1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động của công ty TNHH deloitte việt nam

111 2,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 896 KB

Nội dung

Sau một thời gian được thực tập tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động nói riêng nên em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động của công ty TNHH Deloitte Việt Nam”.5.Kết cấu luận vănTrên cơ sở đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu, kết cấu luận văn tốt nghiệp được chia làm 3 chương như sau:Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC.Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện.Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bước vào kỉ nguyên mới, đất nước ta đang có cả thế và lực để hoànthành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng thích nghi và phát triển đãlàm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta liên tục tăng trong nhiều nămgần đây Đặc biệt với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của

tổ chức thương mại thế giới WTO đã đặt ra những cơ hội và thách thức mớicho kinh tế nước nhà Cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thìkiểm toán đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế nói chung và cácdoanh nghiệp nói riêng khi kinh doanh cũng như tham gia vào thị trườngchứng khoán

Trước tình hình trên, kiểm toán ra đời và phát triển như một nhu cầutất yếu cho việc kiểm tra tính trung thực của các Báo cáo tài chính qua đótạo niềm tin cho các nhà đầu tư, tư vấn và đóng góp ý kiến điều chỉnhnghiệp vụ, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

Kiểm toán chi phí hoạt động là một phần trong quá trình kiểm toán đó

và không thể thiếu được trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào Chi phí hoạt độngbao gồm Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp, để có thể tiếnhành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi doanhnghiệp không thể thiếu hai loại chi phí này Chi phí hoạt động được xác định

là một khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính vì nó là cơ sở để xácđịnh chỉ tiêu lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Sau một thời gian được thực tập tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam,

Trang 2

em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán báo cáo tài chínhnói chung và kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động nói riêng nên em đã

mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động của công ty TNHH Deloitte Việt Nam”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu trên thực tế quy trình và phương pháp kiểm toán chi phí bánhàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công

ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

- Đánh giá đúng thực trạng kiểm toán khoản Chi phí hoạt động đồngthời phân tích làm rõ những tồn tại trong kiểm toán khoản Chi phíhoạt động trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte ViệtNam thực hiện

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình và phương phápkiểm toán khoản Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Deloitte Việt Nam thực hiên

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy trình và phương pháp kiểm

toán khoản Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trongkiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình và phương pháp kiểm toán khoản Chi

phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC

do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích, đánh giá quy trình và phương pháp kiểm toán khoản Chiphí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Trang 3

thực hiện, em đã sử dụng phương pháp: duy vật biện chứng, logic kết hợpvới các phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả… Từ đó, đánh giá những

ưu, nhược điểm và những vấn đề còn tồn tại cần hoàn thiện tại công ty

5 Kết cấu luận văn

Trên cơ sở đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu, kết cấu luận văntốt nghiệp được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC.

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện.

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiếnthức, bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhậnđược sự giúp đỡ và góp ý quý báu của các thầy cô để bài luận văn của emđược hoàn chỉnh hơn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cácthầy cô trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em để em hoàn thành tốt kỳ thựctập vừa qua Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS Phạm TiếnHưng - Người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này Em cũng chânthành cảm ơn Ban giám đốc, cùng với các anh chị trong Công ty TNHHDeloitte Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tậptại công ty

Trang 4

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2012 Sinh viên

Trần Thị Minh Hà

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

hưởng đến hoạt động kiểm toán

2 Đặc điểm của Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

3 Đặc điểm của Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí liênquan đến hoạt động quản lý nói chung của một doanh nghiệp trong một chu

kì sản xuất kinh doanh Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp:

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cóliên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong

kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảngcáo, chi phí hoa hồng bán hàng, các chi phí vận chuyển liên quan đến hoạtđộng bán hàng, khấu hao phương tiện bán hàng…

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liênquan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêngđược cho bất kì một hoạt động nào Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồmlương cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý, khấu hao nhà xưởng vàphương tiện sử dụng của bộ phận văn phòng, đồ dùng văn phòng, thuế nhàđất, các chi phí văn phòng, chi phí quản lý hành chính và các chi phí khác

Đặc điểm chung của các khoản Chi phí hoạt động này như sau:

Trang 6

- Chi phí hoạt động là những chi phí gián tiếp, các khoản chi phí nàyphát sinh không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất tạo ra sảnphẩm

- Cơ sở để ghi nhận các loại chi phí này là dựa vào các chính sách, quyđịnh của Nhà nước cũng như của đơn vị, bao gồm các quy định vềviệc chi tiền hoa hồng trong giao dịch, môi giới bán hàng; quy định vềtiền công tác phí cho nhân viên bán hàng; quy chế về chi tiếp khách,quảng cáo…

- Chi phí hoạt động là một trong các cơ sở để xác định chỉ tiêu lợinhuận và các loại thuế khác nên rất nhạy cảm với các gian lận nảysinh trong quá trình xác định lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp

- Tất cả các chỉ tiêu về chi phí phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chỉ tiêu phảnánh trên Bảng cân đối tài sản: tiền lương; công cụ, dụng cụ; khấu haotài sản cố định; tiền… Cụ thể như sau:

 Đối với các khoản chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng vànhân viên quản lý doanh nghiệp: Đây là một trong những khoảnchi quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu chi phí ởcác doanh nghiệp Tiền lương và các khoản trích theo lương cònliên quan trực tiếp tới lợi ích của người lao động, mà ở đây là củanhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp nên nó còn mangthêm nhiều ý nghĩa về mặt xã hội Ngoài ra, khoản chi phí này cònliên quan trực tiếp tới lưu chuyển tiền thuần của đơn vị

Trang 7

 Đối với khoản chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòngphục vụ cho công tác bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp:việc tính toán đánh giá các khoản chi phí này phụ thuộc vào đặcđiểm hoạt động của doanh nghiệp như việc phân loại, quản lý công

cụ dụng cụ trong kho, kế hoạch mua sắm và sử dụng đồ dùng vănphòng nhưng nhìn chung là các nghiệp vụ phát sinh và phân bổ chiphí trong kỳ phát sinh tương đối ít và không phức tạp

 Đối với khoản chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt độngbán hàng và quản lý doanh nghiệp: Cũng như các TSCĐ khác dùngtrong doanh nghiệp, các TSCĐ phục vụ cho công tác bán hàng vàquản lý doanh nghiệp có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, sốnghiệp vụ mua sắm và sửa chữa diễn ra không nhiều và không đềuđặn Do đó, việc áp dụng một chính sách chi phí khấu hao TSCĐhợp lý có ảnh hưởng lớn tới Chi phí hoạt động nói riêng và kết quảkinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp nói chung Việc mua sắmmới cũng như sửa chữa TSCĐ đòi hỏi tuân theo những quy địnhchặt chẽ của doanh nghiệp về mặt quy trình cũng như kế hoạch

 Các khoản chi phí khác như chi phí bảo hành, thuế, phí, lệ phí, chiphí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…: Đây là các khoảnchi phát sinh rất nhiều trong kỳ hoạt động của đơn vị Ở đa số cácdoanh nghiệp, các khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn và chứa đựngphần lớn khả năng sai sót trong Chi phí hoạt động của đơn vị nhưcác chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí dự phòng…

4 Đặc điểm của Kế toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 8

Nguyên tắc hạch toán chi phí hoạt động

Khi hạch toán chi phí hoạt động kế toán cần tuân thủ một số các quyđịnh sau:

Hạch toán kế toán chi phí hoạt động

Theo chế độ kế toán hiện hành thì chi phí bán hàng được hạch toánvào tài khoản 641 và chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán vào tàikhoản 642 và được chia thành các tiểu khoản chi phí nhỏ hơn tùy vào điềukiện và yêu cầu của công tác quản lý khoản chi phí này trong doanh nghiệp.Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số các TK có liên quan khác như TK 111,

Trang 9

 Chứng từ liên quan đến tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấuhao của tài sản sử dụng cho mục đích bán hàng và quản lý.

 Chứng từ phản ánh dịch vụ hàng hóa mua ngoài, hóa đơn muahàng hóa dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng…

 Các chứng từ phản ánh về tiền lương nhân viên phục vụ cho bộphận bán hàng và quản lý…

5 Đặc điểm của Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

Cũng như đối với các khoản mục khác, kiểm soát nội bộ đối vớikhoản Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm có việcban hành các quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ liên quan tới từng tiểukhoản chi phí nhỏ cấu thành nên Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanhnghiệp như về việc sử dụng vật liệu, dụng cụ hay chính sách khấu hao đốivới các TSCĐ phục vụ cho công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp đếnviệc triển khai thực hiện những quy định, quy chế kiểm soát trên đối với cáchoạt động như mua sắm và trích khấu hao TSCĐ… Cụ thể như sau:

- Đơn vị có sự phân công, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng giữa các bộphận thực hiện các chức năng liên quan đến Chi phí bán hàng và Chiphí quản lý doanh nghiệp như sự tách biệt của kế toán tiền và kế toánbán hàng cũng như thủ quỹ, thủ kho… Song phải có sự đối chiếu kiểmtra thường xuyên giữa các bộ phận này ví dụ như giữa chi phí thực tếphát sinh và tình hình quỹ của đơn vị

- Ban hành các chính sách, thủ tục về trách nhiệm phê chuẩn đối vớicác nghiệp vụ phát sinh chi phí thực tế Mọi nghiệp vụ phát sinh chiphí cần phải được sự phê duyệt của quản lý đơn vị cũng như được

Trang 10

kiểm tra việc ghi chép đúng đắn và đúng kỳ hay những sự điều chỉnhthường xuyên của các cấp quản lý

- Đối với các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụhay khấu hao TSCĐ, có chính sách và các định mức cụ thể đối vớitừng chỉ tiêu như những kế hoạch, quy định về mua sắm và định mứctiêu hao, phương thức phân bổ các loại vật liệu hay dụng cụ dùng chohoạt động bán hàng hay quản lý chung của doanh nghiệp hay nhữngquy định về khung và tiêu thức khấu hao cho các loại TSCĐ liênquan

- Đối với các chi phí liên quan đến tiền lương và các khoản trích theolương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý đơn vị cần cónhững quy chế, quy định chặt chẽ từ khâu tiếp nhận và quản lý nhânsự; theo dõi và ghi nhận thời gian lao động; tính lương, lập bảnglương và chi chép sổ sách; thanh toán lương và các khoản khác chonhân viên đến khâu giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theolương và chấm dứt hợp đồng lao, đặc biệt là đối với nhân viên quản

- Đối với khoản chi phí bảo hành sản phẩm (nếu có), cần có chính sách

cụ thể quy định những trường hợp cũng như phương thức bảo hànhđối với từng loại sản phẩm và đảm bảo thực hiện đúng những quyđịnh này

- Các khoản chi phí bằng tiền khác và chi phí dịch vụ mua ngoài thìcũng cần có những quy định, định mức, kế hoạch cụ thể nhằm tốithiểu hóa chi phí Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đến kiểm soát nội bộđối với các khoản chi phí dễ xảy ra sai sót như chi về tiếp khách, hội

Trang 11

nghị, chi hoa hồng bán hàng… đảm bảo đầy đủ từ việc phê chuẩn,thực hiện đúng kế hoạch, mục đích cho đến khâu ghi chép vào sổsách.

6 Đặc điểm Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán

- Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản chiphí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận cũngnhư thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chỉ tiêu khác trên BCTC

Do đó, rủi ro về khoản mục chi phí này tương đối cao, ảnh hưởng đếnmức trọng yếu, độ lớn và phạm vi kiểm toán

- Hai chỉ tiêu này bao gồm nhiều tiểu khoản nhỏ hợp thành và đặc thù

về hạch toán kế toán như việc luân chuyển, ghi nhận và lưu giữ hóađơn chứng từ hay hệ thống sổ sách cũng có điểm phức tạp riêng nênđây là một điểm gây khó khăn lớn cho công tác kiểm soát nội bộ cũngnhư kiểm toán 2 loại chi phí này Cụ thể như:

 Đối với các khoản chi tiền lương và trích theo lương của nhân viênbán hàng và quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản chi phí đòi hỏi cónhiều quy định quy chế về kiểm soát như quy định về việc tuyểndụng hay tính lương cho nhân viên nhưng lại thường chứa đựng sự

vi phạm về quy định lao động và tiền lương Tuy nhiên, đây lại làkhoản mục liên quan đến lợi ích của bên thứ ba là người lao độngnên thường ít xảy ra những sai sót trọng yếu và đây thường khôngphải là trọng tâm kiểm toán khi kiểm toán Chi phí hoạt động

Trang 12

 Đối với các khoản chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt độngbán hàng và quản lý doanh nghiệp: Nhìn chung, số lượng TSCĐnày hay nghiệp vụ mua sắm các TSCĐ là không lớn trong kỳ nênthường được kiểm tra 100% kết hợp với việc theo dõi tính hợp lýcủa tiêu thức khấu hao với từng tài sản và quá trình hạch toán kếtoán.

 Đối với các chi phí khác như chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phíbằng tiền khác: Các chi phí phát sinh đều giữa các kỳ và với số tiềnlớn như các chi phí về thuê nhà, thuê xe… sẽ được kiểm tra bằngthủ tục ước tính và so sánh chi phí Các chi phí còn lại do phát sinhnhỏ lẻ và không đều như các khoản chi tiếp khách, hội nghị, tiếpxúc bán hàng… cần được áp dụng thủ tục phân tích và phươngpháp kiểm toán chọn mẫu

- Các chỉ tiêu chi phí luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu thuchi tiền mặt, tiền gửi… là những yếu tố động và dễ xảy ra gian lận.Ngoài ra, chúng cũng có liên hệ mật thiết với các khoản mục như phảitrả nhân viên, TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ… nên có sự kết hợpkhi kiểm toán 2 khoản mục chi phí này với việc kiểm toán các khoảnmục khác trên bảng cân đối kế toán

8 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán

9 Mục tiêu kiểm toán

Trang 13

Mục tiêu kiểm toán đối với chỉ tiêu Chi phí bán hàng và Chi phí quản

lý doanh nghiệp là:

- Kiểm tra xem các chi phí được hạch toán vào Chi phí bán hàng và Chiphí quản lý doanh nghiệp đảm bảo có căn cứ hợp lý, tính toán, đánhgiá đúng và ghi sổ kế toán kịp thời đầy đủ, đóng khoản mục haykhông

- Kiểm tra việc tính và phân bổ Chi phí bán hàng và Chi phí quản lýdoanh nghiệp cho các đối tượng chịu chi phí có đúng đắn, hợp lý vànhất quán hay không

- Kiểm tra việc trình bày và công bố Chi phí bán hàng và Chi phí quản

lý doanh nghiệp trên BCTC có phù hợp đúng đắn hay không

10.Căn cứ kiểm toán

Căn cứ kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệpbao gồm:

- Quy định và việc thực hiện quy định về các thủ tục kiểm soát nội bộđối với Chi phí hoạt động

- Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu,phiếu chi…), các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liênquan (sổ TK 641, TK 642, Tk 334…), bảng tổng hợp phân bổ Chi phíbán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả kinh doanh

- Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán Chi phí bán hàng và Chi phíquản lý doanh nghiệp

- Tài liệu thông tin có liên quan khác như kế hoạch bán hàng, chiếnlược kinh doanh…

Trang 14

11.Thủ tục kiểm toán

12.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thủ tục khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán:

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, Kiểm toán viên vàCông ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán

được tiến hành một cách có hiệu quả Các bước công việc trong thủ tục này

nhằm thu thập hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu

về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên hữu quan để đánhgiá rủi ro đối với khoản mục Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanhnghiệp Sau đó đánh giá khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu, đưa rađánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xácđịnh thời gian cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán đồng thời xác định khốilượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện Cụ thể các bước công việc nhưsau:

- Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng đối với chi phí hoạt độngCác chính sách, thủ tục mà kiểm toán viên cần thu thập đối với khoảnmục chi phí hoạt động là các quy định mà đơn vị áp dụng để hạch toánlương, thưởng cho nhân viên bán hàng, nhân viên ở bộ phận quản lý, cácquy định về công tác phí cho nhân viên đi công tác, quy định về chi phí đốivới hoạt động hoa hồng, quảng cáo… hay các định mức mà doanh nghiệpquy định cho các loại phí nhất định Ngoài ra, kiểm toán viên còn tìm hiểucác hoạt động của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí phát sinh Đểtiến hành tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng áp dụng đối vớichi phí hoạt động có thể sử dụng các câu hỏi sau:

Trang 15

 Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí, vàchi phí phát sinh có tuân theo các thủ tục đó không.

 Các chứng từ chi có theo đúng mẫu nhà nước quy định không

và có đầy đủ các chữ ký cần thiết không

 Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không

 Các khoản chi có quy mô lớn có được phờ duyệt đầy đủ không

và trình tự luân chuyển có tuân theo chế độ không

 Việc phân loại chi phí có được quy định không

 Có thực hiện đối chiếu chi phí trên Sổ tổng hợp và Sổ chi tiếtkhông…

- Thực hiện các thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch được thực hiện lànhằm tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giátính liên tục hoạt động và xác định các sai phạm trọng yếu có thể tồn tại trênBáo cáo tài chính Để đạt được mục tiêu trên, kiểm toán viên sử dụngphương pháp phân tích tỉ suất, các tỉ suất thường được áp dụng là hệ số quayvòng hàng tồn kho; các tỉ suất về khả năng thanh toán như tỷ suất thanh toánhiện hành, tỷ suất thanh toán nhanh… từ đó tìm ra các biến động Qua biếnđộng, kiểm toán viên có thể có những hiểu biết ban đầu về tình hình hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, khả năng liên tục hoạt động đồng thời cóthể khoanh vùng rủi ro trọng yếu Thực hiện thủ tục phân tích trong giaiđoạn lập kế hoạch rất có ý nghĩa đối với việc xác định các thủ tục kiểm toánchi tiết cần thực hiện

- Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Trang 16

Bước này, kiểm toán viên dựa vào những thông tin đó thu thập được

để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp Mụcđích của việc xác định mức độ trọng yếu là để:

 Ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báocáo

 Xác định phạm vi kiểm toán cần tập trung

 Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót có thể xác định được và khôngxác định được lên Báo cáo tài chính

Kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ Báo cáo tàichính sau đó tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trênBáo cáo tài chính Việc phân bổ này giúp kiểm toán viên xác định được sốlượng bằng chứng cần phải thu thập cho từng khoản mục với mức chi phíthấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chínhkhông vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Cơ sở để thựchiện phân bổ là dựa vào bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với từng khoản mục, kinh nghiệm củakiểm toán viên và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục

Rủi ro cơ bản đối với khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp là bị ghi tăng lên bằng cách vào sổ các chi phí không hợp lệ củadoanh nghiệp hoặc các chi phí không phải của doanh nghiệp Có thể nhậndiện rủi ro này như sau bằng cách dựa vào các đặc điểm sau:

- Các nghiệp vụ được hạch toán không theo hệ thống

- Các nghiệp vụ bất thường hay các nghiệp vụ phức tạp

- Các nghiệp vụ do ban giám đốc can thiệp một cách bất thường, liênquan đến đạo đức và tính liêm chính của Ban giám đốc

Trang 17

- Các nghiệp vụ phát sinh lần đầu, không phổ biến trong hoạt động kinhdoanh của khách hàng.

- Các nghiệp vụ với các bên liên quan có quy mô và bản chất bấtthường

- Các nghiệp vụ có khả năng bất hợp pháp

- Các sai sót cũ thường gặp của khách hàng

- Các nghiệp vụ mang tính ước tính của khách hàng

- Các nghiệp vụ thiếu sự soát xét hay đối chiếu định kỳ…

Dựa vào các dấu hiệu trên, nếu trong hạch toán kế toán của kháchhàng chứa đựng nhiều đặc điểm như trên thì rủi ro được đánh giá là cao vàngược lại thì thấp Tuy nhiên, tuỳ vào từng khách hàng cụ thể mà kiểm toánviên đưa ra những mức rủi ro xác định khác nhau

Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộckiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tụckiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kếthành hai loại thử nghiệm: thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết,trong đó thử nghiệm chi tiết bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm trachi tiết Mỗi phần được chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và khoản mụctrên Báo cáo tài chính Việc thiết kế các loại hình thử nghiệm trên đều gồm 4nội dung: Xác định thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục đượcchọn và thời gian thực hiện Trong đó thử nghiệm kiểm soát bao gồm cácthủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm làm giảm rủi ro kiểm soát của từngmục tiêu kiểm soát nội bộ Thủ tục phân tích được thiết kế để đánh giá tính

Trang 18

hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán Thủ tục kiểm trachi tiết được thiết kế nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù củakhoản mục đang xem xét.

Cụ thể các thủ tục kiểm toán áp dụng khi kiểm toán chi phí hoạt độngđược trình bày ở phần thực hiện kế hoạch kiểm toán

13 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thủ tục khảo sát

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500, quy định: “Thử nghiệm kiểmsoát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phùhợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nộibộ”

Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với chi phíhoạt động để chắc chắn rằng các chi phí này được quản lý theo một cáchthức đảm bảo rằng chúng đã được phát sinh cho các mục đích đã được quyđịnh Phương tiện hoặc các thiết bị khác và các đồ dùng cung cấp cho Bangiám đốc và các nhân viên phải được kiểm soát để đảm bảo rằng chúngkhông được dùng cho các mục đích cá nhân

Cụ thể các thử nghiệm kiểm soát tương ứng với các thủ tục kiểm soátnội bộ là:

- Xem xét các chính sách, quy định của khách hàng đối với việc hạchtoán chi phí và kiểm tra thực tế công việc có được tiến hành như quyđịnh của đơn vị hay không đồng thời so sánh với chế độ hiện hành

- Kiểm tra sự phê duyệt của các khoản chi đặc biệt là các loại chi phíhoa hồng bán hàng hay chi phí quảng cáo phải được phê duyệt đầy đủ

và phải hợp lý Ngoài ra các chi phí vận chuyển hàng bán hoặc các chi

Trang 19

phí do nhân viên tự quyết định phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảorằng các số tiền đó được chi tiêu hợp lý đồng thời đảm bảo rằng cácchi phí này phát sinh đúng mục đích.

- Kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi sổ các chứng từ phát sinh liên quanđến nghiệp vụ chi phí hoạt động bằng cách kiểm tra tính liên tục củacác chứng từ được ghi sổ Đồng thời xem xét liệu doanh nghiệp cóthực hiện đánh số liên tục các chứng từ và có để lại dấu hiệu nếunghiệp vụ đó được ghi sổ không

- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việctập hợp và ghi sổ chứng từ, cộng dồn và chuyển sổ chính xác Có thểcộng lại một số chứng từ phát sinh của chi phí hoạt động để kiểm tratính chính xác máy móc Ngoài ra cần phải kiểm tra dấu hiệu củakiểm soát nội bộ đối với việc đối chiếu chi phí trên Sổ cái và Sổ chitiết

- Kiểm tra tính kịp thời của việc ghi sổ và cộng sổ chi phí bán hàng vàchi phí quản lý doanh nghiệp Về nguyên tắc tất cả các chi phí phátsinh phải được ghi sổ ngay để đáp ứng yêu cầu lập báo cáo của đơn vị

- Ngoài ra phải phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quyđịnh phân loại chi phí trong doanh nghiệp đồng thời kiểm tra hệ thốngtài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán Thêm vào đó, phải kiểm tratrình tự ghi sổ và dấu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

- Có thể kiểm tra thêm Báo cáo của kiểm toán nội bộ để xác định tínhđúng đắn và hợp lý của Báo cáo Nếu Báo cáo của kiểm toán nội bộ

có độ tin cậy cao thì sẽ giảm khối lượng các thử nghiệm chi tiết cầnthực hiện

Trang 20

Thủ tục phân tích

Khi kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệpthường áp dụng các kỹ thuật phân tích sau:

- So sánh Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này với

kỳ trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán đã điều chỉnh theo sảnlượng tiêu thụ, doanh thu… Mọi sự biến động cần phải được tìm hiểunguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ về khảnăng sai phạm

- So sánh tỷ trọng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệptrên doanh thu và thu nhập khác giữa kỳ này với kỳ trước hoặc so với

số kế hoạch, số dự toán (có thể là số bình quân ngành) để xem xét khảnăng có biến động bất thường không

- Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong Chi phí bánhàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp giữa các tháng trong năm hoặcgiữa kỳ này với kỳ trước để phát hiện biến động bất thường; nếu có,cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận

- So sánh Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trên BCTC

kỳ này với số ước tính của kiểm toán viên về Chi phí bán hàng và Chiphí quản lý doanh nghiệp kỳ này (ước tính dựa trên số liệu kỳ trước và

tỷ lệ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của kỳ này so với kỳ trước) nhằmphát hiện ra biến động bất hợp lý nếu có

Kiểm toán viên cũng cần phân tích các thông tin phi tài chính có liênquan trong mối quan hệ với sự biến động của Chi phí bán hàng, Chi phíquản lý doanh nghiệp để có thể xét đoán rủi ro và đưa ra định hướng kiểmtoán chi tiết phù hợp

Trang 21

Thủ tục kiểm toán chi tiết

Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều tiểukhoản chi phí khác nhau Trong đó, một số tiểu khoản đã được khảo sát,kiểm tra ở các khoản mục khác nên có thể kết hợp thủ tục kiểm toán chi tiếtcác tiểu khoản này với kết quả khảo sát ở các khoản mục khác Trọng tâmcủa thủ tục này là một số nghiệp vụ phát sinh những khoản chi phí có số tiềnlớn và dễ có gian lận sai sót như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vậtliệu, chi phí nhân viên, chi phí khác bằng tiền… cũng như các khoản có biếnđộng bất thường

Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản chi phí này thường là:

- Đối chiếu tổng quát số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chitiết từng khoản chi phí, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với bảng tậphợp Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng điềukhoản chi phí xem có phù hợp không

- Đối với các khoản chi phí có liên quan đến các khoản mục khác nhưchi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phía khấu haoTSCĐ, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương…, kiểm toánviên thực hiện đối chiếu với kết quả đã kiểm tra ở các khoản mục liênquan để có kết luận phù hợp

- Đối với các khoản chi phí biến động bất thường, kiểm toán viên cầnchọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc phát sinh chi phí và kiểm tra việctính toán, đánh giá giá trị ghi sổ nghiệp vụ có đúng không; kiểm traviệc ghi chép các khoản chi phí từ chứng từ vào các sổ kế toán chi tiết

và sổ kế toán tổng hợp Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh

Trang 22

nghiệp xem có ghi sổ đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ, cộng dồn và chuyển

- Kiểm tra việc tính toán phân bổ Chi phí bán hàng và Chi phí quản lýdoanh nghiệp trong kỳ có đúng đắn hợp lý và nhất quán hay không,theo các nội dung như sau:

 Kiểm tra chính sách phân bổ chi phí như về đối tượng phân bổ,lựa chọn tiêu thức phân bổ xem có hợp lý, đúng đắn và nhấtquán so với các kỳ trước không

 Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản chi phí có được tính vàphân bổ xem có đầy đủ đúng đắn và đúng kỳ hay không

 Kiểm tra việc trình bày, công bố trên BCTC có phù hợp vàđúng đắn hay không

14 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện một

số công việc trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán Những thủ tục này rất quantrọng, nếu không thực hiện thì có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng Những

Trang 23

thủ tục này bao gồm: rà soát lại hồ sơ kiểm toán, yêu cầu khách hàng cungcấp thư giải trình, xem xét các thông tin khác liên quan trong Báo cáo tàichính, xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, xem xét vấn

đề liên tục hoạt động

VSA 700 quy định: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải soát xét

và đánh giá những kết luận rút ra từ các bằng chứng thu thập được và sửdụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiến của mình Việc này thường

do chủ nhiệm kiểm toán thực hiện và thực hiện soát xét trên các khía cạnhsau đây:

- Tính tuân thủ các nguyên tắc và chế độ kế toán

- Soát xét tính hợp lý chung và tính nhất quán giữa các kỳ

- Thực hiện các thủ tục phân tích về các tỉ suất quan trọng, sự thay đổi

về sản phẩm và khách hàng, sự thay đổi về giá, xu hướng sản xuất vàtiêu thụ, sự thay đổi về nguyên vật liệu… và các ảnh hưởng khác dongành nghề kinh doanh cũng như ảnh hưởng chung của nền kinh tế

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ

Theo ISA 560, kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của các sựkiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đối với Báo cáo tài chính cũng nhưBáo cáo kiểm toán Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có thể là

sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ kế toán và trước ngày đưa ra Báocáo kiểm toán và sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo kiểm toán

Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ là: các sự kiệnảnh hưởng đến báo cáo tài chính và cần phải điều chỉnh và các sự kiện phátsinh không cần phải điều chỉnh nhưng cần phải công bố trên Báo cáo tài

Trang 24

chính.Với các loại sự kiện này, tuỳ vào mức độ trọng yếu, mà kiểm toánviên thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp

phí quản lý doanh nghiệp

Trong quá trình kiểm toán chi phí nói chung và chi phí hoạt động nóiriêng, kiểm toán viên thường gặp phải những rủi ro sau:

- Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế,trường hợp này được thể hiện như sau:

 Doanh nghiệp đó hạch toán vào chi phí hoạt động những khoảnchi không có chứng từ hoặc hạch toán trùng hoá đơn

 Doanh nghiệp đó hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh cảnhững khoản chi mà theo quy định là không được hạch toánvào chi phí sản xuất kinh doanh như các khoản tiền phạt do viphạm pháp luật; các khoản chi phí kinh doanh, chi phí đi côngtác nước ngoài vượt định mức quy định; các khoản chi đầu tưxây dựng cơ bản; chi mua sắm tài sản cố định; các khoản chithuộc nguồn kinh phí khác tài trợ; các khoản chi ủng hộ các cơquan, tổ chức xã hội và ủng hộ cán bộ công nhân viên (trừtrường hợp đó có quy định của Chính phủ cho tính vào chi phíkinh doanh), chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quanđến doanh thu, thu nhập chịu thuế

 Doanh nghiệp có sự nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ do đólàm cho chi phí ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên sovới số phản ánh trên chứng từ kế toán

Trang 25

 Doanh nghiệp đã tính vào chi phí các khoản trích trước mà thực

tế không chi hết nhằm làm giảm bớt lãi thực tế Ví dụ: tríchtrước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí bảo hành sảnphẩm hàng hoá, công trình xây dựng, chi phí lãi vay…

 Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí trong năm các khoảnchi phí thực tế đã phát sinh nhưng do nội dung, tính chất hoặc

độ lớn của khoản chi nên theo quy định các khoản chi này phảiphân bổ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh

- Chi phí phản ánh trên sổ sách, báo cáo thấp hơn chi phí thực tế, điềunày biểu hiện cụ thể như sau:

 Có một số khoản thực tế đã chi, nhưng vì chứng từ thất lạc màdoanh nghiệp không có những biện pháp cần thiết để có chứng

từ hợp lệ nên số khoản chi này không được hạch toán vào chiphí trong kỳ mà vẫn được treo ở các tài khoản khác như tàikhoản tạm ứng, nợ phải thu, ứng trước cho nhà cung cấp

 Có một số khoản thực tế đã chi nhưng do người được giaonhiệm vụ chưa hoàn thành các thủ tục thanh toán Thí dụ: mộtcán bộ được ứng tiền đi mua vật tư hoặc thực hiện một số côngviệc đã hoàn thành trong kỳ, nhưng đến cuối tháng cán bộ nàyvẫn không làm các thủ tục thanh toán, do đó những khoản chinày vẫn chưa được hạch toán vào chi phí trong kỳ

 Doanh nghiệp đã theo dõi và hạch toán các khoản chi tiêu chonhững công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán (chi phí dởdang) theo giá hạch toán thấp hơn so với chi phí thực tế củanhững công việc này mà không có sự điều chỉnh

Trang 26

- Ngoài ra có thể xảy ra sai phạm liên quan đến việc phân loại chi phí.Thí dụ: doanh nghiệp đó có sự nhầm lẫn trong việc hạch toán giữa chiphí hoạt động kinh doanh với chi phí hoạt động tài chính và chi phíkhác.

Những rủi ro thường gặp nói trên có nhiều nguyên nhân Song có thể nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên kế toán chưa nắm được đầy đủ các quy định về hạch toán chi phí hoặc do trình độ chuyên môn không cao, không nắm bắt những thay đổi về quy định, chế độ tài chính, kế toán đặc biệt khi mà hệ thống chế độ của nước ta chưa hoàn thiện đang có nhiều sửa đổi.

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

THỰC HIỆN 2.1 Tổng quan về công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Tên công ty : Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Tên tiếng Anh : Deloitte Vietnam Limited Company

Trụ sở chính : Tầng 12A, Tòa nhà Vinaconex

Số 34 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại : +84 4 6288 3568

Số fax : +84 4 6288 5678

Website : www.deloitte.com/vn

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, (với tiền thân là Công ty Kiểmtoán Việt Nam VACO) đã trải qua quá trình phát triển tương đối lâu dài Cóthể khái quát thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: (Từ năm 1991 – 1997): Hình thành

Ngày 13/5/1991, theo Quyết định số 165/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tàichính, Công ty kiểm toán Việt Nam – tiền thân của Công ty TNHH DeloitteViệt Nam được thành lập với tên giao dịch quốc tế là Vietnam AuditingCompany (VACO)

Trang 28

Ngày 07/12/1991, VACO thành lập văn phòng đại diện của tại TP HồChí Minh theo Quyết định số 525 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ tàichính Ngày 01/04/1993, VACO thành lập thêm chi nhánh ở tại Đà Nẵngtheo Quyết định số 194 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ tài chính Tuynhiên đến ngày 15/02/1995, VACO giải thể văn phòng đại diện của tạiThành phố Hồ Chí Minh để thành lập công ty kiểm toán và tư vấn A&C theoQuyết định số 122 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ tài chính; và chi nhánhtại Đà Nẵng để thành lập công ty kế toán và kiểm toán AAC theo Quyết định

số 123 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ tài chính

Ngay từ những năm đầu hoạt động, VACO đã có những quan hệ hợptác với các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như: Deloitte ToucheTohmatsu (DTT), Arthur Andersen (AA), Price Waterhouse Cooper (PwC),KPMG và Ernst and Young (E&Y) nhằm học hỏi phương pháp tổ chức quản

lý cũng như các kỹ thuật, phương pháp kiểm toán tiên tiến nhất của các công

ty này Riêng với Deloitte Touche Tomatsu, Vaco đã có những quan hệ hợptác từ những năm 1992, trên cơ sở đó, ngày 4/4/1995, Uỷ ban nhà nước vềHợp tác Đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) đã ban hành quyết định 1187/

GP cho phép 2/3 số nhân viên VACO tách ra thành lập liên doanh VACO –Deloitte Touche Tomatsu (VACO – DTT) Sự kiện này đánh dấu bước pháttriển mới của VACO nói riêng và ngành kiểm toán Việt Nam nói chung vàVACO trở thành công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam liên doanh vớinước ngoài

Ngày 27/5/1996 VACO quyết định thành lập thêm chi nhánh ở HảiPhòng với 15 nhân viên, phụ trách mảng kiểm toán BCTC theo Quyết định

số 488/TC/QĐ/TCCB của BTC và chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh (ngày

Trang 29

02/08/1997) gồm 150 nhân viên với đủ các mảng hoạt động của công ty theoQuyết định số 439/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính để có thể đáp ứng đầy

đủ và tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường

Ngày 1/10/1997, căn cứ vào quyết định số 697/TC/QĐ/TCCB của BộTài chính, VACO được phép mua lại phần vốn góp của Deloitte ToucheTohmatsu trong liên doanh VACO – DTT Đồng thời, theo Quyết định số263/BKH-QLDA ngày 29/10/1997, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã chấp thuậnnhượng quyền lợi của DTT trong liên doanh VACO – DTT cho phía ViệtNam mà đại diện là VACO Theo đó VACO với sự đại diện của phòng dịch

vụ quốc tế (ISD) được công nhận là thành viên và đại diện pháp lý của DTTtại Việt Nam Đây là quyết định lịch sử không chỉ riêng đối với sự trưởngthành của Deloitte Việt Nam, mà còn đánh dấu giai đoạn hội nhập của ngànhKTĐL Việt Nam

Giai đoạn 2: (Từ năm 1997 – 2007):

Ngày 20/6/2003, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định1927/TC/QĐ/TCCB chính thức chuyển đổi VACO thành công ty TNHHmột thành viên với 100% vốn chủ sở hữu của Bộ Tài chính và lấy tên làCông ty TNHH kiểm toán Việt Nam Công ty chuyển sang hoạt động theoLuật Doanh nghiệp chứ không phải Luật Doanh nghiệp Nhà nước với Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000112 ngày 19/01/2004 do Sở Kếhoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập

công ty là 9.077.000.000 VNĐ (Chín tỷ không trăm bảy mươi bảy triệu đồng chẵn) Đồng thời, để tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày

15/07/2004 VACO thành lập chi nhánh VACO miền Trung có trụ sở tại ĐàNẵng

Trang 30

Sau nhiều năm bền bỉ nỗ lực và vượt qua nhiều thách thức, năm 2007đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Deloitte Việt Nam, khi VACO đãtrở thành DNNN đầu tiên chuyển đổi thành công sang mô hình công tyTNHH nhiều thành viên không có sở hữu nhà nước, đồng thời trở thànhthành viên đầy đủ của Deloitte toàn cầu và chính thức hoạt động dướithương hiệu Deloitte Việt Nam Từ 01/11/2007 công ty chính thức đổi tên,

từ Công ty kiểm toán Việt Nam TNHH thành Công ty TNHH Deloitte ViệtNam VACO chính thức trở thành thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu

và mang tên mới là Deloitte Việt Nam Deloitte Touche Tohmatsu – mộttrong những tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu trên thế giới có mặt tại

140 nước với 165,000 chủ phần hùn và nhân viên, chuyên cung cấp các dịch

vụ chuyên nghiệp và có kỷ luật cao Với tư cách là một hãng thành viên,Deloitte Việt Nam chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Deloitte toàn cầu

về quy trình, chất lượng kiểm toán đồng thời phải trích lập một phần lợinhuận cho Deloitte với tư cách là phí thành viên Tuy nhiên, đổi lại DeloitteViệt Nam được khai thác tối đa sự trợ giúp của DTT về chuyển giao kỹ thuậtkiểm toán và quản lý quốc tế, về chuyên môn, tài liệu.Tháng 7/2007,Deloitte Việt Nam tiến hành cơ cấu lại tổ chức, chi nhánh Đà Nẵng khôngcòn tồn tại Hiện nay Deloitte Việt Nam gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội, chinhánh TP Hồ Chí Minh và chi nhánh Hải Phòng

Giai đoạn 3: (Từ năm 2007 – nay):

Trên cơ sở hợp tác với DTT toàn cầu, Deloitte Việt Nam đã gia nhậpthành viên của Deloitte Châu Á, Deloitte Thái Bình Dương và Deloitte ĐôngNam Á (ngày 7/5/2007) để có cơ hội giao lưu, học hỏi nhiều hơn nữa kinhnghiệm và kiến thức tiên tiến của các công ty lớn trên thế giới, từ đó nâng

Trang 31

cao được trình độ của nhân viên cũng như sức cạnh tranh của mình trên thịtrường quốc tế Riêng tại khu vực Đông Nam Á, Deloitte có trên 250 chủphần hùn, khoảng 5,000 chuyên gia với 22 văn phòng đặt ở 8 nước thànhviên là Guam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan

Deloitte VN đã trải qua nhiều bước đi dài nhằm khẳng định hình ảnh

và uy tín trên thị trường Khách hàng truyền thống của Deloitte VN rất đadạng, trong đó nổi bật là các công ty, tổng công ty Nhà nước lớn như Tổngcông ty Điện lực, Tổng công ty Dầu khí Vietsovpetro, Tổng công ty Hàngkhông VN Airline, Tổng công ty than VN Vinacomin, Tổng công ty cổ phầnxuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Vinaconex ; các tập đoàn lớn nhưtập đoàn Hòa Phát, các DN có vốn đầu tư nước ngoài như Khách sạnSofitel Metropole, Khách sạn Fortuna, Công ty Procter & Gamble VN, Công

ty Kao VN, Công ty Ô tô VN - Daewoo, Canon VN ; các dự án quốc tế củaNgân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á Hiện nay, Deloitte VNcòn đang mở rộng thị trường bằng việc tham gia kiểm toán các ngân hàng,như VIBank, Indovina,PG Bank, Tien Phong Bank

Trang 32

Số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3năm gần đây cũng chứng tỏ cho chúng ta có thể thấy rõ điều đó DeloitteViệt Nam là công ty có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm liên tiếp và

có mức doanh thu tính trên số lượng nhân viên cao nhất trong năm 2009 Cụthể như sau:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2009, 2010, 2011

Trang 33

Bảng 2: Doanh thu theo loại hình khách hàng năm 2011

Bảng 3: Doanh thu của công ty theo từng loại hình dịch vụ

Đơn vị: triệu đồng

Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2010299,643,209,280100

%Kiểm toán BCTC190,992,581,59563.74 %Tư vấn thuế tàichính64,273,468,39121.45 %Kiểm toán dự án33,020,681,66311.02 %Kiểmtoán xây dựng cơ bản5,633,292,3341.88 %Dịch vụ khác5,723,185,2971.91

%Ghi chú: Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/7 và kết thúc vào ngày 30/6 hàng năm.

Năm 2011 đánh dấu chặng đường 20 năm thành công của DeloitteViệt Nam, nhưng cũng đồng thời bắt đầu bước sang một chặng đường pháttriển mới với nhiều cơ hội và thách thức Để chủ động tận dụng tối đa những

cơ hội và giảm thiểu tác động của các thách thức, với hành trang tích lũyđược sau 20 năm phát triển, Deloitte Việt Nam đang nỗ lực tối đa để cungcấp cho khách hàng những dịch vụ giá trị gia tăng chất lượng cao, cùngkhách hàng vươn tới những tầm cao mới, qua đó tiếp tục đóng góp cho sựphát triển của khách hàng, cũng như của nghề KTĐL và tư vấn tại ViệtNam

2.1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu quản lý của Công ty TNHH Deloitte

Loại hình khách hàngDoanh thu%

Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài170,796,629,29057%

Doanh nghiệp Nhà nước65,921,506,04222%

Dự án quốc tế32,960,753,02111%

Đơn vị HCSN, công ty cổ phần, khác29,964,320,92810%

Tổng cộng299,643,209,280100%

Trang 34

Kiểm toán là lĩnh vực chủ đạo trong hoạt động của Deloitte Việt Nam.Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (toàn bộ nhân viên đều tốt nghiệp đạihọc, nhiều người có bằng thạc sĩ, CPA, ACCA) và phương pháp làm việcđóng đắn, được trang bị kỹ thuật kiểm toán hiện đại với công cụ hỗ trợ AS/2,Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán trên hầu hết mọi lĩnh vực Cụ thể,công ty tiến hành các loại hình kiểm toán sau:

- Dịch vụ kiểm toán độc lập

- Dịch vụ kiểm toán rủi ro doanh nghiệp (ERS)

Công ty Deloitte Việt Nam thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toáncho các Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàCông ty đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, khai thác dầukhí, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, tin học và dịch vụ côngcộng

Dịch vụ này bao gồm tư vấn dịch vụ kê khai và làm các thủ tục thuế,hoạch định chiến lược thuế, tư vấn thuế trong nước và quốc tế, trợ giúp giảiquyết các khiếu nại về thuế, soát xét tính tuân thủ luật về thuế của doanhnghiệp …Từ việc tuân thủ cho đến hoạch định thuế, Công ty Deloitte ViệtNam xây dựng chiến lược thuế nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được các mụctiêu kinh doanh Do đó, dịch vụ tư vấn thuế không chỉ giúp cho các doanh

Trang 35

nghiệp có hiểu biết chắc chắn về thuế, tiết kiệm chi phí liên quan đến thuế

mà còn góp phần tăng cường công tác quản lý thuế qua việc cung cấp thôngtin cho cơ quan thuế và đề xuất các giải pháp thuế phù hợp

Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp

Công ty Deloitte Việt Nam nổi tiếng về khả năng cung cấp dịch vụ tàichính doanh nghiệp có chất lượng cao Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinhnghiệm có khả năng nhanh chóng đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõmọi vấn đề tồn tại và đem đến niềm tin về triển vọng phát triển cho kháchhàng

Các dịch vụ tư vấn bao gồm:

- Tư vấn huy động vốn

- Tư vấn doanh nghiệp

- Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp

- Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp

- Tư vấn mua bán, tách, sát nhập, giải thể doanh nghiệp

- Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

- Tư vấn nghiên cứu thị trường

Thứ tư, Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực

Dịch vụ đào tạo của Công ty do những chuyên gia giàu kinh nghiệmtrong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện

Chương trình đào tạo của Deloitte Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực:

kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh Chương trình đào tạo khôngnhững giúp khách hàng áp dụng đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểmtoán mà còn giới thiệu với khách hàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩnquốc tế và cập nhật các chế độ chính sách của nhà nước

Trang 36

Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ

có hiệu quả, Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năngkiểm toán nội bộ Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mựckiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thựchành kiểm toán quốc tế

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Công ty TNHH Deloitte Việt Nam có tổ chức bộ máy quản lý như

sau:

Trang 37

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam

(Nguồn: Bản cáo bạch của công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Đội ngũ chuyên gia nước ngoài Ban giám đốc

Các phòng nghiệp vụ Các phòng tư vấn Khối hành chính Chi

nhánh: TP

Hồ Chí Minh

Phòng kiểm

toán 1,2,3,5

Phòng IT

và quản lý rủi ro

Phòng

tư vấn tài chính

Phòng

tư vấn thuế

Phòng

kế toán

Phòng hành chính

Phòng nhân sự

Trang 38

Sơ đồ 2: Mô hình quản lý của Deloitte Việt Nam

Quản lý hoạt động

Quản lý dịch vụ Quản lý báo cáo

( Nguồn : Bản cáo bạch của công ty TNHH Deloitte Việt Nam)

BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

2.2.1 Thực trạng về quy trình và thủ tục kiểm toán BCTC nói chung tại

công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Có thể khái quát quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHHDeloitte Việt Nam thực hiện theo sơ đồ sau:

DSEA CEO

Mr Chaly Mah

DSEA Lãnh đạo các bộ

phận chức năng

Các Bộ phận Audit – Tax – FAS - ERS

Tổng giám đốc Madam Ha Thu Thanh Giám đốc

Mr David Anderson

Bộ phận Quản lý rủi ro và danh tiếng

Các bộ phận Nhân sự Đào tạo Tài chính, kế toán Công nghệ thông tin

Trang 39

Sơ đồ 3: Sơ đồ quy tình kiểm toán nói chung tại công ty TNHH Deloitte

Quản lý hợp đồng kiểm toánNhững công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toánĐánh giá rủi ro

chấp nhận hợp đồng kiểm toánThiết lập nhóm kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quátLập kế hoạch kiểm toán chiến lượcTìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanhTìm

hiểu về HTKSNBTìm hiểu về chu trình kế toánThực hiện những thủ tục phân tích sơ bộXác lập mức trọng

yếu

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiếtTổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toánLập kế hoạch các thủ tục kiểm tra

hiệu quả hoạt động của HTKSNBLập kế hoạch kiểm toán chi tiếtTổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm

toán

Thực hiện

kế hoạch kiểm toánThực hiện các thủ tục kiểm tra

hiệu quả hoạt động của HTKSNBThực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt đượcĐánh giá khái

quát các sai phạm và phạm vi kiểm toánThực hiện xem xét lại BCTC

Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toánXem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toánThu thập thư giải trình của BGĐTổng hợp các ghi chépPhát hành báo cáo kiểm toánNhững công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toánĐánh giá chất lượng hợp đồngChuẩn bị,

xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc

2.2.2 Thực trạng về kiểm toán Chi phí hoạt động tại công ty TNHH

Deloitte Việt Nam

2.2.2.1 Thực trạng về mục tiêu và căn cứ kiểm toán Chi phí hoạt động tại

công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Thực trạng về mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu cụ thể trong kiểm toán Chi phí hoạt động của công ty là đảmbảo các cơ sở dẫn liệu của các nghiệp vụ phát sinh 2 loại chi phí này, bao

Đánh giá và quản lý rủi ro Chất

lượng

kiểm

toán

Trang 40

gồm: sự phát sinh, tính đúng đắn, đúng kỳ thông qua việc xác định các rủi rotiềm ẩn liên quan như:

- Nghiệp vụ đã được ghi chép là không có thật

- Các chi phí dù không thuộc chi phí của đơn vị vẫn được ghinhận trong kỳ

- Những khoản chi phí cần được vốn hóa lại được ghi nhận vàochi phí hoạt động

- Các nghiệp vụ không được ghi chép đúng về số tiền thực tếphát sinh

- Chi phí hoạt động được ghi nhận sai kỳ như ghi nhận quá sovới niên độ kế toán của đơn vị

Thực trạng về căn cứ kiểm toán

Căn cứ kiểm toán của công ty khi kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phíquản lý doanh nghiệp là:

- Các chính sách, quy chế, quy định có

- Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu,phiếu chi, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hợp đồng, biên bảnnghiệm thu hợp đồng…), các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chitiết có liên quan (sổ TK 641, TK 642, Tk 334…), bảng cân đối số phátsinh, bảng tổng hợp phân bổ Chi phí bán hàng và Chi phí quản lýdoanh nghiệp…

- Báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảkinh doanh và Thuyết minh Báo cáo tài chính

- Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán Chi phí bán hàng và Chi phíquản lý doanh nghiệp

Ngày đăng: 30/03/2014, 22:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động của công ty TNHH deloitte việt nam
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam (Trang 36)
Sơ đồ 2: Mô hình quản lý của Deloitte Việt Nam - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động của công ty TNHH deloitte việt nam
Sơ đồ 2 Mô hình quản lý của Deloitte Việt Nam (Trang 37)
Sơ đồ 4: Bộ máy tổ chức của công ty ABC - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động của công ty TNHH deloitte việt nam
Sơ đồ 4 Bộ máy tổ chức của công ty ABC (Trang 60)
Phụ lục 2: Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí quản lý doanh nghiệp - Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động của công ty TNHH deloitte việt nam
h ụ lục 2: Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí quản lý doanh nghiệp (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w