Kết quả nghiên cứu cho thấy: 05/06 nhân tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tuân thủ thuế tại Cục thuế Khánh Hòa: 1 Nhận thức về hình phạt HP; 2 Công tác kiểm tra thuế KTR; 3 Thuế s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
DIỆP KHẢI DUY
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
DIỆP KHẢI DUY
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quyết định thành lập hội đồng: 458/QĐ- ĐHNT ngày 17/06/2016
PGS – TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khoa sau đại học:
KHÁNH HÒA - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bản luận văn “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi
tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi
Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định
Toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố, sử dụng hoặc nộp để nhận bằng cấp tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, hoặc bất cứ nơi nào khác
Khánh Hòa, năm 2016
Người thực hiện
Diệp Khải Duy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô; các Sở, Ngành cùng các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Nha Trang, Tôi
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác
động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang”
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại học Nha Trang đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS.Lê Chí Công
và ThS Nguyễn Thị Hải Anh đã tư vấn, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài này
Cho phép Tôi được gởi lời cám ơn đến các đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Cục Thuế, cùng các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Nha Trang đã đóng góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Xin cảm ơn các anh, chị học viên cao học của Trường đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Nhân đây, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên Tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài này
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ 8
1.1.1 Hành vi 8
1.1.2 Hành vi tuân thủ thuế 11
1.1.3 Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế 16
1.2 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 29
1.2.1 Các nhân tố liên quan đến chính sách thuế (Nhóm 1) 30
1.2.2 Các nhân tố liên quan đến người nộp thuế (Nhóm 2) 31
Tóm tắt chương 1 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ CỦA CỤC THUẾ KHÁNH HÒA VÀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG 33
2.1 Giới thiệu chung về Cục thuế tỉnh Khánh Hòa 33
2.2 Kết quả thu ngân sách 35
2.2.1 Kết quả thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Khánh Hòa 35
2.2.2 Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn thành phố Nha Trang: 36
2.3 Thực trạng về quản lý hành vi tuân thủ thuế tại cục thuế Khánh Hòa 38
Trang 62.3.1 Quản lý kê khai, kế toán thuế 38
2.3.2 Công tác kiểm tra thuế 39
2.3.3 Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 40
2.4 Đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế 41
2.4.1 Những ưu điểm 41
2.4.2 Những hạn chế 42
Kết luận chương 2 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 44
3.1 Thiết kế nghiên cứu 45
3.2 Xây dựng thang đo 47
3.2.1 Thuế suất (TS) 47
3.2.2 Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KK) 48
3.2.3 Hiệu quả công tác kiểm tra thuế (KTR) 48
3.2.4 Nhận thức tích cực về thuế (KTB) 49
3.2.5 Nhận thức về hình phạt (HP) 49
3.2.6 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 49
3.2.7 Hành vi tuân thủ thuế (TTT) 50
3.3 Nghiên cứu sơ bộ 50
3.4 Nghiên cứu chính chức 53
3.4.1 Thiết kế mẫu điều tra 53
3.4.2 Công cụ nghiên cứu 53
Tóm tắt chương 3 55
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THÀNH PHỐ NHA TRANG 56
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 56
Trang 74.1.1 Đặc điểm của mẫu quan sát 56
4.1.2 Kết quả thống kê mô tả 58
4.2 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO 59
4.2.1 Kiểm định thang đo hành vi tuân thủ thuế (TTT) 60
4.2.2 Kiểm định thang đo các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế 60
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA) 61
4.3.1 Phân tích nhân tố các thang đo thành phần 61
4.3.2 Phân tích nhân tố thang đo hành vi tuân thủ thuế (TTT) 63
4.4 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN, HỒI QUY 64
4.4.1 Phân tích tương quan 65
4.4.2 Mô hình hồi quy tuyến tính 66
4.4.3 Kiểm định tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình 71
4.4.4 Kiểm định tính phù hợp tuyến tính của mô hình 72
4.5 KẾT LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 74
Tóm tắt chương 4 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 79
5.1 GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH 79
5.1.1 Về công tác kiểm tra thuế 80
5.1.2 Về tính đơn giản của việc kê khai thuế 81
5.1.3 Về nâng cao nhận thức về thuế của người nộp thuế 81
5.1.4 Về nâng cao nhận thức hình phạt 82
5.1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế 83
5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 83
5.3 KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EFA (Exploration Factor Analysis) : Phân tích nhân tố khám phá
KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) : Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau về tuân thủ thuế 14
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế 29
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách qua các năm 2011-2015 của toàn ngành thuế tỉnh Khánh Hòa 35
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn thành phố Nha Trang năm 2012-2014 36
Bảng 2.3: Kết quả quản lý kê khai thuế 38
Bảng 2.4: Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra của ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 39
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu 44
Bảng 3.2: Thang đo thuế suất 48
Bảng 3.3: Thang đo tính đơn giản của việc kê khai thuế 48
Bảng 3.4: Thang đo công tác kiểm tra thuế 48
Bảng 3.5: Thang đo nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế 49
Bảng 3.6: Thang đo nhận thức về hình phạt 49
Bảng 3.7: Thang đo hiệu quả kinh doanh 50
Bảng 3.8: Thang đo hành vi tuân thủ thuế 50
Bảng 3.9: Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo sơ bộ 51
Bảng 3.10: Các thang đo chính thức trong mô hình nghiên cứu 52
Bảng 4.1: Thống kê loại hình doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 56
Bảng 4.2: Thống kê độ tuổi trong mẫu nghiên cứu 57
Bảng 4.3: Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu 58
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến quan sát 59
Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo TTT 60
Trang 10Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo đo các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế 60
Bảng 4.7: Kết quả EFA thang đo các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế 62
Bảng 4.8: Kết quả EFA thang đo các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế 62
Bảng 4.9: Kết quả EFA thang đo tuân thủ thuế TTT 64
Bảng 4.10a: Kết quả phân tích tương quan Nhóm 1 65
Bảng 4.10b: Kết quả phân tích tương quan Nhóm 2 65
Bảng 4.11a: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình 67
Bảng 4.12a: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA 67
Bảng 4.13a: Mô hình hồi quy theo lý thuyết 67
Bảng 4.11b: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình 69
Bảng 4.12b: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA 69
Bảng 4.13b: Mô hình hồi quy theo lý thuyết 69
Bảng 4.13c: Mô hình hồi quy theo lý thuyết (Lần 2) 70
Bảng 4.14a: Tương quan giữa các biến độc lập (Nhóm 1) 72
Bảng 4.14b: Tương quan giữa các biến độc lập (Nhóm 2) 72
Bảng 4.15: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 75
Bảng 4.16: Tổng hợp những điểm tương đồng và khác biệt so với những nghiên cứu trước đây 75
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Thuyết hành động hợp lý (TRA) 9
Hình 1.2: Mô hình TPB cơ bản của Ajzen, 1985 10
Hình 1.3: Mô hình TPB mở rộng của Ajzen, 2006 11
Hình 1.4: Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu 32
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Khánh Hòa 34
Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu 45
Hình 4.1: Biểu đồ loại hình doanh nghiệp 57
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện các nhóm tuổi 58
Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng 73
Hình 4.4: Đồ thị phân phối chuẩn của phần dư 74
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các
doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang”được thực hiện với mục đích xác định và đo
lường các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
Trên cơ sở các lý thuyết về tuân thủ thuế, các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trước đây Tác giả đã xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu các nhân
tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Mô hình lý thuyết cho thấy:
có 06 nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp và được chia thành
02 nhóm Nhóm 1 gồm các nhân tố liên quan đến chính sách thuế: (i) Thuế suất; (ii) Tính đơn giản của việc kê khai thuế; (iii) Hiệu quả công tác kiểm tra thuế; Nhóm 2 gồm các nhân tố liên quan đến người nộp thuế: (i) Nhận thức tích cực về thuế; (ii) Nhận thức về hình phạt; và (iii) Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp kê khai thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang với cỡ mẫu là 265 quan sát (trong đó 250 phiếu hợp lệ) Dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp được xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả nghiên cứu cho thấy: 05/06 nhân tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tuân thủ thuế tại Cục thuế Khánh Hòa: (1) Nhận thức về hình phạt (HP); (2) Công tác kiểm tra thuế (KTR); (3) Thuế suất (TS); (4) Nhận thức tích cực về thuế (KTB) và (5) Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KK)
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các gợi ý chính sách nhằm cải thiện việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp Đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị, là cơ
sở cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà hoạch định chính sách thuế trong việc tiếp tục nghiên cứu đề xuất và hoạch định cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
Từ khóa: Hành vi, Tuân thủ thuế, Nha Trang
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thuế không những là nguồn thu quan trọng chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) mà còn ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển kinh tế Mỗi quyết định về thuế đều liên quan đến tích lũy, đầu tư, tiêu dùng, cũng như vấn đề phân bổ nguồn lực trong xã hội Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác đang đối mặt với một trong những thách thức lớn trong công việc quản lý thuế là làm thế nào hạn chế thất thoát nguồn thu thuế và nhờ đó nâng cao mức độ tuân thủ thuế Mức tuân thủ thấp ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở một số khía cạnh như: các nước có nguồn lực hạn hẹp hơn để phát triển, hệ thống thuế có xu hướng trở nên méo
mó hơn và ít công bằng hơn, và chính sách thuế sẽ dễ bị tác động bởi những thay đổi Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân Tự khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế, trong đó người nộp thuế được chủ động và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy định của pháp luật Người nộp thuế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, tự nộp thuế cho ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn luật quy định và
tự chịu trách nhiệm về việc kê khai, nộp thuế của mình Cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của người nộp thuế trừ trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu không tuân thủ thuế Tuy nhiên, trong trường hợp động cơ tuân thủ của người nộp thuế kém cũng với năng lực quản lý của
cơ quan thuế cũng yếu kém, không thể phát hiện các hành vi gian lận thuế của người nộp thuế, cơ chế tự khai tự nộp sẽ không phát huy được hiệu quả
Chính vì vậy, nền tảng của quản lý thuế hiện đại hướng đến và phát huy cao nhất tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế Vấn đề đặt ra là từ khi Việt Nam chính thức áp dụng cơ chế tự khai tự nộp cho đến nay, hoàn toàn chưa có một nghiên cứu chính thức hay một động thái tích cực từ phía cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác quan tâm đến việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, cũng như tiến hành nghiên cứu những nhân tố nào giúp cho người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu đã có
về vấn đề này đều thống nhất rằng yêu cầu tất yếu là các cơ quan thuế cần quan tâm nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế, nhất là
Trang 14khi áp dụng hệ thống tự khai tự nộp, nhằm đảm bảo hiệu quả và hiệu lực công tác trong quản lý thuế Ngoài ra, hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chịu sự tác động phức tạp của nhiều nhân tố khác nhau, và thay đổi tùy theo tình hình riêng của mỗi quốc gia Chính vì vậy, nhất thiết cơ quan thuế phải quan tâm cải thiện tuân thủ thuế cho người nộp thuế sau khi đã xác minh các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất vai trò của mình
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy, với vai trò là một học viên cao học và là một
công chức ngành Thuế, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Nha Trang” làm đề tài
thạc sĩ của mình để khám phá những nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế tại địa phương đóng góp ngân sách đáng kể cho cả nước, từ đó kiến nghị các chính sách nhằm cải thiện mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp
2 Mục tiêu của nghiên cứu
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Nha Trang?
- Mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Nha Trang như thế nào?
- Đâu là những chính sách nhằm cải thiện hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Nha Trang?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Khung lý thuyết về hành vi của khách hàng
Trang 15- Tác động của các nhân tố tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Nha Trang
- Khách thể nghiên cứu là những doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Nha Trang do Cục Thuế Khánh Hòa quản lý
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu được trình bày ở phần tổng quan, vấn đề đặt ra
là tại sao doanh nghiệp tuân thủ hoặc không tuân thủ thuế và tại sao doanh nghiệp lại tuân thủ ở một cấp độ nhất định nào đó Muốn nâng cao tự nguyện của doanh nghiệp trong hành vi tuân thủ thuế thì cần phải hiểu tính tuân thủ bị tác động bởi những nhân
tố nào và mức độ tác động của những nhân tố này ra sao để từ đó có biện pháp nâng cao tính tuân thủ thuế Khi người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế, công tác quản lý thuế sẽ đơn giản hơn những vẫn đạt được hiệu quả nhất định Hành vi tuân thủ của người nộp thuế không phải là một nhân tố độc lập, bất biến, nó chịu tác động của các nhân tố trong môi trường hoạt động và các nhân tố trong bản thân người nộp thuế Chính vì vậy, đề tài tập trung khảo sát ý kiến của những nhân viên đang trực tiếp thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế cho các doanh nghiệp tại Nha Trang do đặc thù sản xuất kinh doanh tại Nha Trang là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất ở tỉnh Khánh Hòa, với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa dạng nhằm đảm bảo tính đại diện tốt cho mẫu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp đối với các khoản thuế nội địa (như thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng, thuế khác) dưới sự quản lý thuế của Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Khánh Hòa và các Chi cục Thuế, không bao gồm các khoản thuế quan dưới sự quản lý của cơ quan hải quan
- Do giới hạn về thời gian và chi phí nên tác giả chỉ nghiên cứu các dữ liệu thu thập liên quan đến các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Nha Trang thuộc Cục thuế Khánh Hòa quản lý
- Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất liên quan đến lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Nha Trang
- Thu thập dữ liệu sơ cấp (điều tra của doanh nghiệp trong năm 2016)
- Luận văn cũng sử dụng số liệu thứ cấp dựa trên báo cáo tài chính và thông tin cung cấp của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Nha Trang
Trang 165 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Nha Trang với 01 mẫu với số phiếu khảo sát được đưa vào phân tích là 250/265 doanh nghiệp Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS18.0 và tiến hành các bước phân tích sau:
6 Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý thuyết, đề tài sẽ hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, trên cơ sở đó chỉ ra những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất
Về mặt thực tiễn, dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất những kiến nghị chính sách nhằm giúp cơ quan thuế thấu hiểu hơn người nộp thuế, tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp
7 Tổng quan các nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) với đề tài “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp - nghiên cứu tình huống của Hà Nội”, tác giả đã tập trung phân tích từ hoạt động quản lý thu thuế của nhà nước, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp khác nhau như kết hợp lịch sử với logic, tổng hợp và phân tích để rút ra kết luận Các kết luận liên quan đến hành vi gian lận thuế được đưa ra từ nghiên cứu là: (1) Do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; (2) Chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ thuế, kê khai và nộp thuế; (3) Chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế của mình, cũng như các hình thức xử phạt nếu doanh nghiệp vi phạm luật thuế; (4) Tính
Trang 17tuân thủ, tự nguyện chưa cao trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế Tuy nhiên, hạn chế của đề tài chưa sử dụng các phương pháp phân tích định lượng nhằm cung cấp những luận cứ xác đáng và thuyết phục cho kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu của Võ Đức Chín (2011) “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp - trường hợp tỉnh Bình Dương”, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng và đã xác định được các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Mô hình nghiên cứu theo đề xuất của tác giả gồm nhóm nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp, ngành kinh doanh, nhóm nhân tố về xã hội, về kinh tế, hệ thống thuế và tâm lý ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Kết quả cho thấy nhân tố kinh tế, hệ thống thuế, các nhân tố về tâm lý, đặc điểm doanh nghiệp và nhân tố xã hội của doanh nghiệp đều tác động đến hành vi tuân thủ của doanh nghiệp tại Bình Dương Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ phù hợp với thực
tế các doanh nghiệp tại Bình Dương
Ngoài ra, giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 cũng có khá nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế, mặc dù đó không phải là những nhân tố tác động trực tiếp đến hành vi tuân thủ thuế, chẳng hạn những nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế,… Tuy nhiên, cho đến nay theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu liên quan đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện tại Nha Trang Vì thế, thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Nha Trang phù hợp với thực tiễn công tác bản thân những người công việc kê khai, kế toán thuế cho các doanh nghiệp
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tuân thủ thuế đã được phát triển thành một chủ đề nghiên cứu lớn trong lĩnh vực tâm lý học kinh tế Vấn đề này đã được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, làm sáng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau về hành vi của người nộp thuế
Jackson và Million (1986) đã tổng hợp các nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế
và xác định 14 nhân tố chính tác động đến hành vi tuân thủ thuế Những nhân tố này
đã được Fischer (1992) và cộng sự tổng hợp thành 4 nhóm trong mô hình mở rộng (mô hình Fischer) bao gồm các nhân tố tác động đến cơ hội không tuân thủ, quan điểm và nhận thức của người nộp thuế, các nhân tố liên quan đến hệ thống thuế và các đặc điểm nhân khẩu học Mô hình này cung cấp cho người đọc một khuôn khổ để hiểu tác
Trang 18động của những nhân tố kinh tế - xã hội và tâm lý đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế
Chau và Leung (2009) đã mở rộng mô hình tuân thủ thuế của Fisher bằng cách
bổ sung thêm các nhân tố môi trường quan trọng khác - văn hóa và sự tương tác giữa
cơ hội không tuân thủ với hệ thống thuế tác động đến hành vi tuân thủ thuế (mô hình Fischer mở rộng) và đề nghị các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung xác định tác động của từng nhân tố và tương tác giữa những nhân tố này tác động như thế nào đến tuân thủ thuế Nghiên cứu này cũng cho rằng hầu hết những nghiên cứu hiện có về tuân thủ thuế đều được thực hiện ở các quốc gia đã phát triển, trong khi các quốc gia đang phát triển lại dễ bị tổn thương hơn khi hành vi không tuân thủ thuế diễn ra Vì vậy họ đề nghị cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở các quốc gia đang phát triển
Một nghiên cứu khác về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế được thực hiện bởi Misu (2011) cũng phân chia các nhân tố quan trọng nhất tác động đến tuân thủ thuế thành 2 nhóm: các nhân tố về kinh tế (thuế suất, kiểm tra thuế, hình phạt,…) và các nhân tố phi kinh tế (nhận thức về công bằng, thái độ của người nộp thuế, chuẩn mực xã hội,…) Nghiên cứu này một lần nữa cung cấp nền tảng lý thuyết cho những nhà nghiên cứu sau thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của của người nộp thuế
Alm và Torgler (2011) cho rằng chiến lược tuân thủ về hành chính dựa trên việc bắt buộc sẽ là điểm khởi đầu hợp lý nhưng chưa phải là điểm kết thúc tốt để giải quyết khoảng cách về thuế Vấn đề ở chỗ chất lượng những dịch vụ do cơ quan thuế cung cấp và đặc biệt là niềm tin của người nộp thuế Tương tự, Molero và Pujol (2011) cho rằng tuân thủ thuế cần được phân tích trong một khuôn khổ rộng hơn về hành vi con người, không phải chỉ dựa trên các biến về kinh tế mà còn dựa trên các nhân tố khác chẳng hạn như sự bất bình, ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ chung, các vấn đề
về đạo đức, tinh thần vị tha, tinh thần quốc gia,…(Torgler và Werner, 2005; Alm và Torgler, 2006) Nghiên cứu này cho rằng khi công chúng cho rằng chất lượng dịch vụ công do chính phủ cung cấp không tốt, cách duy nhất để gia tăng đạo đức về thuế cho người nộp thuế là tăng cường chất lượng của những dịch vụ này Ngược lại, một khi
họ cảm nhận chất lượng dịch vụ công tốt, bản thân họ sẽ có quan điểm nhìn nhận và tuân thủ thuế tốt hơn
Trang 19Một nghiên cứu khác rộng hơn và khá phù hợp với tình hình của Việt Nam với
đề tài “Các nhân tố quyết định của hành vi tuân thủ thuế ở Châu Á - trường hợp của Malaysia” được thực hiện bởi Palil và Mustapha (2011) Chín nhân tố quyết định tuân thủ thuế được xác định gồm khả năng xác suất bị kiểm tra, nhận thức về chi tiêu chính phủ, nhận thức về sự công bằng, hình phạt, những áp lực về tài chính, những thay đổi trong chính sách của chính phủ hiện tại, ảnh hưởng từ các nhóm tham chiếu, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế và kiến thức về thuế, đặc biệt khi áp dụng cơ chế tự khai
tự nộp Nghiên cứu cũng giúp các nhà quản lý thuế nhận thấy tầm quan trọng của kiến thức thuế với việc hỗ trợ thiết kế một chương trình giáo dục về thuế, đơn giản hóa hệ thống thuế và phát triển một sự hiểu biết rộng hơn về hành vi của người nộp thuế Nghiên cứu này được xem là phù hợp với thực tế Việt Nam
Như vậy, tuân thủ thuế là một vấn đề phức tạp, chịu sự tác động của hàng loạt các nhân tố khác nhau và thay đổi theo từng chủ thể nghiên cứu khác nhau Vì thế, tiếp tục thực hiện nghiên cứu các nhân tố khác nhau tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa phương nhất định sẽ góp phần làm rõ hơn ảnh hưởng của các nhóm nhân tố trong các bối cảnh nghiên cứu nhất định
8 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
từ viết tắt và phụ lục, đề tài được kết cấu gồm 5 chương sau:
Chương 1: Lý thuyết hành vi tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh
Chương 2: Thực trạng quản lý quản lý tuân thủ thuế tại Cục Thuế Khánh Hòa
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Nha Trang
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách
Trang 20CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP
Chương này tác giả sẽ trình bày khung lý thuyết liên quan đến các khái niệm vềhành vi tuân thủ thuế, các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế Trên cơ sở đó tác giả xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của mình
1.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ
1.1.1 Hành vi
Theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống rất phát triển ở Mỹ, hành vi của con người chỉ là những phản ứng (máy móc) quan sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được được những phản ứng thì có thể nói rằng không có hành vi
Lý thuyết này cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những gì mà con người không thể quan sát trực tiếp được Do vậy, tâm lý, ý thức con người không thể trở thành đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hành vi (Waston, 1913) Các nhà hành vi chính thống cho rằng các tác nhân gây ra phản ứng của con người, do đó thông qua các phản ứng có thể hiểu trở lại các tác nhân Waston (1913) - một đại diện tiêu biểu của lý thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mô hình hành vi gồm một chuỗi kích thích
và phản ứng:
S (tác nhân) → R (phản ứng)
Theo sơ đồ này thì hành vi con người hoàn toàn máy móc, cơ học mà không có
sự tham gia của ý thức hay một nhân tố nào khác
Về sau trong quá trình phát triển thuyết hành vi, khái niệm hành vi dần được
mở rộng và chứa đựng thêm nhiều nhân tố mới Các nhà hành vi mới (hay còn gọi là các nhà hành vi xã hội) cho rằng giữa hai nhân tố tác nhân và phản ứng còn có các nhân tố trung gian được chia làm hai loại là các nhu cầu sinh lý và các nhân tố nhận thức Nhà xã hội học Mỹ Mead (1956) đưa ra luận điểm về bản chất xã hội của hành vi con người: “Hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và phản ứng Nó cần được phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận nào của chỉnh thể được phân tích hoặc có thể được phân tích độc lập” Điều này có nghĩa, hành vi xã hội là một thể thống nhất gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau
Trang 21Như vậy, hành vi của con người là một tập hợp nhiều hành động (hay việc làm
cụ thể) liên kết với nhau một cách hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố bên trong (như tính cách, di truyền…) và các nhân tố bên ngoài (như kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, môi trường…) dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi có dự tính (TPB)
Lý thuyết TRA được Fishbein và Ajzen đưa ra từ năm 1975 cho rằng: nhân tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó (Fishbein & Ajzen, 1975) Ý định thực hiện hành vi được quyết định bởi hai nhân tố: thái độ của một người về hành vi và tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi Kết quả của hai nhân tố này hình thành nên ý định thực hiện hành vi Trên thực tế, lý thuyết này tỏ ra rất hiệu quả khi dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người
Hình 1.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Fishbein & Ajzen, 1975
Lý thuyết hành vi dự tính (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991)
Niềm tin đối với những thuộc tính
của sản phẩm
Đo lường niềm tin đối với những
thuộc tính của sản phẩm
Niềm tin về những người ảnh hưởng
sẽ nghĩ rằng tôi nên thực hiện hay
Ý định
Trang 22Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện Nhân tố thứ hai
là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó Cuối cùng, lý thuyết hành vi được dự tính TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố kiểm soát hành vi nhận thức vào mô hình TRA Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các
cơ hội để thực hiện hành vi Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi (Ajzen, 1991)
Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận
Hình 1.2 Mô hình TPB cơ bản của Ajzen, 1985
Có 4 thành phần tạo nên mỗi hành vi của con người, đó là: kiến thức, niềm tin, thái độ và thực hành Mỗi hành vi là sự thể hiện của tất cả 4 thành phần bên trong của một loạt các hành động có thể quan sát được nhằm đáp ứng một kích thích bên ngoài nào đó tác động lên cơ thể
Ýđịnh (I)
Trang 23NI m
Hình 1.3 Mô hình TPB mở rộng của Ajzen, 2006
Tuy nhiên, mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004) Các hạn chế đầu tiên là nhân tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen, 1991) Có thể có các nhân tố khác ảnh hưởng đến hành vi Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng TPB (Ajzen năm 1991; Werner 2004) Hạn chế thứ hai là có thể có một khoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Werner 2004) Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởi những tiêu chí đó (Werner, 2004)
1.1.2 Hành vi tuân thủ thuế
Hành vi tuân thủ thuế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu cũng như chính các
cơ quan quản lý nhà nước về thuế quan tâm từ rất lâu Quan điểm truyền thống cho rằng hầu hết người nộp thuế không tự nguyện tuân thủ thuế, họ chỉ chấp hành khi có
sự cưỡng chế, bắt buộc của cơ quan thuế
Khái niệm tuân thủ thuế còn thu hút các nhà nghiên cứu luận bàn liên quan đến việc người nộp thuế tuân thủ tự nguyện hay tuân thủ không tự nguyện Mục tiêu của
cơ quan thuế là gia tăng sự tự nguyện tuân thủ thuế của người nộp thuế, thay vì phải
Niềm tin và
sự đánh giá
Quy chuẩn chủ quan
Niềm tin quy
Trang 24cưỡng chế, ép buộc, đưa ra các hình thức xử phạt để bắt buộc người nộp thuế.Hầu hết các quan điểm nghiên cứu hiện nay đều tập trung xem xét tính tự nguyện chấp hành thuế James & Alley (1999) đã đưa ra câu hỏi: Sự tuân thủ có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu người nộp thuế tuân thủ chỉ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp cưỡng chế hành chính, hoặc do cả hai thì điều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ, ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt tối đa so với mức phải nộp
Như vậy, theo quan điểm hiện đại, cơ quan thuế được xem là thành công khi gia tăng được sự tuân thủ thuế của người nộp thuế một cách tự nguyện, mà không cần phải
sử dụng đến các hình thức kiểm tra, thanh tra hoặc các biện pháp xử lý, chế tài khác.
1.1.2.1 Khái niệm hành vi tuân thủ thuế
Ủy ban các vấn đề về thuế của OECD (2004) cho rằng: “Tuân thủ thuế là phạm
vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình” Theo OECD (2004), tại nhiều nước, đối tượng nộp thuế có ba nghĩa vụ cơ bản: (1) nộp tờ khai thuế đúng hạn; (2) kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để xác định số tiền thuế; và (3) nộp nghĩa vụ thuế kịp thời Các nghĩa vụ này thường được coi
là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai), và tuân thủ về thu nộp”
Quan điểm mở rộng cho rằng do khía cạnh hoạt động đáng chú ý của hệ thống thuế Hoa Kỳ là người nộp tự xác định nghĩa vụ thuế của mình và tự nguyện tuân thủ thuế, điều này có thể hiểu là khả năng người nộp thuế và sự sẵn lòng tuân thủ luật thuế được xác định bởi vấn đề đạo đức, môi trường pháp lý, và các nhân tố tình huống khác tại từng thời gian và địa điểm cụ thể Với quan điểm một số cơ quan thuế cũng xem tuân thủ thuế là khả năng và sự sẵn lòng của đối tượng nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật thuế; kê khai thu nhập chính xác mỗi năm và thanh toán đủ số tiền thuế đúng thời gian quy định (IRS, 2009; ATO, 2009) Theo James & Alley (1999) thì“Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”
Singh và cộng sự (2003) cho rằng tuân thủ thuế là hành động của một người nộp tờ khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và thanh toán tất cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không phải chờ đợi hành động của cơ quan thuế Trên cơ sở đó, tuân thủ thuế được tách biệt thành 2 quan điểm: tuân thủ quan điểm về quản lý hành chính và tuân thủ theo quan điểm hoàn thành chính xác tờ khai thuế Tuân thủ theo quan điểm quản lý hành chính bao gồm
Trang 25đăng ký và thông báo với cơ quan thuế tình trạng của người nộp thuế, nộp tờ khai thuế mỗi năm (nếu cần) và tuân thủ khuôn khổ về thời gian thanh toán theo yêu cầu (Chow, 2004) Nghĩa là, tuân thủ thuế đòi hỏi người nộp thuế phải đạt được một mức độ trung thực nhất định, có kiến thức thuế đầy đủ và khả năng sử dụng kiến thức này để hoàn thành tờ khai thuế và các hồ sơ có liên quan kịp thời, chínhxác và đầy đủ (Sing & Bhupalan, 2001) Cùng quan điểm với Singh & cộng sự (2003) cho rằng tuân thủ thuế trở thành một vấn đề chủ yếu trong hệ thống tự khai thuế bởi vì tổng số tiền thuế phải nộp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế mặc dù không thể tránh khỏi việc cơ quan thuế sẽ tìm kiếm thông tin từ những người nộp thuế khác trong khu vực để giảm thiểu rủi ro xảy ra các trường hợp không tuân thủ, hoặc họ sẽ thường xuyên thực hiện việc kiểm tra nhiều loại thuế khác nhau, và bằng những hình thức khác chẳng hạn giáo dục kiến thức thuế nhằm tạo ra những tác động nhất định đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế Kirchler (2007) đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn, theo đó “Tuân thủ thuế là một thuật ngữ trung lập nhất miêu tả việc người nộp thuế sẵn sàng nộp tiền thuế”
Ngoài ra, một số tác giả đã xem xét tuân thủ thuế từ một góc độ khác Allingham & Sandmo (1972) mô tả tuân thủ thuế là một vấn đề “báo cáo thu nhập thực tế” và cũng tuyên bố rằng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi một số tình huống mà trong đó có thể người nộp thuế đưa ra quyết định trong tình trạng không chắc chắn (Clotfelter, 1983) Tức là người nộp thuế có thể sẽ được hưởng một khoản tiền thuế tiết kiệm được do khai báo thấp thu nhập tính thuế hoặc đối với các khoản thu nhập không khai báo, họ sẽ bị phạt với một tỷ lệ cao hơn so với khoản thu nhập được kê khai đầy đủ và chính xác về thời gian McBarnet (2001) đề nghị tuân thủ thuế nên được nhìn nhận trong 3 cách, cụ thể là: cam kết tuân thủ - sẵn sàng nộp thuế mà không khiếu nại; tuân thủ có điều kiện - miễn cưỡng nộp tờ khai và nộp thuế; tuân thủ có sáng tạo để giảm thiểu nghĩa vụ thuế bằng cách tận dụng khả năng để xác định lại thu nhập và khấu trừ các khoản chi phí theo quy định của luật thuế Spice (1976) nhận thức mức độ tuân thủ thuế là một hình thức đặc biệt của sự may rủi (trong
đó có liên quan đến khả năng phát hiện và xử phạt), đòi hỏi cơ quan thuế phải hiểu được các nhân tố tác động đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế
Tuân thủ thuế không phải là một quá trình tự thân mà trái lại, nó chịu tác động
từ các nhân tố bên ngoài (Allingham & Sandmo, 1972; Spicer, 1976) Lewis (1982) và
Trang 26Andreoni & cộng sự (1998) mô tả các đặc điểm và giải thích tuân thủ thuế là kết quả của tương quan giữa các biến bao gồm nhận thức về sự công bằng, hiệu quả và sự tương tác giữa chúng Các khía cạnh khác thi hành thuế chẳng hạn như hình phạt và khả năng phát hiện cũng ảnh hưởng đến tuân thủ thuế trong khi các nhân tố khác về hành vi của thị trường lao động như tiền lương của một cá nhân và biểu thuế cũng góp phần vào tuân thủ thuế (Kirchler, 2007) Hệ thống thuế hiệu quả cũng ít công bằng hơn khi xảy ra trường hợp những người giàu trốn tránh một phần thuế lớn hơn so với người nghèo (Andreoni & cộng sự, 1998) Bất kỳ nỗ lực không tuân thủ thuế nào đều ảnh hưởng đến hiệu quả thuế và chi phí tuân thủ Các khoản thu nhập không được báo cáo
sẽ bóp méo số thu thuế (Andreoni & cộng sự, 1998)
Tóm lại, tuân thủ thuế là một khái niệm rộng và có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm tài chính công, kinh tế học, pháp lý và cũng có thể là tâm lý học và được tóm tắt trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Tổng hợp các cách tiếp cận khác nhau về tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế Cách tiếp cận kinh tế Cách tiếp cận hành vi
Góc độ tiếp cận Tuân thủ 100% quy định về
thuế so với thực tế, xét trên góc độ hẹp
Tự nguyện, sẵn sàng hành động theo tinh thần và từng quy định của luật thuế, xét trên góc độ rộng hơn
Quyết định tuân thủ Dựa trên sự hợp lý về lợi ích
kinh tế
Dựa trên hành vi hợp tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế
Mức độ chi tiết Cân nhắc lựa chọn:
(1) Lợi ích mong đợi từ việc trốn thuế
(2) Rủi ro bị phát hiện và mức bị phạt
(3) Tối đa hóa thu nhập và của cải cá nhân
Mỗi cá nhân không chỉ đơn thuần là một cá thể độc lập chỉ biết tối đa hoá lợi ích cá nhân Họ tương tác theo thái độ, niềm tin, tiêu chuẩn
và vai trò khác nhau Thành công dựa trên sự hợp tác Tuân thủ thuế Hiệu quả trong việc phân
phối nguồn lực
Hợp lý, công bằng và phạm
vi tác động tích cực
Hình ảnh người nộp thuế Ích kỷ tính toán lợi ích và
thiệt hại bằng tiền
“Công dân tốt”
Nguồn: James và Alley, 2004
Luận văn này tập trung chủ yếu vào cách tiếp cận thứ hai với khía cạnh hành vi được nhấn mạnh hơn so với cách tiếp cận hợp lý về kinh tế Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã nỗ lực để đưa ra khái niệm tuân thủ thuế, dựa trên mục đích của nghiên cứu này phù hợp với định nghĩa của IRS (2009), ATO (2009), IRB (2009), ALM (1991),
Trang 27Jackson & Milliron (1986), Kirchler (2007) Khái niệm tuân thủ thuế được đo lường qua việc đánh giá sự sẵn lòng của người nộp thuế để tuân theo luật thuế, khai báo chính xác thu nhập, xác nhận chính xác các khoản khấu trừ, giảm thuế và thanh toán các khoản thuế đúng hạn
1.1.2.2 Khái niệm hành vi không tuân thủ thuế
Nghiên cứu của Richupan (1984a) về vấn đề trốn thuế tại một số nước đang phát triển cho thấy việc Chính phủ chỉ thu được một nửa hay ít hơn số thuế thu nhập tiềm năng không phải là tình trạng cá biệt Bất kỳ nơi nào có thuế, nơi ấy có tình trạng trốn thuế (Richupan, 1984a)
Rất khó để phân biệt rạch ròi giữa hành vi tránh thuế (tax avoidance) hay việc tận dụng những khe hở của pháp luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế và hành vi trốn thuế (tax evasion) tức sự vi phạm pháp luật Rất khó quyết định được liệu các biện pháp chế tài nên được áp dụng như thế nào cùng với những hành vi tránh thuế
và trốn thuế Do không phải mọi tờ khai thuế đều được kiểm tra nên người nộp thuế sẽ hưởng lợi không chỉ từ thời giá của tiền tệ, mà còn hưởng lợi trong những trường hợp
họ làm sai và không bị phát hiện Boidman (1983) định nghĩa 3 hình thức không tuân thủ thuế khác nhau: (1) không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (2) không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế; và (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách
kê khai không đúng các khoản miễn giảm, hay khấu trừ Trong định nghĩa này, rõ ràng tất cả các hành vi trốn thuế đều có thể bắt đầu bằng việc không nộp tờ khai thuế
Nghiên cứu theo góc độ tâm lý hành vi, theo Kirchker & cộng sự (2001), tác động của hành vi trốn thuế và tránh thuế đến tâm lý người nộp thuế là hoàn toàn khác nhau.Trốn thuế được đánh giá tiêu cực hơn tránh thuế Kiến thức thuế của người nộp thuế càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là công bằng hơn, và được lựa chọn nhiều hơn để hạn chế nghĩa vụ thuế phải nộp Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì người nộp thuế có xu hướng lựa chọn hình thức trốn thuế nhiều hơn
Tuy nhiên, bất kỳ hành vi không tuân thủ nào (trốn thuế hay tránh thuế) đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của công tác quản lý thuế Hầu hết chính phủ và cơ quan thuế các quốc gia đều mong muốn tăng cường tuân thủ thuế, hạn chế đến mức tối
đa các hành vi không tuân thủ (dù là trốn thuế hay tránh thuế) Việc không tuân thủ các quy định về thuế làm thu hẹp diện cơ sở chịu thuế và dẫn đến thất thoát nguồn thu Các nước có mức độ tuân thủ thấp phải đối mặt với việc thường xuyên thay đổi chế độ
Trang 28thuế để duy trì số thu từ thuế chiếm một tỷ lệ nhất định so với GDP Các thay đổi thường xuyên và thiếu hệ thống trong các chính sách thuế lại có nguy cơ khiến cho hệ thống thuế kém ổn định và kém bình đẳng hơn Vì vậy, việc nâng cao mức độ tự nguyện tuân thủ đã trở thành một mục tiêu thể chế và vận hành của các cuộc cải cách thuế trên toàn thế giới Theo Jackson & Milliron (1986); Kasipillai & Jabbar (2003),
và mục đích của đề tài này, không tuân thủ thuế được xác định là việc không sẵn lòng tuân theo luật thuế và/hoặc khai báo thu nhậpkhông chính xác, thực hiện kê khai sai các khoản giảm trừ, miễn giảm thu hoặc không thanh toán chính xác nghĩa vụ thuế, ngoài thời gian nộp thuế đãđược quy định
1.1.3 Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế đều xem xét vấn đề theo hai cách tiếp cận cơ bản Một là phân tích quyết định tuân thủ dựa trên việc phân tích kinh tế, so sánh lợi ích và chi phí của việc tuân thủ và không tuân thủ, những giá trị có thể nhận được khi tuân thủ hoàn toàn (chẳng hạn như các phần thưởng mang tính chất khích lệ) Cách tiếp cận còn lại nghiên cứu các nhân
tố tác động đến quyết định tuân thủ liên quan đến cách cư xử của người nộp thuế hoặc
cơ quan thuế Cách tiếp cận này thiên về khoa học hành vi hơn là khoa học kinh tế Và hầu hết những nghiên cứu mới nhất liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế đều thực hiện theo cách tiếp cận thứ hai (Palil, 2010; Lumumba & cộng sự, 2010; Nirmala, 2011) Đồng thời các nghiên cứu này tiếp cận các nhân tố theo 02 nhóm, cụ thể: Nhóm 1 bao gồm các nhân tố liên quan đến chính sách thuế và Nhóm 2 bao gồm các nhân tố liên quan đến người nộp thuế
1.1.3.1 Các nhân tố liên quan đến chính sách thuế
a) Thuế suất
Tác động của thuế suất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, mức độ và hướng tác động lại không hoàn toàn giống nhau ở các nghiên cứu Bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc áp dụng thuế suất lũy tiến so với thuế suất cố định có liên quan đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế (Clotfelter,1983)
Clotfelter (1983) cũng cho rằng việc “cắt giảm thuế suất không phải là chính sách duy nhất có khả năng hạn chế trốn thuế”, nhưng thuế suất là nhân tố quan trọng trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế mặc dù tác động chính xác vẫn chưa rõ ràng
và còn gây tranh cãi (Kirchler, 2007) Clotfelter (1983) khẳng định giữa thuế suất và
Trang 29trốn thuế tồn tại một mối quan hệ đáng kể bởi vì thuế suất được sử dụng như một công
cụ có thể được thao tác cho những mục tiêu chính sách nhất định Gia tăng thuế suất biên có thể khuyến khích người nộp thuế trốn thuế nhiều hơn (Ali & cộng sự, 2001; Torgler, 2007), trong khi việc giảm thuế suất không nhất thiết sẽ làm tăng mức độ tuân thủ thuế (Trivedi & cộng sự, 2004; Kirchler, 2007) Vấn đề không chắc chắn và mâu thuẫn này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu tìm kiếm nhiều bằng chứng cụ thể và chắc chắn hơn về tác động của thuế suất đến việc tuân thủ thuế Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tanzi (1980) sử dụng mô hình kinh tế lượng để giải thích mối quan
hệ giữa các mức thuế suất với việc trốn thuế Bằng số liệu tổng hợp từ Hoa Kỳ, tác giả
đã kết luận rằng tồn tại mối tương quan dương giữa thuế suất và việc trốn thuế Một số
mô hình kinh tế khác về các quyết định tuân thủ hợp lý cho rằng thuế suất tác động hỗn hợp đến hành vi tuân thủ thuế nghĩa là có thể tác động dương hoặc âm (Park & Hyun, 2003) hoặc cho rằng tăng thuế suất sẽ làm tăng tính tuân thủ (Kirchler & cộng
sự, 2008) Sử dụng những tờ khai thuế đã được kiểm tra cho người nộp thuế cá nhân ở Jamaica & cộng sự (1993) cũng phát hiện xác suất che giấu khi khai báo và mức độ che giấu khi khai báo có liên quan đáng kể đến thuế suất biên Các viên chức thuế ở
Ấn Độ xác nhận rằng việc hạ thấp các mức thuế suất riêng biệt, cùng với việc gia tăng cưỡng chế thi hành đã giúp tăng số thu thuế trực thu thêm 25% (Richard & Oliver, 2005) Khi mức thuế suất biên cao, lợi ích đạt được từ kê khai thấp thu nhập và kê khai cao các khoản khấu trừ càng lớn, và vì vậy số tiền trốn thuế càng lớn Trong phạm vimột quốc gia, người ta cho rằng những người nộp thuế với thuế suất biên cao hơn sẽ gian lận nhiều hơn
Tuy nhiên, nghiên cứu ngược lại với những giả định này lại cho thấy một xu hướng khác Người ta cũng có thể cho rằng những người nộp thuế có thu nhập thấp hơn
sẽ gian lận nhiều hơn, vì mỗi đô la tiền thuế sẽ có độ thỏa dụng cao hơn đối với họ
Trong khi hầu hết nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thuế suất tăng sẽ dẫn đến trốn thuế (Jackson và McKee, 1992; Park & Hyun, 2003), Allingham & Sandmo (1972) cho rằng thuế suất không có ý nghĩa đáng kể đối với việc trốn thuế Họ đã tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập thực tế, thuế suất, hình phạt và điều tra trốn thuế bằng cách sử dụng mô hình thống kê và kết luận rằng người nộp thuế có thể chọn một trong hai cách báo cáo đầy đủ thu nhập hoặc báo cáo thu nhập thấp hơn số thực tế phát sinh, bất kể thuế suất Cùng quan điểm này, Porcano (1988) cho rằng thuế suất không tác
Trang 30động đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế Bởi vì tác động của thuế suất đến việc tuân thủ thuế vẫn là vấn đề gây tranh cãi (tác động tích cực hay tiêu cực, hay không tác động), Kirchler & cộng sự (2008); McKerchar & Evans (2009) cho rằng mức độ tin tưởng giữa người nộp thuế vào chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc chứng thực tác động của thuế suất đến hành vi tuân thủ Khi niềm tin thấp, một mức thuế suất cao có thể được xem là không công bằng và khi niềm tin cao, mức thuế suất cao như vậy có thể được xem như một khoản đóng góp cho cộng đồng (Kirchler & cộng sự, 2008)
b) Tính đơn giản của việc kê khai thuế
Theo thời gian, hệ thống thuế ở nhiều quốc gia đã phát triển ngày càng trở nên phức tạp Khi đó, tính phức tạp được nhận thấy như là một nguyên nhân có thể dẫn đến không tuân thủ (Jackson & Milliron, 1986) Trong bối cảnh của việc tuân thủ thuế, tính phức tạp bao gồm 2 khía cạnh: quá nhiều chi tiết trong luật thuế hoặc yêu cầu tính toán quá nhiều Người nộp thuế nên có thể tự hiểu những quy tắc tính thuế để xác định chính xác tiền thuế phải nộp Những quy tắc này cần hướng đến tính đơn giản, dễ hiểu
và rõ ràng nhằm tăng cường tuân thủ thuế Clotfelter (1983) phát hiện tính phức tạp của hệ thống thuế có liên quan đến việc không khai báo thuế Milliron (1985), Richarson (2006) cũng phát hiện mối quan hệ giữa tính phức tạp của hệ thống thuế với quyết định tuân thủ thuế hoặc trốn thuế Tổ chức OECD (2001) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước còn chưa chính xác và chưa rõ ràng, và đây chính là mảnh đất màu
mỡ cho các công ty tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải trình yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và chế độ thuế rất phức tạp (De Janscher, 1990)
Ở nhiều quốc gia phát triển, tính phức tạp đã trở thành một nhân tố quan trọng của hành vi tuân thủ thuế Khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, đòi hỏi tối thiểu đặt ra là
tờ khai thuế phải đơn giản bởi vì người nộp thuế đến từ nhiều thành phần khác nhau, trình độ giáo dục khác nhau, thu nhập và quan trọng nhất là mức độ am hiểu kiến thức thuế là khác nhau Để hỗ trợ người nộp thuế hoàn thành chính xác tờ khai thuế, cơ quan thuế nên tiến đến việc xây dựng tờ khai thuế đơn giản nhưng đầy đủ Thông tin yêu cầu trong tờ khai phải ở mức độ nhỏ nhất và có thể có sẵn từ sổ sách cá nhân hoặc
sổ sách sản xuất kinh doanh của cá nhân Đan Mạch, Canada và New Zealand là những quốc gia đi đầu trong việc đưa ra tờ khai thuế đơn giản bằng cách giảm số trang
Trang 31cho đơn giản và gia tăng tính tuân thủ tự nguyện giữa những người nộp thuế (Mohani, 2001; Mohani và Sheehan, 2003, 2004) Chẳng hạn, ở Anh, HMRC đã nhiều năm liền
nỗ lực đưa ra những tờ khai thuế đơn giản giúp người nộp thuế hiểu tốt hơn Năm
2007, tờ khai thuế được hỗ trợ bởi một phụ lục 35 trang hướng dẫn cách hoàn thành tờ khai và chưa kể đến 8 trang những điều đối tượng nộp thuế cần lưu ý (HMRC, 2009) Silvani & Baer (1997) thảo luận về tầm quan trọng của cơ quan thuế khi ban hành tờ khai thuế đơn giản và hệ thống thuế đơn giản từ quan điểm của người nộp thuế Mặc
dù từ “ đơn giản” chứa đựng nhiều nghĩa giải thích khác nhau, ít nhất người nộp thuế phần lớn yêu cầu tờ khai thuế càng đơn giản có thể càng tốt Cơ quan thuế cho rằng tờ khai thuế là đơn giản và dễ dàng hoàn thành nhưng chưa hẳn người nộp thuế đồng tình Vì vậy,tốt nhất, trước khi phiên bản cuối cùng được cung cấp cho người nộp thuế,
cơ quan thuế cần thử nghiệm để đảm bảo rằng tờ khai thuế thật sự đơn giản và dễ thực hiện đối với người nộp thuế Ngoài ra, Silvani & Baer (1997) cũng cho rằng tờ khai thuế đơn giản sẽ khuyến khích người nộp thuế tự hoàn thành tờ khai thay vì sử dụng các đại lý thuế, nhờ đó tiết kiệm chi phí tuân thủ Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chứng minh giữa tính phức tạp trong các yêu cầu khai báo với những lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra thuế là có quan hệ mật thiết với nhau (Long, 1988) Nếu
cơ quan thuế phát hiện nhiều lỗi sai trên tờ khai thuế, và những lỗi này lặp lại trong nhiều năm ở những người nộp thuế khác nhau, điều đó có nghĩa là cách diễn đạt và câu văn trong tờ khai ít nhiều mang một phần lỗi nào đó Tương tự, Slemrod (1989) tin rằng tờ khai thuế đơn giản và các quy định về thuế đơn giản sẽ tăng tính tuân thủ, đặc biệt đối với hệ thống tự khai tự nộp bởi vì khi đó, người nộp thuế không phải mất nhiều thời gian trong việc chứng thực tính chính xác của thu nhập tính thuế theo quy định Vấn đề đặt ra là bởi vì quy định về thuế và pháp luật ở hầu hết các quốc gia được sửa đổi, bổ sung hàng năm, người nộp thuế có thể dễ mắc sai sót trong quá trình xác định nghĩa vụ thuế Vì vậy, một lần nữa, việc đơn giản hóa quản lý thuế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việv quản lý và tăng cường hiệu quả quản lý cũng như cắt giảm chi phí (Mohami, 2001; Bird, 1998; Silvani & Baer, 1997)
Chính vì vậy, không tuân thủ thuế dưới hình thức kê khai thuế không chính xác đôi khi không hoàn toàn là hành vi trốn thuế của người nộp thuế mà có thể là những sai lầm từ phía cơ quan thuế và sự yếu kém trong việc phát triển và thiết kế hệ thống Richardson (2008) trong nghiên cứu của ông mở rộng nghiên cứu của Riahi-Belkaoui
Trang 32(2004); Jackson & Milliron (1986), phát hiện ra rằng trong mười bảy biến thử nghiệm trên
45 quốc gia, (bao gồm cả tuổi tác, giới tính, giáo dục, văn hóa, công bằng và tôn giáo), tính phức tạp được tìm thấy là nhân tố quan trọng tác động nhiều nhất đến trốn thuế, vì vậy ông ta kết luận rằng một hệ thống thuế càng đơn giản càng hạn chế trốn thuế
c) Hiệu quả công tác kiểm tra thuế
Các nhân tố về kinh tế trong mối quan hệ với tuân thủ thuế đề cập đến những hành động của người nộp thuế có liên quan đến việc cân nhắc chi phí và lợi ích của việc biểu hiện hành động đó (Loo, 2006:96) Hasseldine (1993), Song & Yarbrough (1978) và Torgler & Schneider (2005) cho rằng người nộp thuế nỗ lực tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của họ bằng cách hướng đến việc khai báo thấp thu nhập tính thuế và hưởng lợi từ phần tiết kiệm thuế tương ứng khi cơ quan thuế không phát hiện hành vi của họ Mặt khác, họ sẽ sẵn lòng thanh toán nhiều hơn, kể cả khoản tiền phạt nếu họ bị phát hiện (Song & Yarbrough, 1978; Somasundram, 2005; Torger, 2007) Các nhân tố
về kinh tế liên quan đến tuân thủ thuế bao gồm: thuế suất, kiểm tra thuế, và nhận thức
về chi tiêu chính phủ Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên và liên tục của bất kỳ
cơ quan thuế nào Tác động của kiểm tra thuế đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế có thể xem xét ở các góc độ: tỷ lệ kiểm tra, năng lực cán bộ kiểm tra và vòng lập kiểm tra Witte & Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệ dương đáng kể giữa rủi ro kiểm tra thuế và tỷ lệ tuân thủ tự nguyện Một số nghiên cứu cho rằng kiểm tra thuế có tác động tích cực đến hành vi trốn thuế nghĩa là người nộp thuế đã từng bị kiểm tra thuế bởi các cơ quan thuế thường sẽ tuân thủ thuế tốt hơn (Jackson & Jaouen, 1989; Shanmugam, 2003; Dubin, 2004) Những phát hiện này đề nghị rằng trong hệ thống tự khai tự nộp, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng và vai trò trung tâm của nó là gia tăng tính tuân thủ tự nguyện Kiểm tra thuế cũng có thể làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế từ tiêu cực sang tích cực (Butler,1993) Những phát hiện này bổ sung cho nghiên cứu của Wittle & Woodbury (1985) và Beron & cộng sự (1988), họ phát hiện rằng đối với những người sản xuất nhỏ, kiểm tra thuế có tác động đáng kể đến việc tuân thủ thuế Tỷ lệ kiểm tra và tính triệt để của cuộc kiểm tra sẽ khuyến khích người nộp thuế thận trọng hơn trong việc hoàn thành tờ khai thuế, báo cáo toàn bộ thu nhập, khai báo đúng các khoản giảm trừ để xác định nghĩa vụ thuế của họ Ngược lại, người nộp thuế chưa từng bị kiểm tra thuế có thể lại tiếp tục khai báo thấp thu nhập thực tế hoặc kê khai sai các khoản khấu trừ Một nghiên cứu khác của Dubin & cộng sự (1987) ước
Trang 33lượng các nhân tố liên quan đến việc khai báo thu nhập dưới dạng hàm tỷ lệ kiểm tra thuế cho giai đoạn 1977-1985 phát hiện rằng tỷ lệ kiểm tra thuế cao thường tác động tích cực đến việc báo cáo thu nhập chịu thuế nhưng trong một số trường hợp, tác động này có thể thay đổi tùy vào loại kiểm tra thuế và đôi khi không phải lúc nào cũng có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kiểm tra thuế cũng có tác động lan tỏa nhất định, người nộp thuế không tự kiểm tra việc tuân thủ thuế của họ sẽ phải chi trả nhiều hơn khi tỷ lệ kiểm tra gia tăng
Như vậy, việc kiểm tra thuế rõ ràng giữ vai trò nhất định trong việc gia tăng tính tuân thủ tự nguyện Tỷ lệ kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong hành vi báo cáo thuế của người nộp thuế bởi vì người nộp thuế sẽ khai báo toàn bộ nếu họ cho rằng họ
sẽ là một trong những người bị kiểm tra thuế trong năm nào đó (Belkaoui, 2004; Richardson, 2008) Slemrod & cộng sự (1998) điều tra mối quan hệ giữa tỷ lệ bị kiểm tra và phản ứng của người nộp thuế Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hành vi của người nộp thuế thay đổi theo mức thu nhập và tỷ lệ bị kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi trốn thuế
Nghiên cứu của Evan & cộng sự (2005) ở Australia phát hiện rằng lịch sử kiểm tra thuế bao gồm tính chất thường xuyên, kết quả kiểm tra và loại hình kiểm tra có tác động gián tiếp đáng kể đến tuân thủ thuế (cụ thể là việc lưu trữ sổ sách kế toán) Những người không sẵn lòng nộp thuế và hay tìm cách để thoát khỏi các đợt kiểm tra thuế hoặc hình phạt thường cố gắng để hiểu quy trình lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế, và ngay cả khi việc kiểm tra mang tính ngẫu nhiên, họ vẫn cố gắng để dự đoán khi nào cuộc kiểm tra kế tiếp sẽ xảy ra (Kirchler, 2007)
Kirchler & cộng sự (2005) dự đoán rằng tuân thủ thuế lệ thuộc vào tỷ lệ kiểm tra, các biện pháp trừng phạt và khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra Trường hợp việc kiểm tra thuế diễn ra thường xuyên, tuân thủ thuế sẽ lập tức giảm ngay sau cuộc kiểm tra đó và nhanh chóng tăng lại ở đợt tiếp theo Trường hợp kiểm tra thuế không thường xuyên, tuân thủ thuế cũng giảm sau khi đã được kiểm tra thuế và cũng tăng trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn (Kirchler, 2007)
Kết quả nghiên cứu của Andreoni & cộng sự (1998) cho thấy kinh nghiệm từ những lần bị kiểm tra trước và việc vẫn tiếp tục bị quản lý từ phía cơ quan thuế đối với hoạt động của họ có tác dụng gia tăng mức độ tuân thủ của người nộp thuế Bergman (1998) tiến hành nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế ở Achentina sử dụng 2 cách thức: 1)
Trang 34cách thức tăng cường tuân thủ thuế đối với người nộp thuế là các tổ chức và 2) các chiến dịch mở rộng và kiểm tra thuế sẽ gia tăng xác suất phát hiện đối với người nộp thuế cá nhân Kết quả cho thấy rằng khi biết tỷ lệ kiểm tra thuế và khả năng bị phát hiện gia tăng, người nộp thuế sẽ tuân thủ các quy định của luật thuế và khai báo chính xác thu nhập Ngoài ra, người nộp thuế cũng nhận thấy rằng khi họ sẽ không bị phát hiện vì cơ quan thuế ít khi kiểm tra hoặc thanh tra thuế, họ có thể thực hiện những hành vi trốn thuế phức tạp hơn để hạn chế số thuế phải nộp Những phát hiện này phù hợp với các đề xuất lý thuyết cho rằng việc lo sợ bị phát hiện sẽ tác động đến các mức
độ của hành vi tuân thủ thuế, cũng có nghĩa là những người trốn thuế sẽ đề phòng cẩn thận hơn khi họ nhận thấy rủi ro phát hiện cao Nói chung, tỷ lệ kiểm tra cao hơn sẽ khuyến khích tuân thủ thuế Ngoài ra, năng lực của cán bộ kiểm tra thuế cũng tác động nhất định đến hành vi tuân thủ thuế Tuân thủ thuế xét trong mối tương quan với năng lực phát hiện của cán bộ kiểm tra thuế đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Allingham & Sandmo (1972) cho rằng người nộp thuế sẽ luôn khai báo thu nhập của họ chính xác nếu khả năng bị phát hiện cao
Massimo (1993) chỉ ra rằng người nộp thuế thường trốn hoàn toàn nghĩa vụ thuế và lý do duy nhất để họ không thực hiện hành vi này là xác suất hành vi bị phát hiện rất cao Sự tăng lên trong xác suất phát hiện sẽ gia tăng tính tuân thủ thuế và năng lực của cán bộ kiểm tra thuế để phát hiện hành vi gian lận là một trong những biện pháp phát hiện hiệu quả được thực hiện bởi cơ quan thuế (Alm, 1991) Thực tế, kiểm tra thuế được xem là biện pháp vừa có tác dụng ngăn chặn trực tiếp đối với những người nộp thuế đã bị kiểm tra vừa có tác dụng gián tiếp đối với những người nộp thuế chưa bị kiểm tra (Alm & cộng sự, 2004) Xác suất của sự trót lọt trong việc không tuân thủ là nhân tố quan trọng nhất khiến cho tình trạng không tuân thủ luật ngày càng gia tăng Tuy nhiên, nghiên cứu của Beron & cộng sự (1990) tiết lộ rằng kiểm tra thuế chỉ
có hiệu ứng khiêm tốn đối với tuân thủ thuế Năng lực của cán bộ kiểm tra thuế khác nhau sẽ tạo ra những mức độ tuân thủ khác nhau Ví dụ, năng lực phát hiện ra những gian lận hoặc những hành vi không tuân thủ thuế càng cao sẽ giúp người nộp thuế tuân thủ tốt hơn (Bergman, 1998; Eisenhauer, 2008)
Eisenhauer (2008) cũng cho thấy kiểm tra thuế nói chung là cách thức ngày càng trở nên quan trọng trong việc tối thiểu hóa các hành vi không tuân thủ thuế Tầm quan trọng của các chương trình kiểm tra không chỉ có ý nghĩa đối với những đối tượng nộp thuế bị kiểm tra thuế mà còn tác động đến cả đối tượng nộp thuế còn lại
Trang 35Ngược lại, Beron & cộng sự (1988) tìm thấy một kết quả trái ngược Họ cho rằng kiểm tra thuế không có tương quan đáng kể với việc trốn thuế trong những nhóm
mà họ nghiên cứu Kiểm tra thuế chỉ có hiệu quả hơn trong việc làm cho người nộp thuế kê khai nhiều các khoản khấu trừ hơn là khuyến khích họ khai báo chính xác thu nhập thực tế (Beron & cộng sự, 1988)
1.1.3.2 Các nhân tố liên quan đến người nộp thuế
a) Nhận thức của doanh nghiệp về thuế (kiến thức, nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế)
Ảnh hưởng của kiến thức đến hành vi tuân thủ thuế đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau (Mohamad Ali & cộng sự, 2007) Kiến thức và quan niệm
về thuế của người nộp thuế sẽ tạo nền tảng cho việc đánh giá, nhận thức về tính công bằng và sự sẵn lòng cũng như năng lực để tuân thủ các quy định của thuế Kiến thức chủ quan về thuế, tức là sự hiểu biết về thuế của người dân bình thường nhất, rất quan trọng để hiểu tại sao họ lại cư xử như cách họ đã và đang làm
Harris (1989) chia kiến thức thuế thành 2 khía cạnh, kiến thức thuế nhận được thông qua quá trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục chính thức và kiến thức thuế chuyên biệt được đào tạo trực tiếp hướng đến các cơ hội có thể trốn thuế Ở khía cạnh thứ nhất, trình độ giáo dục người nộp thuế tiếp nhận được là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự hiểu biết chung về thuế đặc biệt liên quan đến pháp luật và thuế (Eriksen và Fallen, 1996) Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng kiến thức chung về thuế có quan hệ mật thiết đến khả năng hiểu pháp luật và các quy định về thuế, và từ đó tuân thủ thuế tốt hơn (Singh, 2003) Eriksen & Fallan (1996) nhận định kiến thức về pháp luật thuế khá quan trọng đối với thái độ và sự ưu ái đối với thuế Họ cho rằng kiến thức tài chính có tương quan với thái độ thuế và hành vi về thuế có thể được cải thiện bằng một sự hiểu biết về thuế tốt hơn Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lewis (1982)
Eriksen & Fallan (1996) nỗ lực xác định mối quan hệ giữa mức kiến thức thuế
và thái độ về thuế bằng cách chia nghiên cứu của mình thành 3 phần Đầu tiên, họ tập trung điều tra về kiến thức của người nộp thuế, sau đó cố gắng khám phá tác động tổng hợp của kiến thức thuế đến hành vi tuân thủ thuế giữa các cá nhân người nộp thuế, và cuối cùng là nghiên cứu các đại lý thuế nhằm xác định tầm ảnh hưởng của chúng đến hành vi người nộp thuế bởi vì trong hệ thống tự khai tự nộp, đại lý thuế đại diện cho
Trang 36bản thân người nộp thuế trực tiếp chuẩn bị tờ khai, tiến hành khai báo và tính toán nghĩa vụ thuế Nghiên cứu này phát hiện rằng kiến thức thuế có tương quan dương với nhận thức về công bằng, đạo đức thuế và thái độ đối với việc trốn thuế của người khác Thái độ về thuế có thể được cải thiện khi kiến thức về thuế tốt hơn, từ đó lần lượt gia tăng tuân thủ và giảm dần việc trốn thuế
Tuy nhiên, Collin & cộng sự (1992) thực hiện một nghiên cứu trên mẫu ngẫu nhiên gồm 700 hộ gia đình ở Mỹ lại cho kết quả trái ngược Họ phát hiện rằng kiến thức thuế và trình độ giáo dục tương quan nghịch với hành vi tuân thủ thuế Mặc dù có
sự mâu thuẫn giữa kết quả của Collins & cộng sự (1992) và kết quả nghiên cứu của Eriksen & Fallan (1996) Kết quả của Eriksen & Fallan hàm ý rằng một cách có ý nghĩa để giảm thiểu việc trốn thuế là cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn cho càng nhiều người nộp thuế càng tốt để cải thiện đạo đức thuế và nhận thức về công bằng của
hệ thống thuế Kết quả này cũng hàm ý rằng luật thuế và kiến thức về thuế nên được đào tạo dưới hình thức khóa học bắt buộc trong lĩnh vực kinh tế xã hội ở trường (Eriksen & Fallan, 1996) Không hoàn toàn giống với Eriksen & Fallan (1996), Lewis (1982) nỗ lực nghiên cứu bất kỳ sự thay đổi nào trong thái độ của người nộp thuế xuất phát từ sự tác động của việc gia tăng kiến thức về thuế có liên quan đến tuân thủ thuế Lewis (1982) lập luận rằng không có đủ kiến thức về thuế và tình huống này dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt kinh tế (một sự gia tăng trong khoảng cách thuế - tax gap) Hệ thống tự khai tự nộp đòi hỏi người nộp thuế có đủ kiến thức và đủ năng lực
để am hiểu về thuế, một số vấn đề liên quan đến thái độ thuế, ví dụ như kiến thức thuế hoặc nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế đều tác động đến việc trốn thuế (Jackson & Milliron, 1986) Kiến thức chuyên sâu về thuế kết hợp với những hiểu biết các quy định về thuế, cùng với kiến thức về tài chính giúp người nộp thuế xác định được hậu quả kinh tế những việc làm của họ nếu trốn thuế
Erinkse & Fallan (1996) cho rằng một cách thành công để ngăn ngừa trốn thuế
là cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn cho đại bộ phận trong xã hội nhằm cải thiện đạo
đức thuế và nhận thức của mọi người về tính công bằng của hệ thống thuế Đây sẽ là
một bước đi đúng hướng để thực hiện giảng dạy pháp luật về thuế và kiến thức thuế như một phần bắt buộc của kiến thức kinh tế xã hội được giảng dạy ở trường học
Theo kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm, rõ ràng việc tăng cường kiến thức thuế cho người nộp thuế là một nhân tố quan trọng trong việc điều hành một hệ thống thuế thành công, nhất là khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp Thành tựu gia tăng mức độ
Trang 37tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế có thể được xác định khi người nộp thuế có thể hoàn thành tờ khai thuế chính xác và thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế Vì vậy để thực hiện những mục tiêu của cơ chế tự khai tự nộp, người nộp thuế cần được thông báo đầy đủ, được giáo dục tốt (nhất là vấn đề về thuế), và đảm bảo trình độ của người nộp thuế đủ để tự cập nhật thường xuyên kiến thức về thuế
Ngoài ra, sự công bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, người nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn Các nhà quản lý và người nộp thuế tin rằng việc không hài lòng với
sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăng tính không tuân thủ Tính công bằng của thuế bao gồm ít nhất 2 khía cạnh khác nhau “ một khía cạnh liên quan đến sự công bằng trong giao dịch’, đó là lợi ích nhận được cho mỗi đô la tiền thuế Khía cạnh khác liên quan đến sự công bằng trong gánh nặng thuế so với những
cá nhân khác (Jackson & Milliron, 1986) Vì vậy, sự không công bằng của hệ thống thuế có thể phản ánh người nộp thuế nhận thức rằng họ đang trả quá cao các loại thuế liên quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cung cấp hoặc liên quan đến khoản thuế của những nguời nộp thuế khác Porcano (1984) nhận thấy rằng nhu cầu của ngườinộp thuế và khả năng chi trả là những biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quan niệm về sự công bằng của hệ thống thuế Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết
kế hệ thống thuế là tính công bằng (Smith, 1776), bao gồm hai khía cạnh: công bằng theo chiều dọc (những người có cùng thu nhập hoặc tài sản sẽ đóng góp một khoản thuế bằng nhau) và công bằng theo chiều ngang (số thuế phải nộp sẽ tăng khi cơ sở tính thuế tăng, nghĩa là những người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn sẽ nộp nhiều thuế hơn) Wenzel (2003) đề nghị 3 khía cạnh của công bằng từ quan điểm của người nộp thuế gồm 1) Phân phối công bằng (được xem như là việc chuyển đổi các nguồn lực, chẳng hạn so sánh lợi ích và chi phí), 2) Thủ tục công bằng (xét trên góc độ quá trình phân phối nguồn lực) và 3) xử phạt công bằng (trừng phạt thích đáng khi có hành vi vi phạm các quy định)
Xét ở khía cạnh phân phối công bằng, một cá nhân mong muốn có được sự công bằng tương thích với thành tích, nỗ lực và nhu cầu của cá nhân (Kirchler & cộng sự, 2008) Nếu anh ta cảm thấy gánh nặng thuế của mình cao hơn so với những người khác trong cùng nhóm thu nhập, việc tuân thủ thuế của anh ta sẽ giảm Người nộp thuế muốn
Trang 38có sự công bằng giữa những người trong nhóm thu nhập của họ so với những người trong các nhóm thu nhập khác Nếu một nhóm nào đó nhận thấy nghĩa vụ thuế của họ cao hơn so với những nhóm khác, việc trốn thuế có thể xảy ra giữa các thành viên trong nhóm (Spice & cộng sự, 1980) Xét ở mức độ toàn xã hội, tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi người ta cho rằng hệ thống thuế không công bằng; khi đó trốn thuế sẽ xảy ra với quy mô lớn hơn (Allingham & Sandmo, 1972) Ngược lại, nếu xã hội thừa nhận rằng hệ thống thuế công bằng, tuân thủ tự nguyện được mong đợi sẽ tăng Xét ở khía cạnh thủ tục công bằng, nhân tố chính của sự công bằng theo quan điểm của mọi người là tính trung lập (neutrality) của những thủ tục được sử dụng, độ tin cậy của cơ quan thuế, thái độ lịch
sự, nghiêm chỉnh và đáng tôn trọng của cá nhân người nộp thuế hoặc nhóm các đối tượng nộp thuế Người nộp thuế mong muốn cơ quan thuế cung cấp đầy đủ thông tin các quy định về thuế để họ có thể hoàn thành chính xác tờ khai thuế Vì vậy người ta cho rằng việc tăng cường cung cấp thông tin về thuế có thể giúp tăng nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng và tuân thủ thuế tốt hơn (Wartick, 1994)
Những nghiên cứu khác được thực hiện bởi Scott & Grasmick (1982); Spicer & Lundstedt (1976) phát hiện những người cho rằng hệ thống thuế không công bằng là những người có nhiều khả năng thực hiện hành vi không tuân thủ Eriksen & Fallan (1996) cũng tiết lộ rằng một phương thức quan trọng để đảm bảo tuân thủ thuế là cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn nhằm nâng cao nhận thức của người nộp thuế về sự công bằng của hệ thống thuế Một nghiên cứu được thực hiện bởi Richardson (2006) cũng chỉ ra rằng công bằng của hệ thống thuế theo nhận định của người nộp thuế có mối quan hệ mật thiết với trốn thuế Spicer & Becker (1980) kiểm tra mối quan hệ giữa tính không công bằng về mặt tài chính và hành vi trốn thuế đã tiết lộ rằng những người trong nhóm thu nhập cao (hay nhóm thuế cao, mức thuế suất dành cho họ cao hơn mức trung bình) có tỷ lệ trốn thuế cao nhất so với những nhóm khác (nhóm thuế thấp và nhóm thuế trung bình) Tuy nhiên, tác động giữa việc phân phối công bằng đến việc trốn thuế vẫn chưa rõ ràng và vẫn còn tranh cãi ở nhiều nghiên cứu khác nhau Nhận thức của người nộp thuế về sự công bằng của hệ thống thuế có ảnh hưởng đến khuynh hướng trốn thuế (Jackson & Million, 1986; Richardson, 2008)
Có một số bằng chứng cho thấy rằng sự sụt giảm trong mức độ tuân thủ tại Mỹ
có thể một phần xuất phát từ nhận thức ngày càng tăng cho rằng một số đông cá nhân không tuân thủ luật thuế và do niềm tin cho rằng hệ thống thuế không đối xử với mọi
cá nhân theo những cách thức thích ứng ngày càng lớn Liên quan đến vấn đề này là
Trang 39niềm tin của công chúng: nếu họ cho rằng ngay chính luật pháp đã có sự bất công một cách đáng kể - hoặc thiên vị những nhóm người nào đó hơn so với những nhóm người khác, họ sẽ ít tuân thủ hơn
b) Nhận thức về hình phạt
Xét ở khía cạnh xử phạt công bằng, việc kiểm tra thuế không hợp lý và hình phạt không công bằng sẽ dẫn đến căng thẳng và người nộp thuế không hài lòng Việc người nộp thuế nhận thức không thiện chí về khía cạnh công bằng trong xử phạt có thể dẫn đến hành vi không tuân thủ và do đó gia tăng trốn thuế và làm tăng thêm khoảng
cách thuế
Nghiên cứu của Allingham & Sandmo (1972) cho rằng hình phạt và nhận thức
về việc phạm tội có tác động đến tuân thủ thuế Nghiên cứu này cho rằng tuân thủ thuế
sẽ tăng khi các hình phạt có liên quan để xử lý hành vi không tuân thủ tăng Để đạt hiệu quả, hình phạt nên được áp dụng nhanh chóng và mạnh mẽ Ý nghĩ sợ hình phạt
sẽ ngăn chặn hành vi trốn thuế Thiết lập một hệ thống hiệu quả xử lý hành vi trốn thuế
là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tuân thủ thuế Người nộp thuế sẽ có nhiều khả năng tuân thủ nếu hành vi không tuân thủ tất yếu sẽ bị phạt
Trong trường hợp phạt tiền, có một mô hình xem người nộp thuế như là một người hoạt động kinh tế hợp lý, tối đa hóa độ thỏa dụng của họ thông qua thực hiện phép tính nhân giữa xác suất bị phát hiện và khởi tố với số tiền giữ lại được nhờ trốn thuế, và so sánh kết quả với số tiền phạt tiềm năng Tuy nhiên, cũng có một số chỉ số cho thấy rằng nỗi lo sợ bị phạt có thể còn lớn hơn so với nỗi lo bị phát hiện hành vi không tuân thủ thuế (Friedland & cộng sự, 1978) Chỉ khi dân chúng tin rằng họ sẽ bị phát hiện và các khoản phạt sẽ được áp dụng thì mới có những ảnh hưởng ngăn chặn (các nhà tâm lý học gọi là ảnh hưởng Pavlov) Vấn đề đặt ra là khả năng để cơ quan quản lý có thể phát hiện được tình trạng nộp thiếu hay không, thứ hai là ý chí và khả năng xem xét những khoản phạt sẽ được áp dụng và thứ ba là nhận thức của công chúng rằng điều này thực sự đang diễn ra
Witte & Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệ đáng kể giữa các biện pháp trừng phạt hình sự và tuân thủ thuế Nghiên cứu khác được thực hiện bởi Grasmick & Scott (1982) cũng chỉ ra rằng một số người trả lời thừa nhận một số hành vi không tuân thủ sẽ ít hơn nếu những hành vi như vậy sẽ bị phạt nặng Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi Hasseldine & cộng sự (2007) cũng chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của hình phạt tác động đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế Tuy nhiên, các mô
Trang 40hình phức tạp hơn như lý thuyết người đại diện và lý thuyết trò chơi cho rằng hình phạt khó thể hiện được vai trò của nó trong mô hình tuân thủ bởi vì kết quả được xác định là nội sinh với gian lận thuế (Andreoni & cộng sự, 1998) Andreoni & cộng sự (1998) cho rằng để xây dựng mô hình hợp lý về tác động của tỷ lệ kiểm tra và hình phạt đến tuân thủ thuế, cần phải tiến hành một số thí nghiệm có kiểm soát chặt chẽ Andreoni và cộng sự cho rằng các nghiên cứu trước đó sử dụng phân tích thống kê dữ liệu lớn, và bản thân dữ liệu chứa đựng nhân tố nội sinh Vì vậy, thay vì sử dụng dữ liệu lớn, Andreoni & cộng sự (1998) muốn thực hiện một thí nghiệm khép kín dạng tương tự như trong phòng thí nghiệm để có thể kiểm soát tất cả các biến Điều này được kiểm nghiệm thông qua nghiên cứu của Beck & cộng sự (1991) và Becker & cộng sự (1987), họ phát hiện tỷ lệ phạt tác động đến tuân thủ thuế theo đúng như lý thuyết Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã giới hạn môi trường nghiên cứu đến một góc
độ khá hẹp so với thế giới thực Bởi vì những nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng hình phạt tác động đến hành vi tuân thủ thuế, nhận thức về việc phạm tội cũng tác động đáng kể đến tuân thủ thuế Nếu người nộp thuế nhận thức được rằng việc họ đang thực hiện trốn thuế là vi phạm pháp luật và hậu quả là trở thành những người không tuân thủ thuế, họ sẽ hạn chế trốn thuế
Mặt khác, nếu họ thấy rằng việc không trung thực cũng không bị kết tội, họ có thể sẽ gian lận nhiều hơn bởi vì họ cho rằng họ sẽ không bị phát hiện, từ đó họ có thể tiết kiệm được tiền Chính vì vậy, việc giáo dục người nộp thuế và cung cấp đầy đủ thông tin về những trường hợp trốn thuế là giải pháp quan trọng theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh
c) Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nhân tố thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tuân thủ thuế Tỷ suất lợi nhuận của ngành tác động trực tiếp đến thu nhập chịu thuế Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có xu hướng tuân thủ thuế tốt hơn so với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn
Nhóm tác giả Alm Jackson, và McKee (1992), thông qua phương pháp phân tích hồi quy, nghiên cứu này đã chứng minh được mối liên hệ giữa tuân thủ thuế với thu nhập Thu nhập càng cao dẫn đến việc tuân thủ thuế càng cao Kết luận này cũng phù hợp với các kết quả của các nghiên cứu trước đó (Witte &Woodbury, 1985; Dubin, Greatz & Wilde, 1990)