1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Huy động vốn của doanh nghiệp Từ lý luận đến thực tiễn

9 2,2K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phải trả người bán; các khoản ứng trước người mua; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; các khoản phải trả công nhân viên; các

Trang 1

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu

do hạn chế về khả năng mở rộng sản xuất, hạn chế về đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai và các nguồn vốn, hạn chế khả năng tiếp cận thông tin Những hạn chế này không thể thay đổi được nếu doanh nghiệp thiếu vốn Bởi vậy, doanh nghiệp nào cũng cần chủ động tạo ra nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo hoạt động trơn tru, tạo ra nguồn vốn dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc hoạt động của mình Tuy nhiên, trong thực

tế việc huy động vốn của doanh nghiệp không dễ dàng Bài viết xin điểm một số vấn đề cơ bản về huy động vốn của doanh

nghiệp và thực tế huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam.

Về các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

Các phương thức huy động vốn

Huy động vốn bao gồm huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn dài hạn Huy động vốn bao gồm nhiều khâu công việc từ việc xác định số lượng vốn cần huy động là bao nhiêu và cơ cấu các loại vốn huy động

từ các cách thức khác nhau thế nào, đặc biệt là đối với huy động vốn dài hạn thì phương án huy động vốn đòi hỏi chất lượng rất cao, tính minh bạch, cụ thể và chi tiết là điều bắt buộc phải đáp ứng

Xét cho cùng, trong cơ cấu vốn của DN thì ngoài vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn huy động được chính là những khoản vốn vay từ các nguồn khác nhau và được gọi dưới các hình thức khác nhau Với đặc trưng được phép khấu trừ các chi phí vay khi tính thuế thu nhập DN, lợi ích 

cơ bản khi DN tài trợ vốn bằng nợ vay chính là tạo ra lá chắn thuế cho DN

Huy động vốn ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu tài trợ ngắn hạn của DN bao gồm nhu cầu tài trợ thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời

vụ Trong đó, nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên phát sinh từ sự chênh lệch nhau về thời gian và quy mô giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của DN Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ do đặc điểm thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến Nguồn vốn ngắn hạn của DN về nguyên tắc là dùng để tài trợ

Trang 2

cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, thường bao gồm tiền giao dịch, các khoản phải thu và tồn kho Các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản nợ phải trả người bán; các khoản ứng trước người mua; Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; các khoản phải trả công nhân viên; các khoản phải trả khác; và vay ngắn hạn từ ngân hàng Trên thực tế, DN cần tận dụng mọi nguồn vốn ngắn hạn nói trên, nếu vẫn thiếu hụt thì DN mới phải sử dụng tới nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng

DN vay ngắn hạn ngân hàng hoặc huy động bằng phát hành tín phiếu công ty Khi cân nhắc việc vay hay là sử dụng tín dụng thương mại cần hiểu rõ tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh trong quan

hệ mua chịu hàng hóa và nguồn này cũng không phải miễn phí cho DN bởi khi mua chịu hàng hóa thì điều kiện nhà cung cấp đặt ra khác hẳn

so với việc mua bán thanh toán ngay Chính vì vậy DN cần phải có tính toán cụ thể để so sánh với chi phí lãi vay làm căn cứ quyết định có sử dụng tín dụng thương mại của đối tác hay không

Khi quyết định đi vay thì DN lại cần cân nhắc giữa việc vay ngân hàng hay phát hành tín phiếu công ty (là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do

DN phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt vốn tạm thời) thì phải tính toán cụ thể các khoản chi phí trong từng trường hợp

để quyết định Chi phí vay ngân hàng bao gồm lãi và chi phí giao dịch, còn phát hành tín phiếu là vay trên thị trường tiền tệ sẽ bao gồm lãi phải trả và chi phí phát hành Bởi vậy, thông thường thì các công ty nhỏ chưa có uy tín lớn thì việc đi vay ngân hàng sẽ rẻ hơn vay trên thị trường tiền tệ vì uy tín DN thấp thì ứng với rủi ro cao, cũng có nghĩa là

DN phải trả lãi cao hơn lãi ngân hàng thì mới có khả năng huy động được vốn

Huy động vốn dài hạn là để đáp ứng nhu cầu tài trợ cho các dự án đầu

tư hay tài trợ cho những kế hoạch kinh doanh dài hạn hoặc đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên bị thiếu hụt Vốn dài hạn của DN bao gồm vốn chủ dưới dạng cổ phần thường, nguồn vốn vay dài hạn và nguồn vốn cổ phần ưu đãi Nguồn vốn chủ sở hữu gồm vốn do chủ sở hữu đóng góp hình thành hoặc phần lợi nhuận được chia thuộc quyền

Trang 3

của chủ sở hữu nhưng chưa phân chia mà giữ lại để tái đầu tư Vốn chủ

sở hữu được phản ánh bằng cổ phiếu là cổ phần thường, giá trị thặng

dư vốn và lợi nhuận giữ lại Còn nguồn vốn cổ phần ưu đãi cũng là vốn chủ sở hữu tuy nhiên còn có tính chất của nợ vì được chia cổ tức và tài sản trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường Kênh phát hành thêm

cổ phần mới trên thị trường chứng khoán là một phương thức huy động vốn rất quan trọng của nhiều DN

Nguồn vốn vay dài hạn theo thông lệ là nguồn vốn DN có thể huy động được dưới hình thức nợ vay có thời hạn từ một năm trở lên Nguồn vốn vay bao gồm nguồn vay nợ ngân hàng và nợ huy động qua thị trường vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu Vay nợ ngân hàng có thể có thế chấp tài sản ứng với số vốn đi vay, cũng có thể thế chấp bằng chính tài sản mà ngân hàng tài trợ cho vay để trang bị (điển hình là trường hợp thuê mua tài sản là máy móc thiết bị)  hay dựa vào tính hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn và tính khả thi của phương án trả nợ Mỗi ngân hàng đều có những chuẩn mực, tiêu chí riêng để xem xét đánh giá phương án vay của DN

Về huy động vốn dài hạn thông qua thị trường vốn, trên thị trường vốn,

nợ dài hạn là một cam kết của công ty đi vay sẽ trả lại vốn gốc vào một thời điểm nhất định Nợ dài hạn có thể chia thành nợ trung hạn (notes) và nợ dài hạn nếu căn cứ vào thời hạn Căn cứ vào nhu cầu vốn dài hạn của DN, vào thực tiễn của thị trường vốn, DN triển khai phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường

Thực tế cho thấy các nước châu Âu thường sử dụng nợ vay từ ngân hàng còn ở Mỹ thì thường vay nợ để huy động vốn dài hạn từ phát hành trái phiếu

Một số lưu ý trong quá trình lựa chọn phương thức huy động vốn

Do tính chất quan trọng của huy động vốn dài hạn ở đây bài viết xin đề cập đến các lưu ý khi lựa chọn phương thức huy động vốn dài hạn Đối với DN, cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và nợ dài hạn là 3 nguồn tài trợ

Trang 4

dài hạn.

Về kênh đi vay, vay ngân hàng cũng gồm nhiều loại vay, phát hành trái

phiếu cũng gồm nhiều loại như trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm quyền chọn bán, kèm điều khoản mua lại, trái phiếu có lãi suất thả nổi,… Như vậy, ngoài năng lực vốn tự có,

DN có nhiều kênh và nhiều sản phẩm huy động vốn nhưng cũng chính

vì sự phức tạp này mà gây bối rối cho nhà đầu tư Lựa chọn nguồn nào phụ thuộc vào chi phí huy động vốn và những thuận lợi hoặc bất lợi của việc huy động đó, cũng như phụ thuộc vào dòng tiền DN có thể  sử dụng để hoàn trả chi phí huy động vốn (tiền gốc hay mệnh giá khoản vay, lãi suất và cách thức trả lãi, thời hạn khoản vay, các điều khoản phụ…)

Về kênh huy động vốn chủ sở hữu, chi phí sử dụng vốn cổ phần được

xác định thông qua các mô hình xác định suất sinh lời yêu cầu của chủ

sở hữu, chi phí sử dụng nợ là lãi suất vay của các tổ chức tài chính trung gian hoặc là lợi suất đáo hạn mà DN phải trả cho nhà đầu tư nếu phát hành trái phiếu Tuy nhiên, nguồn vốn chi phí thấp không phải lúc nào cũng được chọn vì còn tùy thuộc vào khả năng thương lượng để có nguồn vốn và những tác động của nguồn vốn đó (thuận lợi hay bất lợi)

Lựa chọn phương thức huy động vốn bằng vay nợ hay huy động thêm vốn chủ sở hữu cần hiểu rõ lợi thế cũng như bất lợi của từng phương thức Đối với vay nợ, ưu điểm của phương thức này là được khấu trừ thuế, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng bắt buộc phải trả vốn gốc và lãi, gây ra áp lực tài chính, làm gia tăng rủi ro tài chính và xấu đi hệ số nợ của DN Đối với phương thức sử dụng cổ phần ưu đãi có lợi thế là không phải trả vốn gốc, có thể tùy chọn trả hoặc không trả cổ tức nhưng cổ tức không được khấu trừ thuế và khó huy động được với khối lượng lớn Đối với phương thức huy động bằng phát hành cổ phần thường thì tuy không phải trả vốn gốc, không bị áp lực trả cổ tức nhưng không được khấu trừ thuế đồng thời còn bị phân chia phiếu bầu và chịu tác động đến quản trị công ty với các cổ đông mới

Trang 5

Nếu là công ty cổ phần với mục tiêu chính của quản lý tài chính là đem lại lợi ích tối đa cho cổ động thông qua chỉ tiêu thu nhập trên cổ phần (EPS) thì việc lựa chọn phương thức huy động vốn còn tùy thuộc vào EBIT (thu nhập trước thuế và lãi suất) kỳ vọng của DN Nếu EBIT kỳ vọng vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi thì chọn vốn cổ phần ưu đãi sẽ mang lại EPS cao hơn, nếu EBIT vượt qua điểm hòa vốn giữa phương án sử dụng cổ phần thường và nợ vay thì chọn nợ vay sẽ mang lại EPS cao hơn.  

Một số vấn đề về thực tế huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam

Lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ, dù trong nền kinh tế nào, việc huy động vốn dù là huy động từ việc phát hành cổ phiếu hay từ vay nợ bằng rất nhiều hình thức khác cũng cần phải cân nhắc kỹ ưu điểm, nhược điểm thuộc về bản chất của từng phương thức mà sử dụng Tuy nhiên, với mỗi một điều kiện kinh tế khác nhau, những yếu tố vĩ mô cũng là những nhân tố quan trọng chi phối phương thức huy động vốn của DN

ở từng thời kỳ

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển với xuất phát điểm thấp nên có những đặc thù về phía DN cũng như về phía các định chế tài chính, ngân hàng chi phối phương thức huy động vốn của các

DN, kể cả huy động vốn vay từ ngân hàng hay huy động vốn từ thị trường vốn, và các kênh huy động vốn khác

Đối với những nhu cầu vốn ngắn hạn, các DN, nhất là các DN nhỏ đang

lạm dụng những nguồn tín dụng phi chính thức từ người thân, từ nhân viên nội bộ DN, thậm chí nhiều DN chiếm dụng vốn của bạn hàng với ý nghĩ rằng lượng vốn chiếm dụng này là “miễn phí” nhưng chưa hề tính toán chi phí thực của vốn chiếm dụng được khi tính toán số tiền phải trả nếu thanh toán ngay cho bạn hàng hoặc số tiền trả chậm để chiếm dụng Sự thiếu minh bạch khi huy động vốn nội bộ hay vay nợ người thân trong nhiều trường hợp đã khiến mục tiêu vay nợ của DN không đạt được Thậm chí nhiều DN không huy động được nguồn vốn dài hạn

đã đi vay ngắn hạn để tài trợ cho mục tiêu dài hạn khiến cho mức chi

Trang 6

phí tăng cao mà nhiều trường hợp mục tiêu tài trợ cũng bị đổ bể.

Về nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng, hiện nay đây vẫn là kênh tín

dụng được coi là rất khó tiếp cận đối với các DN Ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay ngân hàng của DN Đặc biệt là đối với các DN nhỏ và vừa thì các số liệu điều tra cho thấy nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DN loại này mới chỉ được đáp ứng khoảng 1/3 Theo tính toán từ các cuộc điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của các DN nhỏ và vừa năm 2005-2006 thì tỷ trọng DN vừa và nhỏ tư nhân được các ngân hàng cho vay vốn chỉ chiếm 62,5% tổng số

DN nhỏ và vừa khối tư nhân được điều tra còn 100% các DN nhà nước điều tra có quy mô vốn lớn đều được vay vốn từ các NHTM Thêm vào

đó, quy mô các khoản vay, mức vay bình quân cho một DN nhà nước trong diện điều tra lớn hơn gần 10 lần mức vay bình quân của DN tư nhân Thực tế này xuất phát từ những đặc thù từ phía ngân hàng cũng như từ thực trạng công tác quản trị, tài chính của các DN Một đặc thù của hệ thống ngân hàng nước ta là cho tới nay, hệ thống 4 NHTM quốc doanh vẫn chiếm tới khoảng 70-80% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng và hiện nay các NHTM này vẫn đang trong quá trình đổi mới chính sách cho vay trong bối cảnh nợ khó đòi còn ở mức cao và chịu áp lực của việc xóa bỏ các chính sách cho vay ưu đãi Bới vậy, hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM gốc gác là ngân hàng quốc doanh đang đứng trước áp lực phải tiếp cận được các số liệu quản lý tài chính

có giá trị của các DN, nếu không thì việc cho DN vay vốn không thể giải quyết được, cũng có nghĩa là các DN sẽ bị hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng từ nguồn ngân hàng Tuy nhiên, các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa lại không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về giá trị tài sản thế chấp cho khoản vay (còn thấp), tính minh bạch của các số liệu tài chính – kế toán hoặc nếu đáp ứng được thì không đủ tiêu chuẩn xét cho vay do tính hiệu quả của dự án xin vay thấp hoặc thực tế thì có hiệu quả nhưng do DN thường hạ lợi nhuận để trốn thuế thu nhập DN nên hồ sơ tài chính xin vay không đủ tiêu chuẩn Còn không ít DN lập phương án sản xuất kinh doanh làm hồ sơ vay vốn còn mang tính đối phó, kế hoạch trả nợ chưa rõ ràng, nên không đủ tiêu chuẩn cho vay theo yêu cầu của ngân hàng Một vấn đề khác là nhiều khi năng lực phân tích hiệu quả dự án cho vay của cán bộ ngân hàng trong nhiều

Trang 7

trường hợp còn chưa theo kịp thực tế DN nên sự đánh giá chưa xác thực khiến DN khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Các cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng 50% DN nhỏ và vừa ít hoặc không tin tưởng vào cán

bộ tín dụng, nhiều DN cho rằng cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến DN Do đó, để cải thiện tình hình, chỉ tiêu “quan hệ nghiệp vụ” giữa cán bộ tín dụng và DN cần được cải thiện vượt bậc Về phía

DN cần chủ động hơn trong việc đáp ứng yêu cầu của ngân hàng về tính minh bạch trong quản trị tài chính, tính hiệu quả trong phương án sản xuất kinh doanh và sự rõ ràng trong kế hoạch trả nợ Về phía ngân hàng cũng nên làm rõ việc cho vay không chỉ dựa trên tài sản thế chấp

mà cần mở rộng hạn mức cho vay tín chấp khi DN có kết quả kinh doanh tốt, có uy tín trong thanh toán vốn vay, có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ đáp ứng tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng

Về nguồn vốn từ hình thức tín dụng thuê tài chính, theo kết quả điều

tra khả năng tiếp cận tín dụng của DN vừa và nhỏ năm 2006 thì nguyên nhân không sử dụng hình thức thuê tài chính chủ yếu do thiếu hiểu biết về hình thức này còn DN có hiểu biết về hình thức này thì e ngại thủ tục và mức phí cao Mặt khác, thế mạnh của các tổ chức cho thuê tài chính là ngoài nguồn vốn sẵn sàng cung ứng thì phải có am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ (lĩnh vực kinh doanh của các DN nhắm tới)

và chủ động về nguồn cung ứng máy móc thiết bị về lĩnh vực đó Tuy nhiên, các tổ chức thuê mua tài chính ở Việt Nam theo nhiều chuyên gia còn thiếu tính chuyên nghiệp Bới vậy, hình thức tín dụng này trong nhiều năm qua không phát triển như kỳ vọng Điều nay chỉ có thể thay đổi khi các tổ chức cho thuê tài chính tự nâng cao năng lực và phát triển phương thức kinh doanh hiệu quả hơn, tăng cường tiếp cận DN, gắn với nhu cầu thực tế của DN Nhà nước có thể có những hỗ trợ về chính sách đối với loại hình hoạt động kinh doanh này cũng như cân nhắc hỗ trợ khuyến khích cho các DN sử dụng hình thức tín dụng thuê mua tài chính thông qua chính sách khấu hao máy móc thiết bị thuê mua tài chính…

Về nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho các ngành nghề,

lĩnh vực cần khuyến khích thì khả năng tiếp cận của các DN lớn tốt hơn

Trang 8

hẳn so với các DN nhỏ và vừa Việc sử dụng bảo lãnh tín dụng của các ngân hàng cũng trong tình trạng tương tự

Về nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính qua kênh phát hành cổ

phiếu hoặc trái phiếu thì trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn, thị trường chứng khoán thiếu sôi động và sụt giảm kéo dài, phương thức huy động vốn này vẫn rất hạn chế trong giai đoạn từ 2008 tới nay, khác hẳn với thực tế huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán rất thành công của năm 2007 (thậm chí trong giai đoạn 2006-2007 thì phần giá trị thặng dư thu lại từ việc phát hành

cổ phiếu mới của nhiều DN đạt giá trị rất lớn) Thực tế này chỉ có thể được cải thiện khi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô phát huy hiệu quả, nền kinh tế trong nước và thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới Khi ấy thị trường chứng khoán mới có nền tảng để phục hồi và mở

ra các cơ hội mới cho DN huy động vốn Trong giai đoạn còn nhiều khó khăn hiện nay, việc huy động vốn qua kênh này dù là phát hành cổ phiểu hay vay nợ bằng trái phiếu thì phương thức huy động vốn chỉ có thể thành công nếu DN có dự án thật sự khả thi và được thể hiện bằng các kế hoạch cụ thể, chi tiết Các đối tác của DN trong quá trình huy động vốn cần được chọn lọc kỹ để lựa chọn ra đối tác hiểu dự án của

DN, có kế hoạch công bố thông tin và thu hút đầu tư hiệu quả và tư vấn cho DN những giới hạn hiệu quả nhất của các chỉ tiêu phát hành huy động thêm vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phần) hay huy động vốn vay (phát hành trái phiếu) với quy mô, tỷ trọng nào là phù hợp nhất Cũng cần lưu ý rằng đối với các DN nhỏ thì uy tín còn thấp, việc phát hành trái phiếu để vay nợ trên thị trường chứng khoán sẽ rất khó khăn

so với các DN lớn Một nguồn vốn chuyên nhằm vào tài trợ cho các DN vừa và nhỏ nên được xem xét là nguồn cung ứng từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) Các quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm vào các

DN chưa có thương hiệu, thị phần còn nhỏ, đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhưng có dự án hiệu quả và còn thiếu vốn Các quỹ đầu tư mạo hiểm đem lại khá nhiều lợi ích cho DN vì ngoài lợi ích về vốn, DN còn đựoc hưởng lợi về danh tiếng, về khả năng chuyên môn hóa quản lý, về thông tin ngành, lĩnh vực của dự án - là những thế

Trang 9

mạnh của các quỹ này.

Và suy cho cùng, nguồn vốn nội tại mà bản thân DN tự tài trợ cho mình

từ lợi nhuận ròng cũng như việc tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn trong quá trình hoạt động là phương thức tự chủ nhất, hiệu quả nhất

mà dù trong giai đoạn nào, đối với DN loại nào, đây cũng là phương thức hữu dụng và bền vững nhất

Ngày đăng: 18/12/2012, 12:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w