Giáo dục con theo từng thời kỳ của tuổi pot

3 222 0
Giáo dục con theo từng thời kỳ của tuổi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo dục con theo từng thời kỳ của tuổi Thần tượng theo lứa tuổi Đối với trẻ nhỏ, hình tượng của người mẹ là biểu tượng của sự trìu mến, ấm no, vui sướng và an toàn. Đấy cũng là những tín hiệu ở cấp độ sơ khởi nhất về “thần tượng”. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em chủ yếu sống bao bọc trong khung cảnh của gia đình, nên hình tượng của cha mẹ (hay người nuôi dưỡng) sẽ là “thần tượng” đầu tiên của các em. Từ tình cảm, cho đến hành động, tác phong, hay cách sống… của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều tới đứa trẻ. Đó làm những tấm gương để học tập, noi theo trong quá trình phát triển những kỹ năng sống để hình thành nhân cách của mình. Những ảnh hưởng từ cha mẹ ở thời kỳ ban đầu này của trẻ chủ yếu bằng bản năng, nên trẻ noi theo cha mẹ một cách thụ động theo kiểu bắt chước. Đến khi trẻ bắt đầu đi học thì cuộc sống của chúng cũng bắt đầu mở rộng ra với thế giới bên ngoài, với xã hội. Điều đó khiến cho năng lực quan sát của trẻ không ngừng được mở rộng, qua đó từng bước thay đổi những nhận thức bản năng bằng những nhận thức của trí tuệ với những điều chúng thấy, chúng biết, chúng tìm hiểu. Dạy con khi bắt đầu đi học Từ đó, thần tượng của trẻ có thể chuyển từ cha mẹ, người nuôi dưỡng qua những đối tượng khác tùy theo tính cách, khả năng nhận thức hay sở thích của trẻ. Thông thường, thì những thần tượng của trẻ cấp I có thể là các thày cô mà chúng kính mến hoặc những người bạn có các khả năng nổi trội mà trẻ khâm phục. Đây là những đối tượng gần gũi trẻ, mà các em thường có dịp tiếp xúc thường xuyên. Tuy nhiên cũng vì thường xuyên gần gũi nên thần tượng có thể bị “lật đổ” hay thay thế, hoặc đơn giản hơn là quên dần vì đã trở nên quen thuộc hay do sự phát triển về cơ thể, và năng lực sẽ khiến cho trẻ không còn thấy các thần tượng của chúng quá tài năng. Các sở thích cũng hay thay đổi khiến trẻ không còn ngưỡng mộ những người quen thuộc với chúng nữa. Qua giai đoạn cấp II, trẻ đã có những định hình hơn về sở thích và điều quan trọng hơn nữa, đó là ảnh hưởng của bạn bè, trẻ bắt đầu tìm kiếm để gắn bó với những người bạn hay nhóm bạn cùng sở thích, và chịu tác động “hiệu ứng đám đông” nên khi thấy có nhiều bạn của mình thích một ai đó, trẻ cũng dễ có khuynh hướng hưởng ứng hay bắt chước theo. Đây cũng là cơ sở để hình thành những fan (nhóm người cùng thích một nhân vật, một sự kiện hay một tính cách nào đó ) và tùy theo ảnh hưởng hay tác động của những “thủ lĩnh” của nhóm đó, để biến thành một nhóm fan cuồng hay hay là những fan ái mộ có chừng mực. Lứa tuổi cấp II dễ dạy nhưng phải thận trọng Giai đoạn học sinh bước vào cấp III, đặc biệt là những năm cuối cấp, có thể nói việc tìm kiếm lựa chọn những “thần tượng” để yêu thích, thán phục, tôn thờ làm khuôn mẫu noi theo cho những ước muốn về nghề nghiệp, sự nghiệp, tiền đồ của các bạn trẻ này đã được xác lập, định hình một cách khá rõ ràng và chắc chắn, tùy vào những hoàn cảnh, điều kiện gia đình, vào môi trường xã hội, địa lý, vào những năng lực, những khả năng, những tố chất, những năng khiếu, những trải nghiệm, những tính cách khác nhau của mỗi học sinh mà mỗi người sẽ tìm cho mình những thần tượng theo ý muốn. Có bao nhiêu nghề nghiệp, ngành nghề trên đời là có bấy nhiêu ý thích, ước muốn của các em, tùy theo năng lực, khả năng của mỗi người để lựa cho mình “thần tượng” nào đó đã từng yêu mến, cảm phục, tôn thờ làm khuôn mẫu, tấm gương để học tập noi theo . Giáo dục con theo từng thời kỳ của tuổi Thần tượng theo lứa tuổi Đối với trẻ nhỏ, hình tượng của người mẹ là biểu tượng của sự trìu mến, ấm no, vui sướng. tập, noi theo trong quá trình phát triển những kỹ năng sống để hình thành nhân cách của mình. Những ảnh hưởng từ cha mẹ ở thời kỳ ban đầu này của trẻ chủ yếu bằng bản năng, nên trẻ noi theo cha. trong khung cảnh của gia đình, nên hình tượng của cha mẹ (hay người nuôi dưỡng) sẽ là “thần tượng” đầu tiên của các em. Từ tình cảm, cho đến hành động, tác phong, hay cách sống… của cha mẹ hoặc

Ngày đăng: 01/04/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan