1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX pptx

21 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 4,02 MB

Nội dung

- Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nướcthành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1006/QĐHC.CTUBT ngày 20/12/2005của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Ng

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG

STAPIMEX

Trang 2

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CTCP THỦY SẢN SÓC TRĂNG 2 2

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon, 141 Nguyễn Du, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 084.8.6299 2006 - Fax: 084.8.6291 7986

Website: www.vdsc.com.vn

NỘI DUNG

Trang 3

Phần 1 Giới thiệu về Công ty

1 Giới thiệu về Công ty

2 Cơ cấu cổ đông

3 Hoạt động kinh doanh

Trang 4

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CTCP THỦY SẢN SÓC TRĂNG 4 4THÔNG TIN V

CÔNG T 1. Giới thiệu về Công ty

- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG

- Tên tiếng Anh : SOCTRANG SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt : STAPIMEX

- Logo :

- Trụ sở chính : 220 Quốc Lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

- Số điện thoại : (079) – 3822.164 Số fax: (079) – 3821.801

- Website : www.stapimex.com.vn

- Vốn điều lệ : 77.500.000.000 đồng (Bảy mươi bảy tỷ năm trăm triệu đồng)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2200108445 đăng ký lần đầu ngày08/05/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 05/05/2011 do Sở Kế hoạch và đầu

tư tỉnh Sóc Trăng cấp

- Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nướcthành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1006/QĐHC.CTUBT ngày 20/12/2005của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng

- Ngành nghề kinh doanh:

 Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

 Vận tải hàng hóa đường bộ;

 Bán buôn thủy sản;

 Nuôi trồng thủy sản nội đia;

 Kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phụ vụ lưu động; Khách sạn;

 Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản;

 May trang phục (trừ trang phục từ lông thú);

 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, sản xuất hàng may sẵn(trừ trang phục);

 Kinh doanh bán buôn hóa chất, men vi sinh, chế phẩm sinh học;

 Nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nguyên liệu vật liệu, vật tư, thiết

bị phục vụ sản xuất

Trang 5

2 Cơ cấu cổ đông

Tính đến thời điểm 30/03/2012, vốn điều lệ thực góp của Công ty là 77,5 tỷ đồng Với cơcấu cổ đông như sau:

Ban điều hành Công ty

Hội đồng quản trị

Ông Hà Hữu Trị Chủ tịch HĐQTÔng Tạ Văn Vững Phó chủ tịchÔng Trần Văn Phẩm Ủy viênÔng Nguyễn Văn Mạng Ủy viênÔng Phạm Thanh Phương Ủy viên

Ban Tổng Giám đốc

Ông Trần Văn Phẩm Tổng Giám ĐốcÔng Hà Hữu Trị Phó Tổng Giám ĐốcÔng Nguyễn Văn Mạng Phó Tổng Giám ĐốcÔng Tạ Văn Vững Phó Tổng Giám Đốc

Trang 6

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CTCP THỦY SẢN SÓC TRĂNG 6 6HOẠ ĐỘNG

KINH DOANH Thành lập từ năm 1978 cho đến nay, khác với nhiều Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản,Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) tập trung vào con tôm Hoạt động dưới hình

thức là nhà chế biến để xuất khẩu, Stapimex nhiều năm qua luôn là một trong những doanhnghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm, đặc biệt là tôm sú Từnăm 2003, Công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi Vớikết quả đó, Stapimex đã đi tiên phong trong việc quản lý được nguồn nguyên liệu tươi sạch và

an toàn Do đó, sản phẩm của Công ty được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọnhàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định

Với các mặt hàng chính là: Nobashi, Tôm tẩm bột, Sushi… Stapimex chiếm 5% thị phần xuấtkhẩu tôm của toàn tỉnh Sóc Trăng với doanh số trung bình trong giai đoạn vừa qua từ 70-80triệu USD/năm

Công ty hiện có 3 xí nghiệp đông lạnh trực thuộc là Tân Long, Phát Đạt và An Phú

Thời gian tới, Stapimex sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư để nuôi tôm theo đúng quy trình nuôi vànâng cao hơn nữa thương hiệu ngành tôm Sóc Trăng với các chứng nhận tiêu chuẩn: AquaGAP, ASC, ACC, GlobalGAP

1 Trình độ công nghệ

Các chương trình quản lý chất lượng hiện đang được áp dụng vào hoạt động sản xuất tại hainhà máy là HACCP, ISO 9001:2000, BRC để đảm bảo chất lượng theo quy định khắc khecủa từng thị trường cũng như từng khách hàng Công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiếnphát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩmchế biến hàng ngày

Stapimex thuộc nhóm các doanh nghiệp chế biến tôm có công suất cao hiện nay với mứccông suất thiết kế của nhà máy là 70 tấn/ngày

2 Nguyên vật liệu

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, STAPIMEX không thu mua nguyên liệu không rõnguồn gốc xuất xứ, không kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và không đáp ứng antoàn vệ sinh thực phẩm

Trang 7

Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy đều được truy xuất tới tận ao nuôi và mỗinguồn cung cấp đều có mã hoá truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi, vùng nuôi và phíasau là mã của nguồn cung cấp.

Vùng thu mua nguyên liệu chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ BạcLiêu và Cà Mau (trong đó phần lớn từ Bạc Liêu)

Nhằm đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cũng như mức độ an toàn thực phẩm của nguyênliệu đầu vào, từ nhiều năm nay, Stapimex đã hợp đồng với người nuôi tôm theo phương thứcđầu tư thức ăn, chế phẩm sinh học cho nông dân và thu mua tôm thương phẩm theo giá thịtrường Hiện tổng diện tích của các hộ nuôi tôm liên kết với công ty lên tới 600 ha mặt nước ởcác huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long Phú của tỉnh Sóc Trăng Theo phương thức này, ngườinuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sửdụng bất kỳ các hoá chất hoặc kháng sinh cấm cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theoqui định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch

3 Thị trường đầu ra của công ty

Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên thế giới, trong đó Mỹ

và Nhật là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng lần lượt là 50% và 32% trong tổngsản lượng xuất khẩu của Công ty Bên cạnh giữ cân đối thị trường Mỹ và Nhật, việc mởrộng thị trường và phát triển khách hàng mới đang được đẩy mạnh rất tốt, đặc biệt là thịtrường E.U với mục tiêu hướng tới đạt 10% tổng doanh số xuất khẩu hàng năm của Công ty

4 Hoạt động kinh doanh các năm gần nhất

Chỉ tiêu

Giá trị (VNĐ) Giá trị (VNĐ) Giá trị (VNĐ)

Tổng tài sản 565.090.191.479 560.090.191.479 676.468.065.670

Nợ ngắn hạn 333.776.053.594 317.231.616.815 440.996.277.502

Nợ dài hạn 14.602.422.375 14.332.308.615 711.272.484 Vốn chủ sở hữu 219.511.414.574 219.306.457.939 234.790.515.684 Vốn điều lệ 77.500.000.000 77.500.000.000 77.500.000.000 Doanh thu thuần 1.314.292.522.338 1.563.970.884.803 2.053.393.818.129 Tổng chi phí 1.313.185.124.129 1.573.585.154.592 2.084.844.082.859

Trong đó, CP lãi vay 17.903.975.715 11.117.296.809 41.177.004.803 Lợi nhuận sau thuế 19.214.648.206 24.715.725.268 24.952.315.138

Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Stapimex

Trang 8

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CTCP THỦY SẢN SÓC TRĂNG 8 8

Hoạt động kinh doanh của Công ty tăng trưởng đều qua các năm Trong năm 2011, doanhthu thuần và lợi nhuận Công ty đạt được lần lượt là 2.053 tỷ đồng và 24,952 tỷ đồng, tăng31,29% và 0,957% tương ứng so với cùng kỳ năm 2010 Mặc dù doanh thu trong năm 2011tăng 31,29% so với năm 2010, nhưng do chi phí lãi vay tăng cao nên lợi nhuận chỉ tăng ởmức 0,957% so với năm trước

Với kinh nghiệp 32 năm trong hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản cùng với những nỗlực không ngừng để ngày càng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩmcủa Stapimex luôn được đánh giá cao nhờ sự ổn định về chất lượng Công ty đã tiếp tục giữvững thị trường và mở rộng sang các thị trường mới nhằm tạo sự cân bằng và trải rộng trongcác thị trường xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua cácnăm, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 % +/- Năm 2011 %

so với các doanh nghiệp cùng ngành do giá thu mua nguyên liệu cao, sản phẩm của Công

ty còn mang tính truyền thống, chưa có bước đột phá về sản phẩm mới nên mức lợi nhuậngộp biên của Công ty khá thấp, chỉ ở mức khoảng 6%

5 Kế hoạch phát triển trong tương lai

Mục tiêu: tiếp tục phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên cơ sở tập trung

đầu tư nhằm khai thác hết năng lực toàn công ty, đồng thời tiếp tục cải tiến mạnh mẽ côngtác quản lý, điều hành nhằm giữ vững vị trí công ty là một trong 5 doanh nghiệp có doanh

số xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam và tạo điều kiện phát triển trong những năm tới

Xây dựng trụ cột tam giác: Giá cả hợp lý, chất lượng ổn định và cung cấp thường xuyên,giao hàng đúng hạn

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012:

- Sản lượng sản xuất : 10.000 tấn thành phẩm

- Kim ngạch xuất khảu : 85 triệu USD

- Lợi nhuận : 27 tỷ đồng

- Tỷ lệ cổ tức : 20%

Trang 9

Để thực hiện các kế hoạch phát triển trong tương lai, hiện nay Công ty đã thực hiện đầu tưcác dự án nhằm hỗ trợ chao hoạt động sản xuất kinh doanh chính như:

- Tiếp tục xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy An Phú 2 phục vụ chế biến và cấpđông cho vụ chính;

- Đầu tư vùng nuôi với 700 ha mặt nước tạo ra sản lượng từ 3.000 tấn trở lên Mở rộng vànâng cao tỉ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng tại hai xí nghiệp chế biến tôm;

- Đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ tại 77 Lê Lợi, P.6, Tp.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

- Tiếp tục đầu tư và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị nhằm đáp ứng kịp thời cho chế biếnxuất khẩu

- Niêm yết cổ phiếu Công ty tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM để huy động vốn đầu

tư mở rộng sản xuất kinh doanh

Trang 10

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CTCP THỦY SẢN SÓC TRĂNG 1 1

Phần 2 Thông tin ngành Thủy sản

1 Thực trạng ngành thủy sản

2 Triển vọng ngành thủy sản

3 Vị thế Công ty trong ngành

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG

Trang 11

THÔNG TIN

NGÀNH

1 Thực trạng ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biểnrộng hơn 1 triệu km2 Bên cạnh đó, nước ta còn có lợi thế với hệ thống hồ ao, sông ngòidày đặc rộng hơn 1,4 triệu ha Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam

có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản

Sản phẩm thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu đến

170 quốc gia, vùng lãnh thổ

Xuất khẩu thủy sản đang dần trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế vớikim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, đạt tốc độ tăng trưởng từ 8 – 10%/năm kể từ năm 1995

Xuất khẩu thủy sản từ 1993 - 2011

Nhìn chung, chế biến thủy sản của Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triểnnhanh và khá ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế 10 nămqua, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 3 lần, từ 2 tỷUSD năm 2002 lên 6,1 tỷ USD vào

năm 2011 Đây là cơ sở quan trọng

để các doanh nghiệp thủy sản ViệtNam hướng tới con số 10 tỷ USDvào năm 2020 theo mục tiêu chiếnlược phát triển xuất khẩu thủy sảngiai đoạn 2010-2020 của Chính phủ,phấn đấu đưa Việt Nam trở thànhmột trong bốn quốc gia đứng đầu vềxuất khẩu thủy sản trên thế giới

Trang 12

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CTCP THỦY SẢN SÓC TRĂNG 1 1

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tăng trưởng về xuất khẩu thủy sản nhanhnhất thế giới Theo FAO, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu thủy sảnhàng đầu thế giới, và đứng thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản Ngành thủy sản Việt Namtập trung chủ yếu vào lĩnh vực nuôi trồng và đây cũng là xu hướng phát triển của ngành trênthế giới

Bên cạnh đó, thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và hằngnăm đóng góp 3,5% - 4% vào GDP, trong đó sản phẩm chủ lực của ngành là cá tra, cá basa

và tôm (chiếm 65%-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành) Các thị trường xuất khẩu chủyếu là Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc…

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2011

Năm 2010, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 1,353 triệu tấn,trị giá 5,034 tỷ USD tăng 11,3% về lượng và 18,4% về giá trị so với 2009 Tuy nhiên kỷ lụcnày đã được thay thế bằng một kỷ lục mới khi năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỷUSD, tăng ấn tượng 21% và thủy sản nằm trong Top 5 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớnnhất của năm 2011, đồng thời đưa Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia xuất khẩuthủy sản lớn nhất thế giới

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, với con số xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD, có thể khẳng định,thủy sản năm 2011 được mùa, được giá Đây cũng là năm đầu tiên nước ta thực hiện Chiếnlược phát triển thủy sản giai đoạn 2011 - 2020, do vậy con số trên báo hiệu những triển vọngmới của ngành thủy sản

Bước sang tháng đầu tiên của năm 2012, xuất khẩu thủy sản tiếp tục có những bứt phá mới

Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã bắt tay thực hiện các hợpđồng xuất khẩu mới Nhờ đó, xuất khẩu thủy sản tháng 1-2012 tiếp tục tăng, đặc biệt là vớimột số mặt hàng thủy sản chính như: tôm và cá tra, kết thúc tháng 1-2012, xuất khẩu cá trađạt 160 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2011

Thị trường xuất khẩu

Tăng trưởng xuất khẩu thủy sảnđược thể hiện ở tất cả các thịtrường tiêu thụ lớn, điển hìnhnhư Mỹ, Đức, Nhật Hiện,lượng thủy sản của Việt Namxuất khẩu sang thị trường NhậtBản đang tăng trưởng mạnh vớikim ngạch xuất khẩu thủy sảnsang Nhật tăng 37% trong năm

2011 Kim ngạch xuất khẩu

Trang 13

sang Mỹ cũng liên tục tăng 20%/năm trong 3 năm trở lại đây Theo Bộ NN&PTNT, nếu vẫngiữ nguyên mức tăng này thì tới năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 30

tỷ USD/năm EU tính chung vẫn là thị trường trọng điểm của Việt Nam khi chiếm 22,5% kimngạch, tăng 15% trong đó một số quốc gia như Đức, Italia, Hà Lan có sự tăng trưởng cao, lầnlượt đạt 19%, 38% và 26% Đây là kết quả rất ấn tượng của những nỗ lực mở rộng thị trườngcủa các doanh nghiệp nếu xét trong bối cảnh khu vực này đang gặp rất nhiều bất ổn về kinh

tế và nhiều quốc gia đang thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách

Cơ cấu mặt hàng

Tôm và cá tra vẫn là các mặt hàngxuất khẩu chủ lực khi chiếm tới 70%

tổng kim ngạch Trong số các loại cákhác ngoài cá tra, cá ngừ (cả chế biến

và nguyên liệu) chiếm 35% và tăngtrưởng 28,6%

Năm 2011, cùng với thành tích ấn tượng của toàn ngành thủy sản là sự đóng góp khôngnhỏ của mặt hàng tôm Vẫn là sản phẩm thủy sản được thế giới ưa chuộng, xuất khẩu tômtiếp tục đem về giá trị lớn và là mặt hàng chủ lực, chiến lược trong xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam

Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2011

Tính đến tháng 12/2011, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã thu về gần 2,4 tỷ USD, tăng13,7% so với cùng kỳ năm 2010 Trong đó, tôm sú đạt hơn 1,4 tỷ USD và tôm chân trắngđạt hơn 700 triệu USD

2 Triển vọng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam

2.1.Đánh giá về nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới

 Nguồn cung thủy sảnVới đặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trênthế giới từ năm 2000 không có nhiều đột biến với tốc độ phát triển khá ổn định Tổng sảnlượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm Cơ cấu nguồn cung dịch chuyểntheo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ ổn định nguồn khai thác tự nhiên

Trang 14

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ CTCP THỦY SẢN SÓC TRĂNG 1 1

Nguyên nhân do thủy sản đánh bắt ngày càng cạn kiệt và sự cải tiến kỹ thuật cho phép giatăng năng suất nuôi trồng

Khu vực Châu Á chiếm ưu thế, cung cấp trên 60% lượng thủy sản hàng năm

 Nhu cầu tiêu dùng

Trong vòng 40 năm trở lại đây, nhu cầu thủy sản tăng cao, khoảng 3%/năm, tăng nhanh sovới tốc độ tăng trưởng dân số là 1,7%/năm Các sản phẩm thủy sản cung cấp 16% lượngđạm động vật cho toàn thế giới và 30% - 50% ở châu Á

Tiêu dùng thực phẩm thủy sản bình quân đầu người từ năm 2006 ở mức 16,8 kg/người/năm

Theo dự phóng của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), trong giai đoạn hiện tại đến

2025, tốc độ tăng tiêu dùng thủy sản sẽ tăng khoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ dự phóngtăng trưởng dân số là 1,4%//năm

Trên cơ sở đánh giá về nguồn cung cũng như nhu cầu tiêu dùng thủy sản của một số thịtrường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay, ta có thể nhận thấy tiềm năng phát triển củangành trong tương lai là khá tốt khi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường này đều có xu hướngtăng trưởng trong tương lai

Ngày đăng: 01/04/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w