1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế sau ba năm gia nhập WTO

243 488 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 3,98 MB

Nội dung

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNGTÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ SAU BA NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTOHà Nội, tháng 12 năm 2010Viet namB - W T O LỜI CẢM ƠN Báo cáo “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (NCQLKTTW) chủ trì biên soạn để thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong quá trình soạn thảo Báo cáo, Nhóm Soạn thảo đã nhận được ý kiến đóng góp quý báu của Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên Hội đồng Khoa học Viện NCQLKTTW, các đại biểu tham gia Hội thảo Đánh giá tác động sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 24/5/2010. Viện NCQLKTTW xin trân trọng cảm ơn Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO đã tài trợ cho việc soạn thảo Báo cáo này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và TS. Lê Đăng Doanh đã đóng góp những bình luận và góp ý quý báu và thiết thực trong quá trình hoàn thiện Báo cáo. Báo cáo này do Nhóm Soạn thảo của Viện NCQLKTTW và nhóm tư vấn thực hiện dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện NCQLKTTƯ. Nhóm soạn thảo do TS. Phạm Lan Hương chủ trì, với sự tham gia của các ông, Đinh Hiền Minh, Nguyễn Anh Dương, TS. Trần Thị Hạnh, Trịnh Quang Long, Nguyễn Hải Thanh, và sự hỗ trợ của các ông, Đinh Thu Hằng, Trần Bình Minh, Nguyễn Công Mạnh, Hoàng Văn Thành, TS. Nguyễn Tú Anh. Các tư vấn đóng góp báo cáo chuyên đề gồm PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Bùi Trinh, Nguyễn Đăng Bình, TS. Phí Vĩnh Tường, Nguyễn Chiến Thắng, TS. Đặng Văn Thuận, Trần Thị Thu Huyền, Phạm Chí Quang, Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Hồng Yến. Cuối cùng, chúng tôi xin trân trọng cám ơn Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (EU-Vietnam MUTRAP III) đã tài trợ việc dịch Báo cáo tiếng Anh và in ấn Báo cáo. Các quan điểm, ý kiến trình bày trong Báo cáo này là của Nhóm Soạn thảo, không phải của cơ quan tài trợ hay của Viện NCQLKTTW. Mục lục PHẦN THỨ NHẤT 1 TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 08-NQ/TW . 1 1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM . 1 2. TÌNH HÌNH VIỆT NAM THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP . 3 2.1. Tình hình Việt Nam thực hiện các cam kết WTO . 3 2.2. Tình hình Việt Nam thực hiện Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc . 9 2.3. Tình hình Việt Nam thực hiện Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc . 11 3. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT ĐỐI VỚI VIỆT NAM . 11 4. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM 13 5. CÁC KÊNH TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾi+nhập+kinh+tế+quốc+tế.htm' target='_blank' alt='ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế' title='ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế'> CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ+nhập+kinh+tế+quốc+tế.htm' target='_blank' alt='tác dụng của hội nhập kinh tế quốc tế' title='tác dụng của hội nhập kinh tế quốc tế'> CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ p+kinh+tế+quốc+tế.htm' target='_blank' alt='cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế' title='cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế'> CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 14 5.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 14 5.2. Khủng hoảng tài chính thế giới 17 5.3. Phản ứng chính sách của Chính phủ 17 6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 08-NQ/TW 18 6.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế . 18 6.2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế; hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường, phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực 19 6.3. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước 21 6.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh 22 6.5. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn 23 6.6. Thực hiện chính sách an sinh xã hội 24 6.7. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc 25 6.8. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững . 26 6.9. Bảo đảm an ninh, quốc phòng 27 7. MỤC TIÊU, KẾT CẤU VÀ PHẠM VI CỦA BÁO CÁO . 27 PHẦN THỨ HAI 29 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 29 1. TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 29 1.1. Đánh giá chung . 29 1.2. Tác động tới các ngành 31 1.3. Tác động tới các yếu tố bên tiêu dùng của GDP 44 1.4. Các khu vực kinh tế theo hình thức sở hữu 46 2. TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU 48 2.1. Xuất khẩu . 48 2.2. Nhập khẩu 59 3. TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ . 63 3.1. Đánh giá chung . 63 3.2. Đầu tư theo ngành 64 3.3. Đầu tư theo thành phần kinh tế 67 ii 4. TÁC ĐỘNG ĐẾN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MƠ 80 4.1. Lạm phát . 80 4.2. Tỷ giá 82 4.3. Cán cân thanh tốn . 83 4.4. Hệ thống và thị trường tài chính . 87 4.5. Ngân sách nhà nước . 92 4.6. Các thành tựu và vấn đề nổi bật trong cơng tác ổn định kinh tế vĩ mơ 95 5. TÁC ĐỘNGHỘI 98 5.1. Lao động, việc làm . 98 5.2. Tiền lương và thu nhập . 102 5.3. Thất nghiệp . 103 5.4. Nghèo đói và dễ bị tổn thương . 106 5.5. Quan hệ lao động 108 5.6. Các khn khổ pháp luật mới về tiêu chuẩn lao động . 109 6. TÁC ĐỘNG ĐẾN THỂ CHẾ KINH TẾ . 113 6.1. Hồn thiện khung pháp lý . 113 6.2. Bộ máy thực thi chính sách 121 6.3. Cơ chế thực thi pháp luật 125 PHẦN THỨ BA 126 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 126 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG 126 1.1. Các thành tựu chính 126 1.2. Các tồn tại chính . 127 1.3. Các ngun nhân chính 128 1.4. Một số bài học 130 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . 135 3.1. Nhóm chính sách chung . 135 3.2. Nhóm chính sách ngành và doanh nghiệp 138 3.3. Nhóm chính sách xã hội . 138 3.4. Nhóm chính sách về thể chế . 140 3.5. Nhóm chính sách khác 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 145 PHỤ LỤC 1: RÀ SỐT VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HÀNG HĨA 146 PHỤ LỤC 2: RÀ SỐT VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ . 161 PHỤ LỤC 3: RÀ SỐT VIỆC THỰC HIỆN LỊCH TRÌNH GIẢM THUẾ QUAN THEO HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TỒN DIỆN ASEAN – TRUNG QUỐC . 166 PHỤ LỤC 4: RÀ SỐT VIỆC THỰC HIỆN LỊCH TRÌNH GIẢM THUẾ QUAN THEO HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TỒN DIỆN ASEAN – HÀN QUỐC 227 PHỤ LỤC 5: TỶ LỆ BẢO HỘ THỰC TẾ THEO LỘ TRÌNH GIẢM THUẾ QUAN WTO THỜI KỲ 2005-2009 (%) . 231 PHỤ LỤC 6: CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ . 233 iii Danh mục bảng Bảng 1: Lịch trình giảm thuế quan theo danh mục thu hoạch sớm của Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (%) 9 Bảng 2: Các sản phẩm danh mục thu hoạch sớm theo nhóm giảm thuế và danh mục loại trừ . 10 Bảng 3: Lịch trình cam kết giảm thuế suất của Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (%) . 10 Bảng 4: Lịch trình cam kết giảm thuế suất của Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (%) 11 Bảng 5: Các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam thời kỳ 2004-2009 12 Bảng 6: Tăng trưởng GDP theo ngành thời kỳ 2004-2009 . 33 Bảng 7: Các ngân hàng thương mại hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam . 40 Bảng 8: Tăng trưởng và cơ cấu GDP bên chi tiêu thời kỳ 2004-2009 (%) . 45 Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế theo thành phần sở hữu thời kỳ 2005-2009 (%) 47 Bảng 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO (% thay đổi kim ngạch xuất khẩu) 49 Bảng 11: Thay đổi kim ngạch, giá và lượng xuất khẩu của một số mặt hàng thời kỳ 2007-2009 (%) . 49 Bảng 12: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chế biến hàng năm thời kỳ 2004-2009 (%) 50 Bảng 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu dệt may, da giầy và điện tử trước và sau khi gia nhập WTO (% thay đổi kim ngạch xuất khẩu) . 51 Bảng 14: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang một số đối tác thương mại lớn và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước này thời kỳ 2004-2009 (%) 53 Bảng 15: Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu theo thị trường (%) 54 Bảng 16: Chỉ số năng lực cạnh tranh thực của các nhóm hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (phân loại hàng hóa theo HS-6) . 55 Bảng 17: Số lượng mặt hàng Việt Nam có năng lực cạnh tranh (RCA ≥ 1) tại các thị trường chính 55 Bảng 18: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2004-2009 (%) 57 Bảng 19: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu (không kể dầu thô) theo trình độ công nghệ 58 Bảng 20: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành thời kỳ 2001-2009 (%) 65 Bảng 21: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành thời kỳ 2001-2009 (%) . 66 Bảng 22: Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác thời kỳ 2004-2009 (nghìn tỷ VNĐ) 70 Bảng 23: Cơ cấu đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo ngành (%) . 71 Bảng 24: Phát triển doanh nghiệp dân doanh thời kỳ 2006-2009 . 72 Bảng 25: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2006-2009 . 74 Bảng 26: Cơ cấu vốn FDI đăng ký thời kỳ 2006-2009 (%) 75 Bảng 27: Tăng trưởng vốn FDI đăng ký theo ngành thời kỳ 2006-2009 (%) . 76 Bảng 28: Cán cân thanh toán thời kỳ 2006-2009 85 iv Bảng 29: Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác thời kỳ 2005-2009 89 Bảng 30: Một số chỉ số thể hiện độ sâu tài chính của Việt Nam thời kỳ 2004-2009 (%) . 89 Bảng 31: Một số chỉ số cơ bản của thị trường cổ phiếu (12/2001-12/2008) . 90 Bảng 32: Cơ cấu ngân sách thời kỳ 2005-2009 (% GDP) . 93 Bảng 33: Quy mô gói kích thích kinh tế năm 2009 (nghìn tỷ VNĐ) 93 Bảng 34: Tình hình thất nghiệp thời kỳ 2001-2009 105 Bảng 35: Kết quả giảm nghèo thời kỳ 2001-2009 107 Bảng 36: Tình hình phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế . 111 Danh mục hình Hình 1: Khung khổ phân tích tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 15 Hình 2: Cơ cấu nhập khẩu (% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa) . 60 Hình 3: Nguồn nhập khẩu theo nhóm bạn hàng chính (%) . 61 Hình 4: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm thời kỳ 2000-2009 63 Hình 5: Tăng trưởng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế thời kỳ 2001-2009 (%) 68 Hình 6: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2006-2009 (%) 80 Hình 7: Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD (nghìn VNĐ/USD) và can thiệp của Chính phủ thời kỳ tháng 1/2006-12/2009 . 84 Hình 8: Diễn biến chỉ số chứng khoán VN-Index thời kỳ 2006-2009 91 Hình 9: Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thời kỳ 2001-2009 (%) 99 Hình 10: Những chiều hướng/khía cạnh tư duy về mô hình phát triển mới . 131 Danh mục hộp Hộp 1: Ngành mía đường và bông trong bối cảnh hội nhập . 35 Hộp 2: Tác động nhiều mặt của chính sách . 35 Hộp 3: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp . 112 v Danh mục từ viết tắt AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN ANQP An ninh quốc phòng ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á ATM Máy rút tiền tự động BHTT Bảo hộ thực tế Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và xã hội CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNH Công nghiệp hóa CoC Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conducts) CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài EAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á FDI Vốn đầu tư nước ngoài FTA Khu vực thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalised system of preferences) GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất GTTT Giá trị tăng thêm HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HS Hệ thống hài hòa hóa (Harmonised System) IFC Tổ chức Tài chính quốc tế (International Financial Corporation)NLTS Nông, lâm nghiệp, thủy sản NSNN Ngân sách nhà nước NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại RCA Lợi thế so sánh thể hiện (Revealed comparative advantage) SXNN Sản xuất nông nghiệp TCTK Tổng cục Thống kê TLTS Tích lũy tài sản TNC Công ty xuyên quốc gia TTCK Thị trường chứng khoán UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc USD Đô-la Mỹ Viện NCQLKTTW Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW VNĐ Tiền đồng Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới vi PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 08-NQ/TW 1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Tuy Việt Nam mới trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được 3 năm, nhưng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của nước ta đã trải qua trên 20 năm. Từ cuối thập niên 1980, đất nước bắt đầu mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh thông thương với bên ngoài và tiếp nhận luồng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việc trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) năm 1995 đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong HNKTQT. Từ năm 1996 Việt Nam bắt đầu thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do (FTA) trong khối ASEAN (AFTA) với lịch trình cắt giảm thuế quan mà mốc cuối cùng của Hiệp định là năm 2006 khi toàn bộ các mặt hàng, trừ mặt hàng trong Danh mục nông sản nhạy cảm và Danh mục loại trừ hoàn toàn, phải đưa về mức thuế suất trong khoảng 0-5%. Nhằm tiến tới tự do hóa thương mại hoàn toàn trong ASEAN, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng vào năm 2015.1 Đồng thời, ASEAN cũng đã lựa chọn 12 lĩnh vực ưu tiên để tự do hóa sớm từ nay đến năm 2012. ASEAN cũng đã quyết định hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động (có kỹ năng) được dịch chuyển tự do. Một mốc quan trọng nữa trong HNKTQT là việc Việt Nam ký kết (năm 2000) và thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2001) với những nội dung và phạm vi cam kết sát với chuẩn mực WTO. Tiếp đó là Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc được ký kết vào tháng 11/2002. Nội dung chính của Hiệp định là xây dựng một Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc trong vòng 10 năm. Lĩnh vực tự do hóa bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư cũng như các hợp tác khác về tài chính, ngân hàng, công nghiệp, vv . Theo Hiệp định khung, ASEAN6 và Trung Quốc sẽ dành cơ chế đối xử đặc biệt cho Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam do chênh lệch về 1 ASEAN6 (gồm Bru-nêy, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan) sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2010. Bốn thành viên mới Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2015 với một số dòng thuế được thỏa thuận linh hoạt đến 2018. 1 trình độ phát triển kinh tế. ASEAN6 và Trung Quốc sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế quan xuống 0% vào năm 2010, còn với bốn thành viên mới là vào năm 2015, tương đương với thời điểm hoàn thành AFTA. Việc tự do hóa thuế quan đối với hàng hóa được chia thành 3 danh mục cắt giảm chính, gồm: (i) Danh mục thu hoạch sớm; (ii) Danh mục cắt giảm thuế thông thường; và (iii) Danh mục nhạy cảm. Việt Nam cũng tham gia vào Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc được ký lại lần thứ 3 vào tháng 8/2006 với cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan bắt đầu từ năm 2007. Theo cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa, Việt Nam phải cắt giảm thuế theo lộ trình với đích cuối cùng là xóa bỏ thuế nhập khẩu của ít nhất 90% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày 1/1/2015, và ít nhất 95% mặt hàng trong Danh mục này vào ngày 1/1/2016. Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Các cam kết WTO của Việt Nam, tương tự như cam kết của các nước mới gia nhập khác, nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu hoặc giữa đầu tư trong và ngoài nước và minh bạch hóa. Các lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam đã có cam kết gồm mở cửa thị trường thông qua cắt giảm thuế quan;2 chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các quy định của WTO; giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa; không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập; duy trì hỗ trợ nông nghiệp trong nước ở mức không quá 10% giá trị sản lượng; bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp công nghiệp bị cấm từ thời điểm gia nhập; các ưu đãi đầu tư đã cấp trước ngày gia nhập WTO sẽ được bảo lưu trong 5 năm (trừ các ưu đãi xuất khẩu đối với ngành dệt may); tuân thủ Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO từ thời điểm gia nhập; áp dụng các loại phí và lệ phí theo quy định của WTO; tuân thủ Hiệp định về xác định giá trị tính thuế hải quan của WTO ngay từ khi gia nhập; tuân thủ Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi giao cũng như các Hiệp định có liên quan khác của WTO; duy trì hệ thống thủ tục hải quan thống nhất, minh bạch, đơn giản và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN; chấp nhận điều khoản về nền kinh tế phi thị trường trong thời gian tối đa là 12 năm; tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành; cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế. 2 Tuyệt đại đa số các dòng thuế sẽ phải giảm xuống 0-5%, chỉ một số ít mặt hàng được duy trì mức 10-20%. Thời gian để thực hiện giảm thuế thường không quá 3 năm, đa số các trường hợp phải giảm ngay từ khi gia nhập. Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,2% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. 2 [...]... xuất kinh doanh và xuất khẩu (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)), phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và hỗ trợ xã hội 13 5 CÁC KÊNH TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5.1 Hội nhập kinh tế quốc tế Hình 1 tóm lược khung khổ tổng quan xem xét những tác động phức hợp đối với nền kinh tế Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO HNKTQT tác động lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. .. 9/2008 và nền kinh tế thế giới bước vào suy thoái nghiêm trọng Cuối năm 2009 nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi Trong 3 năm đầu gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình kinh tế thế giới, như tình hình giá cả nguyên, nhiên, vật liệu thế giới gia tăng từ cuối năm 2007, khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ và sau đó là khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới từ năm 2008... giảm Đây là tác động tiêu cực của cam kết WTO đối với nền kinh tế 4 BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong 3 năm 2007-2009 còn chịu tác động tương tác giữa quá trình HNKTQT với nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp: giá dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang (từ cuối năm 2007 đến... ngày 5/2/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới 17 động của quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập có thể xem là điểm xuất phát cho việc đánh giá tác động hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO Trên cơ sở... mưu của các thế lực thù địch Ở nhiều vùng, nhiều lĩnh vực còn tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị xã hội 7 MỤC TIÊU, KẾT CẤU VÀ PHẠM VI CỦA BÁO CÁO Báo cáo này nhằm mục đích đánh giá tác động của quá trình HNKTQT sau 3 năm gia nhập WTO đồng thời có đưa thêm các đánh giá phân tích về tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam trên các khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, ... Nhìn tổng thể, hội nhập tác động tích cực đến tạo việc làm do sự phát triển của một số ngành sử dụng nhiều lao động Tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị năm 2007 được cải thiện Tuy nhiên, suy giảm kinh tế sau đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,8% năm 2007, 13,1% năm 2008 và 11,3 năm 2009 Nhìn... hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đã không những không gây biến động đối với thu ngân sách, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ việc hoàn thiện hệ thống thuế nội địa Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã trở thành nền kinh tế mở, nhưng việc quản lý, điều hành kinh tế của Nhà nước vẫn còn những mặt hạn chế Mặc dù điều hành kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến,... viên của WTO Chính phủ đã ban hành ban hành Chương trình hành động của Chính phủ kèm theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TW Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, 10 nhóm giải pháp lớn của Nghị quyết số 08NQ/TW đã được khẩn trương triển khai sâu rộng đến các Bộ, ngành, địa phương 6.1 Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế Công tác tư... bao hàm cả những vấn đề đầu tư và hợp tác kinh tế toàn diện Chính vì vậy, tác động của các hiệp định đó đến nền kinh tế Việt Nam sâu sắc hơn là trong khuôn khổ của khu vực thương mại tự do thuần túy Điều rõ ràng là tiến trình HNKTQT, tự do hóa thương mại, đầu tư và chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập. .. cầu đến nền kinh tế Việt Nam trên các khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, các vấn đề xã hội, thể chế kinh tế Báo cáo gồm các nội dung sau: 27 - Đánh giá tác động của HNKTQT đến: 1 Tăng trưởng kinh tế 2 Thương mại 3 Đầu tư 4 Ổn định kinh tế vĩ mô 5 Xã hội 6 Thể chế kinh tế - Đánh giá chung, một số bài học và kiến nghị 28 . NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNGTÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ SAU BA NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTOHà Nội, tháng 12 năm 2010Viet namB. ƠN Báo cáo Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương

Ngày đăng: 18/12/2012, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w