Khủng hoảngdoanhnghiệp & bàihọcPR
Do phát ngôn bất cẩn mà bà một nữ đại gia miền Tây đã đưa doanhnghiệp vào
chỗ khủnghoảng trầm trọng: Bị kiện tụng liên miên, ngân hàng từ chối cho vay,
sản xuất đình trệ, uy tín thương hiệu bị tuột dốc thê thảm. Kết quả là bà phải đào
thoát ra nước ngoài, chưa hẳn do “bạo bệnh”, mà trước tiên, để tránh áp lực quá
lớn của dư luận đổ ập lên đầu. Giang sơn ngổn ngang, người chồng – vốn là công
chức về hưu – phải gồng mình đơn thân chèo chống.
Lâu nay người ta vẫn biết Công ty B. của bà hoạt động đa ngành nghề; bản thân bà
được nhiều “Bông hồng vàng” tôn vinh doanh nhân nữ thành đạt. Bà có biệt thự ở
Cần Thơ, khu du lịch ở Sóc Trăng, có viện nghiên cứu cá da trơn, có nhà máy làm
nước collagen, có nhà riêng làm văn phòng bên Mỹ, có siêu xe Phantom 1,3 triệu
USD, có đất đai rải rác khắp nơi…
Nhưng chỉ từ một “tuyên ngôn” không cẩn trọng, sự thật phơi bày: Siêu xe đã thế
chấp ngân hàng, sản phẩm collagen lỗ sặc gạch, viện cá tê liệt và không trình làng
được bất kỳ một nghiên cứu ứng dụng khả thi nào, khu du lịch ở Sóc Trăng cỏ dại
mọc đầy, văn phòng ở Los Angeles là nhà thuê, nợ ngư dân 200 tỷ, nợ ngân hàng
đâu đó một ngàn ba trăm tỷ.
“Tuyên ngôn” của bà tựu trung có 3 phần: 1. “Tôi tổ chức đám cưới rình rang cho
con trai để khẳng định với mọi người là cá nhân không nợ nần ai vì nếu có thì đã
bị chủ nợ chặn đường đòi cho mất mặt giữa bà con hai họ”; 2. “Các cổ đông lớn
của công ty đang chuẩn bị ‘bơm’ thêm vốn khi thấy công ty làm ăn hiệu quả. Một
ngân hàng ở miền Tây đang xem xét cho chúng tôi vay khoảng 350 tỷ đồng để trả
nợ nông dân 200 tỷ, còn lại bổ sung vào vốn điều lệ công ty”. (Nguồn: vnExpress
25/2/2012); 3. “Bầu Đức không đi công tác thì có thể chuyện rước dâu bằng trực
thăng chắc đã xảy ra. Nếu hỏi mượn mà máy bay rảnh chắc chắn ông bầu Đức
cũng gật đầu ủng hộ vì cùng giới doanh nhân với nhau”. (Nguồn: phunutoday.vn
26/2/2012). Từ những lời lẽ như trên, dư luận không những thừa sức phát hiện
được tầm “trí tuệ” của “nữ đại gia” mà còn nhìn ra sự hoang tưởng trên nền tảng
của những lập luận phi logic và non nớt. Ai cũng biết trong giai đoạn hiện tại,
ngân hàng đang siết tín dụng nên một doanhnghiệp được “ban phát” cho khế ước
350 tỷ sẽ trở thành một cú sốc tài chính thực sự: Các khách hàng thân thiết của nhà
băng đó phẫn uất vì tị hiềm. Trên thực tế, ngân hàng này đã chuẩn bị cho vay
nhưng do nữ đại gia thừa tự mãn thiếu khôn ngoan, nên mau tay rút lại hợp đồng.
Và góc khuất của doanhnghiệp đã lộ sáng toàn phần: Gần như “rỗng ruột” lâu rồi.
Trong trường hợp doanh nghiệp phát triển nóng như công ty B., hoặc ít nhất có
tầm vóc tương đối bề thế như vậy, sự có mặt của một chuyên viên tư vấn PR là
cực kỳ quan trọng. Phần lớn các CEO Việt đều rất giỏi kiếm tiền và điều hành,
nhưng cũng rất kém trong khoản giao tế. Biết ăn mặc thế nào cho “xứng kỳ đức”,
phát ngôn thế nào để không bị “hớ”, không lòi cái dốt ra, không báng bổ ai…,
chuyên viên PR chắc chắn sẽ làm tốt hơn CEO. PR cũng là “tiền đồn” cho CEO
khi đối diện với sự tinh quái của giới truyền thông, sự khôn ngoan đầy quyền năng
của các cơ quan quản lý và sự quỷ quyệt, mưu mô của đối thủ cạnh tranh. Chuyên
viên PR cũng sẽ là người tìm và phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn cho doanh
nghiệp, để từ đó lên phương án phòng vệ, bố trí nhân lực, tài lực nhằm đối phó khi
có “biến”. Họ cũng biết khuyên CEO nên có những mối quan hệ hỗ tương nào để
sử dụng khi hữu sự. Trong trường hợp công ty B., lúc ngập ngụa trong bế tắc,
chẳng thấy xuất hiện một “nhân vật” trọng lượng nào đứng ra bênh vực hoặc ít
nhất cũng làm hạ nhiệt các “quả cầu lửa” ném liên hồi về phía doanh nghiệp.
Trong hàng ngàn bài báo dập tơi bời, không có lấy một dòng tin nào thiện cảm hay
“đỡ đòn” cho búa rìu cay nghiệt của dư luận. Buổi họp báo tại Cần Thơ ngày
7/3/2012 do ông CEO phu quân tạm quyền chủ trì, thay vì tranh thủ tình cảm và sự
chia sẻ của các phóng viên trong bối cảnh rối ren thì lại biến thành buổi truy vấn
đến cùng. Lúc đó, trên bàn chủ tọa, hoặc ít nhất trên bục người dẫn chương trình
mà có một chuyên viên PR bản lĩnh, thì tình thế chắc chắn sẽ khả quan rất nhiều.
Công ty B. vẫn còn cơ may gượng dậy vì có vài đại gia khác đã dang tay đầy thiện
chí để vực họ đứng lên. Nhưng bàihọc tày liếp về sự uyển chuyển và chừng mực
trong giao tế công cộng chắc sẽ soi rọi con đường đi tới của hàng ngàn doanh
nghiệp nội địa vốn chưa từng bao giờ hiểu đúng và coi trọng hoạt động PR như
một dạng thức bắt buộc của kinh doanh hiện đại.
. Khủng hoảng doanh nghiệp & bài học PR Do phát ngôn bất cẩn mà bà một nữ đại gia miền Tây đã đưa doanh nghiệp vào chỗ khủng hoảng trầm trọng: Bị kiện tụng. ngoan, nên mau tay rút lại hợp đồng. Và góc khuất của doanh nghiệp đã lộ sáng toàn phần: Gần như “rỗng ruột” lâu rồi. Trong trường hợp doanh nghiệp phát triển nóng như công ty B., hoặc ít nhất. soi rọi con đường đi tới của hàng ngàn doanh nghiệp nội địa vốn chưa từng bao giờ hiểu đúng và coi trọng hoạt động PR như một dạng thức bắt buộc của kinh doanh hiện đại.