1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Khóa luận đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại hàn quốc và bài học cho việt nam

10 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 273,29 KB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC TẠI HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TrongHieuKCT ThiN ga nH an g co m ThiNganHang com H oi C a[.]

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế Đối ngoại

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

DU LỊCH ẨM THỰC TẠI HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC

CHO VIỆT NAM

ThiNganHang.com

Trang 2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ, DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC 4

1.1 Tổng quan về dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ 4

1.1.1 Tổng quan về dịch vụ 4

1.1.2 Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ 8

1.2 Tổng quan về dịch vụ du lịch và xuất khẩu dịch vụ du lịch 10

1.2.1 Tổng quan về dịch vụ du lịch 10

1.2.2 Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ du lịch 14

1.3 Tổng quan về dịch vụ du lịch ẩm thực 15

1.3.1 Khái niệm liên quan dịch vụ du lịch ẩm thực 15

1.3.2 Phân biệt du lịch ẩm thực và du lịch văn hóa 18

1.3.3 Vai trò của ẩm thực vào hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC TẠI HÀN QUỐC 21

2.1 Giới thiệu về Hàn Quốc và những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực 21

2.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc và du lịch Hàn Quốc 21

2.1.2 Những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực 24

2.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc 34

2.2.1 Số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc 34

2.2.2 Doanh thu của ngành du lịch tại Hàn Quốc 36

2.2.3 Chi tiêu của ngành du lịch tại Hàn Quốc 40

2.3 Chính sách phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực Hàn Quốc 40

2.3.1 Đa dạng hóa về các loại hình du lịch ẩm thực 41

2.3.2 Chiến lược marketing cho du lịch ẩm thực 43

ThiNganHang.com

Trang 3

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.4.1 Thành tựu đạt được 49

2.4.2 Những điểm cần khắc phục 50

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC HÀN QUỐC VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM 52

3.1 Giới thiệu về hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam 52 3.1.1 Những điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch ẩm thực 52

3.1.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam 62

3.1.3 Chính sách phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam 64

3.2 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực của Hàn Quốc 68

3.2.1 Bài học kinh nghiệm phát triển đa dạng các loại hình ẩm thực 68

3.2.2 Bài học kinh nghiệm phát triển từ hoạt động xúc tiến du lịch ẩm thực 69 3.2.3 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động marketing quảng bá hình ảnh 69

3.2.4 Bài học kinh nghiệm về sự hỗ trợ về mặt pháp luật và tài chính 70

3.3 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực Việt Nam 71

3.3.1 Nhóm giải pháp về chính sách 71

3.3.2 Nhóm các giải pháp khác 74

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

ThiNganHang.com

Trang 4

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết

Tắt

IMF International Monetary Fund Qũy Tiền tệ Quốc tế

KTO Korean Tourism Organization Tổ chức Du lịch Hàn Quốc

MOFA Ministry of Foreign Affairs Bộ Ngoại giao

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Hợp tác Tổ chức kinh tế và phát triển

UN United Nation Liên hợp quốc

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

ThiNganHang.com

Trang 5

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Đóng góp của Du lịch Hàn Quốc vào GDP quốc gia 22

Bảng 2.2 Số lượng nhân viên ngành du lịch Hàn Quốc giai đoạn 2009 – 2012 33

Bảng 2.3 Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lĩnh vực du lịch ẩm thực 34

Bảng 2.4 Doanh thu của ngành du lịch tại Hàn Quốc giai đoạn 2013 – T3.2015 37

Bảng 2.5 Doanh thu ngành công nghiệp ẩm thực Hàn theo năm 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Xếp hạng hình ảnh Hàn Quốc 23

Biểu đồ 2.2 Lí do lựa chọn Hàn Quốc là địa điểm du lịch 24

Biểu đồ 2.3 Số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc 35

Biểu đồ 2.4 Số lượng khách du lịch đến Hàn Quốc theo tháng trong 2 năm 2009 và 2010 36

Biểu đồ 2.5 Các thành phần tiêu dùng chủ yếu của khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc 38

Biểu đồ 2.6 10 nhân tố du khách Nhật Bản tiêu dùng khi đi du lịch Hàn Quốc 39

Biểu đồ 2.7 Doanh thu và chi tiêu của ngành du lịch Hàn Quốc 2007 -2013 40

Biểu đồ 3.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2009-2013 63

Biểu đồ 3.2 Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2009 – 2013 64

ThiNganHang.com

Trang 6

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngày nay du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa

xã hội, đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó

có Việt Nam Trên con đường tiến tới tiến bộ xã hội, nhân loại nhận ra rằng bên cạnh yếu tố kĩ thuật thì yếu tố văn hóa cũng góp phần vào sản xuất và đời sống Trong ngành du lịch, văn hóa có yếu tố quyết định làm tăng doanh thu và tạo sự phát triển bền vững đa dạng Du lịch ẩm thực chính là một loại hình của du lịch văn hóa Tham gia hoạt động du lịch, con người luôn muốn khám phá những vùng đất mới vùng đất mới, tìm hiểu, khám phá những điều mới trong đó là văn hóa ẩm thực Văn hóa ẩm thực đã tạo nên tính riêng biệt và sự độc đáo riêng của từng vùng miền, trở thành một nhân tố quan trọng khiến cho các cơ quan chức năng tập trung phát triển xuất khẩu loại hình dịch vụ ngày càng phát triển này, góp phần phát triển du lịch đất nước

Xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực đã và đang thực sự trở thành thị trường ngách đáng mong đợi của đất nước Hàn Quốc Theo Cục văn hóa du lịch Hàn Quốc

2007, 41.7% khách du lịch cho rằng ẩm thực là nguyên nhân chính họ tìm đến Hàn Quốc, con số này đến năm 2009 là 49.2 % Sự ủng hộ của chính quyền, cũng như những nỗ lực của người Hàn Quốc đã biến văn hóa du lịch ẩm thực trở thành điểm mạnh của đất nước mình Trong khi đó, Việt Nam có 61 tỉnh thành và 54 dân tộc,

sự đa dạng về văn hóa vùng miền, văn hóa ẩm thực chứa đựng những nét độc đáo, đặc sắc khác nhau tạo nên những nét độc đáo, cuốn hút của riêng đất nước Bên cạnh đó, du lịch ẩm thực là một thế mạnh tiềm tàng mà Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, cần đầu tư và phát triển hơn nữa nhằm tăng cường vị thế của Việt Nam

Sự phát triển của loại hình du lịch ẩm thực dựa vào nhiều yếu tố trong đó có nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và hệ thống chính sách, giải pháp đến từ Chính phủ Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài

“Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và bài

ThiNganHang.com

Trang 7

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vào việc nghiên cứu các chính sách phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch

ẩm thực của Hàn Quốc, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển xuất khẩu loại hình du lịch ẩm thực này tại Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch,

du lịch ẩm thực, xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực, từ đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc, đặc biệt là việc tập trung vào các chính sách của chính phủ Hàn Quốc và đề ra giải pháp, hướng đề xuất áp dụng vào hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, khóa luận tự xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ

du lịch, xuất khẩu dịch vụ du lịch và tổng quan về du lịch ẩm thực

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại

Hàn Quốc và Việt Nam

Thứ ba, nghiên cứu bài học rút ra từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm

thực Hàn Quốc và đề xuất giải pháp cho xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn

Quốc, từ rút ra bài học và đề xuất biện pháp áp dụng vào hoạt động xuất khẩu dịch

vụ du lịch ẩm thực tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Khóa luận tập trung chủ yếu vào các hoạt động xuất

khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và Việt Nam

Phạm vi thời gian: khóa luận tập trung vào các số liệu liên quan đến hoạt

động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và Việt Nam từ 2010 đến

2014

ThiNganHang.com

Trang 8

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Phạm vi về nội dung: Đối tượng chính của nghiên cứu là các hoạt động, biện

pháp trong ngành dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc và Việt Nam, đặc biệt là các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ phát triển hoạt động này

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận dự định sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp thực tiễn: phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương

pháp so sánh đối chiếu, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp dự báo

Phương pháp lý thuyết: phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp, phương

pháp hệ thống hoá phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp ý kiến chuyên gia, phương pháp mô hình hoá, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích

5 Bố cục khóa luận

Bài khóa luận này được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ và thương mại dịch vụ

Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tại Hàn Quốc

Chương 3: Bài học rút ra từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch ẩm thực tài Hàn Quốc và đề xuất cho Việt Nam

ThiNganHang.com

Trang 9

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ẨM THỰC

1.1 Tổng quan về dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ

1.1.1 Tổng quan về dịch vụ

1.1.1.1 Khái niệm

Dịch vụ hiện nay đang ngày một phát triển theo hướng tăng nhanh về tỉ trọng cũng như quy mô trong nền kinh tế Tuy nhiên, so với các ngành truyền thống như nông nghiệp, thủ công và công nghiệp thì dịch vụ vẫn được coi là một ngành mới

Vì vậy, khái niệm dịch vụ có nhiều sự thay đổi theo thời gian

Lần đầu tiên, dịch vụ được nghiên cứu là ở trong các công trình nghiên cứu của Các Mác khi Các Mác nhận ra rằng bên cạnh lĩnh vực sản xuất vật chất còn có

có lĩnh vực sản xuất phi vật chất đó là lĩnh vực dịch vụ Theo Các Mác,“Dịch vụ là một hoạt động thỏa mãn nhu cầu của con người, mang lại giá trị gia tăng và thường phản ánh sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng Sản phẩm của dịch vụ có thể là vô hình hoặc hữu hình”.( trích bởi T.S Đỗ Hương Lan,

2013, tr.28) Nghiên cứu dưới góc độ marketing, nhà kinh tế học Phillip Kotler cho rằng

dịch vụ là bất kì một hoạt động hoặc một lợi ích nào đó mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và về cơ bản dịch vụ là vô hình và không thể cầm nắm được Hoạt động sản xuất dịch vụ có thể tạo ra các sản phẩm vật chất (Bùi Thị Lý, 2009,

tr.74)

Trong cuốn sách “Bàn về hàng hóa và dịch vụ” năm 1977, T.Hill – một nhà

kinh tế người Mỹ định nghĩa rằng “Dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái của người hay hàng hóa thuộc sở hữu của một chủ thể kinh tế do bị tác động bởi chủ thể kinh tế khác dựa trên cơ sở có sự thỏa thuận trước với chủ thể kinh tế ban đầu Sản phẩm dịch vụ là sự thay đổi của người hay hàng hóa bị tác động, còn sản xuất dịch vụ là hoạt động tác động tới người hay hàng hóa.” Ông cũng

nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa sản xuất hàng hóa và sản xuất dịch vụ, khi sản xuất hàng hóa, trong đó sản phẩm là sự thay đổi của người hay hàng hóa bị tác động, còn dịch vụ là hoạt động tác động đến người hay hàng hóa

ThiNganHang.com

Trang 10

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

“Dịch vụ là một hoạt động lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hóa, phong phú hóa, khác biệt hóa, nổi trội hóa…mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hóa kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả cao, từ đó kinh doanh có hiệu quả hơn” (PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, Giảng viên Đại học Bách khoa)

Ngành dịch vụ cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện đại đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: kinh tế học, hành chính học, văn hóa học và khoa học quản lý

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khóa luận này, có thể nhận định rằng “Dịch

vụ là hoạt động mang lại giá trị cho người cung ứng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời phản ánh sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và

người tiêu dùng trên cơ sở thỏa thuận trước” (TS Đỗ Hương Lan, 2013, tr 29)

1.1.1.2 Đặc điểm

Theo Philip Kotler và Kevin Keller (2007) thì dịch vụ có các đặc điểm chính

sau đây: tính vô hình, tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, tính không đồng đều về chất lượng và tính không dự trữ được

Tính vô hình hay phi vật chất

Tính vô hình của các sản phẩm dịch vụ là ta không thể cầm nắm, cảm nhận được trước khi chúng ta tiêu dùng dịch vụ Và phần lớn các dịch vụ đều được cung cấp kèm theo với các sản phẩm hữu hình Tuy nhiên, mức độ vô hình của dịch vụ cũng vô cùng khác nhau; có những loại dịch vụ tính vô hình chiếm phần lớn trong khi có những loại dịch vụ tính vô hình chiếm phần nhỏ Ví dụ, như các loại dịch vụ như giảng dạy, y tế,…thì ta không thấy được tính hữu hình của dịch vụ nhưng các loại dịch vụ như nhà hàng, ăn uống thường đi kèm với sản phẩm thì tính hữu hình rất lớn Bởi đặc tính đặc biệt này của dịch vụ, các doanh nghiệp cần xúc tiến các biện pháp kinh doanh phù hợp để khách hàng có thể tiếp cận, cảm nhận nhanh chóng chất lượng của dịch vụ để đi đến bước tiêu dùng dịch vụ

ThiNganHang.com

Ngày đăng: 23/02/2023, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w