năm gần đây Chính phủ và Tập đoàn Điệnlực Việt Nam thực hiện lộ trình tăng giá bán điện, năm sau cao hơn năm trước với tốc

độ tăng từ 10 -15% Chính điều này đẩy giá vốn hàng bán của Công ty cổ phần Điệnlực Khánh Hoà tăng nhanh gấp 2 lần so với doanh thu thuần kinh doanh điện, lợinhuận ròng giảm sút liên tục qua các năm Mặt khác giá bán lẻ điện tăng cũng gây áplực đến đời sống của người dân thành phố Nha Trang khi mặt bằng thu nhập tăngchậm

2.1.2 Đối với môi trường sống.

Mức độ sử dụng năng lượng hiện nay đóng góp khoảng 25% lượng phát thảiCO2 và khoảng 15% tổng lượng khí nhà kính sinh ra do hoạt động của con người, kèmtheo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động năng lượng và góp phầnlàm suy giảm chất lượng môi trường toàn cầu Hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng

Trang 38

của nước ta là nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ Quá trình cháycủa nhiên liệu hoá thạch tạo nên dioxit carbon CO2 và mê tan CH4 cả hai là chất khígây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân thay đổi khí hậu và làm nóng toàn cầu Quátrình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lượng nói chung là nhân tố quantrọng gây ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê trong số các chất khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 chiếm 54%, mêtan 12%, ozone 7% Than là nhiên liệu phát thải CO2 nhiều nhất, trung bình 1 kg thanphát thải 1,83 kg CO2 Như vậy các nhà máy nhiệt điện than trên thế giới hàng nămtạo nên 3,7 tỷ tấn carbon dioxit (CO2), 10000 tấn sunfua dioxit (SO2) – nguyên nhânchính gây mưa axit, 10200 tấn NOx.

 Xăng phát thải 2,22 kg CO2 /lít nhiên liệu

 Dầu diezen phát thải 2,68 kg CO2 /lít nhiên liệu

 Khí hoá lỏng phát thải 1,66 kg CO2 /lít nhiên liệu

Các nguồn năng lượng phát thải tro bụi chứa thuỷ ngân, uranium, thorium, asen

và các kim loại nặng khác là nguyên nhân gây ung thư và các bệnh hô hấp Ngoài raviệc sử dụng năng lượng còn gây ô nhiễm môi trường nước thải, gây tiếng ồn

Ở Việt Nam theo số liệu của Tổng cục khí tượng thuỷ văn trong vòng 50 nămqua nhiệt độ trung bình tăng 0,70 C, mức nước biển tăng 20 cm, nhiều khu vực bị khôhạn trong khi đó thiên tai lụt lội với cường độ ngày càng tăng

2.2 Quan điểm và chính sách năng lượng của Việt Nam và thế giới.

2.2.1 Quan điểm về sử dụng năng lượng của thế giới.

Tiêu thụ năng lượng bền vững là gì? Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiệnlần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới” công bố bởiHiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN với nội

dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển

kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo Brundtland

hay còn gọi là Báo cáo “Vì tương lai chung của chúng ta” của Uỷ ban Môi trường và

Phát triển Thế giới - WCED Báo cáo này ghi rõ phát triển bền vững là “Sự phát triển

có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ” Nói cách khác, phát triển bền

Trang 39

vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trườngđược bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhàcầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa

3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường

Hai khái niệm gắn liền với quan điểm trên:

 Khái niệm “nhu cầu”

 Khái niệm của sự giới hạn mà tình trạng hiện tại của khoa học kỹ thuật

và sự tổ chức xã hội áp đặt lên khả năng đáp ứng của môi trường nhằm thoảmãn nhu cầu hiện tại và tương lai

Phát triển bền vững bác bỏ các quan niệm thị trường tự điều hoà và quan niệmcon người có nhu cầu mênh mông, không bao giờ hết, không cần định chừng mực.Phát triển bền vững chống khuynh hướng tiêu dùng không giới hạn và chủ trương loàingười phải xét lại quan niệm và các mẫu mực về an sinh, phúc lợi và chất lượng củacuộc sống

Mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển tổng hợp, toàn bộ, về tất cả cácphương diện môi trường, môi sinh, kinh tế, xã hội và chính trị bởi vì không thể có bềnvững môi trường môi sinh nếu không có bền vững chính trị để bảo vệ hệ sinh thái.Cũng không thể có công bằng xã hội nếu không bảo đảm được sự bền vững và cânbằng sinh thái cần thiết để bảo đảm loài người sẽ tồn tại Và cũng không thể chăm lotăng trưởng kinh tế nếu sự tăng trưởng này làm hư hại môi trường-môi sinh, gây taibiến thiên nhiên mà hậu quả là có thể đưa loài người tới thảm hoạ

Có nhiều ý kiến cho rằng tiêu dùng là một trong những vấn đề cơ bản của phát

triển bền vững Tiêu dùng bền vững là “việc sử dụng hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu

cầu cơ bản và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, vật liệu độc hại, khí thải chất thải và các chất ô nhiễm trong chu kỳ sống, không gây nguy hiểm cho các nhu cầu của thế hệ tương lai”

(IISD, 2010)

2.2.2 Chính sách năng lượng của Việt Nam và thành phố Nha Trang.

Chính sách tiêu thụ năng lượng trong những năm vừa qua luôn thu hút sự quantâm của các cơ quan chính quyền ở Việt Nam nói chung và thành phố Nha Trang nóiriêng, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông, xây dựng và nhà ở

Trang 40

Kê từ tháng 9/2003 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã thông qua các Nghị định,Thông tư, Quy chuẩn về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại các hộ gia đình,doanh nghiệp và trong các tòa nhà, với mục tiêu giảm thiểu thất thoát năng lượng vànâng cao tiện nghi cho điều kiện sống và làm việc Chiến lược quốc gia về phát triểnnăng lượng cho giai đoạn tới năm 2020 tầm nhìn 2050 đã được thông qua nhằm đảmbảo các mục tiêu an ninh năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường

Như vậy, chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và khuôn khổpháp lý đã được hình thành tại Việt Nam

2.2.2.1 Các chương trình đang được tiến hành

Nhiều chương trình về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã được triểnkhai

Chương trình đầu tiên

Chương trình đầu tiên của Việt nam về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nănglượng đã ra đời năm 1995, với mục tiêu là thu thập và xử lý thông tin nhằm đánh giátiềm năng tiết kiệm năng lượng

Chương trình DSM&EE

Năm 2002, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới và Cơ quan hợp tác quốc tếcủa Thuỵ Điển SIDA, Việt Nam đã triển khai chương trình quản lý và điều tiết cầu,với ba mục tiêu: khuyến khích sử dụng hiệu quả điện, giảm phụ tải vào giờ cao điểm,tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với điện

EVN đã cho lắp đặt 5 600 công tơ TOU (nhiều giá) cho 4 000 khách hàng lớn.Ngoài ra, EVN cũng đã tổ chức các chiến dịch khuyến khích sử dụng đèn huỳnh quangtiết kiệm năng lượng

Về phần mình, Bộ Công Thương cũng đã cho thử nghiệm các cơ chế nhằmkhuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt thông qua việc hỗ trợ

và tăng cường năng lực cho các nhóm cung cấp dịch vụ thương mại

Chương trình VEEPL (2005-2010)

Một dự án khác về sử dụng hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng công cộngcũng đã được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của UNDP-GEF (United NationsDevelopment Program – Global environment facility) Mục tiêu của dự án nhằm nâng

Ngày đăng: 01/04/2014, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chứng khoán Phố Wall (2010), “Ngành điện – Cơ hội lớn từ nguồn năng lượng tái tạo”, truy cập ngày 15/09/2013, tại địa chỉ:www.stoxplus.com/download.asp?id=2317 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành điện – Cơ hội lớn từ nguồn năng lượng táitạo”, truy cập ngày 15/09/2013, tại địa chỉ
Tác giả: Chứng khoán Phố Wall
Năm: 2010
13. Ajzen, I. (1991), “The Theory of Planned Behaviour”, Oraganization Behaviour and Human Decision Processes, No. 50, pp. 179-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Theory of Planned Behaviour”, "Oraganization Behaviourand Human Decision Processes
Tác giả: Ajzen, I
Năm: 1991
14. Abrahamse, W., Steg, L., Vlek, C., & Rothengatter, T. (2007), “The effect of tailored information, goal setting, and tailored feedback on household energy use, energy-related behaviors and behavioral antecedents”, Journal of Environmental Psychology, 27, pp. 265–276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effect oftailored information, goal setting, and tailored feedback on household energy use,energy-related behaviors and behavioral antecedents”, "Journal of EnvironmentalPsychology
Tác giả: Abrahamse, W., Steg, L., Vlek, C., & Rothengatter, T
Năm: 2007
15. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980), Understanding attitudes and predicting social behavior, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding attitudes and predicting socialbehavior
Tác giả: Ajzen, I., & Fishbein, M
Năm: 1980
17. Hansen U., U. Schrader (2007), “A Modern Model of Consumption for a Sustainable Society”, Journal of Consumer Policy, 20, pp. 443-468 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Modern Model of Consumption for aSustainable Society”, "Journal of Consumer Policy
Tác giả: Hansen U., U. Schrader
Năm: 2007
18. Long, J. (1993), “An econometric analysis of residential expenditures on energy conserva- tion and renewable energy sources, Energy Economics 15, pp. 232-238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An econometric analysis of residential expenditures on energyconserva- tion and renewable energy sources, "Energy Economics 15
Tác giả: Long, J
Năm: 1993
19. Lorincz Mate Janos (2011)”, Student Energy Saving Behavior, Case Study of University of Coimbra Sách, tạp chí
Tiêu đề: Student Energy Saving Behavior
20. Martiskainen M. (2007), “Affecting Consumer Behavior on Energy Demand”, Final Report to EdF Energy, Brighton, East Sussex Sách, tạp chí
Tiêu đề: Affecting Consumer Behavior on Energy Demand”,"Final Report to EdF Energy
Tác giả: Martiskainen M
Năm: 2007
21. McMakin, A. H., Malone, E. L., Lundgren, R. E. (2002), “Motivating residents to conserve energy without financial incentives”, Environment and Behavior, 34(6), pp. 848–863 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Motivating residents toconserve energy without financial incentives”, "Environment and Behavior
Tác giả: McMakin, A. H., Malone, E. L., Lundgren, R. E
Năm: 2002
22. Mills, B., J. Schleich (2008), “Why Don’t Households See the Light? Explaining the Diffusion of Compact Fluorescent Lamps”, Paper presented at the 16th Annual Conference of the European Association of Environmental and Resource Economists (EAERE), June 25-28, Gothenburg, Sweden Sách, tạp chí
Tiêu đề: Why Don’t Households See the Light? Explainingthe Diffusion of Compact Fluorescent Lamps”, "Paper presented at the 16thAnnual Conference of the European Association of Environmental andResource Economists (EAERE)
Tác giả: Mills, B., J. Schleich
Năm: 2008
23. Poortinga, W., L. Steg, C. Vlek, G. Wiersma (2003), “Household preferences for energy-saving measures: a conjoint analysis”, Journal of Economic Psychology, 24, pp. 49-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Household preferences forenergy-saving measures: a conjoint analysis”, "Journal of Economic Psychology
Tác giả: Poortinga, W., L. Steg, C. Vlek, G. Wiersma
Năm: 2003
24. Scott, S. (1997), “Household energy efficiency in Ireland: a replication study of owner of energy saving items”, 1997 Energy Economics, 19, pp. 187–208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Household energy efficiency in Ireland: a replication study ofowner of energy saving items”, "1997 Energy Economics
Tác giả: Scott, S
Năm: 1997
25. Shove, E. (2003), “Converging conventions of comfort, cleanliness and convenience”, Journal of Consumer Policy, 26, pp. 395-418 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Converging conventions of comfort, cleanliness andconvenience”, "Journal of Consumer Policy
Tác giả: Shove, E
Năm: 2003
27. Staats, H., Harland, P., Wilke, H. (2004), “Effecting durable change. A team approach to improve environmental behavior in the household”, Environment and Behavior, 36(3), pp. 341–367 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effecting durable change. Ateam approach to improve environmental behavior in the household”,"Environment and Behavior
Tác giả: Staats, H., Harland, P., Wilke, H
Năm: 2004
28. Wokje Aramhamse & Linda Steg (2009), “How do socio – demographic and Psychological factors relate to households’ direct and indirect energy use and savings?”, Journal of Economic Psychology, pp. 711-720 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How do socio – demographic andPsychological factors relate to households’ direct and indirect energy use andsavings?”, "Journal of Economic Psychology
Tác giả: Wokje Aramhamse & Linda Steg
Năm: 2009
29. Young, D. (2008), “When do energy-efficient appliances generate energy savings? Some evidence from Canada”, Energy Policy 36, pp. 34-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: When do energy-efficient appliances generate energysavings? Some evidence from Canada”, "Energy Policy 36
Tác giả: Young, D
Năm: 2008
16. Bettina Brohmann, Stefanie Heinzle, Julia Nentwich, Ursula Offenberger, Klaus Rennings, Joachim Scleich, Rolf Wüstenhagen (2009), Working Paper No.1 within the project: Soziale, ửkologische und ửkonomische Dimensionen eines nachhaltigen Energiekonsums in Wohngebọuden Khác
26. Staats, H. J., Wit, A. P., Midden, C. Y. H. (1996), “Communicating the greenhouse effect to the public: Evaluation of a mass media campaignfrom a Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua (Trang 12)
Bảng 1.1: Mô hình tứ diện về hành vi. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 1.1 Mô hình tứ diện về hành vi (Trang 14)
Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý–TRA. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 1.2 Mô hình hành động hợp lý–TRA (Trang 16)
Hình 1.3: Thuyết hành vi dự định - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 1.3 Thuyết hành vi dự định (Trang 17)
Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu chuẩn. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 1.4 Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (Trang 18)
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 29)
Hình 2.1: Cơ cấu tiêu thụ điện của các ngành. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 2.1 Cơ cấu tiêu thụ điện của các ngành (Trang 33)
Hình 2.3: Mô hình thị trường điện cạnh tranh có một đại lý mua buôn. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 2.3 Mô hình thị trường điện cạnh tranh có một đại lý mua buôn (Trang 34)
Hình 2.2: Tổng sản lượng điện của tỉnh Khánh Hoà. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 2.2 Tổng sản lượng điện của tỉnh Khánh Hoà (Trang 34)
Hình 3.1.Quy trình nghiên cứu. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.5: Thang đo Nhận thức hậu quả (04 chỉ báo). - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 3.5 Thang đo Nhận thức hậu quả (04 chỉ báo) (Trang 43)
Bảng 3.4: Thang đo Chuẩn mực đạo đức cá nhân (03 chỉ báo). - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 3.4 Thang đo Chuẩn mực đạo đức cá nhân (03 chỉ báo) (Trang 43)
Bảng 3.7: Thang đo Giá điện (02 chỉ báo). - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 3.7 Thang đo Giá điện (02 chỉ báo) (Trang 44)
Bảng 3.6: Thang đo Nhận thức trách nhiệm (05 chỉ báo). - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 3.6 Thang đo Nhận thức trách nhiệm (05 chỉ báo) (Trang 44)
Bảng 3.9: Thang đo Hành vi sử dụng điện (04 chỉ báo). - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 3.9 Thang đo Hành vi sử dụng điện (04 chỉ báo) (Trang 45)
Bảng 4.1: Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.1 Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (Trang 58)
Bảng 4.3. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.3. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha (Trang 61)
Bảng 4.3 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.3 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố (Trang 61)
Bảng 4.5. Ma trận đặc trưng các nhân tố. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.5. Ma trận đặc trưng các nhân tố (Trang 63)
Bảng 4.7. Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Kiểm soát hành vi”. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.7. Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Kiểm soát hành vi” (Trang 65)
Bảng 4.9. Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Đạo đức cá nhân”. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.9. Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Đạo đức cá nhân” (Trang 66)
Bảng 4.10.Phân tích thống kê mô tả thang đo “Nhận thức hậu quả”. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.10. Phân tích thống kê mô tả thang đo “Nhận thức hậu quả” (Trang 66)
Bảng 4.12. Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Yếu tố kinh tế”. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.12. Phân tích thống kê mô tả cho thang đo “Yếu tố kinh tế” (Trang 67)
Bảng 4.13.Phân tích thống kê mô tả thang đo “Ý định tiết kiệm điện”. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.13. Phân tích thống kê mô tả thang đo “Ý định tiết kiệm điện” (Trang 68)
Bảng 4.14.Phân tích thống kê mô tả thang đo “Hành vi sử dụng điện”. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.14. Phân tích thống kê mô tả thang đo “Hành vi sử dụng điện” (Trang 68)
Bảng 4.15. Các chỉ số thống kê phản ánh độ phù hợp của mô hình đo lường. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.15. Các chỉ số thống kê phản ánh độ phù hợp của mô hình đo lường (Trang 69)
Bảng 4.16. Bảng hệ số tương quan của các khái niệm. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Bảng 4.16. Bảng hệ số tương quan của các khái niệm (Trang 70)
Hình lý thuyết. Kết quả phân tích mô hình phương trình cấu trúc được cho ở Hình 4.1 bên dưới - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
Hình l ý thuyết. Kết quả phân tích mô hình phương trình cấu trúc được cho ở Hình 4.1 bên dưới (Trang 72)
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra khảo sát sơ bộ. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi sử dụng điện của khách hàng
h ụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra khảo sát sơ bộ (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w